KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XÉT NGHIỆM SÀNG LỌC
NAT (NUCLEI ACID TESTING) Ở NGƯỜI HIẾN MÁU,
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TW, GIAI ĐOẠN 2015-2021
Nguyễn Thị Thanh Dung1, Trần Vân Chi1, Trần Thị Thúy Lan1,
Nguyễn Thị Hương1, Hoàng Văn Phương1,
Trần Thị Hoài Thu1, Trần Ngọc Quế1
TÓM TẮT
20
Xét nghiệm sàng lọc các virus lây qua đường
truyền máu là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện
nhằm đảm bảo an toàn truyền máu. Kỹ thuật
NAT được triển khai áp dụng cho 100% đơn vị
máu hiến tại Viện Huyết học – Truyền máu TW
từ ngày 01/01/2015. Do vậy, việc nghiên cứu,
đánh giá vai trò kỹ thuật NAT trong xét nghiệm
sàng lọc là việc làm cần thiết. Mục tiêu: Đánh
giá vai trò của kỹ thuật NAT phát hiện HBVDNA, HCV-RNA, HIV-RNA trong xét nghiệm
sàng lọc đơn vị máu tại Viện Huyết học – Truyền
máu TW từ khi triển khai áp dụng đến nay. Đối
tượng nghiên cứu: 2.247.078 đơn vị máu được
tiếp nhận từ người hiến máu, thời gian từ
01/01/2015 đến 31/8/2021. Phương pháp
nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết
hợp với hồi cứu hồ sơ xét nghiệm. Kết quả
nghiên cứu: Thực hiện xét nghiệm xét nghiệm
sàng lọc HBV, HCV, HIV cho 2.247.078 đơn vị
máu bằng kỹ thuật hoá phát quang, phát hiện
được 17.587 đơn vị máu dương tính chiếm tỷ lệ
0,78%. Trong đó tỷ lệ đơn vị máu dương tính với
HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV lần lượt là
0,59%; 0,13% và 0,07%. Số đơn vị máu dương
Viện Huyết học – Truyền máu TW
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thanh Dung
SĐT: 0973.189.294
Email:
Ngày nhận bài: 16/8/2022
Ngày phản biện khoa học: 16/8/2022
Ngày duyệt bài: 10/10/2022
1
182
tính với HBsAg, KT-HCV và KN-KT HIV ở
người hiến máu lần đầu lần lượt là 1,64%; 0,35%
và 0,13% đều cao hơn so với tỷ lệ gặp ở người
hiến máu nhắc lại lần lượt là 0,18%; 0,05% và
0,04% với p<0,01. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính
với xét nghiệm HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV
được tiếp nhận từ nam giới lần lượt là 0,63%,
0,17% và 0,08% đều cao hơn tỷ lệ này ở nữ giới
lần lượt là 0,53%, 0,09% và 0,05%. Tỷ lệ đơn vị
máu dương tính với HBV-DNA, HCV-RNA và
HIV-RNA ở tất cả các đơn vị máu là 0,083%
tương đương với 1:1.202 mẫu, trong đó HBV là
tác nhân có tần số gặp cao nhất chiếm tỷ lệ cao
nhất 0,081% (1:1.233), tiếp theo là HCV với tỷ lệ
0,0014% (1:71.919) và tỷ lệ HIV là 0,00067%
(1:148.632).
SUMMARY
Screening transfusion transmitted infectiou
viruses is a mandatory requirement to ensure
blood transfusion safety. Therefore, the research
and evaluation of NAT technical role after
applying for all of blood unit from January 1,
2015 until now is necessary. Objective: Initially
evaluated the role of NAT for HBV, HCV, HIV
for blood units at the National. Institute of
Hematology and Blood Transfusion (NIHBT).
Subjects: 2,247,078 blood units received from
blood donors, from January 1, 2015 to August 31,
2021. Methods: Descriptive cross-sectional study,
combined with retrospective examination of
records. Results. Conducted chemiluminescence
assay to test HBV, HCV, HIV for 2,247,078 blood
TạP CHí Y học việt nam tP 520 - tháng 11 - sè ĐẶC BIỆT - 2022
units by, detected 17,587 positive blood units
(0.78%). In which, the rate of blood units that
were positive for HBsAg, HCV antibody, and
HIV antibody-antigen was 0.59%, respectively;
0.13% and 0.07%. The number of blood units
positive with HBsAg, HCV antibody and HIV
antibody-antigen in blood units receving from
first-time donors were 1.64%; 0.35% and 0.13%
respectively, these rates were higher than the
rates in blood units that receving form repeat
donors (0.18%; 0.05% and 0.04% respectively).
The percentage of blood units that were positive
with HBsAg, HCV antibody, and HIV antibodyantigen from blood units (taking from male) were
0.63%, 0.17% and 0.08%, respectively, which
were higher than the rates in blood units (taking
from females) were 0.53%, 0.09% and 0.05%,
respectively. The percentage of blood units
positive for HBV-DNA, HCV-RNA and HIVRNA in all blood units were 0.083% (1:1,202
units), in which HBV was the agent with the
highest frequency 0.081% (1:1.233), followed by
HCV 0.0014% (1:71,919) and HIV was
0.00067% (1:148,632).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây an toàn truyền
máu được cải thiện đáng kể thông qua việc
tăng tỷ lệ người hiến máu (NHM) tình
nguyện, nhắc lại, nâng cao chất lượng điều
chế, cấp phát và bảo quản đơn vị máu, chỉ
định truyền máu hợp lý, đặc biệt việc cải
thiện độ nhạy của các xét nghiệm sàng lọc
trong đó có việc áp dụng xét nghiệm axit
nucleic/kỹ thuật NAT vào chương trình sàng
lọc máu thường quy. NAT là một trong
những công cụ hữu hiệu giúp ngăn ngừa các
bệnh nhiễm trùng qua truyền máu. Trên thế
giới xét nghiệm này được triển khai từ những
những năm 90 của thế kỷ trước tại các nước
như Mỹ, Nhật, Đức và năm 2015 được bắt
đầu áp dụng tại Việt Nam. Theo quy định
của Bộ Y tế, Viện Huyết học -Truyền máu
TW đã triển khai kỹ thuật NAT từ ngày
01/01/2015 cho 100% đơn vị máu nhằm phát
hiện sự có mặt của HBV-DNA, HCV-RNA
và HIV-RNA ở các đơn vị máu có kết quả
xét nghiệm huyết thanh học âm tính với
HBsAg, KT-HCV (kháng thể HCV), KN-KT
HIV (kháng nguyên-kháng thể HIV). Ưu
điểm của kỹ thuật NAT là giúp phát hiện các
nhiễm trùng ở giai đoạn cửa sổ, nhiễm trùng
ở giai đoạn mạn tính với độ nhạy cao hơn
nhiều so với các kỹ thuật xét nghiệm thông
thường. Với mong muốn đánh giá được hiệu
quả triển khai kỹ thuật NAT ở NHM kể từ
khi áp dụng cho tới nay nhằm có được những
thơng tin hữu ích giúp cải thiện và nâng cao
chất lượng xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu,
chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài “Đánh giá
hiệu quả xét nghiệm sàng lọc NAT ở người
hiến máu tại Viện Huyết học – Truyền máu
TW, giai đoạn 2015-2021” với mục tiêu:
Đánh giá vai trò của xét nghiệm NAT
sàng lọc HBV, HCV, HIV TW giai đoạn từ
khi triển khai kỹ thuật NAT cho tới nay
(1/1/2015 đến 31/8/2021).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 2.247.078 mẫu máu được tiếp nhận từ
NHM tình nguyện do Viện Huyết học Truyền máu TW tiếp nhận từ ngày
01/01/2015 đến 31/8/2021.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả
kết hợp với hồi cứu hồ sơ xét nghiệm;
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu
183
KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
toàn bộ những đơn vị máu được tiếp nhận từ
NHM tình nguyện, đủ điều kiện hiến máu
theo quy định.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Hồi cứu
hồ sơ xét nghiệm;
- Sử dụng kỹ thuật hoá phát quang trên
hệ thống Roche Cobas e801, Abbott Alinity
để phát hiện HBsAg, KT-HCV (kháng thể
HCV), KN-KT HIV (kháng nguyên – kháng
thể HIV).
- Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử
nucleic acid testing (NAT): Kỹ thuật realtime
PCR (Polymerase chain reaction) trên hệ
thống Roche cobas 6800 và kỹ thuật khuếch
đại qua trung gian phiên mã, trên hệ thống
Procleix Panther để phát hiện các vật liệu di
truyền của virus HBV, HCV, HIV ở NHM.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu bệnh phẩm
+ Gồm 2 ống máu toàn phần loại 4ml và
loại 6 ml, chống đơng bằng EDTA lấy từ
NHM tình nguyện.
- Sinh phẩm và thiết bị xét nghiệm
+ Các sinh phẩm xét nghiệm HBsAg,
KT-HCV, KN-KT HIV trên hệ thống Roche
cobas e801, Abbott Alinity;
+ Sinh phẩm Cobas MPX trên máy
Roche cobas 6800, sinh phẩm Procleix Ultrio
Elite Assay trên máy xét nghiệm Procleix
Panther;
+ Các sinh phẩm sử dụng cho nghiên cứu
đều được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế và
những sinh phẩm sử dụng trong sàng lọc máu
đều có chứng nhận của FDA/EU;
184
+ Phần mềm quản lý xét nghiệm và phần
mềm quản lý người hiến máu.
2.4. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu lỷ lệ đơn vị máu có kết quả
xét nghiệm HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV
dương tính.
- Nghiên cứu lỷ lệ đơn vị máu có kết quả
xét nghiệm NAT dương tính.
2.5. Nhận định kết quả
- Xét nghiệm sàng lọc HBsAg, KTHCV, KN-KT HIV:
+ Mẫu dương tính: Mẫu được kết luận
dương tính với xét nghiệm HBsAg, KTHCV, KN-KT HIV là mẫu có xét nghiệm
phản ứng lặp lại 2 lần với giá trị S/CO
(Sample to cutoff) ≥ 1.
+ Mẫu âm tính: Là mẫu có kết quả xét
nghiệm với giá trị S/CO <1.
- Xét nghiệm sàng lọc NAT:
+ Mẫu dương tính: Phát hiện thấy vật liệu
di truyền của virus (HBV-DNA, HCV-RNA,
HIV-RNA) trong mẫu bệnh phẩm, thể hiện
qua giá trị CT (Cycle Threshold) là số chu kỳ
khuếch đại cần thiết tạo đủ các bản sao của
virus để tín hiệu huỳnh quang bắt đầu vượt
ngưỡng.
+ Mẫu âm tính: Là mẫu khơng phát hiện
thấy vật liệu di truyền virus (HBV-DNA,
HCV-RNA, HIV-RNA) trong mẫu bệnh
phẩm
2.6. Xử lý số liệu
- Nhập và xử lý kết quả nghiên cứu bằng
phần mềm Excel 2010
TạP CHí Y học việt nam tP 520 - tháng 11 - sè ĐẶC BIỆT - 2022
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 1. Đặc điểm về giới, số lần hiến máu của NHM (n=2.247.078 đơn vị máu)
Đặc điểm NHM
Số lượt NHM/đơn vị máu
Tỷ lệ (%)
1 lần
630.176
28
Số lần hiến máu
≥ 2 lần
1.616.902
72
Nam
1.234.811
55
Giới tính
Nữ
1.012.266
45
Giai đoạn nghiên cứu có 2.247.078 lượt người tham gia hiến máu, trong đó có 630.176
đơn vị máu tiếp nhận từ NHM lần đầu chiếm tỷ lệ 28% và 1.616.902 đơn vị máu được tiếp
nhận từ NHM nhắc lại, chiếm 72% tổng số đơn vị máu. Có 55% đơn vị máu tiếp nhận từ
NHM là nam giới và 45% đơn vị máu tiếp nhận từ NHM là nữ giới.
3.2. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV bằng kỹ thuật
hoá phát quang
Bảng 2. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV
Số mẫu XN
Tên xét nghiệm
Số mẫu dương tính
Tỷ lệ (%)
HBsAg
13.174
0,59%
KT-HCV
2.929
0,13 %
2.247.078
KN-KT HIV
1.484
0,07%
Tổng số
17.587
0,78%
Giai đoạn 2015-2021 có 2.247.078 đơn vị máu được thực hiện xét nghiệm sàng lọc
HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV, tỷ lệ dương tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV ở các
đơn vị máu lần lượt là 0,59%; 0,13%; 0,07% và tỷ lệ đơn vị máu dương tính chung với cả 3
xét nghiệm HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV khi thực hiện bằng kỹ thuật hoá phát quang là
0,78%.
Bảng 3. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV theo số lần
hiến máu
Tỷ lệ dương tính bằng kỹ thuật hố phát quang
Số đơn vị
Số lần HM
máu
HBsAg
KT-HCV
KN-KT HIV
Tổng
10.305
2.179
793
13.277
Lần đầu
630.176
(1,64%)
(0,35%)
(0,13%)
(2,11%)
Nhắc lại
2.869
750
691
4.310
1.616.902
(≥ lần 2)
(0,18%)
(0,05%)
(0,04%)
(0,27%)
P
p<0,01
p<0,01
p<0,01
p<0,01
Kết quả bảng 3 cho thấy tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV
ở NHM lần đầu lần lượt là 1,64%, 0,35% và 0,13% đều cao hơn so với tỷ lệ dương tính ở
NHM nhắc lại lần lượt là 0,18%, 0,05% và 0,41%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,01.
185
KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
Bảng 4. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV theo giới tính
NHM
Số lần HM Số đơn vị máu HBVsAg
KT-HCV
KN-KT HIV
Tổng
7.835
2.057
929
10.821
Nam
1.234.811
(0,63%)
(0,17%)
(0,08%)
(0,88%)
5.339
872
555
6.766
Nữ
1.012.266
(0,53%)
(0,09%)
(0,05%)
(0,67%)
P
p<0,01
p<0,01
p<0,01
p<0,01
Tỷ lệ đơn vị máu được tiếp nhận từ NHM là nam giới dương tính chung với các xét
nghiệm bằng kỹ thuật hoá phát quang là 0,88% và tỷ lệ đơn vị máu dương tính với xét
nghiệm HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV lần lượt là 0,63%, 0,17% và 0,08% đều cao hơn tỷ lệ
này ở nữ giới lần lượt là 0,67%, 0,53%, 0,09% và 0,05%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,01.
3.3. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBV-DNA, HCV-RNA, HIV-RNA bằng kỹ
thuật NAT
Bảng 5. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBV-DNA , HCV-RNA, HIV-RNA
Số mẫu XN
Tên xét nghiệm
Số mẫu dương tính
Tỷ lệ
HBV-DNA
1.808
0,081%
1:1.233
HCV-RNA
31
0,0014%
1:71.919
2.229.491
HIV-RNA
15
0,00067%
1:148.632
Tổng số
1.854
0,083%
1:1.202
Trong số 2.229.491 đơn vị máu có kết quả xét nghiệm huyết thanh học (HBsAg, KTHCV, KN-KT HIV) âm tính, tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBV-DNA là cao nhất 0,081%
(1:1.233 đơn vị máu), tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HCV-RNA là 0,0014% (1:71.919 đơn
vị máu) và tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HIV-RNA là 0,00067% (1:148.632 đơn vị máu).
Bảng 6. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBV-DNA, HCV-RNA, HIV-RNA theo số lần
HM của NHM
Số lần HM Số đơn vị máu HBV-DNA HCV-RNA
HIV-RNA
Tổng
875
12
4
891
Lần đầu
616.899
(0,142%)
(0,0019%)
(0,00065%)
(0,144%)
Nhắc lại
933
19
11
963
1.612.592
(≥ lần 2)
(0,058%)
(0,0012%)
(0,00068%)
(0,059%)
P
p<0,01
p<0,01
p=0,44
p<0,01
Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với kỹ thuật NAT (HBV, HCV, HIV) tiếp nhận từ NHM lần
đầu là 0,144% cao hơn tỷ lệ này ở NHM nhắc lại (0,059%), tương tự tỷ lệ dương tính với
HBV-DNA và HCV-RNA ở NHM lần đầu cũng cao hơn ở NHM nhắc lại, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với với p<0,01. Trong khi đó tỷ lệ HIV-RNA ở NHM lần đầu và nhắc lại lần
lượt là 0,00065% và 0,00068%, khơng có sự khác biệt với p=0,44.
186
TạP CHí Y học việt nam tP 520 - tháng 11 - sè ĐẶC BIỆT - 2022
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Giai đoạn nghiên cứu có 2.247.078 lượt
người tham gia hiến máu, trong đó có
630.176 đơn vị máu tiếp nhận từ NHM lần
đầu chiếm tỷ lệ 28% và 1.616.902 đơn vị
máu được tiếp nhận từ NHM nhắc lại, chiếm
72% tổng số đơn vị máu. Có 55% đơn vị
máu tiếp nhận từ NHM là nam giới và 45%
đơn vị máu tiếp nhận từ NHM là nữ giới.
4.2. Kết quả xét nghiệm sàng lọc xét
nghiệm HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV ở
đơn vị máu tại Viện Huyết học – Truyền
máu TW giai đoạn 2015-2021
Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/8/2021
đã có 2.247.078 đơn vị máu được thực hiện
xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B, C và
HIV bằng kỹ thuật hoá phát quang/điện hoá
phát quang. Kết quả bảng 2 cho thấy có
17.587 đơn vị máu được phát hiện dương
tính với HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV
chiếm tỷ lệ 0,78%. Trong đó tỷ lệ đơn vị máu
dương tính với HBsAg là cao nhất chiếm
0,59%, tỷ lệ đơn vị máu dương tính với KTHCV là 0,13% và tỷ lệ đơn vị máu dương
tính với KN-KT HIV là 0,07% thấp nhất
trong 3 loại tác nhân được sàng lọc. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi trong giai đoạn này
thấp hơn nghiên cứu tại Viện Huyết học –
Truyền máu TW giai đoạn 2013-2014, trong
đó tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBsAg là
0,94%, KT-HCV là 0,38%, KN-KT HIV là
0,12% [1]. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học Thành phố HCM năm
2017-2019 khi xét nghiệm sàng lọc huyết
thanh học HBV, HCV, HIV trên 412.705
mẫu máu, tỷ lệ dương tính với HBV là
1,56%, tỷ lệ dương tính với HCV là 0,23%
và với HIV là 0,19% [2]. Lý giải cho nguyên
nhân này có thể do một số yếu tố sau: (1) do
từ năm 2015 Viện Huyết học – Truyền máu
TW thực hiện chuyển đổi từ thực hiện sàng
lọc HBV, HCV, HIV bằng kỹ thuật ELISA
(kỹ thuật miễn dịch gắn men – Enzyme Link
Immuno Assay) sang kỹ thuật hoá phát
quang cho 100% đơn vị máu, kỹ thuật hoá
phát quang có ưu điểm là độ nhạy cao hơn so
với kỹ thuật ELISA, tự động hoá và giảm
thiểu tối đa những yếu tố bên ngồi có thể
dẫn đến các kết quả dương tính giả trong q
trình thực hiện xét nghiệm. (2) những năm
gần đây có sự phát triển mạnh mẽ của phong
trào hiến máu tình nguyện, nhắc lại đã làm
tăng đáng kể nguồn người hiến máu an toàn,
trong nghiên cứu của chúng tôi các đơn vị
máu tiếp nhận từ người hiến máu lần đầu chỉ
chiếm 28% tổng số đơn vị máu tiếp nhận.
Kết quả bảng 3 cho thấy số đơn vị máu
dương tính với HBsAg, KT-HCV và KN-KT
HIV ở người hiến máu lần đầu trong giai
đoạn nghiên cứu là 13.277 chiếm tỷ lệ 2,11%
cao hơn rất nhiều cho so với tỷ lệ này ở
người hiến máu nhắc lại (0,27%). Trong đó
tỷ lệ mẫu dương tính với HBsAg, KT-HCV,
KN-KT HIV ở người hiến máu lần đầu lần
lượt là 1,64%; 0,35% và 0,13% đều cao hơn
so với tỷ lệ gặp ở người hiến máu nhắc lại
lần lượt là 0,18%; 0,05% và 0,04% với
p<0,01. Kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong nước và trên thế giới [3], [4] cũng đều
cho thấy tỷ lệ đơn vị máu dương tính với các
tác nhân HBV, HCV, HIV gặp ở người hiến
máu lần đầu đều cao hơn so với người hiến
máu nhắc lại do vậy việc vận động nhằm
tăng số lượng và tỷ lệ người hiến máu nhắc
lại, thường xuyên là một trong những hoạt
động quan trọng nhằm góp phần đảm bảo an
tồn truyền máu.
Tỷ lệ đơn vị máu được tiếp nhận từ NHM
là nam giới dương tính với các xét nghiệm
HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV bằng kỹ
187
KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
thuật hoá phát quang là 0,88% cao hơn so với
tỷ lệ dương tính gặp ở nữ giới (0,67%) với
p<0,01. Tỷ lệ đơn vị máu dương tính với xét
nghiệm HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV
được tiếp nhận từ nam giới lần lượt là 0,63%,
0,17% và 0,08% đều cao hơn tỷ lệ này ở nữ
giới lần lượt là 0,53%, 0,09% và 0,05%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01
(bảng 4).
4.3. Kết quả xét nghiệm sàng lọc NAT
ở đơn vị máu tại Viện Huyết học – Truyền
máu TW giai đoạn 2015-2021
Theo quy định của Bộ Y tế trong thông tư
Số 26/2013/TT-BYT [5], từ ngày 01/01/2015
Viện Huyết học – Truyền máu TW đã triển
khai kỹ thuật NAT phát hiện vật liệu di
truyền HBV-DNA, HCV-RNA, HIV-RNA
cho 100% đơn vị máu có kết quả xét nghiệm
HBsAg, KT-HCV, KN-KT HIV âm tính.
Trong thời gian thực hiện từ 01/01/2015 đến
31/8/2021 đã có 2.229.491 đơn vị máu được
xét nghiệm sàng lọc HBV, HCV, HIV bằng
kỹ thuật NAT. Kết quả bảng 5 cho thấy có
tổng số 1.854 mẫu dương tính với HBVDNA, HCV-RNA, HIV-RNA chiếm tỷ lệ
0,083% (tương đương với 1:1.202 đơn vị
máu). Tương tự như kết quả xét nghiệm
huyết thanh học thì đơn vị máu dương tính
với HBV-DNA cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là
0,81% (tương đương với 1:1.233 đơn vị
máu), tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HCVRNA là 0,0014% (tương đương với
1:71.919) và tỷ lệ đơn vị máu dương tính với
HIV-RNA là 0,00067% (tương đương với
1:148.632 đơn vị). Tỷ lệ đơn vị máu dương
tính với HBV-DNA, HCV-RNA và HIVRNA trong nghiên cứu của chúng tôi tương
tự nghiên cứu của một số tác giả trong nước
và khu vực như tại Bệnh viện Truyền máu –
Huyết học TP.HCM [2] (tỷ lệ HBV-DNA là
0,087%, HCV-RNA 0,0025% và tỷ lệ HIV188
RNA là 0,0017%), tại Trung tâm truyền máu
khu vực Huế (tỷ lệ dương tính với HBVDNA là 0,109%, HCV-RNA 0,007% và
HIV-RNA là 0%) [3]. Nghiên cứu của các
tác giả trong trong khu vực: Tác giả
Phikulsod (NHM, Thái Lan, 2007), tỷ lệ
dương tính với HBV-DNA là 1:2.800, HCVRNA là 1:490.000 và HIV-RNA là 1:97.000
[6], tác giả Xianlin Ye (NHM, Trung Quốc,
2006-2012) tỷ lệ HBV-DNA là 1:3.329,
HCV-RNA và HIV-RNA là 1:307.740 [7].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả
S. Laperche và cộng sự (NHM, Pháp, 20012015) [8] đã cho thấy tỷ lệ dương tính với
HIV-RNA là 1:1,8 triệu đơn vị máu, HCVRNA là: 1:2,7 triệu đơn vị máu, HBV-DNA
là 1:1 triệu đơn vị máu. Qua kết quả nghiên
cứu có thể nhận thấy rằng sau khi sàng lọc
HTH tỷ lệ mẫu dương tính với kỹ thuật ở
nước ta và các nước trong khu vực vẫn cịn
cao, trong đó đa số là mẫu dương tính với
HBV-DNA, các mẫu này chiếm tỷ lệ cao hơn
nhiều so với tỷ lệ mẫu dương tính HCVRNA và HIV-RNA. Như vậy, nếu khơng
thực hiện sàng lọc NAT cho các đơn vị máu
thì với tỷ lệ cứ 1.202 đơn vị máu có thể bị bỏ
lọt 1 đơn vị máu có nguy cơ nhiễm HBV
(HCV hoặc HIV), ước tính mỗi năm trên cả
nước sẽ có khoảng 1000 trường hợp có nguy
cơ bị nhiễm virus mà khơng phát hiện được
trên mỗi triệu đơn vị máu được tiếp nhận.
Đây là một nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới an
toàn truyền máu cũng như sức khoẻ cộng
đồng, do vậy yêu cầu áp dụng triển khai xét
nghiệm sàng lọc NAT cho 100% các đơn vị
máu được tiếp nhận trên phạm vi toàn quốc
là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện
nay.
Kết quả bảng 6 cho thấy tỷ lệ đơn vị máu
dương tính với xét nghiệm NAT (HBV,
TạP CHí Y học việt nam tP 520 - tháng 11 - sè ĐẶC BIỆT - 2022
HCV, HIV) ở NHM lần đầu là 0,144% cao
hơn so với tỷ lệ này ở NHM nhắc lại là
0,059%. Trong đó tỷ lệ đơn vị máu dương
tính với HBV-DNA và HCV-RNA tiếp nhận
ở người hiến máu lần đầu lần lượt là 0,142%
và 0,0019% đều cao hơn so với tỷ lệ đơn vị
máu dương tính với HBV-DNA và HCVRNA tiếp nhận từ người hiến máu nhắc lại
lần lượt là 0,058% và 0,0012%. Tuy nhiên tỷ
lệ đơn vị máu dương tính với HIV-RNA ở
NHM lần đầu là 0,00065% khơng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ đơn vị máu
dương tính với HIV-RNA (0,00068%) ở
NHM nhắc lại. Nghiên cứu của chúng tôi
khác kết quả nghiên cứu của tác giả Tô Đông
Kha (NHM, tại Bệnh viện Truyền máu Huyết
học – TP. HCM, 2017-2019) [1] tỷ lệ HBVDNA, HCV-RNA, HIV-RNA ở NHM lần
đầu lần lượt là 0,08%; 0,0018% và 0,0009%
và thấp hơn tỷ lệ này ở NHM nhắc lại lần
lượt là 0,09%; 0,0027% và 0,002%. Ngun
nhân có thể do nghiên cứu của chúng tơi tính
tỷ lệ dương tính với kỹ thuật NAT theo đơn
vị máu/lượt người NHM trong khi đó tác giả
Tơ Đơng Kha tính tỷ lệ phát hiện được theo
người hiến máu. Nghiên cứu của tác giả
Rodger Y.Dodd và cộng sự (NHM, Mỹ, 58,7
triệu đơn vị máu, 1/1/2007-31/12/2016) [9],
phát hiện được trong số các mẫu dương tính
với NAT thì 55% mẫu dương tính với HIVRNA, 88% mẫu dương tính với HCV-RNA
và 90% mẫu dương tính với HBV-DNA là ở
đơn vị máu tiếp nhận từ NHM lần đầu. Điều
này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tỷ
lệ mẫu dương tính với kỹ thuật sàng lọc
huyết thanh học ở NHM trong giai đoạn này
cũng như của các đồng nghiệp trong khu vực
[8].
Như vậy đối với người hiến máu lần đầu
thì nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường
truyền máu phát hiện được ở cả xét nghiệm
sàng lọc huyết thanh học bằng kỹ thuật hoá
phát quang và kỹ thuật NAT đều chiếm tỷ lệ
cao hơn so với tỷ lệ phát hiện được ở người
hiến máu nhắc lại. Điều này càng khẳng định
vai trò và tầm quan trọng của nguồn người
hiến máu nhắc lại trong việc góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả và an toàn truyền
máu. Bên cạnh đó, mặc dù người hiến máu
nhắc lại là an tồn nhưng vẫn cịn một tỷ lệ
đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu nhắc
lại dương tính với các tác nhân lây truyền
qua đường máu, điều này cho thấy tầm quan
trọng của việc mỗi lần hiến máu bắt buộc
phải được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng
lọc bao gồm cả kỹ thuật hoá phát quang và
NAT.
V. KẾT LUẬN
Giai đoạn từ 1/2015-8/2021 đã có
2.247.078 đơn vị máu được thực hiện xét
nghiệm sàng lọc huyết thanh học HBsAg,
KT-HCV, KN-KT HIV bằng kỹ thuật hoá
phát quang, tỷ lệ đơn vị máu dương tính với
các xét nghiệm này lần lượt là 0,59%
(HBsAg), 0,13% (KT-HCV) và 0,07% (KNKT HIV) và tổng số đơn vị máu được phát
hiện dương tính với các tác nhân trên là
17.587, chiếm tỷ lệ 0,78%.
Đã có 2.229.491 đơn vị máu âm tính với
xét nghiệm sàng lọc HBsAg, KT-HCV, KNKT HIV bằng kỹ thuật hoá phát quang đã
được xét nghiệm sàng lọc NAT theo quy
định, tỷ lệ đơn vị máu dương tính với HBVDNA, HCV-RNA và HIV-RNA ở tất cả các
đơn vị máu là 0,083% tương đương với
1:1.202 mẫu, trong đó HBV là tác nhân có
tần số gặp cao nhất chiếm tỷ lệ cao nhất
0,081% (1:1.233), tiếp theo là HCV với tỷ lệ
0,0014% (1:71.919) và tỷ lệ HIV là
0,00067% (1:148.632).
Các đơn vị máu được tiếp nhận từ NHM
189
KỶ YẾU CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU
lần đầu có tỷ lệ dương tính với kỹ thuật huyết
thanh học (hố phát quang) và NAT đều cao
hơn tỷ lệ ở đơn vị máu tiếp nhận từ NHM
nhắc lại.
VI. KIẾN NGHỊ
Cần đẩy mạnh việc triển khai xét nghiệm
sàng lọc NAT cho 100% đơn vị máu trên
phạm vi toàn quốc để giảm thiểu việc bỏ lọt
mẫu có nguy cơ dương tính với các tác nhân
lây qua đường truyền máu và nâng cao tính
an tồn của đơn vị máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Dương, Nguyễn Thị Thanh
Dung, Trần Vân Chi, Trần Thuý Lan, Đỗ
Thị Hiền, Nguyễn Thị Hương, Trần
Quang Nhật, and Hoàng Văn Phương
(2014), Kết quả xét nghiệm sàng lọc HBV,
HCV, HIV, giang mai ở người hiến máu tại
Viện Huyết học - Truyền máu TW năm
2012-2013. Tạp chí Y học Việt Nam, 2014.
Tập 423: p. 45-49.
2. Tô Đông Kha, Lâm Thị Ngọc Trâm,
Nguyễn Phương Anh, Hồ Tấn Trung, Lò
Thị Thảo Nguyên, Cai Thị Thu Ngân, and
Phù Chí Dũng (2020), Khảo sát hiệu quả
của xét nghiệm Nucleic acid Testing (NAT)
trong sàng lọc người hiến máu. Tạp chí phát
triển Khoa học và Cơng nghệ - Khoa học Sức
khoẻ, 2020. 1(1): p. 35-43.
3. Đoàn Thành, Nguyễn Duy Thăng, Đồng Sĩ
Sằng, Nguyễn Thị Bích Tuyết, and Trương
Quốc Phịng (2016), Khảo sát tỷ lệ dương
tính HBV, HCV và HIV ở người hiến máu
tình nguyện sau khi bổ sung xét nghiệm NAT
tại Trung tâm truyền máu khu vực Huế. Y
học Việt Nam, 2016. 446(9): p. 57-64.
190
4. Hana Safic Stanica, Ivana Babica,
Margareta Maslovica, Vesna Dogica,
Jasna
Bingulac-Popovica,
Manuela
Miletica,
Nina
Jurakovic-Loncara,
Tomislav Vuka, Maja Strauss-Patkoa, and
Irena Jukic (2017), Three-Year Experience
in NAT Screening of Blood Donors for
Transfusion Transmitted Viruses in Croatia.
Transfus Med Hemother, 2017. 44: p. 415420.
5. Bộ Y tế (2013), Thông tư Hướng dẫn hoạt
động truyền máu - 26/2013/TT-BYT. 2013.
6. Soisaang Phikulsod, Sineenart Oota,
Thaweesak Tirawatnapong, and Tasanee
Sakuldamrongpanich (2009), One-year
experience of nucleic acid technology testing
for human immunodeficiency virus Type 1,
hepatitis C virus, and hepatitis B virus in
Thai blood donations. Transfusion, 2009. 49.
7. Xianlin Ye, Baocheng Yang, Weigang Zhu,
Xin Zheng, Peng Du, Jingfeng Zeng, and
Chengyao Li (2013), Six-year pilot study on
nucleic acid testing for blood donations in
China. Transfusion and Apheresis Science,
2013. 49 (2013): p. 318-322.
8. S. Laperche, P. Tiberghien, Roche-Longin,
and J. Pillonel (2017), Fifteen years of
Nucleic Acid Testing in France: Results and
lessons. Science Direct, 2017. TRACLI2941: p. 7-13.
9. Roger Y. Dodd, Lauren A. Crowder,
James M. Haynes, Edward P. Notari,
Susan L. Stramer, and Whitney R. Steele
(2017), Screening Blood Donors for HIV,
HCV, and HBV at the American Red Cross:
10-Year Trends in Prevalence, Incidence, and
Residual Risk, 2007 to 2016. Transfusion
Medicine Reviews 2017. 34(2020): p. 91-93.