BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------
ĐẶNG THỊ THU THUỶ
MSSV: 1853801011222
NGUYÊN TẮC CÁC QUỐC GIA CÓ NGHĨA VỤ
HỢP TÁC VỚI NHAU NHÌN TỪ THỰC TIỄN
PHỊNG, CHỐNG COVID-19
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2018 - 2022
Người hướng dẫn: ThS. Hà Thị Hạnh
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Khoá luận này được viết trong khoảng thời gian dịch bệnh COVID-19 ở Việt
Nam đang dần được kiểm sốt và cuộc sống “bình thường mới” dần được thiết lập.
Bốn năm trưởng thành từ Đại học Luật, bản thân em ln biết ơn các Thầy Cơ
vì đã tạo mơi trường tốt để em cố gắng học tập, tích luỹ kiến thức và trau dồi kinh
nghiệm cho bản thân mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng
dẫn Th.S Hà Thị Hạnh đã hướng dẫn và hỗ trợ tận tình cho em trong quá trình thực
hiện khố luận. Con cảm ơn bố mẹ và gia đình rất nhiều vì đã tạo điều kiện và động
lực giúp con có thể tự tin vững bước trên con đường mình chọn. Cảm ơn những người
hùng thầm lặng bên em. Cảm ơn Kim Dung và Tường Vi đã luôn cạnh em mỗi khi
em cần, cùng em chạy deadline cho suốt bốn năm qua và cho cả tương lai tươi đẹp
mà chúng ta hướng đến, tình bạn này sẽ được ghi vào “Kỷ lục Thuỷ Thanh” mãi mãi.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng hết mình trong việc tìm hiểu, nghiên cứu thực
hiện khố luận này nhưng do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, cũng như đánh
giá đề tài thực hiện tương đối mới, hạn chế về tài liệu tham khảo nên khố luận chắc
chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ phía các Thầy Cô, các độc giả quan tâm đến đề tài để từ đó rút
kinh nghiệm và hồn thiện bản thân mình hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khố luận tốt nghiệp với đề tài “Nguyên tắc các quốc gia có
nghĩa vụ hợp tác với nhau nhìn từ thực tiễn phịng, chống COVID-19” là cơng
trình nghiên cứu của cá nhân tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Hà Thị Hạnh
- Giảng viên Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi tài liệu và trích dẫn được tham khảo trong khoá luận đều ghi rõ nguồn gốc, vị trí
sử dụng tại phần trích dẫn cuối trang và phần tài liệu tham khảo cuối khoá luận. Tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
tháng
Sinh viên thực hiện khoá luận
Đặng Thị Thu Thuỷ
năm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tên viết tắt
LHQ
Tên đầy đủ
Liên Hợp Quốc
Nguyên tắc
hợp tác
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ
Tuyên
bố hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương
năm 1970
LHQ tại Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại Hội Đồng LHQ ngày
24/10/1970
Tiếng Anh
Tên viết tắt
CDC
CEPI
COVAX
COVID-19
CSIS
GAVI
GDP
Tên đầy đủ
Dịch nghĩa
Centers for Disease Control Trung tâm kiểm sốt và phịng
and Prevention
Coalition
ngừa dịch bệnh
for
Epidemic Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn
Preparedness Innovations
Covid-19
Vaccines
sàng cho dịch bệnh
Global Tiếp cận Toàn cầu Vắc-xin
Access
COVID-19
Coronavirus disease 2019
Bệnh Virus Corona 2019
Center
for
Strategic
International Studies
and Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế
Global Alliance for Vaccines Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và
and Immunization
tiêm chủng
Gross domestic product
Tổng sản phẩm nội địa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC CÁC QUỐC GIA CÓ
NGHĨA VỤ HỢP TÁC VỚI NHAU
7
1.1.
Tổng quan về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
7
1.2.
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
9
1.2.1. Sự hình thành nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
9
1.2.2. Nội dung của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
11
1.2.3. Đặc điểm của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
13
1.2.4. Vai trị của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
14
1.3.
Cơ sở lý luận về nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau 16
1.4.
Cơ chế hợp tác quốc tế
22
1.4.1. Hợp tác theo quy mô khu vực địa lý
22
1.4.2. Hợp tác theo lĩnh vực, mục đích
25
1.4.3. Đánh giá chung về cơ chế hợp tác quốc tế
27
Kết luận Chương 1
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CÁC QUỐC GIA CÓ
NGHĨA VỤ HỢP TÁC VỚI NHAU TRONG PHÒNG, CHỐNG COVID-19 –
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
2.1.
32
Tầm quan trọng của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
trong bối cảnh đại dịch COVID-19
2.1.1. Các đại dịch bệnh trong lịch sử thế giới
32
32
2.1.2. Các giải pháp đối phó với dịch bệnh
34
2.1.3. COVID-19 và sức ảnh hưởng
38
2.2.
Cơ chế hợp tác nhìn từ thực tiễn phòng, chống COVID-19 hiện nay
42
2.2.1. Hợp tác song phương trong phịng, chống COVID-19
42
2.2.2. Hợp tác đa phương tồn cầu trong phòng, chống COVID-19
43
2.3.
Thực tiễn vận dụng nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
trong bối cảnh COVID-19
46
2.3.1. Tại Việt Nam
46
2.3.2. Tại một số quốc gia khác
53
2.4.
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
61
Kết luận Chương 2
67
KẾT LUẬN
68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Quốc gia là những thực thể độc lập, bình đẳng với nhau về chủ quyền và không
chịu sự can thiệp của các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế. Tuy vậy, xu thế tất yếu
của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế hiện nay là sự hội nhập và hợp tác trên cơ sở
các bên cùng có lợi, điều này địi hỏi mối quan hệ hợp tác chặt chẽ của các quốc gia.
Sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực khơng phụ thuộc vào chế độ
chính trị, kinh tế hay xã hội với mục đích duy trì hồ bình và an ninh quốc tế đã được
các quốc gia thừa nhận và luật pháp hoá.
Là một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa
vụ hợp tác với nhau (sau đây gọi là nguyên tắc hợp tác) được xem như là “đòn bẩy”,
là cơ sở giúp Việt Nam có được nhiều cơ hội hơn trong công tác đối ngoại, tăng cường
sự hợp tác, hữu nghị cũng như sự hỗ trợ song phương, khu vực và toàn cầu. Đây là
những vấn đề mà đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay không
thể không chú trọng.
Không chỉ Việt Nam, các quốc gia trên thế giới hiện nay đã và đang trải qua
giai đoạn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh COVID-19. Kể từ thời điểm
xuất hiện, COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng sâu sắc trên hầu hết các phương
diện đặc biệt là khoa học y tế, kinh tế, chính trị, xã hội,... Rất nhiều vấn đề khó khăn
nảy sinh từ thực tiễn phòng, chống COVID-19 hiện nay như yêu cầu về quyền được
sống, quyền tự do đi lại, quyền tiếp cận vắc-xin, quyền giữ bí mật thơng tin sức khỏe
của người bệnh,… Việt Nam không những phải tập trung tìm ra những giải pháp y
học tối ưu nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cũng như những chính sách khẩn
cấp chăm lo cho đời sống của người dân mà còn phải đề ra cách thức để tiếp cận
nguồn vắc-xin nhanh chóng, hiệu quả, giải quyết những vấn đề nảy sinh về quyền
con người, tập trung đối phó với sự “tụt dốc” của nền kinh tế quốc gia,… Mặc dù cho
đến thời điểm hiện tại, COVID-19 dần được kiểm soát nhờ những nỗ lực vượt bậc
của mỗi quốc gia và của sự hợp tác quốc tế, tuy vậy nhân loại vẫn đứng trước những
nguy cơ tiềm ẩn về dịch bệnh nguy hiểm trong tương lai. Điều này đặt ra yêu cầu bắt
1
buộc đối với các quốc gia trong việc dự phòng những biện pháp phịng ngừa dịch
bệnh, trong đó ngun tắc hợp tác đóng vai trị hết sức quan trọng.
Trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu cho đến hiện nay, tác giả nhận thấy chưa
có nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung phân tích, nhấn mạnh vai trị và hiệu quả
của nguyên tắc hợp tác đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cũng như đề ra
biện pháp giải quyết những thách thức mà dịch bệnh gây ra hiện nay. Nhận thức được
tầm quan trọng và ý nghĩa của nguyên tắc hợp tác, trên cơ sở xem xét việc vận dụng
nguyên tắc trên thực tiễn phòng, chống COVID-19, tác giả mong muốn xây dựng một
cơng trình nghiên cứu làm tài liệu tham khảo hữu ích cho q trình học tập, nghiên
cứu và vận dụng các nội dung liên quan đến đề tài.
Vì những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên tắc các quốc gia có
nghĩa vụ hợp tác với nhau nhìn từ thực tiễn phịng, chống COVID-19” để thực hiện
khố luận tốt nghiệp của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Về cơ bản, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau khơng phải là
một nội dung mới. Tuy nhiên, thực tiễn COVID-19 hiện nay đã đưa tới những vấn đề
mới trong việc vận dụng nguyên tắc mà chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu liên
quan đến đề tài này. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả chủ yếu
tham khảo một số nghiên cứu mang tính chất lý luận tổng quát.
Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, một số đầu sách do các tác giả nghiên
cứu liên quan đến tổng quan Luật quốc tế, đặc biệt phải kể đến:
TS. Ngô Hữu Phước (2013), cuốn sách “Luật quốc tế” (tái bản có sửa chữa, bổ
sung), Nxb. Chính trị Quốc Gia - Sự thật; TS. Trần Văn Thắng và ThS. Lê Mai Anh
(đồng chủ biên) (2001) et al., cuốn sách “Luật quốc tế - Lý luận và Thực tiễn”, Nxb.
Giáo dục: Các tác giả đã có những nghiên cứu tổng quan về nguyên tắc hợp tác trên
cơ sở lý luận chung, giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về một số vấn đề lý luận liên
quan đến nguyên tắc. Từ đó, có sự so sánh, đối chiếu các quan điểm trong quá trình
thực hiện đề tài. Tuy nhiên, bối cảnh COVID-19 hiện nay làm nảy sinh nhiều điểm
mới chưa được các tác giả nghiên cứu tại thời điểm những cuốn sách này ra đời.
2
Lư Vĩ An, Bài Tổng quan “Dịch bệnh trong lịch sử nhân loại: Nguồn gốc, tác
động và biện pháp ứng phó”, đăng ngày 20/12/2020, trên Tạp chí Phát triển Khoa
học và Công nghệ - Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tác giả đã có những nghiên cứu
chuyên sâu về các loại dịch bệnh cũng như bình luận, đánh giá và đề ra các biện pháp
ứng phó đối với dịch bệnh nhìn từ chiều dài của lịch sử thế giới. Tuy nhiên, về thực
tiễn vận dụng nguyên tắc hợp tác trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay chưa
được tác giả đặt vấn đề nghiên cứu.
Nguyên tắc hợp tác và thực tiễn phịng, chống COVID-19 cũng được tìm thấy
trong một số bài viết, nghiên cứu nước ngoài, cụ thể:
Laurence Boisson de Chazournes and Jason Rudall, “The UN Friendly
Relations Declaration at 50: An Assessment of the Fundamental Principles of
International Law1” (Tạm dịch: “Tuyên bố về quan hệ hữu nghị của Liên Hợp Quốc
lần thứ 50: Đánh giá các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế”): Các tác giả đã tìm
hiểu, phân tích quan điểm của các quốc gia về mức độ, phạm vi, đối tượng áp dụng
của nguyên tắc hợp tác. Đây là tài liệu hữu ích cho người nghiên cứu có thêm cơ sở
để bổ sung quan điểm trong phần lý luận chung. Tuy nhiên, nội dung liên quan đến
đề tài khố luận này nhằm tìm hiểu ngun tắc hợp tác trên cơ sở thực tiễn COVID19 hiện nay cũng chưa được các tác giả đặt vấn đề nghiên cứu.
Diane Desierto, “Beyond the State: Our Shared Duties to Cooperate to Realize
Human Rights during the Evolving Risks of a Global Pandemic” (Tạm dịch: “Ngoài
Nhà nước: Nhiệm vụ chung của chúng ta là Hợp tác để hiện thực hóa Quyền con
người giữa các nguy cơ phát triển của Đại dịch Toàn cầu”), đăng ngày 20/8/2020 và
“Equitable COVID Vaccine Distribution and Access: Enforcing International Legal
Obligations under Economic, Social, and Cultural Rights and the Right to
Development”, (Tạm dịch: “Phân phối và tiếp cận vắc-xin COVID công bằng: Thực
thi các nghĩa vụ pháp lý quốc tế theo Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Quyền
Phát triển”), ngày 02/02/2021, đăng trên EJIL: Talk - Blog của Tạp chí Luật quốc tế
Châu Âu: Tác giả đề ra quan điểm mới về sự hợp tác trong bối cảnh dịch bệnh toàn
1
pp. 105 – 132, Publisher: Cambridge University Press, Print publication year: 2020.
3
cầu, đề cao vai trò của sự hợp tác trên thực tiễn bảo đảm tôn trọng quyền con người.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu trên bình diện quốc tế chung, chưa đi sâu nghiên cứu
nguyên tắc hợp tác cũng như thực tiễn phòng, chống COVID-19 hiện nay tại các quốc
gia một cách cụ thể. Bài viết giúp người nghiên cứu có hướng tiếp cận mới trong q
trình tìm hiểu, đánh giá và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
2020 年版 開発協力白書日本の国際協力、“未来へ向かう、コロナ時代
の国際協力2” (Tạm dịch: Sách trắng năm 2020 về hợp tác phát triển Hợp tác quốc
tế của Nhật Bản, tiêu đề “Hợp tác quốc tế trong thời kỳ Corona, hướng đến tương
lai”): Cuốn sách đề ra định hướng, đường lối của Nhật Bản về sự chú trọng hợp tác
quốc tế trong bối cảnh COVID-19 hiện nay, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho
người nghiên cứu trong việc xem xét, đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu trước đó, khố luận này hướng
đến việc phát triển đề tài ở một mức độ sâu sắc và tồn diện hơn.
3.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Tác giả lựa chọn đề tài “Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
nhìn từ thực tiễn phịng, chống COVID-19” với mục đích sau:
Thứ nhất, tìm hiểu sự hình thành, nội dung, đặc điểm, vai trò, cơ sở lý luận của
nguyên tắc hợp tác và cơ chế hợp tác hiện nay.
Thứ hai, nhìn nhận, đánh giá tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên tắc hợp
tác trên cơ sở thực tiễn phòng, chống COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới.
Thứ ba, rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phù hợp trong việc dự
phịng, ứng phó với dịch bệnh nói riêng và những vấn đề về hợp tác quốc tế nói chung
của nước ta hiện nay.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
2
令和 3 年 3 月 12 日 発行 編 集 外 務 省 〒100-8919 東京都千代田区霞が関 2-2-1 電 話(03)3580
-3311(代表).
4
Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu nguyên tắc hợp tác trên thực
tiễn phịng, chống COVID-19 từ đó đưa ra những đánh giá, kết luận và bài học kinh
nghiệm về các vấn đề liên quan, tác giả chú trọng vào những đối tượng nghiên cứu
cụ thể, bao gồm: Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong đó tập trung nghiên
cứu sự hình thành, cơ sở lý luận chung về nguyên tắc hợp tác và cơ chế hợp tác giữa
các quốc gia; thực tiễn phòng, chống COVID-19 và việc vận dụng nguyên tắc hợp
tác hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với
nhau trong đó Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc và các văn bản pháp lý quốc tế khác làm nền tảng cho cơ sở lý luận.
Thực tiễn phòng, chống dịch bệnh, các chính sách, giải pháp và việc vận dụng
nguyên tắc hợp tác trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam và một số quốc
gia khác trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ) thông qua các công bố trên
các trang mạng điện tử, thông cáo báo chí, bài viết, tác phẩm báo chí chính thống,…
5.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận, tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản như phân tích, liệt kê, so sánh đối chiếu, bình luận,
đánh giá, tổng hợp và thống kê. Cụ thể:
Chương 1: Tác giả tiến hành tìm hiểu, phân tích những lý luận chung về nguyên
tắc cơ bản của Luật quốc tế, tập trung chủ yếu về sự ra đời, nội dung, đặc điểm, cơ
chế, vai trò của nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia hiện nay. Từ đó, tác giả tổng
hợp và rút ra ý chính cho mỗi vấn đề.
Chương 2: Tác giả tiến hành tìm hiểu, thống kê, liệt kê, so sánh đối chiếu những
số liệu về các dịch bệnh, về COVID-19 nhằm nêu bật sức ảnh hưởng của dịch bệnh
cũng như phân tích tầm quan trọng, thực trạng áp dụng nguyên tắc hợp tác, những
biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các quốc gia trong từng thời điểm dịch bệnh.
Từ đó nhìn nhận đánh giá, rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5
6.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, đề tài nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận chung về
nguyên tắc hợp tác bằng những tìm hiểu, phân tích các quan điểm về sự hình thành
và tính chất bắt buộc của nguyên tắc. Trên cơ sở đó, đề tài có những đánh giá khách
quan, toàn diện về nguyên tắc hợp tác cũng như rút ra một số kinh nghiệm từ việc
vận dụng nguyên tắc trên thực tiễn phòng, chống COVID-19 hiện nay và dự phòng
cho tương lai.
Về giá trị ứng dụng, đề tài giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về nguyên tắc
hợp tác, cung cấp không chỉ những thơng tin về dịch bệnh COVID-19 mà cịn nhìn
nhận, đánh giá thực tiễn vận dụng nguyên tắc hợp tác tại Việt Nam và một số quốc
gia trên thế giới. Từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn hữu ích cho Việt
Nam. Tác giả hy vọng khố luận này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
học tập, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc hợp tác trên thực tiễn hiện nay cũng như
cho tầm nhìn dài hạn trong tương lai.
7.
Bố cục đề tài khố luận
Ngồi phần mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
khoá luận được chia làm 2 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với
nhau.
Chương 2: Thực trạng áp dụng nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với
nhau trong phòng, chống COVID-19 – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC CÁC QUỐC GIA
CÓ NGHĨA VỤ HỢP TÁC VỚI NHAU
1.1. Tổng quan về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
Nhìn từ phương diện pháp lý, bất cứ một ngành, hệ thống pháp luật nào cũng
bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật nhất định và ln có những quy phạm được
xem là nguyên tắc của cả ngành hay hệ thống pháp luật ấy. Theo đó, những nguyên
tắc của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị pháp lý quan trọng, thể hiện cô đọng
các quy phạm Luật quốc tế. Và trong số đó có một số nguyên tắc được xem là nguyên
tắc cơ bản của Luật quốc tế 3.
Căn cứ theo Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có bảy
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, bao gồm: (1) Nguyên tắc không dùng vũ lực và
đe dọa sử dụng vũ lực; (2) Nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế; (3)
Ngun tắc khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; (4) Nguyên tắc quốc gia
có nghĩa vụ hợp tác với nhau; (5) Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân
tộc; (6) Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia; và (7) Nguyên tắc
tuân thủ các cam kết quốc tế.
Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế tồn tại chủ yếu dưới dạng các quy phạm
pháp luật thể hiện trong các điều ước và tập quán quốc tế. Quy phạm Luật quốc tế là
những quy tắc xử sự do các quốc gia và chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây
dựng hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng khi tham gia vào
quan hệ pháp luật quốc tế4. Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế bao gồm những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, các nguyên tắc cơ bản là cơ sở của Luật quốc tế. Dựa vào các nguyên
tắc đó, các chủ thể Luật quốc tế có thể dễ dàng xây dựng và áp dụng các quy phạm
pháp luật một cách thống nhất. Các quốc gia là chủ thể của Luật quốc tế khi ban hành
bất kỳ một quy phạm pháp luật nào đều phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản, khi đó
quy phạm pháp luật này mới được xem là có hiệu lực thi hành.
3
4
Trường Đại học Huế (2018), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Cơng an Nhân dân, tr. 63.
Trường Đại học Luật TP. HCM (2017), Giáo Trình Công pháp Quốc tế (quyền 1), Nxb. Hồng Đức, tr. 22.
7
Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những quy phạm mang tính
chất phổ biến, phổ cập. Đặc trưng này thể hiện ở việc các nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế được áp dụng trong phạm vi toàn cầu, trong quan hệ giữa tất cả các quốc gia
với nhau khơng phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, vai trị và vị trí của quốc gia đó
trong quan hệ quốc tế. Các nguyên tắc được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý
quốc tế quan trọng như Hiến chương Liên Hợp Quốc (1945), Tuyên bố năm 1970 của
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc,…
Thứ ba, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là các quy phạm mang tính
chất mệnh lệnh, có giá trị pháp lý cao nhất. Tính chất mệnh lệnh của các nguyên tắc
được xác định trong Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, theo đó tại
Điều 53 đã chỉ rõ các nguyên tắc này được coi là “quy phạm mệnh lệnh của Luật quốc
tế chung, được cả cộng đồng quốc tế công nhận và áp dụng”. Cũng như hệ thống
pháp luật quốc gia, bất cứ một quy định pháp luật nào khi ban hành đều phải tuân thủ
Hiến pháp – văn bản pháp luật cao nhất do quốc gia ban hành. Là những quy phạm
mang tính chất mệnh lệnh, các nguyên tắc cơ bản là cơ sở của toàn hệ thống Luật
quốc tế, đảm bảo sự ổn định của trật tự pháp lý quốc tế. Mọi điều ước quốc tế dù là
đa phương hay song phương, toàn cầu hay khu vực đều phải được xây dựng trên cơ
sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.
Thứ tư, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có tính chất bao trùm nhất. Bởi
chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế. Có thể dễ dàng
nhận thấy điều này khi nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là
nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt trong quan hệ giữa các chủ thể Luật quốc tế. Hay
nguyên tắc hợp tác đặt ra yêu cầu các quốc gia không chỉ đặt lợi ích quốc gia lên hàng
đầu mà cịn phải hồ bình, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề liên quan đến
quyền và lợi ích của quốc gia khác như các vấn đề về biến đổi khí hậu tồn cầu, y tế,
dịch bệnh, quyền con người,… Đây là những vấn đề mà bất kể quốc gia nào gặp phải
cũng trải qua khó khăn, thậm chí khơng thể giải quyết nếu khơng có sự hợp tác với
các quốc gia khác. Bởi thế, việc tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là hết
sức hợp lý và cần thiết.
8
Thứ năm, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế có mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Việc giải thích và áp dụng những nguyên tắc
cơ bản của Luật quốc tế là có sự tương quan với nhau và mỗi nguyên tắc sẽ được hiểu
trong mối quan hệ với những nguyên tắc khác5. Ví dụ: ngun tắc khơng sử dụng vũ
lực và đe dọa sử dụng vũ lực có mối quan hệ tương hỗ, đảm bảo thực hiện ngun
tắc hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế và ngược lại. Các quốc gia cam kết không
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, hướng đến giải quyết các tranh chấp bằng
phương pháp hồ bình. Mặt khác, để tn thủ ngun tắc hồ bình giải quyết tranh
chấp, các quốc gia cần từ bỏ việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng nó, thay vào đó
là những biện pháp đàm phán, thoả thuận,… một cách hồ bình, đồng thời đảm bảo
các ngun tắc cơ bản khác của Luật quốc tế. Chính vì vậy, khi giải thích và áp dụng
từng nguyên tắc, các chủ thể phải xem xét, so sánh đối chiếu nó trong mối quan hệ
với tất cả các nguyên tắc khác vì chúng được xem là một chỉnh thể, một hệ thống
pháp lý quan trọng duy trì trật tự pháp lý quốc tế.
Theo tác giả, trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc nào cũng
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
tác giả sẽ tập trung nghiên cứu nguyên tắc hợp tác với vai trò là một nguyên tắc cơ
bản của Luật quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
1.2. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
1.2.1.
Sự hình thành ngun tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Tại khoản 3, Điều 1 Hiến chương Liên Hợp Quốc (1945) lần đầu tiên ghi nhận
và cho thấy tinh thần của nguyên tắc hợp tác: “3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong
việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo và khuyến
khích phát triển sự tơn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả
mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Mặc dù đây
chỉ là những quy định liên quan đến mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc (LHQ),
nhưng đã cho thấy sự cần thiết của nguyên tắc hợp tác trong quan hệ quốc tế.
5
Điều 2 (Điều khoản chung) Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
9
Đứng trước những vấn đề mang tính tồn cầu như chiến tranh, hịa bình, y tế,
nhân đạo,… các quốc gia dần nhận thức được sự mất mát, tầm nguy hại do các vấn
đề này gây ra. Vì vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên tắc hợp tác trở thành
một nguyên tắc quan trọng của Luật quốc tế.
Sự ra đời của Nghị quyết số 2625 (XXV) ngày 24/10/1970 của Đại Hội Đồng
LHQ đã chính thức ghi nhận một cách rõ ràng “những nguyên tắc của Luật quốc tế
điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương
LHQ”. Trong Tuyên bố năm 1970, ngoài năm nguyên tắc đã nêu trong Điều 2 Hiến
chương, bao gồm: Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành
viên; Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế; Hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế;
Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Không can
thiệp vào cơng việc nội bộ của quốc gia khác; cịn bổ sung thêm hai nguyên tắc đó là
nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Sự xuất hiện của nguyên tắc hợp tác trong Tuyên bố năm 1970 đã gây ra nhiều quan
điểm tranh luận khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
chỉ được nói tới từ sau năm 1945. Trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế,
nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế được hình thành sớm nhất, ngay từ khi Luật
quốc tế ra đời. Tuy nhiên trước năm 1945 nó chủ yếu ghi nhận dưới dạng tập quán
pháp quốc tế và chưa thể hiện đầy đủ những đặc điểm như đã phân tích tại Mục 1.1
của khố luận này. Ngun tắc khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau và
ngun tắc bình đẳng giữa các quốc gia về mặt chủ quyền được xuất hiện từ thời kỳ
Cách mạng Tư sản ở phương Tây. Và phải trải qua một thời kỳ lâu dài, khó khăn,
chúng mới được thừa nhận mang tính hạn chế, dưới dạng tập quán pháp quốc tế. Kể
từ sau khi Hiến chương LHQ có hiệu lực pháp lý, các nguyên tắc đó đã chính thức
trở thành ngun tắc cơ bản của Luật quốc tế. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết
của các dân tộc, nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực và nguyên
10
tắc hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế đã có mầm mống từ cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX6.
Quan điểm khác cho rằng, sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia đã được thiết
lập từ thời kỳ đầu xuất hiện Nhà nước. Tuy nhiên lúc bấy giờ, hợp tác giữa các quốc
gia chỉ dừng lại ở các lĩnh vực cơ bản như phân định lãnh thổ - biên giới, hợp tác
nhằm giải quyết các vấn đề về chiến tranh, hồ bình, về ngoại giao, lãnh sự,… và hợp
tác là quyền của các quốc gia. Thế nhưng, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đứng trước
các vấn đề mang tính tồn cầu như chiến tranh, hồ bình, y tế, nhân đạo, mơi trường,
thương mại quốc tế, chống đói nghèo,… cộng đồng quốc tế đã xác định hợp tác quốc
tế là một nghĩa vụ pháp lý quốc tế, hợp tác để xây dựng một thế giới hoà bình, thịnh
vượng, ổn định và phát triển7.
Tựu chung lại, các quan điểm đều cho thấy được sự ra đời của nguyên tắc hợp
tác gắn liền với sự ra đời của các nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế theo một
q trình cũng như hồn cảnh lịch sử cụ thể. Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
tồn tại và phát triển trong sự ổn định và kế thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển
cũng xuất hiện những thay đổi, nhưng không phải là sự thay thế nguyên tắc này bằng
nguyên tắc khác mà là sự bổ sung những nội dung mới phù hợp hơn với sự phát triển
của quan hệ quốc tế. Vì vậy, sự ra đời của nguyên tắc hợp tác chính là sự bổ sung cần
thiết cho quan hệ quốc tế hiện đại. Và hơn thế nữa, nguyên tắc hợp tác đã trở thành
một nguyên tắc quan trọng của Luật quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 hiện nay.
1.2.2.
Nội dung của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Nguyên tắc hợp tác ra đời được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế. Bản chất của nguyên tắc này là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị
giữa các quốc gia có chủ quyền. Sự ra đời của các văn bản pháp luật như Luật quốc
tế, Luật Nhân đạo Quốc tế, Luật Môi trường Quốc tế, Luật Hình sự Quốc tế,… được
6
Trường Đại học Huế (2018), tlđd (3), tr. 65.
Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị Quốc Gia – Sự thật, Hà Nội,
2013, tr. 147.
7
11
ban hành cũng một phần dựa trên nguyên tắc hợp tác8. Ngoài ra, nguyên tắc hợp tác
đã dẫn đến việc thoả thuận, ký kết nhiều điều ước quốc tế giữa các quốc gia với nhiều
tên gọi khác nhau như Thoả ước, Hiệp định, Công ước Quốc tế,… đặc biệt liên quan
đến các vấn đề mang tính quốc tế trong đó có các vấn đề về phịng, chống và khắc
phục hậu quả của COVID-19 hiện nay.
Ngay trong lời nói đầu của Tuyên bố năm 1970 đã xác nhận lại một lần nữa mục
đích cơ bản của LHQ là giữ gìn hịa bình và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa các quốc gia bất chấp sự khác biệt về chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội và trình độ phát triển. Đặc biệt xem xét việc tuân thủ một cách tận tâm những
nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị, hợp tác và thực hiện có
thiện chí nghĩa vụ của các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ là vấn đề quan
trọng bậc nhất cho sự gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tế và cho việc thực hiện những
mục đích khác của tổ chức này. Tuyên bố năm 1970 thừa nhận sự phát triển và pháp
điển hóa khơng ngừng của những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế trong đó có
“Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương 9”.
Như vậy có thể thấy, ngoài Hiến chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 của Đại hội
đồng LHQ và các văn bản pháp lý quốc tế10 chính là cơ sở pháp lý quan trọng ghi
nhận nguyên tắc hợp tác là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Tác
giả trên cơ sở khách quan sẽ chứng minh điều này thông qua việc tìm hiểu, phân tích
nội dung, đặc điểm, cơ chế và vai trò của nguyên tắc hợp tác dưới đây.
Theo Điều 1 Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ nêu rõ nguyên tắc hợp
tác bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, mỗi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh
vực quan hệ quốc tế để gìn giữ hồ bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định
và tiến bộ, vì lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà khơng có sự phân
biệt chế độ chính trị, kinh tế và văn hố. Vì mục đích đó, mỗi quốc gia sẽ hợp tác với
8
Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh (đồng chủ biên) et al., Luật quốc tế - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2001, tr. 144.
9
Lời nói đầu, Điều 1 Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
10
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966, Tuyên bố về Quyền phát triển năm 1986,
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc,...
12
các quốc gia khác để duy trì hịa bình và an ninh quốc tế; hợp tác để khuyến khích sự
tơn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong
việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; thực hiện các quan
hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hố, kỹ thuật và thương mại phù
hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương LHQ.
Thứ hai, các quốc gia thành viên của LHQ có nhiệm vụ phải hành động tập thể
hoặc riêng rẽ trong hợp tác với LHQ theo quy định phù hợp với Hiến chương. Điều
này có nghĩa là các quốc gia phải thể hiện nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế thông
qua sự hợp tác, phối hợp với nhau. Nội dung này cũng đã được ghi nhận trong Điều
55 và 56 của Hiến chương LHQ. Đặc biệt tại Điều 56 quy định “Tất cả các quốc gia
thành viên LHQ phải cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp
hợp tác với LHQ để đạt được những mục đích nói trên (tại Điều 55)”. Quy định này
cho thấy rõ hai nghĩa vụ của các quốc gia là hợp tác với nhau và hợp tác với LHQ để
thực hiện tơn chỉ, mục đích của Hiến chương. Tuỳ vào từng hoàn cảnh, thời điểm và
mục đích cụ thể của mỗi quốc gia, việc thực thi những nghĩa vụ quốc tế mà các quốc
gia phải gánh vác có thể sẽ khác nhau.
Thứ ba, các quốc gia phải hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hố - xã hội
cũng như khoa học - cơng nghệ, thúc đẩy tiến bộ văn hoá và giáo dục quốc tế. Các
quốc gia phải hợp tác trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Các lĩnh vực hợp tác được LHQ mở rộng một cách
toàn diện cho thấy vai trò cần thiết, quan trọng của nguyên tắc hợp tác trong mọi
phương diện của đời sống quốc tế hiện nay.
1.2.3.
Đặc điểm của nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Nguyên tắc hợp tác mang những đặc điểm chung của các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế. Các đặc điểm của nguyên tắc này được chỉ ra sau đây11:
Tính phổ biến rộng rãi, bao trùm: Nguyên tắc hợp tác được thừa nhận một cách
rộng rãi cũng như được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quan trọng có thể kể đến
như khoản 3 Điều 1, Điều 13, 49, 55, 56,… Hiến chương LHQ, Lời nói đầu và Điều
11
Trường Đại học Luật TP. HCM (2017), tlđd (4), tr. 84.
13
1 Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ,… Sự hợp tác giữa các quốc gia bao
trùm lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ, văn
hố, xã hội,… và ngày càng được mở rộng với mục tiêu các bên cùng có lợi, mục tiêu
nhân đạo cùng những mục tiêu khác trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế nói chung và nguyên tắc hợp tác nói riêng.
Nguyên tắc hợp tác có mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc cơ bản khác
của Luật quốc tế: Các nguyên tắc có sự hỗ trợ qua lại, nguyên tắc này là cơ sở, là hệ
quả của nguyên tắc khác và ngược lại. Chúng được xem như một chỉnh thể của Luật
quốc tế, đảm bảo sự tôn trọng giữa các quốc gia với nhau vì mục đích gìn giữ hồ
bình, trật tự an ninh thế giới. Tính kế thừa xuất phát từ mối quan hệ này, bất kỳ nguyên
tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế đều phải trải qua một giai đoạn hình thành lâu
dài và kế thừa lẫn nhau. Và nguyên tắc hợp tác chính là sự kế thừa, bổ sung phù hợp
cho quá trình phát triển của quan hệ quốc tế hiện đại.
Tính bắt buộc chung: Là quy phạm mang tính chất mệnh lệnh, nguyên tắc hợp
tác là nguyên tắc bắt buộc đối với mọi chủ thể khi tham gia các quan hệ quốc tế. Có
rất nhiều tranh cãi xoay quanh đặc điểm này, bởi các quốc gia là những chủ thể có
chủ quyền độc lập, các quốc gia khác khơng có thẩm quyền xâm phạm. Vậy việc các
quốc gia hợp tác với nhau là “quyền” hay “nghĩa vụ”. Vì tính chất đặc biệt của nó,
đặc điểm này sẽ được phân tích cụ thể hơn tại Mục 1.3 của khoá luận này.
Những đặc điểm nêu trên của nguyên tắc hợp tác đã giúp cho việc thừa nhận,
xác định nguyên tắc hợp tác chính là nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế một cách
khách quan và chính xác hơn.
1.2.4.
Vai trị của ngun tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Thứ nhất, là một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc hợp tác là cơng
cụ hữu ích giúp LHQ thuận lợi điều chỉnh hệ thống pháp luật quốc tế vì mục đích cao
cả là gìn giữ hồ bình và an ninh thế giới, tạo ra khối đoàn kết quốc tế sâu rộng, cùng
phát triển. Trong mọi văn kiện quốc tế quan trọng hiện nay, nguyên tắc hợp tác luôn
được viện dẫn và đề cập đến. Hơn thế nữa, ý nghĩa và tầm quan trọng của nguyên tắc
này còn được nhắc đến trong thực tiễn quan hệ quốc tế. Các vấn đề mang tính chất
14
toàn cầu dần được giải quyết nhờ vận dụng nguyên tắc hợp tác. Các quốc gia đi đến
hợp tác ký kết các Hiệp định, Thoả ước, thành lập các tổ chức quốc tế,… nhằm hiệp
lực đưa ra các phương án tối ưu nhất xây dựng cơ chế giải quyết chung mang tính
hiệu quả, lâu dài và bền vững.
Thứ hai, nguyên tắc hợp tác thực hiện chức năng quan trọng trong quan hệ giữa
các chủ thể. Nó quy định cơ sở của sự tác động qua lại giữa các quốc gia khi thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các quốc gia hợp tác với nhau một cách hồ bình
trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, hợp tác nhằm đảm bảo không can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế
nói chung,… Hơn thế nữa, nguyên tắc hợp tác còn là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và
phát triển của Luật quốc tế và cho trật tự pháp lý quốc tế nói chung.
Thứ ba, là hạt nhân của hệ thống Luật quốc tế, nguyên tắc hợp tác đã thực sự
giữ vai trò tiên phong, tác động mạnh mẽ vào quá trình hợp tác liên quốc gia trong
mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Tạo cơ hội cho tất cả các quốc gia xây dựng mối
quan hệ ngoại giao tốt đẹp, cũng như mang đến lợi ích thiết thực trong quan hệ quốc
tế hiện nay và cả trong tương lai. Việc hình thành các tổ chức hợp tác như Liên Hợp
Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN),…
chính là minh chứng nổi bật nhất cho vai trò tiên phong của nguyên tắc hợp tác.
Ngoài ra, nguyên tắc hợp tác cịn là căn cứ pháp lý hữu ích để giải quyết tranh
chấp quốc tế, nguyên tắc này thường được viện dẫn trong hệ thống văn bản của các
cơ quan chuyên môn của LHQ, nhất là trong Nghị quyết của Đại hội đồng, Quyết
định của Hội đồng Bảo an và trong các Phán quyết của Tòa án quốc tế12.
Trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay, Việt Nam và hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều hướng đến việc tạo dựng các mối quan hệ ngoại giao hữu nghị, hợp
tác cùng phát triển. Nguyên tắc hợp tác chính là cơ sở, là cơ hội để các quốc gia tiến
hành hội nhập một cách sâu rộng và hiệu quả nhất.
12
Trần Văn Thắng và Lê Mai Anh (đồng chủ biên) et al., (2001), tlđd (8), tr. 100.
15
1.3. Cơ sở lý luận về nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau
Nhìn từ cách đặt tên nguyên tắc, Tuyên bố năm 1970 ghi rõ “The duty of States
to co-operate with one another in accordance with the Charter” tạm dịch là “Nghĩa
vụ của các Quốc gia hợp tác với nhau phù hợp với Hiến chương” là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Điều này gây ra nhiều tranh cãi về tính chất bắt
buộc và chủ thể áp dụng của nguyên tắc hợp tác. Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm
được nêu ra đối với vấn đề này.
Trong cuộc họp của Uỷ ban đặc biệt năm 196613, trước khi Tuyên bố năm 1970
ra đời, các quốc gia thảo luận về vấn đề phạm vi áp dụng của nguyên tắc hợp tác. Một
câu hỏi khó gây ra nhiều tranh luận đó là “mức độ và phạm vi mà nguyên tắc hợp tác
được thể hiện theo Điều 56 của Hiến chương LHQ có được áp dụng cho các quốc gia
ngồi LHQ hay khơng?” Điều 56 quy định “Tất cả các quốc gia thành viên LHQ phải
cam kết bằng các hành động chung hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với LHQ để
đạt được những mục đích nói trên (tại Điều 55)”. Một số quốc gia cho rằng hợp tác
được áp dụng cho tất cả các quốc gia. Một số quốc gia khác lại quan điểm rằng hợp
tác được áp dụng rộng rãi nhưng không thể áp đặt đối với những quốc gia không phải
là thành viên. Các quốc gia không liên kết lúc bấy giờ, đặc biệt là Algeria, Myanmar,
Cameroon, Ấn Độ, Kenya, Lebanon, Madagascar, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất
(UAR) và Nam Tư đã đưa ra một đề xuất rằng “sự khác biệt trong hệ thống chính trị,
kinh tế và xã hội của các quốc gia cũng như mức độ phát triển kinh tế và xã hội của
họ sẽ không cản trở hợp tác quốc tế”14. Cuộc tranh cãi này tuy không đi đến kết luận
rõ ràng nhưng có thể nhận thấy, xu hướng đồng tình nghiêng về lập luận phạm vi áp
dụng của nguyên tắc hợp tác là áp dụng đối với tất cả các quốc gia không phân biệt
và sự ra đời của Tuyên bố năm 1970 cho thấy điều đó.
Một quan điểm khác cho rằng, về nguyên tắc, hợp tác quốc tế là quyền và nhu
cầu tất yếu của các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế. Theo đó, các quốc
13
Laurence Boisson de Chazournes and Jason Rudall, “The UN Friendly Relations Declaration at 50: An
Assessment of the Fundamental Principles of International Law”, pp. 105 – 132, Publisher: Cambridge
University Press, Print publication year: 2020.
14
Laurence Boisson de Chazournes and Jason Rudall (2020), tlđd (12), tr. 105-132.
16
gia có quyền tự do lựa chọn, thiết lập và thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế để tồn
tại và phát triển. Tuy nhiên, trong xã hội quốc tế từ trước đến nay có rất nhiều lĩnh
vực, nhiều mối quan hệ mà không một quốc gia nào dù giàu mạnh đến đâu cũng
không thể đơn phương giải quyết được, như các vấn đề về chiến tranh, hồ bình, nhân
quyền, mơi trường, y tế, nhân đạo,… Chính vì vậy, các quốc gia phải cùng nhau hợp
tác để giải quyết vì lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp của cộng đồng quốc tế15.
Theo một quan điểm khác, nguyên tắc hợp tác giữa các quốc gia đã gây ra nhiều
tranh luận nhất trong số các nguyên tắc của Luật quốc tế, vì rằng về mặt pháp lý, việc
bắt buộc các quốc gia vào sự hợp tác cụ thể khó khăn phức tạp hơn nhiều so với việc
yêu cầu các quốc gia sống hữu nghị với một quốc gia khác. Rất khó để hy vọng rằng
ý tưởng về nghĩa vụ hợp tác qua thời gian có thể trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật
quốc tế. Hơn nữa, nếu xem xét nguyên tắc hợp tác một cách độc lập tách rời các
nguyên tắc khác thì thật khó có thể khẳng định rằng đây là một nguyên tắc pháp lý
bắt buộc đối với mọi quốc gia. Vì thế, chỉ có thể khẳng định nguyên tắc này khi đặt
nó trong mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc khác. Và lập luận này được coi là
có cơ sở khoa học, bởi lẽ việc thực hiện mọi ngun tắc chỉ có thể thành cơng khi các
quốc gia hợp tác chặt chẽ với nhau16.
Cũng có quan điểm cho rằng, nguyên tắc hợp tác đặt ra cho tất cả các quốc gia
nghĩa vụ phải tiến hành các hoạt động hợp tác trên cơ sở khuyến khích sự ổn định,
tiến bộ và lợi ích chung của các quốc gia trong quan hệ quốc tế mà khơng có sự phân
biệt về bất kể chế độ chính trị, trình độ kinh tế, dân tộc hay tôn giáo,… Ở thời điểm
này, để các quốc gia buộc phải có nghĩa vụ hợp tác với tư cách là một quy phạm mệnh
lệnh có tính chất bắt buộc thì khơng thể đảm bảo một cách tuyệt đối. Bởi vì trong
quan hệ quốc tế, không phải quốc gia nào cũng thực sự muốn thiết lập mối quan hệ
với các quốc gia khác và cũng không phải là các quốc gia nào cũng hưởng ứng sự
hợp tác dựa trên sự ổn định tiến bộ hay lợi ích chung của các dân tộc. Nguyên tắc này
chỉ thực hiện ở trên một mức độ nhất định, không thể địi hỏi phải được thực hiện
15
16
Ngơ Hữu Phước (2013), tlđd (7), tr. 147.
Trần Văn Thắng và Lê Mai Anh (đồng chủ biên) et al. (2001), tlđd (8), tr. 144.
17
nghiêm chỉnh và đầy đủ giống như một nguyên tắc cơ bản của cộng đồng quốc tế.
Một ví dụ cho thấy rõ điều này khi Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) được Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnompenh (Campuchia). Đây là văn kiện
chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc, trực tiếp liên quan vấn đề Biển Đông.
Mặc dù tuyên bố này chỉ là một tuyên bố chính trị nhưng nó cũng là một trong những
hoạt động thể hiện sự hợp tác giữa các quốc gia nhưng Trung Quốc lại quan điểm cho
rằng việc hợp tác của mình chỉ diễn ra ở hoạt động đàm phán, một mặt vẫn tiến hành
các hoạt động chiếm đóng và gây ra căng thẳng giữa Biển Đơng nhưng một mặt vẫn
tun bố mình đã làm hết nghĩa vụ. Đối với vấn đề này, cộng đồng quốc tế cũng khó
có thể can thiệp được bởi vì sự hợp tác là về mặt nguyên tắc nhưng hợp tác với mức
độ nào và tư duy của các quốc gia ra sao đối với hoạt động đó là vấn đề thuộc về ý
chí và sự thiện chí của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Một trong những nghĩa vụ mang tính bắt buộc đặt ra một vấn đề khiến các quốc
gia phải hết sức nghiêm túc trong cách nhìn nhận và vận dụng nguyên tắc hợp tác đó
chính là bảo vệ quyền con người. Việc các quốc gia hợp tác lại với nhau, tuân thủ các
điều lệ quốc tế,… cũng vì mục đích bảo vệ quyền con người. Vậy có hay chăng sự
liên kết giữa quyền và nghĩa vụ của cá nhân với quyền và nghĩa vụ của quốc gia trong
quan hệ quốc tế hiện nay.
Có lập luận cho rằng nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo luật nhân quyền quốc tế
không chỉ thuộc về các quốc gia, mà còn là nghĩa vụ đối với các tổ chức tư nhân, các
nhóm, cá nhân; nghĩa vụ đồn kết và hợp tác phải được thực hiện thông qua các hành
động trực tiếp của mỗi cá nhân, không cố ý gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người
khác. Vì vậy nghĩa vụ hợp tác này không chỉ giới hạn ở các quốc gia, mà còn đối với
mọi chủ thể của luật pháp quốc tế. Hợp tác không chỉ là quyền, mà phải được duy trì
với một ý thức rằng tất cả chúng ta đều bắt buộc thực hiện hợp tác như là nhân quyền
cho thế giới17.
17
Diane Desierto, “Beyond the State: Our Shared Duties to Cooperate to Realize Human Rights during the
Evolving Risks of a Global Pandemic”, EJIL:Talk! Blog of the European Journal of International Law, August
20, 2020.
18
Thật vậy, nhân quyền vẫn là một vấn đề mang tính thách thức đối với Việt Nam
và cả thế giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sự hợp tác diễn ra giữa các quốc
gia. Ngay cả khi nghĩa vụ hợp tác được luật hoá, một số các quốc gia thành viên vẫn
xem nghĩa vụ này là không bắt buộc. Điều đó có thể chứng minh bởi “chiến tranh
lạnh” kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hay gần đây nhất có thể kể đến chiến sự
giữa Nga và Ukraina đã và đang gây ra tác động hết sức nghiêm trọng đến toàn cầu
trên nhiều phương diện. Trong khi hầu hết các quốc gia này là thành viên thường trực
của Hội đồng Bảo an LHQ. Điều này nhanh chóng đẩy sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế
chuyển sang một lựa chọn chiến lược đối ngược, thay vì ý thức về nghĩa vụ pháp lý
theo Điều 1.3, Điều 2.5 và Chương IX của Hiến chương LHQ hay Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền (UDHR) hiện nay.
Trong khi Điều 1.3 và 2.5 của Hiến chương LHQ tập trung vào các nghĩa vụ
của LHQ nhằm thúc đẩy và khuyến khích tơn trọng các quyền con người và các quyền
tự do cơ bản, Điều 55 (c) của Hiến chương LHQ lại “khuyến khích sự tơn trọng và
tn thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi người không phân biệt
chủng tộc nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Hơn thế nữa, Điều 56 cũng quy định rõ
rằng tất cả các quốc gia thành viên LHQ phải cam kết bằng các hành động chung
hoặc riêng trong sự nghiệp hợp tác với LHQ để đạt được những mục đích tại Điều 55.
Tun ngơn Quốc tế Nhân quyền tun bố việc thực hiện quyền con người là một dự
án chung của các cá nhân, dân tộc, nhóm và hiệp hội, các quốc gia và các tổ chức
quốc tế. Tuyên ngôn nhấn mạnh nhiệm vụ chung của chúng ta là hợp tác trong việc
tuân thủ nhân quyền rằng “Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự
quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tun Ngơn này có thể được thực
hiện đầy đủ. Ai cũng có nghĩa vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có
thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ. Trong khi hành xử những quyền tự do
của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra, những quyền tự do
của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những địi hỏi chính đáng về đạo
lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa
19