Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

NGHIÊN cứu mật độ XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP hấp PHỤ TIA x NĂNG LƯỢNG kép và các yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN LINH GIANG

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP
PHỤ TIA X NĂNG LƯỢNG KÉP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Y6

HUẾ - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN LINH GIANG

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ TIA X NĂNG LƯỢNG KÉP
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Y6

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀNG THANH VÂN


HUẾ - NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN
Q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất
trong quãng đời mỗi sinh viên. Luận văn tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị
cho chúng tôi những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi
tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các
cơ quan và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến;
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế
- Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế
- Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Huế
- Ban Chủ nhiệm, các bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Nội Thận – Cơ xương
khớp Bệnh viện Trung ương Huế
- Ban Chủ nhiệm, các bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện
Trường Đại học Y Dược Huế
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến với bệnh nhân và người nhà đã tham gia và
cho phép tôi tiến hành nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hồng Thanh Vân đã
tận tình hướng dẫn, định hướng từ những ngày đầu tiên tiến hành nghiên cứu
đến khi hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người
ln sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường học tập và trong
cuộc sống.
Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người.
Huế, ngày 26 tháng 4 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Linh Giang



LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Linh Giang, là sinh viên Y6 khóa 2015-2021, chuyên ngành bác sĩ
đa khoa, Trường đại học Y Dược Huế, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Cơ

TS.BS Nguyễn Hồng Thanh Vân
2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công

bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và

khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số
liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Linh Giang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACR

American College of Rheumatology

Anti-CCP

(Hội thấp khớp học Mỹ)
Anti Cyclic Citrullinated Peptide


CSTL
CXĐ
MĐX
BMD
BMI
DEXA

(Kháng thể Peptide Citrullinated vòng)
Cột sống thắt lưng
Cổ xương đùi
Mật độ xương
Bone Mineral Density (Mật độ Khoáng xương)
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Dual energy X-ray absorptiometry

CRP
DAS

(Phép đo hấp phụ tia X năng lượng kép)
C-Reactive Protein (Protein C phản ứng)
Disease activity score

DAS 28
ESR

(Thang điểm hoạt động bệnh)
Thang điểm hoạt động bệnh tính trên 28 khớp
Erythrocyte Sedimentation Rate

EULAR


(Tốc độ máu lắng)
European League Against Rheumatism

IL
RF
VKDT
WHO

(Hội thấp khớp học châu Âu)
Interleukin
Rheumatoid Factor
Viêm khớp dạng thấp
World Health Organization

PINP

(Tổ chức y tế thế giới)
Procollagen type I N propeptide (Propeptide N của

ISCD

procollagen typ 1)
International Society for Clinical Densitometry

PICP

(Hiệp hội Quốc tế về đo mật độ xương lâm sang)
Procollagen type I C propeptide
(Propeptide C của procollagen typ 1)



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Lỗng xương là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương với đặc điểm khối lượng
xương suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ
quả là tăng nguy cơ gãy xương. Nhiều nghiên cứu trong vòng 30 năm qua cho thấy ở
những phụ nữ 60 tuổi trở lên, có khoảng 20% người mắc bệnh lỗng xương, ở đàn
ơng cùng độ tuổi, con số này khoảng 10%. Hậu quả cuối cùng của loãng xương là
gãy xương. Ở Anh, khoảng 536.000 người gãy xương mới hàng năm, trong đó
79.000 trường hợp gãy cổ xương đùi, 66.000 trường hợp gãy cột sống, 69.000 gãy
xương cổ tay và 322.000 trường hợp gãy các xương khác (xương chậu, xương đùi,
xương sườn,…). Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 25 triệu phụ nữ có nguy cơ loãng
xương, 1.4 triệu người bị gãy cổ xương đùi do lỗng xương. Dự đốn tỷ lệ gãy cổ
xương đùi tăng từ 1.7 triệu người (năm 1990) lên đến 6.3 triệu người (năm 2050),
trong đó 50% sẽ là người châu Á. Chi phí rất tốn kém: hàng năm chi phí cho lỗng
xương ở Mỹ từ 10-20 tỷ đơ la. Nước Anh chỉ trả hàng năm đến 2.7 tỷ Euro để giải
quyết bệnh lỗng xương. [26]
Việc chẩn đốn lỗng xương khơng q khó khăn nhưng để chẩn đốn ngun

nhân lỗng xương trong trường hợp nghi ngờ lỗng xương thứ phát thì phức tạp và tốn
kém. Việc này không chỉ cần hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng mà còn cần các
xét cận lâm sàng để định hướng nguyên nhân.
Trong thực hành lâm sàng, các nguyên nhân mất xương thứ phát rất đa dạng và
phức tạp, tuy nhiên viêm khớp dạng thấp là bệnh lý gây mất xương thứ phát khá
thường gặp. Ở nước ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khoảng 0,5%
dân số và chiếm tới 20% tổng số bệnh nhân bị bệnh xương khớp nằm điều trị nội trú
tại các bệnh viện, bệnh thường gặp ở nữ nhiều gấp 4 đến 5 lần so với nam giới [14].
Do đây là bệnh lý khớp viêm, diễn biến mãn tính kéo dài, tiến triển nặng dần làm giảm
chức năng vận động, bên cạnh đó, người bệnh cịn điều trị bằng corticoid kéo dài nên
ảnh hưởng rất nhiều đến mật độ xương.
Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu trên 287 bệnh nhân Na Uy
có bệnh lỗng xương, được biểu thị bằng mật độ khoáng xương nhỏ hơn - 2,5 độ lệch
chuẩn dưới mức trung bình của những người trẻ tuổi khỏe mạnh tại một hoặc cả hai
bên, là 22%[60]. Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở bệnh nhân RA cao hơn khoảng 1,5
đến 2 lần so với những người cùng tuổi và giới tính mà khơng có RA[62].
10


Cho nên, đánh giá các yếu tố nguy cơ làm giảm mật độ xương, loãng xương và
tiên lượng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp là rất quan trọng, từ
đó có các biện pháp điều trị và dự phòng nhằm giảm nguy cơ gãy xương cho người
bệnh. Hiện nay, đo mật độ xương (BMD) sử dụng tia X năng lượng kép (DEXA) là
tiêu chuẩn vàng trong chẩn đốn lỗng xương, và nó là một yếu tố dự báo chính nguy
cơ gãy xương. Trên thế giới và trong nước đã có một số nghiên cứu về mật độ xương
và các yếu tố làm giảm mật độ xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên,
các nghiên cứu này chưa nhiều. Vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát mật
độ xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép và các yếu tố liên quan
trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.” nhằm hai mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá mật độ xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA) ở


bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
2. Khảo sát mối liên quan giữa mật độ khoáng xương và các yếu tố như: tuổi, giới, BMI,

mãn kinh, thời gian mắc bệnh, chỉ số RF, Anti-CCP, CRP, ESR, Cortisol.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Mật độ xương, loãng xương
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc và sinh lí của xương:
1.1.1.1. Cấu trúc đại thể:
-

Xương đặc (substantia compacta) ở ngoài, rắn, chắc, mịn, vàng nhạt.

-

Xương xốp (substantia spongiosa) ở trong, do nhiều bè xương bắt chéo nhau chằng
chịt, để hở những hốc nhỏ trơng như bọt biển.
Ngồi ra, trên một xương tươi cịn thấy rõ:

-

Ở ngồi cùng, bọc lớp xương đặc cịn một lớp màng ngoài xương hay ngoại cốt mạc
(periosteum) là một màng liên kết mỏng dưới 2mm, chắc, dính chặt vào xương. Lớp
trong của cốt mạc mang nhiều mạch máu và thần kinh để ni xương, và có nhiều tế bào
tre (cốt bào) đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển xương về chiều ngang.


-

Ở trong cùng, bên trong lớp xương xốp là tủy xương (medulla ossium). Có hai loại tủy
xương:

+

Tủy đỏ (medulla ossium rubra) là nơi tạo huyết, có ở trong các hốc xương xốp (ở tồn
bộ các xương của thai nhi và trẻ sơ sinh, và ở riêng các phần xương xốp của người
lớn).

+

Tủy vàng (medulla ossium flava) chứa nhiều tế bào mỡ, chỉ có ở trong các ống tủy ở
thân xương dài người lớn, bên trong cùng lớp xương xốp [10].

Hình 1. 1. Đặc điểm cấu trúc xương [16]
12


1.1.1.2. Cấu trúc vi thể:
Gồm các tế bào và các chất căn bản xương:
-

Chất căn bản xương:

+

Khung protein: 95% là sợi collagen type I và 5% protein không collagen tạo thành chất

khn xương.

+

Muối khống: chủ yếu là calci và phospho dạng tinh thể chủ yếu là hydroxyapatite gắn
song song vào các sợi collagen của khung protein.

-

Các loại tế bào xương:

+

Tiền tạo cốt bào (Pre-osteoblasts): có mặt ở bề mặt xương đang hình thành, nó có khả
năng làm mới và có thể chuyển thành tạo cốt bào trên bề mặt xương.

+

Tế bào tạo xương (Osteoblast): biệt hóa từ các tiền tạo cốt bào, tập trung từng đám dọc
theo bề mặt xương ở những nơi xương đang hình thành, có vai trị chính trong điều
chỉnh chu chuyển xương, sinh tổng hợp chất nền và q trình khống hóa.

+

Tế bào xương (Osteocyte): là các nguyên bào xương đã ngừng tổng hợp khuôn và gắn
chặt vào khn xương đã calci hóa, chúng nằm trong ổ khuyết xương và hoạt động
như những bộ phận nhận cảm để cảm nhận và khởi động quá trình tái tạo xương.

+


Tế bào hủy xương (Osteoclasts): chức năng là hủy xương và giải phóng các sản phẩm
chuyển hóa vào dịch ngoại bào, có thể thấy ở những vị trí đang hủy xương, chúng gắn
chặt vào bề mặt xương đã được calci hóa và tạo ra một ổ khuyết do hoạt động hủy
xương tạo thành [10].
1.1.2. Chu chuyển xương và các yếu tố ảnh hưởng đến chu chuyển xương
Chu chuyển xương là một quá trình xảy ra liên tục bao gồm hai quá trình hủy
xương và tái tạo xương giúp xương ln ln đổi mới.
Sự tạo xương hay q trình xây dựng (Modelling) là q trình hồn chỉnh khối
xương xảy ra ở trẻ em, lúc này quá trình tạo xương mạnh hơn quá trình hủy xương làm
mật độ xương gia tăng đến mức tối đa. Sự tạo xương xảy ra gần vị trí đầu xương làm
cho xương thay đổi kích thước và tăng trưởng.
Sự tái tạo mô xương (remodeling): Sự tái mơ hình xương có chức năng phân hủy
những mảng xương cũ hay xương bị tổn hại, và thay thế bằng những mảng xương mới
bao gồm 4 giai đoạn: khởi động (activation), phân hủy (resorption), tạm ngưng
(reversal) và tạo xương (formation).

13


-

Giai đoạn khởi động: các dòng tế bào tạo xương tương tác với các tế bào tạo máu để
sản sinh ra các tế bào hủy xương, bắt đầu bằng sự kích thích các tế bào xương từ
những vi tổn thương của mô xương làm các tế bào này tiết ra chất hóa học được dẫn
truyền tới tế bào liên kết và tế bào liên kết phô diễn yếu tố RANKL trên bề mặt kích
hoạt sự tạo thành tế bào hủy xương từ tế bào tạo máu.

-

Giai đoạn phân hủy: một “đội quân” tế bào hủy xương đục bỏ những xương bị tổn hại

hay xương cũ bằng cách phân hủy các chất khoáng và để lại những lỗ hổng trên bề mặt
xương.

-

Giai đoạn tạm ngưng: để các tế bào đơn nhân giống đại thực bào thu dọn các mảnh
vụn được thải ra trong quá trình phân hủy xương.

-

Giai đoạn tạo xương: các tế bào tạo xương xuất hiện và bắt đầu sửa chữa những xương
bị tổn hại bằng xương mới. Trong q trình này, một số tế bào tạo xương cịn lưu lại
trong mơ xương và được chuyển hóa thành các tế bào xương thật sự.
Các yếu tố toàn thân và nội tại ảnh hưởng đến chu chuyển xương: các tế bào
xương, các hormones (PTH, calcitonin, estrogen,…), các cytokin và các yếu tố tăng
trưởng [6],[16].

Hình 1. 2. Các giai đoạn của chu chuyển xương [38]
1.1.3. Loãng xương, mật độ xương
1.1.3.1. Định nghĩa
Mật độ xương là mật độ chất khống trong mơ xương tính trên một đơn vị diện
tích (cm2) hoặc thể tích (cm3)
Định nghĩa lỗng xương theo WHO:
14


Loãng xương là bệnh của hệ thống xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng
xương và tổn thương vi cấu trúc của mô xương, dẫn đến gia tăng sự suy yếu xương và
làm tăng nguy cơ gãy xương [41].
1.1.3.2. Cơ chế lỗng xương


Xương bình thường

Lỗng xương

Hình 1. 3. Xương bình thường và loãng xương
Nguồn: Gay Falkowski (2016)
Loãng xương là hệ quả của sự mất cân đối giữa 2 quá trình tạo xương và hủy
xương: trong đó mức độ hủy xương tăng hơn so với mức độ tạo xương. Sự mất cân đối
dẫn đến việc cơ thể mất xương tăng dần, khiến lực của xương suy giảm và làm tăng
nguy cơ gãy xương.
Đó là khi tế bào hủy xương tạo ra những lỗ phân hủy sâu, hoặc khi các tế bào tạo
xương khơng có khả năng lấp vào những lỗ hổng do các tế bào hủy xương để lại. Quá
trình được lặp đi lặp lại trong nhiều năm, lâu dần làm xương yếu và dễ gãy, đặc biệt ở
người cao tuổi. Với bề mặt rộng và nằm sát với những tế bào tủy có tham gia vào chu
chuyển xương nên sự mất xương ở xương xốp thường xảy ra sớm và trên diện rộng hơn
vỏ xương, vì vậy rối loạn tái tạo biểu hiện ở xương xốp sớm hơn. Sau thời kỳ mãn kinh
ở phụ nữ và nam giới sau 60 tuổi, các tế bào hủy xương hoạt động mạnh hơn tế bào tạo
xương, dẫn đến tình trạng suy giảm mật độ xương, loãng xương và gia tăng nguy cơ gãy
xương ở người cao tuổi. Khi sinh thiết xương của một người bình thường và một người
bị lỗng xương ta thấy rằng: xương người bình thường có những thanh xương liên kết
nhau thành “ma trận” và ở xương của người bị lỗng xương hay có mật độ xương suy
giảm thì phần lớn những “ma trận” này bị mất đi hay bị phân hủy [13],[15],[16].
15


Hình 1. 4. Cơ chế lỗng xương [105]
1.1.3.3. Chẩn đốn:
Từ năm 2002, các hội nghị quốc tế về loãng xương đã thống nhất quan điểm chỉ
có đo mật độ xương bằng máy sử dụng tia X năng lượng kép DEXA (Dual-energy XRay absorptionmetry) mới có giá trị chẩn đốn. Tiêu chuẩn chẩn đốn lỗng xương

của WHO dựa vào BMD (Bone Mineral Density) tính theo T-score.
Định nghĩa T-score [17],[29],[77]:
T-score là chỉ số so sánh mật độ xương (MĐX) hiện tại của đối tượng với MĐX
lúc 20-30 tuổi, lứa tuổi đạt mật độ xương đỉnh. Trên thực tế đó là độ lệch chuẩn của
MĐX hiện tại so với mật độ xương đỉnh ở lứa tuổi 20-30 (SD hay Standard
deviations). T-score được ước tính theo cơng thức sau đây:
T-score = (iMĐX – mMĐX)/ SD
Trong đó, iMĐX là mật độ xương của đối tượng I, mMĐX là mật độ xương trung
bình của quần thể trong độ tuổi 20-30 và SD là độ lệch chuẩn của mật độ xương trung
bình của quần thể ở lứa tuổi 20-30.
Dựa vào kết quả T-score WHO đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đốn lỗng xương như
sau[102]:
Bình thường: T-score ≥ -1
Thiếu xương: -2.5 < T-score < -1
Loãng xương: T-score ≤ -2.5
16


Loãng xương nặng: T-score ≤ -2.5 kèm tiền sử gãy xương
1.1.3.4. Phân loại loãng xương
-

Loãng xương nguyên phát: Gặp ở người già do q trình lão hóa của tế bào xương, sự
suy giảm của các hormon sinh dục, sự hấp thu canxi qua đường tiêu hóa giảm. Tuổi
càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng. Lỗng xương ngun phát thường
xuất hiện muộn, diễn biến chậm, tăng từ từ.

-

Loãng xương thứ phát: Xuất hiện do các bệnh lý và sử dụng một số thuốc gây loãng

xương.
Bảng 1. 1. Các nguyên nhân loãng xương thứ phát[50]
Thuốc

Glucocorticoids
Thuốc

ức

chế

Rối
miễn

dịch loạn

Bệnh huyết sắc tố
Bệnh máu khó đơng

(cyclosporine)

liên

Bệnh bạch cầu

Thuốc chống động kinh

quan

Ung thư hạch


Heparin

đến tủy Bệnh đa u tủy

Hóa trị ung thư

xương

Thiếu máu ác tính

Chất ức chế aromatase

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Rối

Bệnh to cực

Cấy

Bệnh Thalassemia
Tủy xương

loạn

Hội chứng Cushing

ghép


Tim

nội

Rối loạn ăn uống

nội tạng Thận

tiết

Cường cận giáp, cường giáp

Gan

Suy sinh dục

Phổi

Bệnh

Đái tháo đường
Bệnh gan do rượu

Nguyên

Viêm cột sống dính khớp

lý tiêu Bệnh Celiac

nhân


Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

hóa và Viêm gan mạn

khác

Tăng canxi niệu vơ căn

dinh

Cắt dạ dày

dưỡng

Hội chứng kém hấp thu

Viêm khớp dạng thấp

Suy tụy
Viêm đường mật tiên phát
Bệnh gan nặng
1.1.4. Các phương pháp đánh giá mật độ xương
1.1.4.1. X-quang thường quy
17


X-quang quy ước đánh giá gãy lún đốt sống.
Giai đoạn sớm: có thể thấy hình ảnh tăng thấu quang: trên tất cả các xương đều
thấy sáng hơn bình thường.

Giai đoạn muộn: Biến dạng đốt sống (Hình lõm mặt trên, hình thấu kính phân kỳ,
hình chêm, hình lưỡi,…), xẹp lún đốt sống.

Hình 1. 5. X-quang lỗng xương[91]
1.1.4.2. Đo mật độ khống xương bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép
(Dual Energy X-ray Absorptionmetry – DEXA)
-

Nguyên lý:
Khi tia X đi qua mô, cường độ chùm tia sẽ bị giảm đi ít nhiều do các hiện tượng
hấp thu điện từ, tán xạ Compoton hoặc tán xạ Rayleigh. Sự sụt giảm năng lượng này
phụ thuộc vào bản chất của mô và độ dày của tia X đi qua, biểu diễn bằng công thức:
I=Ioe-kt
Nếu mô đồng nhất tức là được cấu tạo từ một thành phần thì máy sẽ dễ dàng
tính tốn ra được mật độ khối lượng trên một đơn vị diện tích mơ. Tuy nhiên, cơ thể
người gồm nhiều thành phần khác nhau. Do đó người ta sử dụng mơ hình giả định
rằng cơ thể gồm hai thành phần là xương và mô mềm, và mô mềm gồm hai thành
phần là khoang mỡ và khoang không chứa mỡ. Như vậy, nếu có hai chùm tia ở hai
mức năng lượng khác nhau thì máy sẽ tính tốn được mật độ diện tích của mỗi thành
phần trong đó[65].
Nguyên tắc của phương pháp DEXA là máy sẽ phát ra chùm tia X ở một mức
năng lượng cao và một mức năng lượng thấp, sau đó máy sẽ đọc độ suy giảm năng
18


lượng của hai chùm tia này sau khi qua mô, và sử dụng các thuật tốn để tính tốn ra
được mật độ xương của mô. Các hãng sản xuất máy đưa ra 2 phương pháp, một là
bóng đèn phát tia X có thể phát ra lần lượt 2 chùm tia mức năng lượng cao và thấp
cách nhau một khoảng thời gian cực ngắn, hai là sử dụng màng lọc để chia chùm tia
ban đầu thành hai chùm tia có 2 mức năng lượng cao và thấp [58].

Tùy theo số lượng đầu thu tín hiệu chùm tia Gamma mà người ta phân làm 2 loại
chùm tia là dạng hình bút chì và dạng hình quạt. Các máy sử dụng chùm tia dạng bút
chì ghi hình trong thời gian lâu hơn và hình ảnh khơng sắc nét bằng hình quạt, do đó
số lượng đầu thu tín hiệu ít hơn [58].
-

Các vị trí khảo sát [4]:
Thông thường nên đo mật độ xương tại 2 vị trí là cột sống thắt lưng tư thế trước
sau và xương vùng hông (bao gồm cổ xương đùi) bên không thuận ở tất cả mọi bệnh
nhân. Trong một số trường hợp sau đây có thể đo ở vị trí đầu dưới xương cẳng tay:

+

Khơng thể phân tích được mật độ xương ở vùng cột sống thắt lưng hoặc xương vùng
hơng

+

Cường cận giáp

+

Bệnh nhân béo phì (Cân nặng vượt quá giới hạn của bàn đo)
Tại mỗi vị trí đo, sẽ có các vùng khảo sát khác nhau.
Tại cột sống thắt lưng, vùng khảo sát là các đốt sống L1-L4 ở tư thế trước sau,
nếu đốt sống nào có bất thường về cấu trúc hoặc bị ảnh giả thì loại ra khơng phân tích,
nhưng tối thiểu phải cịn 2 đốt sống. Các đốt sống bị loại ra nếu người đọc quan sát
thấy rõ ràng có bất thường về cấu trúc trên ảnh chụp, hoặc có chỉ số T chênh lệch trên
1,0 so với các đốt sống khác. Kết quả cuối cùng sẽ được tính tốn dựa trên các đốt
sống cịn lại. Nếu chỉ cịn 1 đốt sống có thể phân tích được thì phải dựa vào mật độ

xương ở những vị trí cịn lại.
Tại xương đùi, chỉ có 2 vùng khảo sát được cơng nhận trong chẩn đốn lỗng xương
là cổ xương đùi và toàn bộ xương đùi, người ta sẽ dựa vào chỉ số T thấp nhất trong hai
vùng khảo sát này để chẩn đốn lỗng xương. Có thể đo ở xương đùi cả hai bên.
Đối với đầu dưới xương cẳng tay, người ta sử dụng mật độ xương ở tay khơng
thuận để chẩn đốn.

19


Hình 1. 6. Tư thế đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA ở CSTL và CXĐ [39]
-

Tính an tồn của phương pháp:
Phương pháp DEXA khá an toàn cho bệnh nhân cũng như nhân viên thực hiện.
Liều phóng xạ ghi nhận thay đổi tùy theo hình dạng chùm tia. Đối với chùm tia hình
bút chì, khi đo mật độ xương ở cổ xương đùi thì liều phóng xạ ghi nhận vào khoảng 12 µsV. Đối với chùm tia hình quạt thì liều phóng xạ cao hơn 10 lần so với chùm tia
hình bút chì, có thể lên đến 62 µsV. Ví dụ, X-quang ngực thường quy có liều phóng xạ
là khoảng 20 µsV, liều phóng xạ của một lần chụp CT-Scan ngực là khoảng 700 µSv.
Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng người sử dụng chùm tia X đứng cách nguồn tia X
hơn 1m là an tồn [94].

-

Phân tích kết quả:
Trị số mật độ xương đo được sẽ được máy tính tốn để cho ra 2 chỉ số là T và Z
như sau:
Chỉ

số


T=

M Đ X đ o đượ c−M Đ X trung b ìn h c ủ a qu ầ n t hể tr ẻ tr ưở ng t hà n h
Độ l ệ c h c hu ẩ n c ủ a M Đ X trungb ì n h ở qu ầ n t hể d â n s ố tr ẻ tr ưở ng t hà n h

Chỉ số T=

M Đ X đ o đượ c−M Đ X trungb ì n h c ủ a ng ườ i c ù ng độ tu ổ i
Độ l ệ c h c hu ẩ n c ủ a M Đ X trungb ì n h ở qu ầ n t hể c ó c ù ng độ tu ổ i

Như vậy chỉ số T được dùng để so sánh mật độ xương của đối tượng được kiểm
tra với mật độ xương tối đa của quần thể, chỉ số Z so sánh mật độ xương hiện tại với
mật độ xương của những người cùng độ tuổi trong quần thể.
Một vấn đề được đặt ra là trị số tham chiếu để tính toán hai chỉ số trên là dựa trên
dân số nào. ISCD khuyến cáo sử dụng tham số quy chiếu là cơ sở dữ liệu đồng nhất
trên người da trắng Caucasian cho tất cả mọi chủng tộc, cụ thể là cơ sở dữ liệu
20



×