Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiến trúc - Linh hồn của phố cổ Hà Nội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.12 KB, 4 trang )

Kiến trúc - Linh hồn của phố cổ
Hà Nội

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng kiến trúc Thăng Long vẫn không thay đổi.
Điều này được thể hiện qua các di tích tôn giáo, không gian phố cổ cũng như tín ngưỡng,
sinh hoạt của người dân. Đó là đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Phúc, cán bộ nghiên cứu
Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
DẤU ẤN XƯA
Khu phố cổ được gọi là "Hà Nội 36 phố phường", hình thành từ đầu thế kỷ 15, giới
hạn bởi phía Bắc là đường Hàng Đậu, phía Nam là các đường phố Hàng Bông - Hàng Gai
- Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải và
phía Tây là đường Phùng Hưng. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo với những mái
ngói rêu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau, tạo
nên không gian kiến trúc cổ sinh động, đa dạng. Khu vực này hiện còn 79 công trình, di
tích văn hóa-lịch sử, tôn giáo (trong đó có khoảng 60 đình, dấu ấn tổ nghề) và 859 công
trình kiến trúc có giá trị (245 ngôi nhà cổ và 614 ngôi nhà cũ), và đặc biệt là Ô Quan
Chưởng (cửa Đông Hà), di tích khá nguyên vẹn của kinh thành Thăng Long xưa. Đặc
điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là
một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó như Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, Hàng Thiếc.
Khác với các phố cổ khác trên thế giới, phố cổ Hà Nội hiện nay vẫn là nơi diễn ra
đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của người dân đô thị. Trục thương
mại dịch vụ gồm các tuyến phố Hàng Đào – Hàng Ngang - Hàng Đường và Lương Văn
Can - Hàng Cân - Chả Cá – Hàng Lược.

Theo ông Phúc, quá trình hình thành và phát triển khu phố cổ không chỉ đến thời Lý
- Trần mới bắt đầu, nó có thể tính từ thời điểm vùng đất này bước vào quá trình đô thị
hoá, tuy nhiên đến khi triều Lý định đô mới định hình và rõ ràng hơn. Nếu như phần phía
Tây của kinh thành Thăng Long truyền thống gắn liền với chức năng chính trị - hành
chính, qua nhiều biến cố lịch sử như chiến tranh, thiên tai… khiến cho những cung điện
kiến trúc bề thế, nguy nga các thời Lý , Trần, Lê, và cả Nguyễn, nay chỉ còn bóng dáng ở
những di tích phát lộ từ lòng đất, thì khu phố buôn bán vẫn giữ lại kiến trúc xưa, ít bị dịch


chuyển về phạm vi, không gian.
Qua nhiều thế kỷ, không gian đô thị Thăng Long truyền thống, phần phía Tây kinh
thành với thành quách, cung điện, dinh thự thâm nghiêm gắn liền với hưng vong, thịnh
suy của mỗi triều đại. Phía Đông và Đông Bắc kinh thành, tiếp giáp với sông Hồng, sông
Tô lại nhường chỗ cho những phường nghề, phố hàng, chợ bến, với cảnh buôn bán trên
bến dưới thuyền rất nhộn nhịp… Cùng với đó, Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ, từ một đô
thị phường Đông truyền thống sang mô hình đô thị phường Tây trong suốt thời kỳ Pháp
thuộc. Cùng với đó, phố cổ có những biến đổi nhanh chóng: đường phố được nắn lại, có
hệ thống thoát nước, có hè phố, hệ thống chiếu sáng, xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền
được làm theo kiểu cách châu Âu

Theo ông Phúc, điều dễ nhận thấy ở khu phố cổ là nơi tập trung nhiều di tích thờ các
vị tổ nghề. Có thể kể đến "Châu Khê vọng từ" - ngôi đền của những người dân Châu Khê
ra Thăng Long làm nghề kim hoàn và vàng bạc. Ngôi vọng từ này là nơi họ tổ chức cúng
lễ, tế vọng vị thần Thành hoàng ngay tại đất kinh đô. Phần đông các vị Thành hoàng
được lập vọng ở Thăng Long là các vị tổ nghề như đình Phả Trúc Lâm (số 40 Hàng
Hành) và đình Hài Tượng (số 16 ngõ Hài Tượng) thờ Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung - tổ
nghề da, đóng hia hài; các ông Thuần Chính, Đức Chính, Sĩ Bàn - tổ nghề da giày ở làng
Chắm (Gia Lộc, Hải Dương); đền thờ vọng Nhị Khê (số 11 Hàng Hòm) thờ ông tổ nghề
tiện gỗ… Điều đặc biệt là, phần lớn di tích trong khu phố cổ đều không tách biệt với khu
vực dân cư như vẫn thường thấy ở các làng quê nông thôn mà đình, đền, chùa đều liền kề
với các kiến trúc dân gian khác, thậm chí, không gian thờ cúng của nhiều ngôi đình, đền
được đặt trên gác của một ngôi nhà như trường hợp đình Trung Yên, thờ vị tiến sĩ triều
Mạc. Điều này giúp người dân đi chợ, ra phố buôn bán có thể lên ngay đền, vào chùa và
ngược lại.
CẦN SỰ CHUNG SỨC
Phố cổ vốn là linh hồn của đất Thăng Long. Bởi vậy, cũng theo ông Phúc, cần phải
có sự chung sức của các ngành, các cấp và nhân dân để bảo tồn. Bên cạnh việc tuyên
truyền về ý thức giữ gìn di sản, cần phục hồi các lễ hội dân gian với sự tham gia của
người dân trong phố cổ việc để người dân trực tiếp tham gia cũng là một cách để tạo ý

thức giữ gìn di sản.
Ông Christian Campell, chuyên gia Pháp cho rằng, nên hướng người dân tới các giá
trị phi vật thể đồng thời phải làm thế nào đó để đạt đ?ợc sự thỏa hiệp đối với các dự án
đang có ý định xây dựng tại phố cổ. Khuyến khích khách du lịch đóng góp vào việc chỉnh
trang phố cổ. Đã xác định bảo tồn thì nên xây dựng cả một thành phố văn hóa chứ không
phải chỉ là một vài địa điểm nào đó. Ông Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng BQL Di tích và
Danh thắng Hà Nội cho rằng, vấn đề bức thiết hiện nay là tổ chức lập quy hoạch, đánh
giá hiện trạng các di sản, lập hồ sơ khoa học cho từng đường phố đồng thời đánh giá mức
độ biến dạng của các ngôi nhà, con phố, bên cạnh đó rà soát cơ cấu dân cư, cơ sở hạ tầng,
điều kiện vệ sinh, sinh hoạt từ đó lựa chọn giải pháp bảo tồn bằng phát triển. Đối với việc
làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, ông Nguyễn Đình Toàn,
Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn nhận định, không phải yếu tố mới nào
cũng làm mất đi bản sắc dân tộc, để hài hòa cần có quy chế quản lý việc khai thác các
quỹ di sản trong đô thị, quy định cụ thể về thiết kế kiến trúc cũng như việc khai thác các
yếu tố truyền thống trong thiết kế sáng tác ở đô thị.

×