Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài Nghiên Cứu Thực Tế Trung Cấp Chính Trị Tình Hình Bảo Tồn Và Phát Huy Những Giá Trị Văn Hóa Truyền Thống Đồng Bào Dân Tộc S’tiêng Tỉnh Bình Phước.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.51 KB, 14 trang )

TÌNH HÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA
TRUYỀN THỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC S’TIÊNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

A. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa. Sự đa dạng này có được phần
lớn là do Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc. Ngồi nền văn hóa chung của
người Việt, giá trị văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số là minh
chứng cho sự đa dạng các giá văn hóa của Việt Nam.
S’tiêng (Xtiêng) là một trong các dân tộc nằm trong 54 dân tộc anh em của
Việt Nam, sống tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Phước nước ta hiện nay. Là đồng bào
dân tộc thiểu số, người S’tieng với vốn văn hoá, bản sắc riêng đã và đang không
ngừng được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ. Cuộc sống của đồng bào S’tiêng
ở Bình Phước gắn bó với núi rừng, nương rẫy nên có những nét văn hóa độc đáo,
giàu bản sắc riêng. Trong những lễ hội, dụng cụ sản xuất, nhạc cụ, ngôn ngữ, đời
sống tâm linh,… đều mang một ý nghĩa rất riêng. Đó là những gì con người S’tiêng
mang lại, góp phần vào sự hòa nhập và phát triển những giá trị văn hóa chung của
Việt Nam.
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống của cộng đồng
dân tộc S’tiêng tại Bình Phước vừa có ý nghĩa quan trọng đối với bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa của người Việt nói chung mà cịn có giá trị về văn hóa, kinh tế,
du lịch,… của tỉnh Bình Phước nói riêng. Từ ý nghĩa quan trọng trên, tơi chọn đề
tài: “Tình hình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đồng
bào dân tộc S’tiêng tỉnh Bình Phước” làm đề tài cho bài thu hoạch nghiên cứu
thực tế của mình.


B. NỘI DUNG
1. Đặc điểm, tình hình địa phương
1.1. Vị trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ. Đây cũng là tỉnh có diện
tích lớn nhất Nam Bộ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 121 km theo đường


Quốc lộ 13 và Quốc lộ 14 và 102 km theo đường Tỉnh lộ 741. Bình Phước là tỉnh
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ có 240 km đường biên giới với Vương
quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Ngun
và Campuchia.
Tỉnh Bình Phước có diện tích tự nhiên 6.873,56 km2, có 41 dân tộc anh em
cùng sinh sống, dân số trên 1.030.098 người, phân bố trên 11 đơn vị hành chính
cấp huyện gồm: 01 thành phố (Đồng Xồi), 03 thị xã (Phước Long, Bình Long,
Chơn Thành), 07 huyện (Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh,
Hớn Quản, Phú Riềng), với 111 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Bình Phước có số lượng
hộ sản xuất kinh doanh là 52.137 cơ sở, số doanh nghiệp 5.477 doanh nghiệp, số cơ
sở tôn giáo 379 cơ sở, số đơn vị sự nghiệp, hiệp hội 641 đơn vị.
1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Bình Phước là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ
xuống đồng bằng Tây Nam bộ, nhìn chung địa hình Bình Phước tương đối bằng
phẳng ở phía nam và tây nam, phía bắc và đơng bắc có địa hình dốc hơn. Bình
Phước là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình khá thấp và khơng phức tạp
khi so với các tỉnh trung du miền núi khác, phía nam và tây nam tỉnh là nền đất
hình thành trên phù sa cổ với địa hình tương đối bằng phẳng, tiếp đến là vùng đồi
thấp chủ yếu hình thành trên nền Bazan có địa hình lượn sóng nối tiếp nhau, phía
bắc và tây bắc là vùng đất tiếp giáp Tây Nguyên có độ cao và dốc mạnh hơn.


- Tài ngun khốn sản: Bình Phước có 13 loại đất, phần lớn nằm trên tầng
bazan và phù sa cổ, diện tích lớn nhất là đất đỏ bazan chiếm khoảng 40%, nâu vàng
trên bazan chiếm khoảng 15%, đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm khoảng 15%,
đất nâu vàng trên phù sa cổ chiếm 11%, đất đỏ vàng trên đá phiến chiếm khoảng
10%. Trong đó đất chất lượng cao trở lên chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên,
đất có chất lượng trung bình chiếm 36,78% diện tích đất tự nhiên và đất có chất
lượng kém, hoặc cần đầu tư chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng của
tỉnh Bình Phước đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh

thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hồ dịng chảy của các con
sơng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 51,3% tổng diện
tích đất tồn tỉnh. Tồn tỉnh hiện có khoảng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khống với
20 loại khống sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm gồm nguyên
liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó ngun vật liệu
xây dựng, cao lanh, đá vơi… là loại khống sản có triển vọng và quan trọng nhất
của tỉnh.
- Khí hậu: Nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2
mùa là mùa mưa và mùa khô, Vào mùa mưa, thời tiết thường mát mẻ, lượng mưa
lớn, ngược lại vào mùa khô, lượng mưa ít, độ ẩm khơng khí giảm, thời tiết thường
se lạnh vào đầu mùa khô đến giữa mùa khô đến cuối mùa khơ thời tiết khơ nóng rất
khó chịu, Nhiệt độ bình quân trong năm khá cao đều và ổn định từ 25,8 ⁰C - 26,2
°C. Và thấp kỷ lục là 10⁰C cao kỷ lục là 38⁰C
- Du lịch: Bình Phước có nhiều khu di tích tham quan như Chùa Sóc Lớn (xã
Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh), Dinh tỉnh trưởng Bình Long (phường Phú Đức, Tx
Bình Long), Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định (Thị xã Phước Long), Đình
thần Hưng Long (thị trấn Chơn Thành), Thành tròn An Khương (huyện Hớn Quản),
Thành tròn Lộc Tấn 2 (huyện Lộc Ninh),…
1.3. Dân cư


Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số tồn tỉnh Bình Phước đạt trên
1.030.098 người, mật độ dân số đạt 132 người/km² Trong đó dân số sống tại thành
thị đạt gần 235.405 người, chiếm 23,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn
đạt 759,274 người, chiếm 76,3% dân số. Dân số nam đạt 501.473 người, trong khi
đó nữ đạt 493.206 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,3
‰ Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Đơng Nam Bộ với trên 1 triệu dân. Tỷ lệ đơ
thị hóa tính đến năm 2021 đạt 33%.
1.4. Dân tộc S’tiêng tại tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh có đơng đồng bào dân tộc thiểu số, tồn tỉnh có

40 thành phần dân tộc thiểu số, với 198.884 người, chiếm 19,67% dân số tồn tỉnh,
trong đó người dân tộc S'tiêng chiếm 98.243 người (chiếm trên 95% số người
S’tiêng ở Việt Nam) và sống tập trung nhiều ở các huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn
Quản và Bình Long...
Người S’tiêng nói tiếng S’tiêng, một ngơn ngữ thuộc nhóm ngơn ngữ MơnKhmer trong ngữ hệ Nam Á. Ngôn ngữ thứ hai của họ sau tiếng Việt. Người
S’tiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng sáu cái. Chiêng
khơng được gõ ở ngồi nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả
trong bộc lộ tình cảm, hịa giải xích mích giữa các gia đình. Trang phục của người
S'tiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ơng đóng khố. Mùa đơng người ta
chồng một tấm vải để chống rét. Người S’tiêng để tóc dài búi sau gáy, tai xâu lỗ,
hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi
người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vịng. Trẻ em nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ
chân. Những điều trên tạo nên bản sắc riêng cho con người S’tiêng.
2. Những kết quả đạt được trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống dân tộc S’tiêng tỉnh Bình Phước
Ở cấp trung ương trong năm 2021 và năm 2022 đã ban hành nhiều văn bản
thể hiện nội dung này như: Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5-2-2015 của Ban Bí thư


Trung ương về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và
tổ chức lễ hội; Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 547/QĐ-BNV phê duyệt kế
hoạch và dự tốn kinh phí biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung tài liệu bồi dưỡng tiếng
S’tiêng cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi tỉnh Bình Phước;
Cơng văn số 677/HD-BVHTTDL hướng dẫn triển khai thực hiện dự án “Bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát
triển du lịch”; Quyết định số 2754/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2021 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mơ hình phát
huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xây
dựng nông thôn mới; Công văn số 861/BVHTTDL-VHDT ngày 17/03/2022 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch  về việc chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm

không phù hợp với văn hoá truyền thống; Quyết định số 3404/QĐ-BVHTTDL
ngày 22/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn,
phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch giai đoạn 2021 - 2030”.
Thực hiện các chỉ đạo trên, những năm qua, việc bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc S’tiêng luôn được Đảng bộ và Chính
quyền tỉnh Bình Phước quan tâm.
Cụ thể trong những năm qua, những người làm văn hóa ở Bình Phước đã tiếp
nhận khuyến nghị từ các nhà khoa học quan tâm và khuyến khích các hoạt động
văn hóa có sử dụng cồng chiêng; đồng thời, duy trì tổ chức các liên hoan cồng
chiêng thường niên ở cấp xã, huyện và tỉnh. Qua đó, huy động các đội cồng chiêng,
các nghệ nhân người S’tiêng tham gia nhằm truyền cảm hứng và góp phần bảo tồn
giá trị văn hóa phi vật thể cồng chiêng. Tại các trường dân tộc nội trú cũng được
khuyến khích đưa mơn cồng chiêng vào truyền dạy cho các bậc học sinh người
đồng bào dân tộc S’tiêng. Ngày 12/3/202, Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo
huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tiêng tại


thôn Thiện Cư xã Thiện Hưng. Đây là hoạt động nhằm phát huy, gìn giữ giá trị, bản
sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng, đồng thời lưu truyền đến các thế
hệ trẻ để không bị lãng quên. Bộ cồng chiêng gồm 5 chiếc, được đúc bằng đồng có
giá trị khoảng 30 triệu đồng.
Lễ hội mừng lúa mới này càng được đông đảo quần chúng tham gia, không
chỉ đơn thuần là lễ hội của đồng bào S’tiêng mà đã phát triển trở thành ngày hội vui
xuân của đồng bào nơi tuyến biên giới của huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước,
cùng với các đơn vị đóng qn trên địa bàn huyện, như Trung Đồn 717, Đồn biên
phịng, Công an huyện và đông đảo nhân dân cùng tham gia, tất cả tạo nên khơng
khí lễ hội, đón xn thêm vui tươi, đầm ấm, đồn kết tình qn dân.
Việc bảo tồn ngôn ngữ của người S’tiêng ngày càng được quan tâm, việc bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống, ngôn ngữ của người S’tiêng được thực hiện

bằng nhiều phương thức khác nhau. Trong đó, việc lưu giữ chữ viết của người
S’tiêng qua tư liệu văn bản và biên soạn thành sách để dạy và học tiếng dân tộc
S’tiêng là phương thức hiệu quả và rất quan trọng. Đến nay, những cơng trình
nghiên cứu về ngơn ngữ dân tộc S’tiêng nói chung và những tài liệu để học tiếng
S’tiêng đã có nhiều tiến triển đáng kể. Ngày 31/3/2021, Ban Dân tộc phối hợp Đài
Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước tổ chức hội thảo khoa học “Đề xuất
giải pháp sử dụng thống nhất, hiệu quả ngôn ngữ S’tiêng trong chương trình tiếng
S’tiêng trên sóng phát thanh và truyền hình Bình Phước”. Trong những năm qua,
chương trình tiếng S’tiêng trên sóng phát thanh và truyền hình Bình Phước đã góp
phần tun truyền, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
cũng như khoa học - kỹ thuật sản xuất đến với đồng bào, phát huy bản sắc văn hóa
đặc sắc của đồng bào dân tộc S’tiêng trên địa bàn; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính
trị, nâng cao dân trí, thúc đẩy kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.
Đã triển khai thực hiện và hoàn thành khu bảo tồn và tái hiện không gian
sinh hoạt nhà dài truyền thống của đồng bào S’tiêng tại sóc Bom Bo. Khu bảo tồn


văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) có 2 nhà dài,
mỗi nhà dài truyền thống có diện tích hơn 178 m 2. Sau khi tiếp nhận và tổ chức
hoạt động tại khu bảo tồn, Ban Quản lý di tích tỉnh đã nhận thấy những khó khăn,
tồn tại cần khắc phục để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham quan, nghiên cứu ngày càng
tăng của nhân dân và du khách. Trong đó, việc phục dựng, tái hiện không gian sinh
hoạt nhà dài truyền thống đồng bào dân tộc S’tiêng là một nhiệm vụ cấp thiết đã và
đang được thực hiện.
3. Nhận xét đánh giá nghiên cứu
3.1. Những mặt đạt được
Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Bình Phước đã quan tâm, sâu sát trong chỉ đạo và
thực hiện việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân
tộc S’tiêng của tỉnh. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện các văn
bản của cấp trên về vấn đề này.

Văn hóa cồng chiên của người S’tiêng ln được bảo tồn và phát huy cùng
với văn hóa cồng chiên của nhiều dân tộc thiểu số khác tại Việt Nam. Di sản văn
hóa Khơng gian văn hóa Cồng chiêng được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền
khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang
danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008).
“Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’tiêng Bình Phước” là một trong 25
Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh được phê duyệt theo Quyết định số
841/QĐ-UBND ngày 19/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh và là Di sản văn hóa phi
vật thể quốc gia đầu tiên được công nhận ở Bình Phước theo Quyết định số
4597/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019 của Bộ VHTT&DL. “Kỹ thuật chế biến
rượu cần của người S’tiêng” của 6 huyện, thị gồm: Bù Đăng,Bù Gia Mập, Hớn
Quản, Phú Riềng, Lộc Ninh và Phước Long được công nhận di sản văn hóa Quốc
gia nghề thủ cơng truyền thống.


Việc bảo tồn, giữ gìn ngơn ngữ của người S’tiêng ngày càng được cải thiện,
việc biên soạn các bài giảng về ngôn ngữ S’tiêng đưa vào dạy tại trường học được
ngành giáo tỉnh Bình Phước quan tâm. Từ đó ngơn ngữ của người S’tiêng đã và
đang là một ngôn ngữ mà người dân tộc S’tiêng giao tiếp hàng ngày.
Hàng năm, các lễ hội của người S’tiêng được tổ chức với quy mô ngày càng
lớn, thu hút nhiều người dân và khách du lịch tham gia như: lễ hội mừng lúa mới,
Lễ cầu mưa, Lễ phá bàu,…
Đề án Tái hiện không gian sinh hoạt nhà dài truyền thống của đồng bào
S’tiêng tại sóc Bom Bo mang lại nhiều giá trị về tinh thần cho người dân, đồng thời
phát triển được du lịch của tỉnh Bình Phước. Với việc ngày càng lưu giữ được
nhiều vật dụng, nhạc cụ,… của người S’tiêng tạo nên sự đa dạng cho du lịch, gìn
giữ văn hóa vật thể. Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo cịn gìn giữ
các giá trị văn hóa phi vật thể như giã gạo, bắn nỏ, chở gùi nước, đốt lửa trại, uống
rượu cần, những món ăn đặc trưng và điệu múa cồng chiêng của đồng bào S’tiêng.
3.2. Những hạn chề khó khăn

Việc triển khai các văn bản của cấp trên về vấn đề bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc cịn hạn chế, đơi lúc chưa đi sát vào
địa phương và vẫn mang tình chất hình thức, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn
chưa cao.
Tuyên truyền, quảng bá những nét đặc sắc trong văn hóa của người dân tộc
S’tiêng tại Bình Phước của chính quyền các cấp nhất là Sở văn hóa thể thao và du
lịch chưa đảm bảo được sự đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào các điểm đặc sắc
nhất như: văn hóa cồng chiêng, lễ hội lúa mới,… Điều này làm cho các giá trị văn
hóa khác ít được biết đền và ngày càng mai một.
Văn hóa người S’tiêng bị mai một dần. Vì vậy, rất cần sự quan tâm của các
ngành, các cấp để văn hóa người S’tiêng mãi mãi trường tồn theo thời gian, là dấu


ấn để thu hút khách du lịch đến với Bình Phước mà không trộn lẫn với bất kỳ bản
sắc của địa phương nào.
Một bộ phận thế hệ trẻ chưa thực sự quan tâm, thờ ơ với văn hóa của người
S’tiêng. Thế hệ trẻ dân tộc S’tiêng là người trực tiếp tiếp nối và gìn giữ những giá
trị văn hóa của người S’tiêng. Song với sự phát triển nhanh chóng của đất nước,
các giá trị văn hóa truyền thống của người S’tiêng đang phai nhạt dần trong thế hệ
trẻ. Điều này rất đáng quan ngại khi khơng cịn nhiều người tiếp nối truyền thống
văn hóa dân tộc.
3.3. Nguyên nhân
Các văn bản chỉ đạo về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống đồng bào dân tộc S’tiêng tỉnh Bình Phước chưa đưa ra được những phương
hướng, giải pháp cụ thể để thực hiện.
Các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh của
con người, văn hóa của người S’tiêng cho đơng đảo người dân trong nước và quốc
tế biết đến.
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi khiến đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc S’tiêng tại chỗ cịn nghèo và khó khăn,

trình độ dân trí thấp. Trong bộ bề lo toan đời sống vật chất nên việc lưu giữ các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trở thành một thứ xa xỉ thứ yếu.
Sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng đã đưa lớp thanh niên
người S’tiêng tiếp cận nhanh chóng những trào lưu mới với lối sống hưỡng thụ, xa
rời phong tục, tập quán truyền thống. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của các phương tiện
thông tin, các mạng xã hội không lành mạnh dẫn đến thế hệ trẻ ít quan tâm đến việc
bảo tồn các phong tục, tập quán, các lễ nghi tín ngưỡng, các lễ hộ truyền thống, các
loại nhạc cụ, làn điệu dân ca.


Lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng thiếu vắng. Người lớn tuổi am hiểu
về văn hóa dân gian mất dần. Các giá trị nghệ thuật không được ghi chép, truyền
dạy cho các thế hệ sau (thất truyền). Công tác dạy lại thiếu tính hệ thống. Hoạt
động thiết chế vùng đồng bào DTTS còn hạn chế. Vai trò của già làng - những
người có uy tín, trong việc tổ chức các lễ hội hằng năm ngày càng thiếu hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn về công tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến di sản
văn hóa cịn hạn chế, nhất là ở cơ sở. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tổ chức
không được thường xuyên. Khoảng cách về mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng
thành thị và nơng thơn cịn chênh lệch rất lớn. Cơ sở vật chất, sản phẩm, phương
tiện văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc S’tiêng còn thiếu và lạc hậu…
3.4. So sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với quan điểm, dường lới chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5-2-2015 của Ban Bí thư Trung ương về
việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội,
ngày 26-5-2015 Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Kế hoạch số 230-KH/TU về triển
khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 41 đã
đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao các hoạt động lễ hội trên địa bàn
tỉnh. cụ thể hóa nội dung Chỉ thị số 41-CT/TW, các cấp ủy đã tổ chức tuyên truyền,
vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giữ gìn đạo đức, thuần phong mỹ tục,
thực hiện tốt nếp sống văn minh... Cơng tác tun truyền được các ban quản lý di
tích, ban tổ chức lễ hội quan tâm, tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND về việc quy định tổ
chức lễ hội trên địa bàn tỉnh và các quy định khác của pháp luật. Công tác quản lý
và tổ chức lễ hội được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo lễ hội diễn ra
vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.


Ngày 23/4/2021, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 547/QĐ-BNV phê duyệt
kế hoạch và dự tốn kinh phí biên soạn, chỉnh sửa, bổ sung tài liệu bồi dưỡng tiếng
S’tiêng cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi tỉnh Bình Phước.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1015/UBND-NC ngày 30-3-2021
giao Trường Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh và Ban
Dân tộc HĐND tỉnh tổ chức thực hiện. Trên cơ sở kết quả biên soạn, chỉnh sửa, bổ
sung, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3349/QĐ-UBND ngày
31/12/2021 ban hành tài liệu bồi dưỡng tiếng S’tiêng cho cán bộ, công chức công
tác ở vùng dân tộc, miền núi tỉnh Bình Phước. Đây là tài liệu được biên soạn, chỉnh
sửa, bổ sung khá công phu theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, chữ viết
được sử dụng thống nhất theo Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 của
UBND tỉnh. Chủ đề và các bài học khá phong phú, trong bài học có giới thiệu
những đặc trưng văn hóa của người S’tiêng. Tài liệu khơng chỉ phục vụ cán bộ,
công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi tỉnh Bình Phước mà người S’tiêng có
thể sử dụng để học, biết chữ S’tiêng, hiểu thêm về văn hóa, ngơn ngữ, phong tục,
tập qn của dân tộc mình. Đối với học sinh, mặc dù Luật Giáo dục đã có quy định
về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số; Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010
của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ
sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; chương trình khung
dạy tiếng dân tộc S’tiêng cho cấp tiểu học đã biên soạn, tuy nhiên do chưa có tài
liệu và đội ngũ giáo viên dạy tiếng S’tiêng nên việc dạy tiếng S’tiêng cho học sinh

đến nay chưa được triển khai.
4. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu
Một là, cần tăng cường sự hiệu quả trong công tác chỉ đạo, quản lý, phát huy
và bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc nói chung và người S’tiêng nói
riêng của các cấp, các ngành có liên quan.


Hai là, có chính sách hiệu quả để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn
ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể của người S’tiêng. Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc S’tiêng
từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.
Ba là, cần thiết trong hỗ trợ phong trào văn hóa, văn nghệ, hoạt động nghệ
thuật cho đồng bào dân tộc S’tiêng, phát huy vai trò của các nghệ nhân dân gian;
đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ văn hóa là người S’tiêng.
Bốn là, đề ra và thực hiện những chính sách tơn tạo đối với các di sản văn hóa
vật thể và các chính sách gìn giữ văn hóa phi vật thể một cách rõ ràng, cụ thể.
5. Kiến nghị, đề xuất
Thứ nhất, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển
khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về
văn hóa, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Coi trọng việc bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là
phát triển du lịch, để văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh trong tình hình mới.
Thứ hai, các cấp ủy, chính quyền nâng cao hơn nữa vai trị, sự chủ động, tích
cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần đẩy mạnh thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho đồng bào dân tộc S’tiêng, bảo đảm mối quan hệ hài hịa giữa phát triển
văn hóa và phát triển kinh tế, giữa bảo tồn, phát huy và phát triển.
Thứ ba, cải thiện hơn nữa môi trường sinh hoạt và thực hành di sản văn hóa
của đồng bào S’tiêng; bảo tồn, xây dựng nhà ở theo kiến trúc truyền thống gắn với
không gian cảnh quan; tổ chức các hoạt động, tăng cường giao lưu cộng đồng,...

nhằm nâng cao ý thức, tạo sự gắn bó mật thiết của người dân trong việc bảo tồn và


phát huy giá trị văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch, tạo ra lợi ích kinh tế
và quảng bá hình ảnh địa phương và con người S’tiêng.
Thứ tư, khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân tham gia bảo vệ di tích; các nghệ
nhân, chủ thể văn hóa, là những người đang nắm giữ bảo tồn và truyền dạy các giá
trị di sản văn hóa. Cùng với đầu tư của Nhà nước, coi trọng xây dựng các cơ chế,
chính sách, tăng cường sự tham gia, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, xây
dựng, nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa.
Thứ năm, gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy các
giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và bản sắc văn hóa, con người
S’tiêng. Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, trọng tâm là
sản phẩm du lịch lịch sử, nghỉ dưỡng, lễ hội, sinh thái, cộng đồng...


C. KẾT LUẬN
Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc
S’tiêng tỉnh Bình Phước có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc của đất nước.
Trong những năm qua công tác Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống đồng bào dân tộc S’tiêng tỉnh Bình Phước đã có nhiều đổi mới, tiến
triển đáng kể. Song, do tình xã hội ngày một thay đổi theo chiều hướng nhanh hơn
và đa chiều hơn nên điều này tạo ra nhiều khó khăn, và hạn chế cho cơ quan quản
lý Nhà nước và cả người dân tộc S’tiêng.
Để khắc phục được những hạn chế cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,
kiến nghị và đề xuất đã đưa ra. Từ đó góp phần giúp văn hóa truyền thống của
người S’tiêng tại tỉnh Bình Phước được biết đến ngày một nhiều hơn và cũng góp
phần gìn giữ được những giá trị văn hòa mà con người S’tiêng mang lại cho đất
nước, làm nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.




×