Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Huy động cộng đồng dân cư trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá tại huyện đông hòa, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGÔ VIẾT HẢI

HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
TẠI HUYỆN ĐÔNG HÕA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGÔ VIẾT HẢI

HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
TẠI HUYỆN ĐÔNG HÕA, TỈNH PHÚ YÊN
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh

HÀ NỘI, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, trích dẫn trong luận văn là đầy đủ, chính xác và trung thực. Những ý
kiến khoa học đƣợc đề cập trong luận văn chƣa đƣợc ai công bố ở bất cứ
nơi nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Viết Hải


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Khoa sau Đại học, Khoa Tâm lý – Giáo dục và các thầy cô đã truyền
dạy những kiến thức, cũng như động viên giúp đỡ trong thời gian tôi học tập
và nguyên cứu tại Trường.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn đến PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh người trực
tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian và công sức giúp tôi hoàn thành Luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý di tích, Phòng Quản ly di
sản thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, Ban Tuyên giáo
Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đông
Hoà đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu phục vụ trong quá trình nguyên cứu
và viết Luận văn.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu trong việc lựa chọn nội
dung cũng như soạn thảo và trình bày nội dung. Tuy nhiên không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi mong nhận được góp ý quý báu để Luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Phú Yên, ngày

tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Ngô Viết Hải


DANH MỤC VIẾT TẮC
STT

Cụm từ viết tắt

Ý nghĩa của cụm từ viết tắt

1

DSVH

Di sản văn hóa

2

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

3


LS-VH

Lịch sử - Văn hóa

4

THCS

Trung học cơ sở

5

THPT

Trung học phổ thông

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

UBMTTQVN

Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

8


VH&TT

Văn hóa và Thông tin

9

VH,TT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

11

TNCS

Thanh niên cộng sản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 4
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN
CƢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA .................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài............................................................... 11
1.2.1. Cộng đồng, huy động cộng đồng dân cư .............................................. 11
1.2.2. Giá trị các di tích lịch sử, văn hóa. ....................................................... 14
1.2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ............................... 15
1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
văn hóa. ........................................................................................................... 16
1.3.1. Vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. ...... 16
1.3.2. Ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. ..... 19
1.4. Huy động cộng đồng dân cƣ trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hóa................................................................................................. 21
1.4.1. Nội dung huy động ................................................................................ 21
1.4.2. Các hình thức huy động ........................................................................ 23
1.4.3. Các chủ thể tham gia vào việc huy động .............................................. 24
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến huy động cộng đồng dân cƣ trong bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa...................................................... 25


1.5.1.Yếu tố chính trị ....................................................................................... 25
1.5.2.Yếu tố tín ngưỡng, tâm linh .................................................................... 26
1.5.3. Yếu tố kinh tế ......................................................................................... 30
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
TẠI HUYỆN ĐÔNG HÕA TỈNH PHÚ YÊN ............................................. 32

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng. .................................................................... 32
2.1.1. Mục đích đối tượng khảo sát. ................................................................ 32
2.1.2. Phương pháp khảo sát........................................................................... 32
2.1.3. Cách xử lý kết quả khảo sát. ................................................................. 33
2.2. Khái quát về huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên .......................................... 33
2.2.1. Về kinh tế xã hội .................................................................................... 33
2.2.2. Về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện....................................... 37
2.3. Thực trạng việc bảo tồn giá trị các di tích lịch sử văn hóa. ..................... 46
2.3.1. Thực trạng nhận thức. ........................................................................... 46
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện ..................................................................... 50
2.4. Thực trạng huy động cộng đồng dân cƣ trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị các di tích lịch sử văn hóa..................................................................... 51
2.4.1. Thực trạng thực hiện nội dung huy động .............................................. 51
2.4.2. Thực trạng thực hiện hình thức tổ chức các hoạt động ........................ 54
2.4.3. Thực trạng sự tham gia của các lực lượng xã hội ................................ 56
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 58
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRONG
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA TẠI HUYỆN ĐÔNG HÕA, TỈNH PHÚ YÊN.................................. 59
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................ 59
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ...................................................... 59
3.1.2. Đảm bảo tính thống nhất mục đích huy động của các lực lượng xã hội....... 60
3.1.3. Đảm bảo tính pháp lý ............................................................................ 60


3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn của địa phương. .............................................. 61
3.2. Các biện pháp huy động cộng đồng dân cƣ bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên. .................................. 61
3.2.1. Tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về luật di sản văn hóa, về các văn bản về bảo vệ, phát huy giá trị

di tích lịch sử văn hóa cho người dân. ............................................................ 61
3.2.2. Hoàn thiện các văn bản về phối hợp với các lực lượng chức năng của huyện
trong việc tham gia bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ........... 65
3.2.3. Xây dựng cơ chế khuyến khích động viên các tổ chức doanh nghiệp,
đoàn thể, cá nhân tham gia đầu tư kinh phí để giữ gìn bảo vệ và trùng tu các
di tích lịch sử văn hóa ..................................................................................... 67
3.2.4. Tạo điều kiện cho người dân trong cộng đồng tham gia bảo vệ, sử
dụng, khai thác giá trị của di tích ................................................................... 68
3.2.5. Chính quyền tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho ban quản lý các
di tích lịch sử văn hóa ..................................................................................... 71
3.2.6. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đông Hòa ................................................. 73
3.2.7. Huy động các nguồn lực từ cộng đồng để gắn kết chặt chẽ di tích lịch
sử văn hóa với phát triển du lịch ở huyện Đông Hòa ..................................... 75
3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .............. 78
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm .......................................................................... 78
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 79
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm ................................................................... 79
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm............................................................................. 79
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 96


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và ngƣời dân trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa .................................... 46
Bảng 2.2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và ngƣời dân trong tìm
hiểu các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. .................................................. 48

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và ngƣời dân trong việc
thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa .................... 50
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung huy động cộng đồng dân cƣ trong
việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa ............................ 52
Bảng 2.5: Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động giới thiệu
các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn ........................................................... 54
Bảng 2.6. Thực trạng sự tham gia của các lực lƣợng xã hội trong việc
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa. ................................... 56
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp .................. 79
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp .................... 81
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp ................................................................................................... 84


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài
Di tích lịch sử văn hóa là di sản quý báu và là một bộ phận quan trọng
của di sản văn hóa dân tộc. Di tích là những vết tích những gì còn lại qua thời
gian và đƣợc lƣu lại cho đến ngày hôm nay. Di tích lịch sử phản ánh những
hoạt động, đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của con ngƣời trải qua
một thời gian hay thời kỳ. Mặt khác còn là nơi lƣu niệm tƣởng nhớ trƣng bày
các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Di tích lịch sử văn
hóa là dấu ấn của một thời đại, có những di tích nổi trên mặt đất, có những di
tích đã chìm sâu dƣới lòng đất hay còn bị ngập nƣớc.
Ngày nay, với xu thế hội nhập, văn hóa là nền tảng cho sự phát triển
của một dân tộc, một quốc gia. Thực tế, việc sử dụng, khai thác di tích diễn ra
chồng chéo nhau, vì các cơ quan bảo tồn, du lịch, điện ảnh, thƣơng mại, dịch
vụ… địa phƣơng đều hƣớng vào khai thác di tích. Mỗi nơi một cách, các hoạt
động chƣa đƣợc quản lý, phối hợp chặt chẽ. Di tích lịch sử văn hoá là tài sản
vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích

vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trƣng văn hoá, về cội nguồn và truyền
thống đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá
nhân loại. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, xây dựng đất nƣớc luôn gắn với
giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy kế thừa và phát huy những giá trị di
tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho dân tộc là truyền thống lịch sử tốt đẹp của
dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là yêu cầu hàng đầu đối với việc
xây dựng nền văn hóa hiện nay.
Trong Nghị quyết Trung ƣơng V (khóa VIII) Đảng đề ra phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa: “Phương hướng chung của
sự nghiệp vǎn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
1


đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền vǎn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa vǎn hóa nhân loại, làm cho vǎn hóa
thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh
hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao
đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
vǎn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.”
Bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, trong đó việc bảo tồn, tôn
tạo và phát huy các giá trị di tích là một lĩnh vực hoạt động đầy khó khăn,
phức tạp. Lĩnh vực hoạt động này vừa mang tính khoa học sâu sắc, vừa mang
tính thực tiễn sinh động, đồng thời là lĩnh vực hoạt động mang tính xã hội
cao. Nên công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích là việc làm cấp bách
và cần phải có giải pháp hợp lý, kịp thờicần phải có sự tham gia của nhà nƣớc

và của nhân dân, trong đó cộng đồng dân cƣ đóng một vai trò quan trọng.
Cộng đồng là một tập hợp công dân cƣ trú trong cùng một khu vực địa
lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá
chung. Một số tổ chức chính trị - xã hội cũng có thể đại diện cho cộng đồng
nhƣ: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân...Sự
tham gia của cộng đồng dân cƣ vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
địa phƣơng là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác quản lý di
tích lịch sử văn hóa, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ƣơng đến
địa phƣơng) thì càng xuống cấp thấp hơn, vai trò của ngƣời dân càng trở nên
quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo tồn và phát huy giá trị các di
tích lịch sử không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo tồn và
phát huy giá trị di tích, mà còn là lực lƣợng giám sát nhanh và hiệu quả, giúp
cho các cơ quan quản lý di tích giải quyết kịp thời nhiều hành vi vi phạm liên
quan đến di tích lịch sử - văn hóa.
2


Phú Yên là tỉnh có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh phong phú, đa dạng và độc đáo. Đây là nguồn tài nguyên vô giá và cũng
là tiềm năng to lớn của tỉnh, theo kết quả khảo sát Phú Yên hiện nay có 57 di
tích và danh lam thắng cảnh đã đƣợc xếp hạng trong đó có 20 di tích, danh
thắng cấp quốc gia và 37 di tích danh thắng cấp tỉnh; riêng trên địa bàn huyện
Đông Hòa, tỉnh Phú Yên có 10 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 3 di tích,
danh thắng cấp quốc gia và 7 di tích danh thắng cấp tỉnh. Trong những năm
qua, công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn
có bƣớc phát triển tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhƣ một bộ phận
ngƣời dân còn chƣa ý thức đƣợc trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các
di tích lịch sử văn hóa của dân tộc tại địa phƣơng.
Là một cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ quản lý về văn hóa, trong đó có việc
quản lý các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện,

tôi nhận thấy việc huy động cộng đồng dân cƣ trong bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng, thực hiện tốt nhiệm vụ này không chỉ bảo tồn và phát huy giá trị
các di tích lịch sử văn hóa mà còn góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh
tế xã hội trên địa bàn huyện. Chính vì thế tôi đã chọn vấn đề: “Huy động
cộng đồng dân cư trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn
hóa tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của huy động cộng đồng dân
cƣ trong bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, xác định biện pháp huy động
cộng đồng dân cƣ phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại huyện
Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, nhằm góp phần bảo tồn giá trị các di tích lịch sử
tại huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên nói riêng, góp phần bảo tồn di sản văn
hóa Việt Nam nói chung.
3


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.
Đối tượng
- Quá trình huy động cộng đồng dân cƣ trong bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử văn hóa ở huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên là nơi có một số di tích lịch sử văn hóa
cần đƣợc giữ gìn và phát huy, tuy nhiên trƣớc sự phát triển của du lịch, dịch
vụ hiện nay đã có ảnh hƣởng đến bảo tồn giá trị các di tích này. Nếu đánh
giá đƣợc thực trạng và đề xuất đƣợc biện pháp huy động cộng đồng dân cƣ
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa phù hợp với điều kiện
thực tế ở địa phƣơng thì ý thức bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch

sử văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng sẽ tốt hơn, góp phần bảo tồn di sản
văn hóa Việt Nam.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động cộng đồng dân cƣ trên địa bàn
huyện trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng huy động cộng đồng dân cƣ trong bảo
tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại huyện Đông Hòa, tỉnh
Phú Yên.
- Xác định biện pháp huy động cộng đồng dân cƣ trong bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Xác định biện pháp cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện và một số
cơ quan, tổ chức chính trị xã hội.
- Các số liệu đƣợc lấy từ năm 2013 đến năm 2016.
- Đối tƣợng khảo sát: Cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin, cán bộ quản
lý di tích, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân sống xung quanh các
di tích lịch sử văn hóa huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.
4


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. C c phương ph p nghiên cứu

uận:

Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu,
phân loại tài liệu,… nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của “ Huy động cộng
đồng dân cư trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa tại
huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên”.
7.2. C c phương ph p nghiên cứu th c ti n:

Sử dụng các phƣơng pháp nhằm khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng
vấn đề nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn ngƣời dân và cán bộ về nội dung
bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi. (Dành cho ngƣời dân và dành
cho cán bộ chính quyền, đoàn thể)
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN TRONG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc đặt
ra từ lâu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chủ yếu là trên
phƣơng diện thực hành, tức là công việc sƣu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu và
công bố về tƣ liệu di tích lịch sử văn hóa, còn việc nghiên cứu lý thuyết về
phƣơng diện này chỉ gần đây mới đƣợc khoa học chú ý.
Vào thập kỷ 60 xuất hiện một sự kiện quan trọng là nƣớc Ai Cập dự
định xây dựng đập nƣớc Aswan trên sông Nil. Hậu quả của việc xây dựng đập
nƣớc sẽ làm cho toàn bộ đền đài son ở Nubia bị nhấn chìm trong dòng nƣớc.
Cộng đồng thế giới nhận thấy nếu mất đi những đền đài son kính này sẽ làm
tổn thất nặng nề không chỉ đối với nƣớc Ai Cập và Xu Đăng, mà còn là thiệt
thồi cho cả nhân loại. Ngƣời ta còn biết rằng việc cứu trợ các di sản quý báu
trên đây đòi hỏi có một nguồn kinh phí to lớn, vƣợt quá khả năng của hai
nƣớc hữu quan. Do đó, ngày 8/3/1960, ông René Maheu, Tổng giám đốc

UNESSCO đã phát đi lời kêu gọi và sau đó thu đƣợc 30 triệu đô la, đóng góp
vào quỹ cứu trợ các ngôi đền của Nubia.
Cũng vào thời gian này, trên thế giới xuất hiện nhiều tiếng nói đòi bảo
vệ môi trƣờng thiên nhiên và giữ gìn di sản văn hóa. Phong trào ngày càng
lớn mạnh dẫn tới sự ra đời của công ƣớc về di sản thế giới (bao gồm di sản
thiên nhiên và di sản văn hóa). Công ƣớc đã đƣợc Hội đồng UNESCO có đại
biểu của 112 quốc gia tham gia thông qua vào năm 1970. Công ƣớc khẳng
định: Các tác phẩm của con ngƣời và các tác phẩm của thiên nhiên hợp thành
vốn di sản duy nhất cần đƣợc bảo vệ chu đáo. Các quốc gia tham gia công

6


ƣớc có quyền lập ra cho quốc gia mình một danh mục tài sản, đủ tiêu chuẩn
thì đƣợc xếp vào “Danh mục di sản thế giới”, một ủy ban di sản thế giới đƣợc
thành lập. Đó là cơ quan liên chính phủ gồm đại diện của 21 nƣớc tham gia
công ƣớc, đƣợc luân phiên bầu vào. Dựa vào báo cáo của hai tổ chức phi
Chính phủ là Hội đồng quốc tế về các đền đài và di chỉ (gọi tắt là ICOMOS)
và Liên hiệp quốc tế bảo tồn thiên nhiên (gọi tắt là IUCN), Ủy ban sẽ nghiên
cứu hồ sơ hàng năm quyết định việc công nhận di sản thế giới. Trong số này
có 326 di sản văn hóa, 97 di sản thiên nhiên và 17 di sản tổng hợp. Riêng đối
với nƣớc ta, tháng 12/1993 cố đô Huế đƣợc xếp vào danh mục tài sản văn hóa
thế giới và đến tháng 12/1994 Vịnh Hạ Long đƣợc xếp vào danh mục di sản
thiên nhiên thế giới.
Trong vòng gần 72 năm kể từ khi thành lập tới nay, tổ chức UNESCO
của Liên hiệp quốc đã tập trung hoạt động, hƣớng vào lĩnh vực bảo vệ di sản
văn hóa dân tộc. Từ thập kỷ 80 trở lại đây, UNESCO đã triển khai một
chƣơng trình hành động với chủ đề "Bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa
phi vật thể".
Vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị các di tích lịch

sử văn hóa đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và xã hội rất quan tâm. Có nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đã đề cập đến, ở các mức độ khác nhau vấn
đề mà luận văn nghiên cứu:
Những hoạt động nghiên cứu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc
ghi chép lại khá cẩn thận, chi tiết và cụ thể:
Đại Việt sử ký toàn thƣ, tập 1 (dịch theo bản khắc năm Chính Hòa 18 1697, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998), đã ghi: “Lý Cao Tông, năm Kỷ
Dậu (1189), tháng 3 vua đi ngự khắp núi sông, phàm xe vua đi đến đâu mà có
thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ” [14, 329]. “Lý Nhân Tông
hoàng đế năm Mậu Thìn năm thứ tƣ (1088) “định các chùa trong nƣớc làm ba
hạng đại, trung và tiểu danh lam, cho quan văn chức cao kiêm làm đề cử
7


(chức quan của nhà Lí quản lý ruộng đất và tài sản của nhà chùa). Bấy giờ
nhà chùa có điền nô và kho chứa đồ vật nên đặt chức ấy” [14, 282]
Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 (dịch theo bản khắc năm Chính Hòa 18 1697, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998): “Lê Thái Tông năm Ất Mão
(1435) sai các quan đi tế khắp các thần kỳ trong nƣớc có ghi trong tự điển”
[14, 326]
Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều mắt thấy tai nghe) của Lê Qúy
Đôn có ghi: Năm Bảo Thái thứ ba (1727), tra cứu tự điển các xƣ, đền thờ
thƣởng đẳng thần 832 ngôi, thƣợng trung đẳng 1 ngôi, trung đẳng 817 ngôi,
trung hạ đẳng, hạ đẳng 860 ngôi, cộng 2511 ngôi.
Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ ghi lại: “Nƣớc Nam ta dựng nƣớc
từ thời Lạc Hùng; khoảng giữa lại phải phụ thuộc về Hán, đời Đƣờng, rồi đến
đời Đinh, đời Lê, Lí, Trần; ngoài việc tế giao miếu, tế sơn xuyên ra, còn các
đền thờ ghi trong tự điển. Về đời Trần đã thấy Việt điện u linh chép cả thảy
29 đền, các đời sau lại thêm mãi ra. Khoảng đời Quang Thiệu (niên hiệu Lê
Chiêu Thống 1516 – 1526), Thống Nguyên (niên hiệu Lê Cung Hoàng –
1527) lại thấy chép trong sổ ghi các đền thờ đến 110 đền...Khoảng đời Quang
Hƣng (niên hiệu Lê Thế Tông 1578 – 1599) vua Lê Thế Tông khôi phục kinh

đô, truy xét những bầy tôi tiết nghĩa, đều cho lập đền cúng tế, đến 27 đền; lại
còn những bậc thiên thần hiển linh có công trạng đều đƣợc bao phong và lập
đền thờ...” [14, 159]
Nhƣ vậy, dƣới các triều đại phong kiến, ý thức giữ gìn, bảo quản, kiểm
kê và tu bổ các di tích lịch sử văn hóa đã đƣợc chính quyền trung ƣơng và
toàn xã hội quan tâm.
Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ngƣời Pháp đã tiến hành điều tra,
nghiên cứu di tích của nƣớc ta. Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam là một lĩnh
vực nghiên cứu đƣợc các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm nhƣ: Gustave
Dumoutier (1850 -1904), Madeein Colani (1866 -1943), Henri Paramentier
8


(1883 -1945)....Những công trình nghiên cứu về di tích Việt Nam đã đóng góp
lớn trong việc đặt nền móng cho nền khảo cổ Việt Nam, cho công tác bảo tồn
và phát huy các di tích lịch sử văn hóa nhƣ đánh giá của nhà nghiên cứu Hà
Văn Tấn: “Những đóng góp của các nhà học giả Pháp là vô cùng to lớn” và
“chúng ta không những biết ơn các học giả Pháp trong việc nghiên cứu các
nền văn hóa cổ trên đất nƣớc Việt Nam mà còn biết ơn họ trong việc bảo tồn
và lƣu giữ nhiều di tích của các nền văn hóa đó [6].
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong lúc phải đối phó
với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã quan tâm ngay đến việc bảo vệ các di sản văn hóa dân
tộc. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65 thành lập Đông
Phƣơng Bác Cổ học viện và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trên toàn đất nƣớc.
Việc ban hành sắc lệnh đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Chính
phủ đối với vai trò và ý nghĩa quan trọng của các di tích trong công cuộc kiến
thiết đất nƣớc. Trong sắc lệnh, Chính phủ quy định giành ra những khoản trợ
cấp hàng năm từ ngân sách quốc gia và ngân sách của mỗi kỳ mỗi tỉnh cho
hoạt động của Đông Phƣơng Bác Cổ học viện.

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ đã không cho phép chúng ta mở
rộng hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của đất nƣớc.
Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu
nƣớc, nhiều Chỉ thị, Thông tƣ của Chính phủ, của Bộ Văn hóa liên tiếp đƣợc
ban hành nhằm tăng cƣờng bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa của đất nƣớc.
Cụ thể nhƣ: Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 1999-VG, ngày 15/5/1958 về
việc cấm đào bới mộ cổ; Thông tƣ của Thủ tƣớng số 442-TTg, ngày
9/11/1960 về việc bảo vệ các di sản văn hóa, ngăn chặn hoạt động xuất khẩu
cổ vật trái phép; Ngày 29/4/1966 Thông tƣ về việc bảo vệ di tích lịch sử, di
tích nghệ thuật và hang động đƣợc sử dụng vào công tác sơ tán phòng không.
Có thể thấy, các văn bản trong giai đoạn này đã bám sát với hoạt động thực
tiễn chung của đất nƣớc.
9


Trong kháng chiến chống Mỹ, nhiệm vụ chung của công tác bảo tồn
là phải khắc phục khó khăn, giữ gìn các di sản văn hóa quý giá của dân tộc.
Nghị định 519 TTg ngày 29/10/1957 do Thủ tƣớng Chính Phủ Phạm Văn
Đồng ký, quy định các luật lệ cơ bản cho hoạt động bảo tồn các di tích lịch
sử văn hóa.
Từ sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử, hoạt động nghiên cứu,
kiểm kê di tích lịch sử văn hóa đƣợc thực hiện trên diện rộng. Các công trình
nghiên cứu khoa học, khảo sát, phát hiện các di tích, công tác bảo quản, trùng
tu, tôn tạo và phát huy tác dụng của những di tích lịch sử văn hóa đã đi vào nề
nếp và có chất lƣợng khoa học. Cụ thể nhƣ: xây dựng kế hoạch bảo quản,
trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ; lập hồ sơ khoa học khu di
tích lịch sử Côn Đảo.
Thời kỳ đổi mới, hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đã và đang diễn ra sôi
động ở khắp nơi trên đất nƣớc ta và ở mọi loại hình di tích. Từ năm 1994,
Chính phủ cho phép ngành Văn hóa - Thông tin thực hiện chƣơng trình

"Chống xuống cấp và tôn tạo di tích" bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc, của
nhân dân, tập thể, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
Năm 2001, Nhà nƣớc ban hành Luật Di sản văn hóa, trong văn bản luật
đã ban hành đã dành 1 chƣơng để quy định những việc có liên quan đến di
tích, đó là một bƣớc tiến quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa
dân tộc nói chung và bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa nói riêng.
Từ năm 2002, khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, Thủ tƣớng Chính
phủ đã ban hành quyết định thành lập Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập Hội đồng khoa học về Bảo tồn di
tích để tƣ vấn cho Nhà nƣớc các vấn đề bảo tồn, tôn tạo di tích.
Nhƣ vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa
đã đƣợc đặt ra từ lâu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chủ yếu
là trên phƣơng diện thực hành, tức là công việc sƣu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu
10


và công bố về tƣ liệu di tích lịch sử văn hóa, còn việc nghiên cứu lý thuyết về
phƣơng diện này chỉ gần đây mới đƣợc khoa học chú ý. Nhìn chung, chƣa có
công trình nghiên cứu đi sâu một cách có hệ thống về công tác bảo tồn và
phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cũng nhƣ huy động cộng đồng dân
cƣ trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa . Vì vậy "Huy
động cộng đồng dân cư trong bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
văn hóa" là một vấn đề cần đi sâu và làm rõ.
Riêng tại tỉnh Phú Yên, đề tài nghiên cứu về việc bảo tồn và phát huy
các giá trị di tích đã đƣợc triển khai và nghiệm thu một cách hoàn chỉnh vào
năm 2015. Đây là đề tài nghiên cứu cấp Tỉnh do Nguyễn Định làm chủ nhiệm
đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
và danh lam thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên”. Nội dung
đề tài nêu rõ những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích và danh
lam thắng cảnh phục vụ cho công tác phát triển du lịch cho từng huyện, thị,

thành phố của tỉnh Phú Yên một cách cụ thể và khoa học. Việc đƣa ra giải
pháp cùng với huy động cộng đồng dân cƣ bảo tồn và phát huy di tích chƣa
đƣợc đánh giá và phân tích một cách sâu sắc.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1. Cộng đồng, huy động cộng đồng dân cư
Trong một bài viết về “Cộng đồng: Khái niệm, cách tiếp cận và phân
loại trong nghiên cứu” của Phạm Hồng Tùng (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì
“Cộng đồng” là một thuật ngữ vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin
“cummunitas” với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những
ngƣời đí theo một thủ lĩnh nào đó. Ngày nay, thuật ngữ này đƣợc sử dụng phổ
biến trong các ngôn ngữ Âu – Mỹ nhƣ trong tiếng Pháp là “communité”, tiếng
Anh là “community”, tiếng Đức là “Gemeischaft”. Vì là đối tƣợng nghiên cứu
của nhiều khoa học chuyên ngành khác nhau bên “cộng đồng” cũng đƣợc tiếp
cận từ nhiều góc độ khác nhau và cách thức định nghĩa về khái niệm này cũng
không giống nhau.
11


Theo luận điểm của nhà xã hội học ngƣời Đức Ferdinand Toennies nêu
ra trong công trình “Gemeinschaft und Gesellschaft” (Cộng đồng và hiệp hội –
Leipzig, 1887) thì “cộng đồng” là một thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững
hơn so với “hiệp hội” ví “cộng đồng” đƣợc đặc trƣng bởi “sự đồng thuận về ý
chí” của các thành viên của cộng đồng. Ông nhấn mạnh vai trò của ý chí cộng
đồng. Ý thức cộng đồng đƣợc hình thành trên cơ sở của việc mỗi thành viên
cộng đồng cảm nhận đƣợc rằng mình là một bộ phận của cộng đồng.
Cho đến nay, tuy tiếp cận và định nghĩa “cộng đồng” rất khác nhau
nhƣng giới nghiên cứu xã hội học đều cho rằng cộng đồng trƣớc hết là một
nhóm xã hội của con ngƣời có những tƣơng tác với nhau và cùng chia sẻ một
cái chung nào đó chẳng hạn nhƣ địa bàn cƣ trú, những giá trị chung, quy tắc
ứng xử chung… tạo nên sự gắn kết xã hội.

Qua đó, cho chúng ta thấy đƣợc rằng việc gắn kết xã hội của cộng đồng
tạo nên ý thức cộng đồng, mỗi thành viên của cộng đồng đều nhận rõ trách
nhiệm và quyền lợi của mình khi đƣợc sống trong một cộng đồng. Chính vì
thế, những việc làm liên quan đến lợi ích của cộng đồng là trách nhiệm của tất
cả các thành viên sống trên địa bàn cƣ trú của cộng đồng.
Chƣa có một khái niệm nào chuẩn xác về khái niệm huy động. Ở đây,
chúng tôi tiếp cận một số tƣ liệu đã đƣa ra những nhận định cụ thể có thể hiểu
khái niệm về huy động tức là vận động một số lƣợng ngƣời, của cải vật chất
tham gia vào cùng một công việc cụ thể nào đó.
Cộng đồng dân cƣ là tập hợp gồm nhiều nhóm xã hội cùng sinh sống
trên cùng một lãnh thổ, một vùng đất. Có thể hiểu một cách riêng biệt: dân cƣ
là toàn bộ những ngƣời cƣ trú trên một địa bàn lãnh thổ nhất định một cách tự
nhiên qua lịch sử và phát triển không ngừng. Có thể có mối quan hệ nhất định
với nhau nhƣ quan hệ họ hàng, quan hệ bạn bè, quan hệ làm ăn… Còn khái
niệm về cộng đồng đƣợc hiểu là nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong
cùng một môi trƣờng thƣờng có cùng các mối quan tâm chung.
12


Cộng đồng là một tập hợp ngƣời quan hệ mật thiết với nhau trong các
sinh hoạt vật chất và tinh thần của họ. Cộng đồng tập hợp theo nguyên tắc
dòng máu thì đƣợc gọi là thị tộc bộ lạc; Cộng đồng tập hợp theo nguyên tắc
thân thuộc thì đƣợc gọi là gia đình, theo nguyên tắc láng giềng thì gọi là làng
xã, cộng đồng tập hợp theo tiêu chí cùng chung nguồn gốc thì gọi là tộc
ngƣời, còn tập hợp theo nguyên tắc chính trị - xã hội thì gọi là dân tộc - quốc
gia. Khái niệm cộng đồng dân cƣ xuất hiện đồng thời với sự ra đời của một
quốc gia, dân tộc, hay nói xa xƣa hơn là của cả lịch sử loài ngƣời. Cộng đồng
dân cƣ có thể tồn tại dƣới các hình thức sau đây.
Các cộng đồng theo khu vực địa lý: ví dụ nhƣ cộng đồng dân cƣ Bắc,
Trung, Nam.

Các cộng đồng dân cƣ theo vùng miền đặc thù: đô thị, nông thôn, miền
núi… Cộng đồng dân cƣ ở khu vực giao thoa: giao nhau giữa hai khu vực,
vùng,miền,…
Đặc điểm cộng đồng dân cƣ thể hiện những khía cạnh sau: Thứ nhất,
cộng đồng dân cƣ mang tính chất đặc trƣng cho một cộng đồng ngƣời, qua đó
thực hiện các nghĩa vụ và hƣởng các quyền lợi công dân, dân tộc. Thứ hai, nói
đến cộng đồng dân cƣ là nói đến một tập thể gắn kết cao, mang tính chất xã
hội nhiều hơn so với các loại cộng đồng khác. Thứ ba, về mặt kinh tế, cộng
đồng dân cƣ là một tập hợp của nhiều thành phần kinh tế.
Xét theo quy mô to nhỏ, cộng đồng đƣợc hình thành theo nhiều cấp độ,
từ vi mô nhƣ gia đình, dòng họ, xóm ngõ, trƣờng học đến cấp vĩ mô nhƣ tộc
ngƣời, dân tộc - quốc gia, giai cấp, nhân loại. Có những cộng đồng cấp trung gian
nhƣ: làng xã, phum sóc, phƣờng phố, nông trƣờng, xí nghiệp… Nhƣ vậy chúng ta
có quyền gọi: văn hóa gia đình, văn hóa làng, văn hóa dân tộc là các dạng văn hóa
cộng đồng xã hội. Vậy văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội. Nó
không phải là con số cộng đơn giản của những văn hóa cá nhân sống trong cộng
đồng mà là toàn bộ giá trị và chuẩn mực xã hội, cùng với hệ thống biểu tƣợng,
đƣợc cộng đồng xã hội chấp nhận, thực thi một cách tự nguyện.
13


Qua đó, cho thấy việc huy động cộng đồng dân cƣ huyện Đông Hòa
chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn là
một việc làm hết sức đúng đắn và thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Giá trị các di tích lịch sử, văn hóa.
Văn hóa hình thành trong hoạt động sống của còn ngƣời và mối quan
hệ tƣơng tác giữa con ngƣời với tự nhiên. Trong quá trình hình thành và
phát triển, văn hóa hàm chứa một hệ giá trị đƣợc xã hội, cộng đồng thừa
nhận. Các giá trị văn hóa là cốt lõi của văn hóa. Giá trị văn hóa chứa
đựng, kết tinh trong di sản văn hóa và thông qua di sản văn hóa để thực

hiện các chức năng của xã hội.
Theo Ngô Đức Thịnh khi nghiên cứu về văn hóa truyền thống Việt
Nam đã định nghĩa: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã
hội nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tâm linh của mình” [43, tr.19]. Nhƣ
vậy, giá trị văn hóa đóng vai trò là thành tố để phân biệt di sản văn hóa với
các hiện tƣợng văn hóa nói chung hình thành trong quá trình lịch sử của một
cộng đồng, xã hội nhất định. Di sản văn hóa đƣợc xem là những yếu tố đặc
biệt, nổi bật, là tinh hoa của văn hóa.
Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Di sản văn hóa năm 2009, quy định: “ Di tích lịch sử - văn hóa là
công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm và các di vật, cổ vật bảo vật quốc gia thuộc công trình,địa
điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [26, tr.33].
Di tích lịch sử văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu
biểu của quốc gia hoặc địa phƣơng;
14


- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phƣơng trong các thời kì lịch sử;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
và địa điểm cƣ trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển
kiến trúc, nghệ thuật.
Gọi là di tích lịch sử văn hóa vì chúng đƣợc tạo ra bởi con ngƣời (tập
thể hoặc cá nhân), là kết quả của hoạt động sáng tạo lịch sử, văn hóa của con

ngƣời, văn hóa ở đây bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Nhiều nƣớc trên thế giới đều nhận định rằng: Di tích lịch sử văn hóa là
dấu tích, vết tích còn lại. Tiếng Pháp viết Vestige, tiếng Anh cũng viết
Vestige, tiếng Nga viết Pomiatnik, tiếng Trung viết là cổ tích. Mỗi nƣớc trên
thế giới cũng đều đƣa ra những khái niệm, quy định về di tích lịch sử văn hóa
của dân tộc mình.
Ở Việt Nam cũng có nhiều khái niệm quy định về di tích lịch sử văn
hóa, thông thƣờng nhất, theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì: “Di tích là các
loại dấu vết của quá khứ, là đối tƣợng nghiện cứu của khảo cổ học, sử học…
Di tích là di sản văn hóa - lịch sử đƣợc pháp luật bảo vệ, không ai đƣợc tùy
tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy”
Di tích lịch sử là những công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu các sự
kiện, các mốc lịch sử quan trọng hoặc gắn với các anh hùng dân tộc, danh
nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh
hƣởng quan trọng với tiến trình lịch sử của dân tộc hoặc của một địa phƣơng.
1.2.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa
Theo Từ điển tiếng Việt: bảo tồn là hoạt động bảo vệ, gìn giữ không để
bị mất, tổn thất. Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt lan rộng có tác dụng và
tiếp tục phát triển hơn.
15


Theo Nguyễn Kim Loan: bảo vệ là hoạt động nhằm gìn giữ không để
các di sản bị thất thoát, hƣ hỏng; còn bảo tồn là hoạt động nhằm gìn giữ và
tôn tạo di sản cho giữ đƣợc nguyên bản ban đầu của chúng….Tổ chức khai
thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa, chính là hoạt động biến các giá
trị của di sản văn hóa thành nguồn lực phát triển kinh tế xã hội [22, T.347]
Trong bài viết Bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay, Quản
Hoàng Linh cho rằng: Bảo quản mang nghĩa sử dụng những biện pháp kỹ
thuật để gìn giữ, chăm sóc đối tƣợng đƣợc nguyên vẹn, tồn tại lâu dài. Bảo vệ

chứa đựng nội dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hay nói
cách khác là giữ không để cho bị xâm phạm. Bảo tồn mang nghĩa rộng hơn,
là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá
hoại, nói cách khác là bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và hãm sự
xuống cấp của kết cấu đó. Phát huy đƣợc hiểu là những tác động làm cho cái
hay, cái đẹp, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở từ ít đến nhiều, từ hẹp đến
rộng, từ cao đến thấp, từ đơn giản đến phức tạp.
Có thể đƣa ra thêm một khái niệm về việc Bảo tồn di tích. Đó là những
hoạt động diễn ra thƣờng xuyên nhằm chăm sóc, bảo dƣỡng các di tích lịch sử
văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho di tích tồn tại một cách bền vững, lâu dài.
Công việc bảo tồn di tích đƣợc tiến hành theo định kỳ và đƣợc ghi nhận qua
các thời kỳ lịch sử từ thời phong kiến đến đƣơng đại.
Nhƣ vậy, đối với đề tài này, tác giả đề cập đến khái niệm “bảo tồn”và
“phát huy” với ý nghĩa là bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn
hóa. Đồng thời làm cho nó không ngừng phát triển trong xã hội hiện nay.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
lịch sử văn hóa.
1.3.1. Vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
văn hóa.
Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia, các dân tộc cần phải hƣớng tới việc tôn trọng
16


×