Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Sự tham gia của dồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ 2002 – 2007. Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.55 KB, 100 trang )

Lun vn tt nghip
trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA Kế HOạCH Và PHáT TRIểN
------

LUN VN TT NGHIP
Đề tài:
Sự THAM GIA CủA Đồng bào dân tộc thiểu số
trong dự án giảm nghèo tỉnh phú thọ 2002
2007: thực trạng và một số bài học kinh
nghiệm
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Quyên
Giáo viên hóng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoa
Hà nội, 05/2009
Nguyn Th Hoi Quyờn K hoch 47A
Lun vn tt nghip
trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA Kế HOạCH Và PHáT TRIểN
------

LUN VN TT NGHIP
Đề tài:
Sự THAM GIA CủA Đồng bào dân tộc thiểu số
trong dự án giảm nghèo tỉnh phú thọ 2002
2007: thực trạng và một số bài học kinh
nghiệm
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoài Quyên
Chuyên ngành : Kế hoạch
Lớp : Kế hoạch A
Khoá : 47
Hệ : Chính quy


Giáo viên hóng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoa
Nguyn Th Hoi Quyờn K hoch 47A
Luận văn tốt nghiệp
Hµ néi, 05/2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
Luận văn tốt nghiệp
DTTS :
WB :
DFID :
BQLDA:
Dân tộc thiểu số
Ngân hàng thế giới
Bộ phát triển Vương quốc Anh
Ban quản lý dự án
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1- Lý do lựa chọn đề tài
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, một trong những tỉnh có tỷ
lệ nghèo đói cao so với cả nước. Tỷ lệ nghèo đói của toàn tỉnh năm 2006 là
24,72%, riêng những vùng sâu vùng xa tỷ lệ nghèo đói lên tới 59,18%. Đến
năm 2008, tỷ lệ nghèo đói của toàn tỉnh đã giảm xuống còn 17.4% nhưng vẫn
còn cao so với tỷ lệ nghèo đói chung của cả nước (13%). Trong những năm
qua, xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn và miền núi vẫn là những mục tiêu

cao nhất của tỉnh Phú Thọ. Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mình,
tỉnh đã có nhiều dự án hướng tới nhiều đối tượng, những khu vực có tỉ lệ
nghèo đói cao, nhất là các vùng miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống.
Nằm trong các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh, Dự án giảm
nghèo tỉnh Phú Thọ đã được triển khai từ năm 2002 và kết thúc từ năm 2007.
Vùng dự án là những xã nghèo nhất và cũng là nơi có đông các dân tộc thiểu
số sinh sống nhất trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện dự án giảm
nghèo, tỉnh đã huy động sự tham gia của người dân và đồng bào dân tộc thiểu
số vào dự án, không phân biệt giữa các nhóm DTTS khác nhau, dù là người
Mường chiếm đa số hay người Kinh chiếm đa số, dù sống ở trung tâm xã hay
biệt lập ở các thôn xa, các dân tộc khác nhau về cơ bản có cơ hội và quyền
tham gia là như nhau theo tinh thần của Pháp lênh dân chủ cơ sở. Tuy nhiên,
tôi nhận thấy rằng sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS vào dự
án còn chưa nhiều, sự tham gia đó ít nhiều mang tính thụ động, có những
khoảng cách nhất định trong việc tham gia vào dự án giảm nghèo của các hộ
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
1
Luận văn tốt nghiệp
DTTS và hiện nay sự tham gia của đồng bào DTTS vào các chương trình dự
án giảm nghèo vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm về xoá đói giảm nghèo của các tỉnh, thành
trong cả nước cho thấy, muốn dự án xoá đói thành công cần có sự tham gia
đông đảo của người nghèo, bởi họ chính là đối tượng hướng tới đồng thời là
đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ các dự án giảm nghèo. Đặc biệt, đối với tỉnh
Phú Thọ, khi tỷ lệ người nghèo vẫn còn cao, xoá đói giảm nghèo vẫn là chiến
lược lâu dài của tỉnh thì đánh giá về sự tham gia của người nghèo (đặc biệt là
người DTTS) sẽ góp một phần quan trọng vào thành công trong chiến lược
xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của người dân, đặc biệt là

người DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo và qua thời gian thực tập tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, tôi đã chon đề tài: “Sự tham gia của
dồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ 2002 – 2007: Thực
trạng và một số bài học kinh nghiệm” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2- Các câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài
Để làm rõ nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung trả lời những câu hỏi
sau:
1- Thực trạng về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án
giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ như thế nào?
2- Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS
trong các dự án xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ?
3- Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 6 huyện trong vùng dự án giảm
nghèo của tỉnh Phú Thọ thông qua các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp và
phân tích văn bản
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
2
Luận văn tốt nghiệp
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
4- Nội dung của luận văn: gồm 3 chương
Chương I: Sự cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong dự án
giảm nghèo tỉnh Phú Thọ.
Chương II: Đánh giá sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong
dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ.
Chương III: Bài học kinh nghiệm và điều kiện để tăng cường sự tham
gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của
tinh Phú Thọ.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian và khó khăn trong việc thu thập

thông tin nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp của thầy cô cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ và giáo viên hướng dẫn TH.s Nguyễn Thị Hoa
đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
3
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
I. Cơ sở lý luận cho sự tham gia của cộng đồng trong dự án giảm nghèo
tỉnh Phú Thọ
1- Một số vấn đề cơ bản về sự tham gia của cộng đồng
1.1. Khái niệm cộng dồng và sự tham gia của cộng đồng
Việc lấy ý kiến nhân dân tham gia vào các công việc chung của địa
phương ở nước ta đã có từ lâu, nhất là những khi gặp khó khăn thì ý kiến của
dân là vô cùng quý báu, điều đó đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong thời kỳ công tác kế hoạch hoá
tập trung, sự tham gia của cộng đồng trong công tác lập kế hoạch hoá đã
không được coi trọng do đó đã không phát huy được sức mạnh tổng hợp của
toàn dân. Sau đại hội Đảng XI, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách nhằm nâng cao tinh thần dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ
của nhân dân.
Hiện nay nước ta đang thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, đây là nền
tảng quan trọng nhất để đẩy mạnh và phát huy sự tham gia của người dân.
Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, sự tham gia của người dân là yếu
tố không thể thiếu được trong việc làm nên thành công của các chương trình.
Khi nói đến dân tham gia tức là nói đến dân ở vị trí cộng đồng, không
tách rời cộng đồng được, còn khi nói cộng đồng tham gia tức là có nói đến
dân trong đó. Dân chỉ tham gia khi được gắn mình với cộng đồng và cộng

đồng chỉ có sức mạnh khi phát huy được sức mạnh của từng người dân.
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
4
Luận văn tốt nghiệp
Cộng đồng là một nhóm người sống trên cùng một khu vực có những
điểm tương đồng nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau và thường
cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã hội chung hoặc có quan
hệ gia đình với nhau. Cộng đồng, nói chung có những đặc điểm giống nhau,
gắn bó thành một khối, có những đặc trưng về tên gọi, ngôn ngữ, văn hóa…,
có thể gồm một hay nhiều tộc người thân thuộc.
Khí nói đến cộng đồng là nói đến mối liên hệ của những người dân với
nhau. Người dân tham gia với cộng đồng để cùng nhau làm một việc gì đó,
như tham gia vào các chương trình xóa đói giảm nghèo để tạo sức mạnh tổng
hợp và có vai trò, vị trí nhất định nhưng là thống nhất trong một mục đích
chung mà chỉ có cộng đồng người mới thể hiện đầy đủ tính dân và cộng đồng.
1.1.2. Sự tham gia của cộng đồng
Chúng ta có thể hiểu: Sự tham gia của cộng đồng là hình thức tham vấn
của người dân đối với các quyết định về hoạt động phát triển sẽ được thực thi;
hay người dân đóng góp ý kiến, quan điểm, nguồn lực cho sự ra đời các quyết
định, cho việc triển khai thực hiện hoạt động và cho quá trình sử dụng thành
quả của hoạt động phát triển.
Đặc biệt, sự tham gia của người dân vào các chương trình dự án xóa
đói giảm nghèo đã được thực tế chứng minh là rất quan trọng và góp phần
đảm bảo tính thiết thực và bền vững của những dự án đầu tư cho người nghèo.
Tăng cường sự tham gia của người dân ngay từ khâu lập kế hoạch của các
chương trình dự án cũng đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong việc triển
khai các dự án xóa đói giảm nghèo.
1.2. Các hình thức tham gia
Có thể mô tả sự tham gia mức độ tham gia của người dân vào các

chương trình, dự án như một chuỗi liên tục bắt đầu từ tham gia theo chức
năng nhiệm vụ cho tới khi tham gia hoàn toàn. Người ta đã xây dựng nhiều
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
5
Luận văn tốt nghiệp
cách phân loại sự tham gia cũng như các tiêu chí đánh giá sự tham gia của
người dân vào các chương trình dự án phát triển, tựu chung lại có thể phân
cách hình thức tham gia thành 7 loại như sau:
1.2.1. Sự tham gia bị động
Người dân tham gia bằng cách họ được người ngoài phổ biến những
việc sẽ xảy ra nên hiệu quả và lợi ích của sự tham gia này thấp, đôi khi còn
làm cản trở cho các thành viên khác trong cộng đồng. Đây là hình thức tham
gia đơn giản nhất, nó chưa hẳn là sự tham gia mà chỉ là tạo cơ hội cho sự
tham gia mà chỉ là kiểu thông báo một chiều từ phía quản lý hành chính hay
dự án, không cần lắng nghe sự phản hồi từ phía người dân. Thông tin được
chia sẻ chỉ thuộc về phía chuyên gia.
Nhược điểm của hình thức tham gia này là người dân hoàn toàn thụ
động trong việc tiếp nhận thông tin. Các thông tin chỉ mang tính chất một
chiều do đó sẽ không có phản ứng lại từ phía người dân, chính vì vậy các mục
tiêu của hoạt động có thể không phù hợp với mong muốn và cũng không có
được sự hưởng ứng tích cực của người dân.
1.2.2. Sự tham gia với hình thức cung cấp thông tin
Là hình thức tham gia trong đó người dân tham gia trả lời các câu hỏi
điều tra thông qua bảng hỏi nhưng không được biết kết quả điều tra, thông tin
không được chia sẻ lại với người dân hay kiểm tra cho đúng.
Đây là hình thức tham gia mang tính chất quần chúng rộng rãi, ai cũng
có thể tham gia được và nhiều khi cũng rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo có
được hệ thống thông tin tổng hợp, đồng bộ, để sàng lọc các dòng thông tin và
từ đó ra quyết định chính xác.
Hạn chế của hình thức này là người cung cấp thông tin không nắm

được mục đích, tầm quan trọng của thông tin mình cung cấp, do đó có thể
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
6
Luận văn tốt nghiệp
những thông tin họ cung cấp không chính xác, không tập chung, gây khó khăn
cho công tác tổng hợp, sàng lọc thông tin.
1.2.3. Sự tham gia với hình thức tham khảo ý kiến
Là hình thức tham gia trong đó người dân được hỏi ý kiến, được hội ý,
được trình bày quan điểm của mình với các chuyên gia và các nhà quản lý về
những vấn đề có liên quan đến quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các dự
án tai địa phương. Xét về tính chất, sự tham gia của người dân trong hình thức
này mang tính chủ động hoàn toàn và tính hai chiều đầy đủ.
Phạm vi và đối tượng của hình thức tham gia này hẹp hơn hình thức
trên và được áp dụng trong trường hợp không đủ thời gian tập hợp toàn thể
cộng đồng hoặc là đối với một số hoạt động đòi hỏi “ độ khó” cao hơn. Tuy
nhiên, đây cũng là một hình thức tham gia cần thiết vì khi không có điều kiện
để tham khảo ý kiến của tất cả mọi người thì chúng ta phải tham khảo một số
đối tượng chủ yếu trong cộng đồng nhằm đảm bảo cho các quyết định nhận
được sự đồng tình của cộng đồng. Vì vậy điểm quan trọng khi thực hiện hình
thức này là nên lựa chọn những đối tượng hỏi một cách hợp lý; có những
thông tin phản hồi hay giải thích cụ thể cho các đối tượng được hỏi sau khi
quyết định được ban hành.
1.2.4. Sự tham gia vì lợi ích
Sự tham gia của người dân trong trường hợp này là họ được đóng góp
sức lực hoặc của cải vật chất để thực hiện các chương trình dự án được triển
khai ở địa phương và được hưởng lợi từ sự đóng góp đó.
Đây là hình thức cần được mở rộng vì nó đảm bảo cho người dân được
hưởng lợi ở mức cao nhất (tăng thu nhập bằng tiền, hưởng lợi từ các dịch vụ
công ích của Chính phủ…). Nếu lợi ích càng chính đáng, càng nhiều thì càng
động viên khuyến khích được đông người dân tham gia.

Nhược điểm cơ bản của hình thức này là người dân có thể vì quá ham
mê lợi ích vật chất mà không chú ý đến lợi ích tổng thể của hoạt động chung.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
7
Luận văn tốt nghiệp
Do vậy khi thực hiện hình thức tham gia này cần giải thích rõ nghĩa, tác dụng
của việc tham gia cho người dân hiểu để họ tham gia không chỉ vì lợi ích vật
chất của cá nhân mà còn vì lợi ích của cả cộng đồng.
1.2.5. Sự tham gia vì nhiệm vụ
Đây là hình thức mà sự tham gia của người dân tham gia gắn với quyền
lực trách nhiệm hay vị trí cụ thể trong từng giai đoạn, từng công việc của toàn
bộ hoạt động phát triển. Tính chất của sự tham gia này là nó tạo nên quyền
lực cụ thể cho cộng đồng nói chung và người dân nói riêng, thể hiện sự phân
cấp và trao quyền cho cộng đồng trong việc: lựa chọn mục tiêu, phân bổ
nguồn lực, tổ chức thực hiện, quyền giám sát và kiểm tra, quyền sở hữu và sử
dụng.
Tác dụng chủ yếu của hình thức này là tăng được trách nhiệm, tính tự
chủ của người dân và các tổ chức chính quyền cơ sở trong việc tự giải quyết
vấn đề ở cấp mình. Do đó yêu cầu khi thực hiện hình thức tham gia này là cần
phải nâng cao năng lực cho cộng đồng dân cư.
1.2.6. Sự tham gia tương hỗ
Đây là hình thức tổng hợp tất cả các loại hình tham gia nói trên (trừ
tham gia bị động) vì lợi ích tất cả các bên tham gia.
Ưu điểm của hình thức tham gia này là sự tác động tương hỗ lẫn nhau
giữa các bên tham gia, cái hay của người này sẽ kích thích nẩy nở cái hay của
người khác, bảo đảm sử dụng triệt để sức mạnh của cộng đồng dân cư.
1.2.7. Sự tham gia chủ động
Người dân chủ động tham gia vào các khâu công việc: xác định vấn đề, phân
tích vấn đề, xây dựng dự án, thực hiện dự án và kiểm tra giám sát dự án. Hình thức
tham gia này phản ánh sự tự giác của con người, của cộng đồng có trách nhiệm và

trung thực, luôn luôn đảm bảo sự tiến bộ của bản thân và mọi người.
1.3. Một số phương pháp huy động sự tham gia của người dân
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
8
Luận văn tốt nghiệp
Trong phần này đề tài sẽ đưa ra nội dung, cách thức sử dụng ba phương
pháp chủ yếu khi huy động sự tham gia của người dân, đó là phương pháp
quan sát, phương pháp động não và phương pháp thảo luận nhóm. Mục đích
của ba phương pháp này là cho phép chúng ta huy động được ý kiến khách
quan của người dân và tìm được sự đồng thuận của cộng đồng về các vấn đề
kinh tế xã hội ở địa phương.
1.3.1. Phương pháp quan sát
Mục đích: Quan sát nhằm mục đích cung cấp thông tin ban đầu, kiểm
chứng những thôn tin đã được công bố hoặc bổ sung các thông tin đã được
thu thập nhưng còn thiếu. Thông qua việc quan sát, người quan sát cũng có
thể đưa ra các nhận định về thực trạng của đối tượng được quan sát.
Đối tượng quan sát có thể là vật thể (vị trí địa lý, địa hình, môi trường
sống của cộng đồng…) hoặc con người (hoạt động của các thành viên trong
cộng đồng, phong tục tập quán, hành vi cá nhân…)
Các phương pháp quan sát:
Quan sát có sự tham gia: Quan sát viên tham dự vào trong bối cảnh
quan sát. Đây là một phương pháp tiếp cận mà ở đó, người quan sát trong một
chừng mực nào đó trở thành một thành viên thực thụ của gia đình, cộng đồng
mà họ muốn quan sát. Trong quan sát có tham gia, người dân biết được sự có
mặt của người quan sát trong cộng đồng và mục tiêu quan sát. Phạm vi của
quan sát có tham gia thường rất rộng, nhằm có được một hiểu biết toàn diện
về hành vi của con người trong cộng đồng quan sát.
Quan sát không có sự tham gia: Quan sát viên quan sát tình huống một
cách công khai hay kín đáo, nhưng không tham dự vào tình huống quan sát.
1.3.2. Phương pháp động não

Mục đích: Phương pháp kích thích sự sáng tạo tập thể nhằm tìm ra
nhiều lời giải cho một vấn đề. Mục đích của phương pháp mày nhằm huy
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
9
Luận văn tốt nghiệp
động được sự đóng góp về tư duy của mỗi cá nhân. Ý kiến của các cá nhân
được đưa ra độc lập, sáng tạo, khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ý kiến
của các thành viên khác trong cộng đồng.
Nguyên tắc thực hiện:
Các quy tắc cho buổi động não cần được phổ biến trước khi tiến hành
động não và phải đảm bảo rằng mọi người tham gia đều hiểu và nhất trí.
Muốn vậy trước hết cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hoặc cản trở, đánh giá, phê
bình hay thêm bớt vào các ý kiến, ý tưởng vừa được nêu ra, hoặc tự giải đáp ý
kiến của các thành viên khác, không được đánh giá hay bình luận gì về các
câu trả lời cho đến khi chấm dứt buổi động não.
Không có ý kiến, câu trả lời nào của các thành viên được coi là sai.
Tất cả các ý kiến cũng như các câu trả lời phải được thu thập một cách
đầy đủ, cần lưu ý thu gọn những câu ý trùng lặp hay tương tự và loại bỏ
những ý kiến hoàn toàn không phù hợp với buổi thảo luận.
Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập và phân tích thông
tin về thực trạng phát triển của địa phương.
1.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm
Mục đích: Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp huy động sự
tham gia đóng góp ý kiến của một nhóm người nhằm phân tích và đạt được sự
đồng thuận của những người tham gia về một vấn đề cụ thể nào đó
Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm huy động sự tham gia của
cộng đồng, tạo điều kiện cho người dân với các trình độ khác nhau đều có thể
tham gia và đưa ra ý kiến của mình về các vấn đề của địa phương. Thảo luận
nhóm có thể được áp dụng để thu thập các thông tin, phân tích thông tin và

tham khảo ý kiến cộng đồng về những vấn đề đã được thống nhất. Phương
pháp này rất phù hợp trong các trường hợp cần tập hợp ý kiến của cộng đồng
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
10
Luận văn tốt nghiệp
khi đánh giá thực trạng hoặc đưa ra các thông tin có tính chất phân tích, đánh
giá và các đề xuất.
Tiến hành thảo luận nhóm:
Các thành viên trong buổi thảo luận được lựa chọn trong cùng hoàn
cảnh kinh tế - xã hội hoặc có cùng hiểu biết cơ bản về vấn đề liên quan đến
việc điều tra.
Cần khuyến khích mọi người tham gia thảo luận một cách sôi nổi và
chân tình về vấn đề được nêu ra, tránh tình trạng người dân chỉ trả lời các câu
hỏi do người hướng dẫn đưa ra.
Ý kiến của các thành viên tham gia thảo luận sẽ được tóm tắt và thống
nhất lại.
1.4. Các nguyên tắc huy động sự tham gia của cộng đồng
Để phát huy thật sự tác dụng của các phương pháp huy động sự tham
gia nói trên, trong quá trình thực hiện cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất: Cộng đồng luôn cùng tham gia và chia sẻ.
Người dân vừa là đối tượng vừa là chủ thể để giải quyết các vấn đề
kinh tế xã hội, do vậy người dân phải là những tác giả chính – là đối tượng
chủ yếu thực hiện việc thu thập và phân tích thông tin, lập kế hoạch, thực
hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động đã lên kế hoạch.
Thứ hai: Bình đẳng trong tham gia.
Mọi tổ chức chính trị xã hội, cá nhân hay nhóm người, nam hay nữ đều
có quyền bình đẳng trong tham gia vì phát triển cộng đồng nói chung. Tất cả
các ý kiến đưa ra đều có giá trị như nhau, không phân biệt địa vị, giới tính,
nghề nghiệp, tuổi tác…
Thứ ba: Các thông tin số liêu mang tính cảm quan.

Để giúp người dân dễ dàng trao đổi và vượt qua các e ngại thì các
thông tin số liệu mà người dân đưa ra không nên yêu cầu phải tuyệt đối chính
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
11
Luận văn tốt nghiệp
xác, chủ yếu là theo cảm quan của họ để giúp họ so sánh, để mọi người thấy
được bản chất hay nguyên nhân của vấn đề.
Thứ tư: Mềm dẻo, linh hoạt.
Để áp dụng các công cụ huy động sự tham gia phù hợp với từng nhóm
đối tượng cũng cần thiết phải linh hoạt trong việc thay đổi chủ đề một cách
hợp lý, thay đổi thông tin cũng như kết hợp hay áp dụng xen kẽ nhau và
không nhất thiết phải theo một trình tự bắt buộc.
2. Sự tham gia của cộng đồng trong các dự án
2.1. Các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong các
dự án
Các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia cho biết sự tham gia của người
dân có tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa đối với các dự án hay sự tham gia đó chỉ
mang tính hình thức. Thông qua các tiêu chí: minh bạch, hiệu quả, công bằng,
bền vững của dự án để đánh giá sự tham gia của người dân.
2.1.1. Minh bạch
Người dân cần được biết tất cả các thông tin có liên quan đến quyền lợi
của họ như vốn từ đâu, ai được hưởng lợi, hưởng như thế nào, bao nhiêu...
Trên cơ sở đó họ tham gia vào quá trình phân bổ và ra quyết định từ khâu tổ
chức thực hiện, giám sát và kiểm tra, sẽ hạn chế thất thoát và tham nhũng.
Nếu người dân được cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt động của các chương
trình dự án thì sự tham gia của họ sẽ có kết quả tốt hơn khi họ không nắm
được thông tin gì và không biết phải tham gia như thế nào.
2.1.2. Công bằng
Đánh giá tính công bằng của các chương trình dự án được triển khai là
việc xem xét các nguồn lực phục vụ cho đối tượng nào, ai là người được

hưởng lợi nhiều nhất và biện pháp đảm bảo công bằng giữa những người
được hưởng lợi.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
12
Luận văn tốt nghiệp
Vấn đề ở đây là phải xem xét một cách cụ thể ai là người được hưởng
lợi chính từ các chương trình dự án, vì lợi ích của các nhóm người khác nhau
là khác nhau. Do vậy chúng ta phải phân rõ nhóm đối tượng hưởng lợi, có
như vậy mới đảm bảo được tính công bằng của các dự án.
Tính công bằng trong tham gia còn thể hiện qua việc các đối tượng yếu
thế có nói lên được tiếng nói của mình hay không? Họ có được tham vấn
trong các hoạt động phát triển hay không? Khi tham vấn các ý kiến của họ có
được để ý, coi trọng hay không? Đây cũng là những khía cạnh thể hiện tính
công bằng trong quá trình tham gia của người dân.
2.1.3. Hiệu quả
Tiêu chí này được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp giữa đầu vào
và đầu ra của các dự án. Các đầu vào được sử dụng hợp lý và hiệu quả cao
nhất để đạt được các đầu ra và kết quả mong muốn. Tính hiệu quả ở đây
không chỉ là hiệu quả của việc sử dụng đầu vào một cách không có thất thoát
mà quan trọng là sử dụng đầu vào đó nhằm mục đích gì? Kết quả đầu ra đó là
các dự án đã hoàn thành mang lại lợi ích như thế nào và nó có thỏa mãn lợi
ích của đa số quần chúng hay không? Dễ thấy rằng những dự án không hiệu
quả là những dự án không đảm bảo được lợi ích của quảng đại quần chúng,
nhất là nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Do vậy, muốn đạt được
tính hiệu quả của các dự án thì đòi hỏi người dân phải được tham gia ở mức
độ nào đó trong các dự án.
2.1.4. Tính bền vững
Các chương trình dự án sẽ có sự bền vững như dự án hoàn thành đưa
vào sử dụng, chuyên gia và nhà tài trợ rút đi, công trình vẫn phát huy tác dụng
tốt, luôn duy trì được các hoạt động, quyền làm chủ của cộng đồng, trong đó

có người nghèo được xác lập, ý thức đóng góp và năng lực của chính quyền
cơ sở và người dân được nâng cao.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
13
Luận văn tốt nghiệp
Tính bền vững của dự án còn phụ thuộc vào sự tham gia của người dân
vào dự án có thường xuyên và liên tục hay không, người dân có trực tiếp tham
gia trùng tu bảo dưỡng các công trình của dự án hay không. Nếu sự tham gia
của người dân chỉ là hình thức, thì tính bền vững của dự án dễ bị phá vỡ.
Người dân sẽ tham gia tích cực khi quyền làm chủ của họ được xác lập, có
như vậy tính bền vững của dự án mới được đảm bảo.
2.2. Các bước của dự án cần có sự tham gia của cộng đồng
Các dự án xóa đói giảm nghèo có sự tham gia của người dân nghĩa là
người dân phải được tham gia vào tất cả các khâu công việc, từ thảo luận xác
định các vấn đề, các câu hỏi được đặt ra trong khi xác định các khó khăn,
những thuận lợi để lựa chọn các vấn đề ưu tiên, các nhu cầu của cộng đồng,
đưa ra quyết định, lập kế hoạch, thực thi, đánh giá và quản lý dự án. Cụ thể sự
tham gia của người dân vào các dự án được thể hiện qua các bước sau:
2.2.1. Lập kế hoạch dự án
Quá trình lập kế hoạch dự án là một giai đoạn trong chu kỳ dự án, nội
dung này gồm các hoạt động: Phân tích thực trạng tại cơ sở triển khai dự án,
xác định mục tiêu của dự án và cách thức tổ chức thực hiện. Trong các dự án
xoá đói giảm nghèo, việc phân tích thực trạng cho phép xác định được các hộ
nghèo đói cũng như các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, từ đó có thể xác
định được nhu cầu của người dân, cộng đồng và đưa ra các mục tiêu phù hợp,
chính xác.
Việc lập kế hoạch dự án dựa trên phân tích thực tế vì kết quả phân tích
cho phép xác định được các vấn đề người dân đang gặp phải cũng như nguyên
nhân của các vấn đề đó là gì. Việc tham gia của người dân ở đây có ý nghĩa
vô cùng quan trọng vì họ là người biết rõ nhất vấn đề vướng mắc đang gặp

phải là gì cũng như nguyên nhân của những vướng mắc đó. Đặc biệt họ còn
xác định được trong các vấn đề đó thì vấn đề nào mang tính phổ biến cần
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
14
Luận văn tốt nghiệp
được ưu tiên giải quyết trước. Trên cơ sở đó, họ có thể giải quyết các vấn đề
cũng như xác định nhu cầu về vốn, khả năng huy động vốn, cần tập trung ưu
tiên vấn đề nào? Tất cả những việc làm này nhằm tạo thuận lợi cho việc triển
khai các dự án, nhất là các dự án xóa đói giảm nghèo cũng như có kế hoạch
sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
2.2.2. Triển khai dự án
Triển khai dự án là một khâu chiếm phần lớn thời gian trong vòng
đời của dự án. Khâu này thực hiện hai công việc chính là thực hiện đầu tư
và đưa dự án vào khai thác sử dụng, trong đó việc thực hiện đầu tư có vai
trò quan trọng nhất trong khâu này bởi đây chính là giai đoạn tạo nên các
đầu ra của dự án.
Sự tham gia của người dân trong khâu này có ý nghĩa vô cùng quan
trọng vì họ nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi dự án được triển
khai tại địa phương mình. Do đó, họ sẽ có ý thức cao trong khi xây dựng cũng
như bảo vệ sản phẩm của dự án sau này.
2.2.3. Giám sát thực hiện dự án.
Giám sát ở đây không chỉ đơn thuần là giám sát về tiến độ và kết quả
thực hiện dự án mà còn giám sát luôn cả quá trình và kết quả đó được thực
hiện như thế nào? Sự tham gia của người dân vào nội dung này cho phép biết
dự án có được triển khai đúng nơi đúng chỗ đúng tiến độ hay không và quan
trọng là đã hướng đúng đến nhóm đối tượng hay người được hưởng lợi chưa?
2.2.4. Đánh giá thực hiện dự án
Đây là qúa trình xác định một cách có hệ thống tính hiệu quả, tác dụng
và ảnh huởng của dự án đối với các mục tiêu ban đầu đã được đề ra. Việc
đánh giá thực hiện dự án sẽ được tiến hành qua ba giai đoạn như sau:

Đánh giá giữa kỳ: Bao gồm việc đánh giá tiến độ thực hiện của dự án,
tính phù hợp, hiệu quả và tác dụng của dự án
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
15
Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá kết thúc: Thường được tiến hành ngay khi dự án hoàn thành
(thường là sau một năm sau khi dự án kết thúc). Đây là giai đoạn đánh giá các
thành tựu, các lợi ích thu được của dự án và ảnh hưởng của dự án.
Đánh giá kiểm chứng: Đợc tiến hành một vài năm sau khi hoàn thành
dự án, khi mà tất cả các lợi ích của dự án đều được phát huy đầy đủ
Sự tham gia của người dân ở bước này sẽ cho phép đánh giá chính xác
kết quả mà ban đầu dự án được triển khai ở địa phương có đạt được các mục
tiêu đề ra ban đầu hay không, hiệu quả của việc đạt được các mục tiêu đó ra
sao. Ngoài ra thông qua đánh giá có sự tham gia của người dân cũng giúp xác
định được vấn đề chưa được giải quyết để từ đó tìm cách khắc phục.
2.2.5. Quản lý dự án
Sau khi các dự án kết thúc cần phải có công tác quản lý để đảm bảo cho
các đầu ra của dự án luôn hoạt động tốt và đem lại hiệu quả.
Đây là khâu quan trọng trong chu kỳ của một dự án, đặc biệt là các dự
án XĐGN cho nên sự tham gia của người dân sẽ góp phần tăng tính bền vững
của dự án.
II. Tổng quan về dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ
1- Giới thiệu chung về dự án
Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ là dự án thành phần của Dự án giảm
nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 6 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai,
Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang. Thời gian hoạt động của dự án từ năm 2002
-2007. Dự án được thực hiện trên địa bàn 40 xã thuộc khu vực III của 6
huyện: Thanh Sơn (19 xã), Yên lập (12 xã), Thanh Thủy (03 xã), Đoan Hùng
(03 xã), Hạ Hòa (02 xã), Cẩm Khê (01 xã) – tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A

16
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1.1: Số xã, huyện và tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án năm 2002
Huyện/tỉnh Số xã có dự án
Tổng số hộ
(gia đình)
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ hộ
nghèo
Thanh Sơn 19 trong 40 xã 41.111 23.433 57,0%
Yên Lập 12 trong 17 xã 18.096 9.500 52,5%
Cẩm Khê 1 trong 31 xã 28.840 10.873 37,7%
Hạ Hoà 2 trong 33 xã 25.881 9.006 34,8%
Đoan Hùng 3 trong 28 xã 25.057 7.893 31,5%
Thanh Thuỷ 3 trong 15 xã 16.757 4.926 29,4%
Vùng dự án
(6 huyện)
40 trong 164 xã 155.742 65.631 42,1%
Toàn tỉnh 303.964 94.472 31,08%
Nguồn: Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ
Qua bảng 1.1 cho thấy tỷ lệ nghèo hộ nghèo chung trong toàn tỉnh là
31,08%, nhưng các xã của vùng dự án lại có tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Tính
chung trong 40 xã triển khai dự án thì tỷ lệ hộ nghèo lên tới 42,1%, cao hơn
rất nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh. Trong đó, huyện Thanh
Sơn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất 57%, thấp nhất là huyện Thanh Thủy 29,4%.
Các xã vùng dự án có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với bình quân toàn
huyện, có nơi lên tới hơn 60% như xã Đông Cửu (66,67%), xã Tân Minh
(66,28%) huyện Thanh Sơn
1

. Qua đó có thể nhận thấy rằng vùng dự án là các
xã nghèo nhất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc bình chọn các xã tham gia vào
dự án đã được thực hiện một cách tương đối công bằng.
1.1. Mục tiêu của dự án
1.1.1. Mục tiêu tổng quát của dự án
1
Tổng quan về dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ - Ban quản lý dự án “Phát triển nông thôn tổng hợp, giảm
nghèo” tỉnh Phú Thọ.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
17
Luận văn tốt nghiệp
Phát triển nông thôn toàn diện, tạo ra nền sản xuất phát triển bền vững,
nâng cao đời sống vật chất, phúc lợi xã hội, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần
cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện để phát huy
tiềm năng nguồn nội lực thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo cho người dân nghèo thuộc vùng dự án được sử dụng các công trình
hạ tầng và các dịch vụ xã hội trên cơ sở phát triển bền vững, từng bước đưa
nhân dân các vùng này thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, hòa nhập vào sự
phát triển chung của cộng đồng khác trong khu vực và cả nước.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể của dự án
 Các mục tiêu về phát triển kinh tế
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chăn nuôi. Phấn đấu đảm bảo bình quân
lương thực đầu người đến năm 2005 đạt từ 250kg trở lên.
Phát triển mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ, khuyến nông, khuyến lâm,
dịch vụ “2 đầu” cho nông dân, thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển, xây
dựng chợ, cửa hàng ở các trung tâm cụm xã và ở các tụ điểm dân cư lớn…
Xây dựng đường giao thông dân sinh kinh tế đến 100% các trung tâm xã,
trên 70% diện tích lúa nước được tưới, tiêu chủ động, kiên cố hóa 80% công
trình thủy lợi, hệ thống kênh mương, 80% hộ dân được sử dụng điện lưới.

Xây dựng và đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, thực hiện ngói hóa
nông thôn, phấn đấu 80% số hộ có nhà lợp ngói, tấm lợp, nhà cấp IV.
 Các mục tiêu về xã hội
Giảm tỷ lệ nghèo đói mỗi năm 3 – 5%, đến cuối năm 2005 tỷ lệ đói
nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn dưới 15%, về cơ bản không còn hộ đói
thường xuyên.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
18
Luận văn tốt nghiệp
Tỷ lệ tăng dân số dưới 1,6%, giải quyết cơ bản số người trong độ tuổi
lao động có việc làm, đảm bảo 70% số xã có bác sỹ phục vụ, 100% số trạm y
tế xã được tiêu chuẩn hóa, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn 27%.
Giải quyết nước sinh hoạt cho người dân, đảm bảo năm 2005 có trên
85% số hộ sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Phấn đấu có đủ trường lớp, đào tạo giáo viên, huy động trên 85% trẻ
em các xã khu vực III trong độ tuổi đến trường, trên 80% học sinh tốt nghiệp
lớp 5 được đi học cấp 2 và trên 50% học sinh tốt nghiệp lớp 9 được vào cấp 3.
Đại bộ phận đồng bào dân tộc được bồi dưỡng, tiếp thu nội dung chương trình
khuyến nông, khuyến lâm, kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa
xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống, tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển thị trường nông thôn.
Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, nhân dân cộng đồng các
DTTS để tham gia các hoạt động thực hiện dự án và hoạch định phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
1.2. Nội dung của dự án
Dự án được kết cấu thành 6 hợp phần:
1.2.1. Đường giao thông và chợ
Dự án sẽ đầu tư xây dựng một số tuyến đường trục chính của xã
(đường huyện đi các trung tâm xã, từ trung tâm xã đi các thôn); tập chung

nhiều cho các tuyến đường liên thôn, bản, cầu nhỏ, cống qua đường; ưu tiên
các công trình cải tạo, nâng cấp, nhiều người hưởng lợi, hạn chế làm mới
hoặc quy mô đầu tư lớn.
Đầu tư nâng cấp và xây dựng mỗi xã không quá 01 chợ và xây dựng ở
các khu trung tâm, thuận tiện giao thông, trao đổi buôn bán với các xã lân cận
trong và ngoài vùng dựa án.
Nguyễn Thị Hoài Quyên Kế hoạch 47A
19

×