Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP Chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng TÌM HIỂU MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.88 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên ngành: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

TÌM HIỂU MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG
XANH CỦA

Họ và tên sinh viên: Trương Ái Nhi
MSSV: 1900707
Major:[Name of Major ]
Lớp: Logistics0119
Giảng viên hướng
dẫn:Name
Ths Ngô
Anh]Tuấn
Class:[
of Class
Name:[Student Name]
Thesis Advisor:[Thesis advisor's name]
Due11
Date:[Type
Ngày 14 tháng
năm 2021the due date]


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................6
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ........................................................................7


PHẦN 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1 Giới thiệu vấn đề...........................................................................................1
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu..................................................................1
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH TRONG
DOANH NGHIỆP...................................................................................................2
2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng............................................................................2
2.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh............3
2.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng xanh...................................................................5
2.4 Xây dựng chuỗi cung ứng xanh.....................................................................5
PHẦN 3: CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA IKEA...........................................10
3.1 Giới thiệu về cơng ty IKEA.........................................................................10
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty............................................10
3.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh...............................................................................10
3.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty...........................................................10
3.2 Chuỗi cung ứng xanh của IKEA..................................................................12
3.2.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu xanh...............................................................14
3.2.2.2 Sử dụng năng lượng sạch......................................................................15
3.2.2.3 Kiểm sốt lượng khí thải nhà kính.........................................................16
3.2.3 Hoạt động vận tải.....................................................................................18
3.2.4 Logistics ngược trong chuỗi cung ứng.....................................................22
3.3 Giải pháp.....................................................................................................23
PHẦN 4: KẾT LUẬN............................................................................................24
4.1 Đánh giá lại mơ hình chuỗi cung ứng xanh của công ty IKEA....................24
4.2 Rút ra bài học và định hướng......................................................................25
4.2.1 Bài học về thiết kế và sản xuất sản phẩm.................................................25
4.2.2 Bài học về vận tải xanh và logistics ngược...............................................26
KẾT LUẬN.......................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................28



STT Chữ viết tắt

Tên tiếng anh

Tên tiếng việt

1

SCM

Supply chain management

Quản lý chuỗi cung ứng

2

FMCG

Fast-Moving Consumer Goods

Hàng tiêu dùng nhanh

3

OEM

Original Equipment
Manufacrer

Nhà sản xuất sản phẩm

gốc

4

ISO

International Standards
Organization

Tổ chức tiêu chuẩn quốc
tế

5

IWAY

The IKEA Way on Purchasing
Home Furnishings Products

Cách thức áp dụng của
IKEA về mua sắm hàng
hóa, nguyên liệu và dịch
vụ

6

FSC

Forest Stewardship Council


Hội đồng Quản lý Lâm
nghiệp

7

KPI

Key Performance Indicator

Chỉ số đánh giá theo hiệu
quả hoạt động

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Mục lục bảng
Bảng 2.1 : So sánh logistics ngược và logistics xuôi..................................................11
Bảng 3.1 :Báo cáo doanh thu tập đồn IKEA năm 2019-2020...................................14
Mục lục hình
Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình....................................................................3
Hình 3.1.các vật liệu tái tạo và tái chế cho gỗ ở IKEA năm 2015-2018.....................15
Hình 3.2. Phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng từ các tòa nhà của IKEA Phạm vi 1 và 2.........................................................................................................17


Hình 3.3 Phát thải tương đối từ hoạt động giao hàng (phần trăm phát thải)..............17
Hình 3.4. Lượng khí CO2 thải ra do vận chuyển trong sản phẩm ở IKEA.................21
Hình 3.5.Tỷ lệ 1 lần giao hàng tận nhà bằng xe điện trong trong tổng số lần giao hàng
từ năm 2018 - 2020..................................................................................................21


TÌM HIỂU MƠ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG
XANH CỦA CƠNG TY IKEA

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu vấn đề
Hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo đó là những ảnh hưởng
không tốt đến môi trường sống của chúng ta. Nhận thấy được vấn đề đó, nền kinh tế
thế giới đang từng bước đổi mới và đặc biệt là xu hướng “xanh hóa” chuỗi cung ứng
đang được các doanh nghiệp tiếp cận. Đó là một xu hướng tất yếu và rất cần thiết
trong nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị thương hiệu trong mắt khách
hàng.
Đặc biệt hiện nay, khách hàng không chỉ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, nguồn
gốc và quan trọng hơn chính là tính bền vững, thân thiện với mơi trường. Nhận thấy
được điều đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến vận hành chuỗi cung ứng
cùng lúc với việc phát triển theo hướng bền vững, cần thực hiện một chuỗi cung
ứng ln đi kèm tiêu chí bảo vệ mơi trường. Một trong những doanh nghiệp tư nhân
bán đồ lẻ nội thất lớn nhất trên thế giới hiện nay và là doanh nghiệp được nhận xét
đang thực hiện thành công chuỗi cung ứng xanh đó chính là tập đồn IKEA. Những
thành tựu của IKEA trong chuỗi cung ứng sẽ là những bài học giá trị về kinh
nghiệm trong quá trình “ xanh hóa” chuỗi cung ứng của nước ta.
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu những lợi ích thực tế về chuỗi cung ứng xanh của công ty
IKEA đang thực hiện thông qua những đánh giá khách quan. Qua những nghiên cứu
từ chuỗi cung ứng của IKEA sẽ là các bài học giúp cho các doanh ở Việt Nam có
thể thích ứng với những u cầu đổi mới ngày càng cao, góp phần nâng cao lợi
nhuận song song với phát triển bền vững, hướng đến mất dần các tác động ảnh
hưởng xấu đến môi trường, làm cho cuộc sống xã hội trở nên tích cực hơn.
Mục tiêu:
Thứ nhất: Nền tảng lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng có hệ
thống sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển khái niệm về chuỗi cung
ứng xanh và nhận ra rằng có những lợi ích đáng kể giữa chuỗi cung ứng xanh so với
chuỗi cung ứng truyền thống. Ngày nay, việc chuỗi cung ứng xanh được sử dụng
phổ biến đóng một vai trị ngày càng quan trọng hơn.

Thứ hai: Tìm hiểu về thực trạng kinh doanh của tập đồn thơng qua các hoạt
động trong chuỗi cung ứng xanh từ nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở đó đưa ra những
nhận xét về tính hiểu quả trong chuỗi cung ứng xanh của IKEA.
Cuối cùng: Từ mơ hình chuỗi cung ứng xanh của IKEA rút ra bài học kinh
nghiệm và đóng góp một số giải pháp về chuỗi cung ứng xanh.

1


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
XANH TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM): Được định nghĩa là “quản lý việc trao đổi vật
liệu và thơng tin trong q trình hậu cần trải dài từ việc mua nguyên vật liệu thô đến
việc phân phối sản phẩm cuối cùng khách hàng” (Chardine-Bauman & BottaGenoulaz, 2014). Bằng cách này, các bên liên quan được liên kết với nhau và trở
thành một phần của chuỗi. SCM là một phương tiện để hiểu và tinh chỉnh hiệu quả
và hiệu lực của các hoạt động được thực hiện bởi công ty từ mua sắm ban đầu tất cả
các cách để sản phẩm cuối cùng (Vasileiou & Morris, 2006 ). Trên toàn cầu chuỗi
cung ứng phân tán đã làm tăng tầm quan trọng của SCM như một nguồn lợi thế
cạnh tranh do về mối liên hệ giữa quản lý cung ứng, sự thành thạo và hoạt động
kinh tế của một công ty (Hollos et al. 2012 ). SCM có thể là một nhiệm vụ khó khăn
đối với các doanh nghiệp, nhưng càng trở nên khó khăn hơn khi đi đôi với các mục
tiêu bền vững và các chính sách.
Các doanh nghiệp liên quan gián tiếp đóng một vai trị quan trọng trong việc
đảm bảo duy trì sự kết nối thông tin và vật chất một cách nhanh chóng, liền mạch
và hiệu quả cho doanh nghiệp. Sự liên kết của các tổ chức được đề cập không chỉ
theo một chuỗi mà trên thực tế là một mạng lưới, một nhà sản xuất có thể thu mua
nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp, tiếp theo là sản xuất và bán chúng cho nhiều
nhà cung cấp hay nhà bán lẻ để sản phẩm cuối cùng có thể đến được tay người tiêu
dùng cuối cùng. Hình 1 là mơ hình đơn giản hóa một chuỗi cung ứng với một doanh

nghiệp sản xuất với trung tâm là sản phẩm cuối cùng. Các thành phần của chuỗi
cung ứng có thể kể đến theo chiều từ trái qua phải như sau:
(1) Bắt đầu của chuỗi là các doanh nghiệp khai thác và sản xuất từ các nguyên
liệu thô (quặng sắt, dầu, gỗ, các loại thực phẩm).
(2) Các nguyên liệu thô được bán cho các công ty cung ứng nguyên liệu, những
công ty này tiến hành việc thu mua theo đơn hàng và theo các tiêu chuẩn được đặt
ra bởi các nhà sản xuất linh kiện, phụ kiện, lắp ráp phụ.
(3) Sau khi nguyên liệu thô trở thành nguyên liệu cho các nhà sản xuất linh kiện,
phụ kiện, lắp ráp phụ sản xuất tạo ra thành phẩm theo các đơn đặt hàng và tiêu
chuẩn từ những người sản xuất ra thành phẩm cuối cùng và khách hàng.
(4) Những người sản xuất sản phẩm cuối cùng gia công, lắp ráp để tạo ra các sản
phẩm hồn thiện rồi bán những thành phẩm đó cho người phân phối.
(5) Những người bán sỉ, bán lại các thành phẩm cho những nhà bán lẻ theo các
đơn đặt hàng. Những người bán sỉ còn được gọi là khách hàng cấp 1.
(6) Nhà bán lẻ bán hàng hóa cho những người tiêu dùng và cũng là những khách
hàng cuối cùng của chuỗi cung ứng. Những người bán lẻ còn được gọi là khách
hàng cấp 2.
(7) Khách hàng tiêu dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hay khách hàng cấp

2


Hình 1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng điển hình
Nguồn: J Wisner, KC Tan, G Leong, 2012, tr.3
Các hoạt động dịch chuyển nguyên vật liệu qua các doanh nghiệp (1), (2), (3) ở
phía bên trái doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng được gọi là dòng ngược
(upstream), những doanh nghiệp (5), (6), nơi dịng sản phẩm hồn thiện đi qua để
đến tay người tiêu dùng cuối cùng được gọi là dịng xi (downstream). Ở dịng
ngược, các doanh nghiệp cung cấp có thể được chia theo cấp 1, 2, 3 tùy theo mức
độ gần với doanh nghiệp sản xuất cuối cùng. Giống như ở dịng xi, sản phẩm cuối

cùng được bán cho các khách hàng cấp 1, khách hàng cấp 2 để đến tay khách hàng
cấp 3 - người tiêu dùng. Khách hàng cấp 3 mua sản phẩm dựa trên sự kết hợp của
chất lượng, sự sẵn có, chi phí, chế độ bảo hành và thương hiệu với niềm tin sản
phẩm đó sẽ đáp ứng các yêu cầu và mong đợi của họ. Ngồi ra, các khách hàng này
cũng có nhu cầu trả lại sản phẩm hoặc yêu cầu bảo hành, sửa chữa hoặc vứt bỏ sản
phẩm hoặc tái chế chúng. Các hoạt động thu hồi, tái chế sản phẩm từ tay người tiêu
dùng cuối cùng cũng là một phần của chuỗi cung ứng và được gọi là các hoạt động
logistic ngược (reverse logistics).
2.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh
2.2.1 Chuỗi cung ứng xanh
- Chuỗi cung ứng xanh bao gồm sự phát triển việc thu mua hàng hóa, nguyên
liệu trong các hoạt động như giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng và thay thế nguyên
liệu.
- Chuỗi cung ứng xanh thống nhất các sáng kiến về môi trường trong quản trị
chuỗi cung ứng, bao gồm việc thiết kế sản phẩm, chọn lọc và thu mua nguyên vật
liệu, tiến trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng cuối
3


cùng cũng như xử lý sản phẩm sau khi sử dụng. (M.P. & Vander Laan, E.A, 2010,
tr. 859– 870).
Qua những khái niệm được nêu trên, ta có thể thấy 3 đặc điểm nổi bật của chuỗi
cung xanh:
Thứ nhất: Tất cả những vấn đề về môi trường được tập hợp lại trong việc quản lý
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Trong chuỗi cung ứng môi trường được xem xét
ở từng yếu tố với các mặt khác nhau, bắt đầu từ quá trình thu mua nguyên vật liệu
đầu vào, tiếp đến sản xuất ra các sản phẩm, sản phẩm được vận chuyển đến nơi tiêu
dùng, và hơn thế là việc các sản phẩm được xử lý sau khi đã được sử dụng hết vịng
đời.
Thứ hai: Hiện nay trong kinh doanh, các cơng nghệ sản xuất, vận hành và phân

phối xanh, sạch đang ngày càng được ứng dụng phổ biến. Lợi thế cạnh tranh sẽ gọi
tên những doanh nghiệp biết áp dụng và sáng tạo khơng ngừng, đó là yếu tố giúp
doanh nghiệp tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Tất cả thành tựu đổi mới công
nghệ môi trường được áp dụng trong chuỗi cung ứng gọi chung là chuỗi cung ứng
xanh.
Thứ ba: Năng lực vận hành của doanh nghiệp sẽ được nâng cao nếu có sự tham
gia của chuỗi cung ứng xanh vào tất cả các nhân tố quản lý môi trường. Các khung
pháp lý được đưa ra từ những cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế trong bối
cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết. Khung pháp lý này cần có thể vừa giúp doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng cũng đồng thời có các biện pháp bảo vệ mơi
trường.
2.2.2 Quản lý chuỗi cung ứng xanh
Dù cịn là một lĩnh vực khá mới mẻ trên thế giới hiện nay, tuy nhiên đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung vào quản trị chuỗi cung ứng xanh và tầm
quan trọng của nó đối với doanh nghiệp cũng như các ứng dụng thực tiễn và phân
tích thực tế trong nhiều doanh nghiệp. Năm 1996, Robert Handfield tại Tập đoàn
nghiên cứu sản xuất tại Đại học bang Michigan đã lần đầu tiên sử dụng khái niệm
quản lý chuỗi cung ứng xanh. Bước đầu, Handfield đưa ra ý tưởng cơ bản về những
tác động mơi trường của việc tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực trong chuỗi cung
ứng trong ngành công nghiệp sản xuất, cụ thể là công nghiệp sản xuất đồ gia dụng.
Theo đó, xanh hóa chuỗi cung ứng là q trình cụ thể hóa các tiêu chí mơi trường
hoặc các mối quan tâm về các quyết định mua hàng của tổ chức và các mối quan hệ
dài hạn với nhà cung cấp (Gilbert, 2000). Xanh hóa chuỗi cung ứng được mở rộng
trong hoạt động thu mua nguyên liệu sản xuất, đầu vào của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần cải thiện tính dài hạn trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh, cụ
thể trong việc thiết lập các mối hợp tác với nhà cung cấp để có thể kiểm sốt nguồn
ngun vật liệu. Xanh hóa chuỗi cung ứng đang có vai trị quan trọng trong mọi lĩnh
vực, đặc biệt đối với hàng điện tử công nghệ cao, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG),
các nhà sản xuất sản phẩm gốc (OEM)… quản lý chuỗi cung ứng xanh kết hợp các
thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng và các chỉ tiêu về môi trường đề tạo thành các

quyết định mua hàng và các mối quan hệ dài hạn với các nhà cung cấp. Cũng tập
trung vào việc giảm thiểu lãng phí của tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm
tiết kiệm năng lượng và ngăn cản các tác động nguy hiểm của nguyên vật liệu với
môi trường. Hơn thế nữa, quản lý chuỗi cung ứng xanh còn được xác định như là
4


định hướng kết hợp của logistics với chiến lược kinh doanh và các vấn đề môi
trường trong các nỗ lực hợp tác để tối đa hóa hiệu quả vận hành doanh nghiệp và
hướng đến đạt được kết quả mong muốn. Hoạt động phân phối hàng hóa ln tiềm
ẩn những nguy cơ cao về các tác động có hại rất lớn tới mơi trường, vì vậy doanh
nghiệp muốn có một chuỗi cung ứng xanh tổ chức hiệu quả thì cần phải có một tổ
chức quản lý tốt mạng lưới phân phối và logistics.
Một cách đầy đủ, khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng xanh được định nghĩa là:
“Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng xanh nên bao gồm việc mua hàng, logistic nội bộ
(inbound logistics), sản xuất, phân phối và logistics đảo ngược” (Sarkis, 2007, tr.
246). Quản lý chuỗi cung ứng xanh cần phải là sự kết hợp các ý tưởng mơi trường
vào trong tồn bộ q trình quản lý chuỗi cung ứng thông thường. Các lý thuyết
nghiên cứu trên đã chỉ ra quản lý chuỗi cung ứng xanh đã thống nhất và bao trùm
lên nhiều giai đoạn của vòng đời sản phẩm, từ việc sản xuất nguyên liệu thô, đến
các giai đoạn thiết kế, sản xuất và phân phối đến sử dụng sản phẩm bởi người tiêu
dùng, cùng với đó là việc xử lý các vấn đề của sản phẩm khi kết thúc vịng đời. Nói
cách khác, quản lý chuỗi cung ứng xanh có thể nói cịn là một dạng mơ hình quản
trị hiện đại trong tổng thể quản trị chuỗi cung ứng, trong đó quan tâm đến các ảnh
hưởng và các hiệu quả môi trường. Cũng giống như chuỗi cung ứng thông thường,
quản lý chuỗi cung ứng xanh quan tâm đến quá trình thu mua (purchasing), vận
hành(operation), sản xuất (production), phân phối(distribution), hậu cần ( logistics)
… của doanh nghiệp.
2.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng xanh
Tiết kiệm chi phí do giảm chất thải bao bì và khả năng thiết kế để tái sử dụng và

tháo rời.
Tăng cường sức khỏe và an tồn làm giảm chi phí tuyển dụng và luân chuyển lao
động do an toàn hơn kho bãi và vận chuyển và điều kiện làm việc tốt hơn.
Chi phí lao động thấp hơn, điều kiện làm việc tốt hơn có thể tăng động lực và
năng suất, và giảm sự vắng mặt của nhân viên chuỗi cung ứng.
Chủ động định hình các quy định trong tương lai, các cơng ty chủ động giải
quyết vấn đề môi trường và mối quan tâm xã hội có thể ảnh hưởng đến quy định của
chính phủ khi quy định này được mơ hình hóa sau quy trình sản xuất và chuỗi cung
ứng hiện có của cơng ty, dẫn đến khó tái tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty và
nhà cung cấp của họ.
Giảm chi phí, thời gian thực hiện ngắn hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn liên
quan đến việc thực hiện của các tiêu chuẩn ISO 14000, cung cấp một khuôn khổ
cho các hệ thống quản lý môi trường.
Nâng cao danh tiếng - tham gia vào các hành vi bền vững có thể làm cho một tổ
chức trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà cung cấp và khách hàng, cho các nhân viên
tiềm năng và cho các cổ đông.
2.4 Xây dựng chuỗi cung ứng xanh
2.4.1 Thiết kế xanh
Doanh nghiệp sản xuất quyết định thiết kế của sản phẩm là lúc đề ra các biện
pháp giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Bởi vì sự tác động đến môi
5


trường khơng chỉ nằm trong q trình tạo ra một sản phẩm mà còn là cách sử dụng
và sản phẩm đó được vận chuyển như thế nào.
Thiết kế xanh bao gồm việc theo dõi vòng đời của một sản phẩm, các thiết kế
sinh thái sẽ được ứng dụng (Eco_design) giúp các công ty sản xuất hạn chế được tác
động đến mơi trường bắt đầu từ q trình thu mua ngun liệu đến khi sản phẩm đã
qua sử dụng. Thiết kế xanh cần đảm bảo các tiêu chí:
Tiêu chí 1: Thiết kế nhằm hạn chế tối đa sử dụng các nguyên liệu độc hại

Tiêu chí 2: Tái sử dụng trong thiết kế, bao gồm tái sử dụng một hoặc toàn bộ
Tiêu chí 3: Phần sản phẩm cùng với xử lý sản phẩm đã sử dụng ở mức tối thiểu.
Tiêu chí 4: Tái chế là một hoạt động thiết kế quan trọng, bao gồm các thiết kế có
khả năng tháo dỡ, chuyển các phần này thành nguyên liệu hoặc chuyển thành
nguyên liệu.
Tiêu chí 5: Tái sản xuất các sản phẩm như sửa chữa, thay thế và bổ sung cho các
sản phẩm đổi trả.
Tiêu chí 6: Sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu nguyên liệu và năng lượng
cho sản phẩm, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch.
Có một nghiên cứu cho thấy 70% - 80% hiệu suất sản xuất và sử dụng sản phẩm
được xác định trong quá trình sản phẩm được thiết kế, tuy nhiên thiết kế lại chỉ
chiếm 10% tổng chi phí trong tồn bộ quy trình sản xuất sản phẩm. Như vậy có thể
nói giảm thiểu chi phí và nâng cao hình ảnh thương hiệu là các tiền đề chính để
doanh nghiệp thực hiện một thiết kế xanh.
Tiêu chuẩn xanh đã đem lại những lợi ích trực tiếp trong thiết kế sản phẩm, dịch vụ,
các nhà sản xuất cũng như các doanh nghiệp “dịng xi” và cả các khách hàng tạo
đã tạo áp lực cho các doanh nghiệp “dòng ngược” chuyên về sản xuất đã phải tập
trung hơn vào việc thiết kế xanh. Sự phối hợp giữa các bên về thiết kế sản phẩm,
những thông tin được chia sẻ về nhu cầu sẽ là công cụ quan trọng cho các doanh
nghiệp có thể ứng dụng tốt hơn những đổi mới trong việc thiết kế sản phẩm để đáp
ứng với nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới thiết kế xanh sẽ giúp các
doanh nghiệp giảm khoảng cách về giá cả giữa các sản phẩm xanh và sản phẩm
truyền thống để có thể giúp sản phẩm có thể tiến xa hơn các thị trường ngách cao
cấp thường thấy.
2.4.2 Quản lý vật liệu xanh
Đối với quản lý vật liệu xanh, quá trình lựa chọn vật liệu, phân tách và thu hồi
vật liệu nên nhận được hỗ trợ sau (M. Ghobakhloo, S. H. Tang, N. Zulkifli, and M.
K. A. Ariffin, 2013):
- Các loại vật liệu không giống nhau được sử dụng trong một sản phẩm phải dễ
dàng để phân tách;

- Trong khi duy trì khả năng tương thích với cơ sở hạ tầng sản xuất hiện có,
trong một sản phẩm duy nhất nên sử dụng các vật liệu giống nhau;
- Nên sử dụng các vật liệu dễ tái chế cho nhiều loại sản phẩm;
- Giảm lượng “hoạt động thứ cấp” để làm giảm lượng phế liệu và đơn giản hóa
các quá trình phục chế, tái chế.
6


2.4.3 Quy trình sản xuất xanh
Đối với một khái niệm sản xuất thân thiện với môi trường, không chỉ thiết kế sản
phẩm thân thiện với môi trường mà các vấn đề liên quan đến sản xuất cũng phải
được giải quyết. Một trong những mục tiêu chính của q trình sản xuất xanh là
giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Sử dụng nguyên
liệu và tài nguyên / năng lượng, gián tiếp giảm lượng chất thải trong giai đoạn sản
xuất.
Mặt khác, giảm khí thải là một trong những mục tiêu của sản xuất xanh. Có hai
phương tiện giảm phát thải chính là:
(1) Kiểm sốt: khí thải và nước thải lưu trữ, và xử lý bằng cách sử dụng thiết bị
kiểm sốt ơ nhiễm;
(2) Phịng chống: khí thải và nước thải được giảm bớt, thay đổi hoặc bị ngăn
chặn hồn tồn thơng qua thay thế vật liệu, tái chế hoặc đổi mới quá trình sản xuất
(S. L. Hart và G.Ahuja, 1996).
2.4.3 Phân phối xanh
Phân phối xanh có tầm quan trọng trong xanh hóa chuỗi cung ứng, do tác dụng
to lớn đối với môi trường tự nhiên. Phân phối xanh dựa trên vận chuyển xanh được
định nghĩa là “Dịch vụ vận tải có ít tác động tiêu cực lên sức khỏe con người và
môi trường tự nhiên khi so sánh với các dịch vụ vận tải phục vụ cùng một mục
đích'' (M. Bjưrklund, 2010). Để thực hiện phân phối thân thiện với môi trường, khi
các công ty sử dụng dịch vụ phân phối, họ có thể điều tra các nhà cung cấp tiềm
năng về các mối quan tâm về môi trường trước khi ký hợp đồng vận chuyển; Thông

tin, đào tạo các nhà cung cấp về các vấn đề mơi trường và nêu rõ các khía cạnh mơi
trường trong tài liệu hợp đồng.
2.4.4 Logistics ngược
Lý thuyết logistics ngược bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu chuyên sâu và có
hệ thống ở các nước phát triển như Hoa Kỳ và Châu Âu từ những năm 1990. Cho
đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về logistics ngược.
“Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt hiệu quả dịng
chảy của ngun liệu, bán thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ
đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp”.
Logistics ngược có những đặc trưng khác biệt căn bản so với logistics xuôi.
Bảng 2.1: So sánh logistics ngược và logistics xuôi
LOGISTICS NGƯỢC

LOGISTICS XI

Dự báo khó khăn hơn

Dự báo tương đối đơn giản hơn

Vận chuyển từ nhiều điểm tới một
điểm

Vận chuyển từ một đến nhiều điểm

Chất lượng sản phẩm không đồng nhất

Chất lượng sản phẩm đồng nhất

Bao bì sản phẩm thường đã bị phá hủy


Bao bì sản phẩm nguyên vẹn, tiêu
7


chuẩn hóa
Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Giá cả tương quan đồng nhất

Tốc độ thường không được xem là ưu
tiên

Tốc độ quan trọng

Chi phí khơng thể nhìn thấy trực tiếp

Chi phí có thể giám sát chặt chẽ

Quản lý dự trữ không nhất quán

Quản lý dự trữ nhất quán

Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm
vật chất

Sở hữu và trách nhiệm vật chất rõ
ràng

Nguồn: Đinh Viết Tuyết Hiền,2021,Giáo trình mơn Quản trị logistics
Mơ hình và quy trình logistics ngược

Có nhiều lý do giải thích cho sự xuất hiện của logistics ngược: từ các sản phẩm
tồn đọng để hiện đại hóa; thu hồi sản phẩm “lỗi” để sửa chữa; tái chế các sản phẩm
đã qua sử dụng để tháo rời từng phần và tái sử dụng; bao bì phải được tái chế và tái
sử dụng.
Quá trình logistics ngược diễn ra trong 4 giai đoạn:
Bước đầu tiên là “tích hợp”: các hoạt động cần thiết để thu hồi nợ, sản phẩm lỗi
hoặc đóng gói và vận chuyển chúng đến một điểm thu gom.
Tại thời điểm mua hàng, sản phẩm sẽ được “kiểm tra” thông qua các hoạt động
như kiểm tra chất lượng sản phẩm, lựa chọn và phân loại sản phẩm. Kết quả giai
đoạn hai là cơ sở quan trọng và cần thiết để xác định bước tiếp theo cho hầu hết các
sản phẩm thương mại.
Ở bước “xử lý” thứ ba, trong q trình thu hồi sản phẩm, cơng ty có quyền lựa
chọn các phương thức thải bỏ khác nhau: (1) tái sử dụng hoặc bán lại trực tiếp; (2)
tái chế (sửa chữa) sản phẩm, tân trang, tái sinh và tháo rời thành phụ tùng thay
thế...); (3) Xử lý chất thải.
Bán lại áp dụng khi một sản phẩm đã được đưa vào một thị trường cụ thể trong
một thời gian dài nhưng khơng được bán vì khơng có nhu cầu hoặc vì nhu cầu đã
bão hòa hoặc được bán tại các cửa hàng giảm giá.
Tái sử dụng là trường hợp chất lượng của sản phẩm bị thu hồi vẫn được đảm bảo
để có thể tái chế để sử dụng tiếp, chẳng hạn như linh kiện, bao bì tái sử dụng (chai,
lọ thủy tinh), pallet, hộp đựng và hầu hết mọi loại bao bì khác. Đối với những sản
phẩm có cơng dụng, màu sắc, kiểu dáng, chức năng,... không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng thì phải khơi phục thơng qua sửa chữa, nâng cấp, tân trang,... sau đó
mới được đưa vào mạng lưới phân phối.
Đối với các sản phẩm, bao bì khơng thể xử lý được dưới các hình thức trên vì
điều kiện tồi tệ của nó thay vì giới hạn về môi trường và trách nhiệm pháp luật,
doanh nghiệp sẽ cố gắng để tiêu hủy với chi phí thấp nhất.
8



Giai đoạn cuối cùng là “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi. Giai đoạn này đề
cập đến các hoạt động logistics để đưa sản phẩm trở lại vào thị trường và chuyển nó
cho người tiêu dùng như các hoạt động dự trữ, bán hàng và vận chuyển.
Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới việc
hạn chế tối đa tác động tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua
thu hồi nguyên vật liệu, sản phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ nó một cách có
trách nhiệm. Chính vì vậy một lần nữa khẳng định, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt
logistics ngược sẽ góp phần xây dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng và
hồn thành tốt trách nhiệm xã hội của mình.

9


PHẦN 3: CHUỖI CUNG ỨNG XANH CỦA IKEA
3.1 Giới thiệu về cơng ty IKEA
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty
IKEA là tên một tập đồn bán lẻ đa quốc gia chuyên về thiết kế và bán các sản
phẩm đồ gia dụng, đồ nội thất, thiết bị, dụng cụ gia đình và phụ kiện trang trí nhà
cửa. Hiện nay, IKEA là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới với 461 của
hàng trên toàn thế giới ( cập nhật 29/9/2021). Vào năm 1943 doanh nhân Ingvar
Kamprad đã thành lập tập đoàn IKEA tại Thụy Điển. Tên gọi “IKEA” của tập đoàn
này là tập hợp các chữ cái đầu từ tên của người sáng lập Ingvar Kamprad, tên trang
trại (Elmtaryd) và tên ngôi làng nơi Ingvar lớn lên (Agunnaryd, Småland, Nam
Thụy Điển). Suốt 7 thập kỷ qua, IKEA bắt đầu chỉ từ một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại
miền nam Thụy Điển đã trở thành một tập đoàn bán lẻ lớn mạnh hiện đang hoạt
động trên 50 quốc gia trên thế giới.
Các giai đoạn phát triển:
- Năm 1940 thành lập:



Nhận đơn hàng qua thư



Sản phẩm : bút bi, ví da, tất,...

- Năm 1950: quyết định tập trung vào mặt hàng đồ gỗ. Năm 1951: cuốn
catalogue IKEA đầu tiên được phát hành.
- Năm 1958: cửa hàng đầu tiên mở tại Almhult, Thụy Điển.
- Năm 1970: mở rộng nhanh chóng sang Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức,
Canada.
- Năm 1990: mở chuỗi cửa hàng tại Mỹ, Anh, Hungary, CH Séc, các tiểu vương
quốc Ả rập, Trung Quốc.
Từ năm 2000 đến nay: tiếp tục mở rộng của hàng tại nhiều quốc gia như: Nhật
Bản, Nga,...IKEA trở thành tập đoàn bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới.
3.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của IKEA là “tạo ra một cuộc sống hàng ngày tốt hơn cho nhiều
người” và khái niệm kinh doanh của họ là cung cấp một nhiều sản phẩm trang trí
nội thất gia đình được thiết kế tốt, tiện dụng với mức giá thấp đến mức càng nhiều
người càng tốt có đủ khả năng chi trả cho chúng (IKEA Supply AG, 2008). Tầm
nhìn và ý tưởng kinh doanh được thực hiện trên tất cả các khía cạnh của kinh doanh,
“Chúng tôi làm việc chăm chỉ để đạt được chất lượng với giá cả phải chăng cho
khách hàng thơng qua việc tối ưu hóa tồn bộ chuỗi giá trị, bằng cách xây dựng mối
quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, đầu tư vào sản xuất và sản xuất tự động hóa cao
khối lượng lớn. Tầm nhìn của chúng tơi cịn vượt ra ngồi việc trang bị nội thất gia
đình. Chúng tơi muốn tạo ra một điều tốt hơn mỗi ngày cho tất cả mọi người bị ảnh
hưởng bởi hoạt động kinh doanh của chúng tôi.” (Inter IKEA Systems BV, 2015).

10



3.1.3 Hoạt động kinh doanh của công ty
- Chiến lược kinh doanh
IKEA thực hiện phương châm: Tạo dựng một cuộc sống hằng ngày tốt hơn cho
nhiều người hơn IKEA đặt mục tiêu: Cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm nội
thất có thiết kế đẹp, đa chức năng ở mức giá thấp để có nhiều người có thể mua.
Chiến lược kinh doanh của IKEA gồm các yếu tố:
1. Cung cấp giá thấp nhất: IKEA đưa ra mức giá thấp nhất dựa vào sự kết hợp giữa
quy mô kinh tế và ứng dụng cơng nghệ cao vào các quy trình trong kinh doanh.
2. Ngày càng đa dạng sản phẩm: IKEA đầu tư đổi mới vào danh mục với hơn
9500 sản phẩm, mỗi năm bán ra thị trường hơn 2500 sản phẩm mới. Và hiện tại
đang mở rộng ra ngành công nghiệp thực phẩm và ăn uống.
3. Chiến lược mở rộng thị trường quốc tế: IKEA Group vận hành hơn 461 cửa
hàng tại 50 thị trường trên thế giới. Có 19 cửa hàng mới được mở trong năm
2019. Ngoài ra, IKEA có 22 điểm nhận và đặt hàng tại 11 quốc gia, 41 trung tâm
mua sắm.
4. Hưởng lợi từ các liên minh chiến lược: IKEA hợp tác với Apple, LEGO để
phát triển sản phẩm mới và hợp tác với Adidas trong chia sẻ kiến thức về khách
hàng.
- Doanh thu, lợi nhuận và giá trị tài sản của IKEA
IKEA hiện nay đang sở hữu 433 cửa hàng, 211.000 nhân viên ở 50 quốc gia và
tạo ra doanh thu hàng năm hơn 41,3 tỷ euro vào năm 2019 (IKEA, 2020). IKEA là
thương hiệu đồ nội thất hàng đầu thế giới với giá trị $15,3 B (Forbes, 2019). Tập
đồn thơng qua nhượng quyền thương mại mang lại cho doanh nghiệp khả năng
phát triển quốc tế, duy trì tinh thần kinh doanh, bảo vệ khái niệm cơ bản và phục vụ
lợi ích tốt nhất của họ và của mọi người.
Họ hiện nay đang sở hữu và điều hành các cửa hàng ở 24 quốc gia, các cửa hàng
còn lại đã được nhượng quyền (Shoulberg, 2018) cho 3% doanh thu thuần hàng
năm của bên nhận quyền (IKEA,2020).

Hệ thống nhượng quyền giúp IKEA phát triển ổn định, xây dựng nền tảng lớn
mạnh cho thương hiệu, doanh số bán hàng tăng lên đến 41.3 tỷ Euro vào năm 2019
và lợi thế quy mô được khai thác, quản lý cũng như duy trì một mức giá hấp dẫn.
Thêm vào đó, IKEA cịn sở hữu chuỗi cung ứng mạnh với hơn 1.800 nhà cung cấp
tại 50 quốc gia.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, IKEA Group đã sửa đổi doanh số
bán hàng dự kiến và thực hiện một số biện pháp để giảm thiểu hậu quả của đại dịch
bằng cách cắt giảm chi phí hoạt động.

Bảng 3.1. Báo cáo doanh thu tập đoàn IKEA năm 2019-2020
11


Đơn vị: triệu Euro
Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Bán hàng

23.916

22.387

Phí nhượng quyền thương mại

1.195


1.162

Thu nhập khác

73

64

Giá vốn hàng hóa

20.633

18.860

Lợi nhuận gộp

4.551

4.753

Chi phí hoạt động

2.695

2.529

Thu nhập và chi phí tài chính

-65


-201

Tổng thu nhập trước thuế

1.791

2.023

Thuế thu nhập

-301

-295

Kết quả từ việc bán các thực thể

-5

3

Nguồn: IKEA Group, 2020, IKEA Group Yearly Summary FY20.
Theo báo cáo thường niên của IKEA 2020, kết thúc năm 2019, tổng doanh số bán
hàng và thu nhập khác của IKEA đạt 22.387 triệu Euro tương đương giảm 6.4% so
với năm 2019 do tác động từ đại dịch toàn cầu. Năm 2020, doanh nghiệp chứng kiến
sự phục hồi doanh số bán hàng ở tất cả các kênh bán hàng hiện tại cũng như các cửa
hiệu mới khai trường và gian hàng trực tuyến. Tổng chi phí năm nay ít hơn năm
2019 là mua lượng mua thấp hơn khối lượng và thấp hơn giá từ các nhà cung cấp.
Nhưng doanh số thương mại điện tử tiếp tục tăng chi phí cho đóng gói và hậu cần.
Giá nguyên liệu giảm sẽ bù đắp một phần của khối lượng bán hàng bị
mất, dẫn đến lợi nhuận gộp cao hơn.

3.2 Chuỗi cung ứng xanh của IKEA
Tại IKEA, logistics trong nước được vận hành & sản xuất được kết nối với nhau
theo tiêu chuẩn IWAY. Tiêu chuẩn bao gồm vận chuyển trong nước của IKEA về
mua và mua sắm cũng như các quyết định sản xuất liên quan đến thiết kế và sản
xuất các sản phẩm. IWAY là “cách IKEA” để mua sản phẩm, vật liệu và dịch vụ và
là quy tắc ứng xử của nhà cung cấp IKEA (IKEA Supply AG, 2008 ). Nó thiết lập
các yêu cầu tối thiểu về môi trường, xã hội và điều kiện làm việc khi mua sản phẩm,
vật liệu và dịch vụ. IKEA tin rằng việc kinh doanh tốt có thể được thực hiện trong
khi doanh nghiệp tốt; đây là tiền đề của sự phát triển trong tương lai bên cạnh các
nhà cung cấp có cùng tầm nhìn.
3.2.1 Thiết kế xanh và quản lý vòng đời sản phẩm tại IKEA
Một dòng sản phẩm được IKEA phát triển và sản xuất, các yếu tố về giá được
ưu tiên hàng đầu. Những nhà phát triển sản phẩm kết hợp với các nhà thiết kế
cùng với nhà cung cấp luôn đảm bảo giữ sản phẩm ở mức giá hợp lý từ khi còn ở
giai đoạn sản xuất. Để thực hiện được đều này, IKEA đã áp dụng các phương
pháp gia tăng hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất, sử dụng nguồn nguyên liệu và
các cải tiến về công nghệ trong sản xuất và thiết kế khi làm việc với từng nhà
12


cung cấp tại nhà máy. Thiết kế trong sản phẩm của IKEA đặc biệt ở chỗ có thể
cho khách hàng tự tháo lắp, vừa giúp thuận tiện di chuyển và sử dụng.
Hiện nay, IKEA đang tìm biện pháp tạo ra sản phẩm với ít nguyên liệu nhất
nhưng vẫn đảm bảo cam kết về chất lượng cũng như độ bền, thực hiện tốt điều
này cũng đã đem lại nhiều kết quả tích cực cho doanh nghiệp như: cắt giảm chi
phí vận chuyển do giảm sử dụng nguyên liệu và nhân công trong quá trình giao
nhận sản phẩm.
Đến năm 2030, IKEA sẽ phát triển thiết kế giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm
và thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ và vòng tròn. Tất cả các sản phẩm và giải pháp
của IKEA đều được thiết kế với chất lượng, hình thức, chức năng, giá thấp và

tính bền vững .
Đây là một vài ví dụ về các thiết kế xanh của IKEA
Bóng đèn LED RYET và LEDARE giảm sử dụng năng lượng trong gia đình. Đây
là 2 bóng đèn tiêu thụ ít hơn đến 85% năng lượng và kéo dài hơn 20 lần so với sợi
đốt truyền thống bóng đèn, có tuổi thọ khoảng 25.000 giờ.

Ảnh 1: Bóng đèn LED RYET

Ảnh 2: Bóng đèn LEDARE
Nguồn: ikea.com, truy cập 10/11/2021

Các vịi phịng tắm như BROGRUND cải thiện sử dụng năng lượng hiệu quả
thông qua thiết kế nguội.

Ảnh 3: Vòi phòng tắm BROGRUND
Nguồn: ikea.com, truy cập 10/11/2021

13


Hoạt động hoàn toàn với đèn LED toàn bộ dải chiếu sáng IKEA đã chuyển đổi
sang 100% LED vào năm 2015. Kể từ đó, IKEA có thể giảm giá của phạm vi, và
đã làm giảm tác động khí hậu của toàn bộ hệ thống chiếu sáng ở IKEA là 27%.
3.2.2 Sản xuất xanh
3.2.2.1 Sử dụng nguyên vật liệu xanh
IKEA cũng đã thông qua Tiêu chuẩn Lâm nghiệp IWAY như một phần của bộ
quy tắc ứng xử của nhà cung cấp, tập đồn đưa ra các tiêu chí tối thiểu cho tất cả các
sản phẩm gỗ cung cấp. Các tiêu chí này bao gồm không khai thác bằng các phương
pháp bất hợp pháp, từ các hoạt động liên quan đến xung đột xã hội liên quan đến
rừng, hoặc từ các khu vực đã được xác định như rừng tự nhiên còn nguyên vẹn.

IKEA là cũng là thành viên của Hội đồng Quản lý Lâm nghiệp (FSC) nhằm mục
đích bảo vệ sự đa dạng, đảm bảo rừng mọc lại, bảo vệ các quyền và nhu cầu của
những người làm việc và sinh sống trong rừng, và kích thích phát triển kinh tế (Hội
đồng Quản lý Lâm nghiệp, 2017). Mục tiêu của IKEA là trở thành rừng tích cực
vào năm 2022 - nghĩa là họ cam kết thúc đẩy lâm nghiệp bền vững trong toàn ngành
và ngoài nhu cầu của họ.
Hiện nay, các vật liệu làm từ thiên nhiên đang được IKEA sử dụng để sản xuất ra
các sản phẩm chủ lực như đồ nội thất và thiết bị gia dụng. Nhờ vào việc nắm rõ
nguồn gốc của nguyên liệu đã giúp cho IKEA thuận lợi kiểm soát kiểm soát được cả
về chất lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ vững được lợi nhuận bên cạnh đảm bảo các
kiểm định về môi trường. Những vật liệu này phải đáp ứng được các tiêu chí là độ
bền, khả năng tái sử dụng, tái chế và quan trọng nhất là giá thành phù hợp.
Gỗ và bông là hai nguyên liệu được IKEA sử dụng để phát triển và nghiên cứu
do có tính bền vững và thân thiện với môi trường. Nhưng đây là hai nguyên liệu có
ảnh hưởng lớn đến mơi trường tự nhiên nếu khai thác khơng hợp lý. Để có thể khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu này, IKEA đã đầu tư đưa vào các ứng
dụng công nghệ tiên tiến trong thiết kế và sản xuất. Các chuỗi cung ứng đối với các
nguyên liệu này được đầu tư bền vững, số lượng nhà cung cấp giảm, định hướng và
chọn lọc nhà cung cấp được tăng cường cụ thể về tiêu chuẩn và chứng nhận. Tre,
đay, vỉa lanh là các nguyên liệu có chi phí thấp nhưng có nhiều ứng dụng mới với
các đặc tính hữu dụng và bền được khai thác triệt để trong các thiết kế của IKEA.
Bên cạnh đó, IKEA cũng đang nghiên cứu những cách thức thay thế những
nguyên liệu cũ kém thân thiện với môi trường bằng cách áp dụng các nguyên liệu
mới. IKEA đã vận dụng những đặc điểm tối ưu trong vật liệu công nghệ mới như gỗ
plastic, nhựa tái chế trong thiết kế các sản phẩm mới đã có được những ấn tượng tốt
từ khách hàng cũng như đem lại phong cách tiêu dùng mới.

14



Hình 3.1. Các vật liệu tái sử dung cho gỗ ở IKEA năm 2015-2018
Nguồn: Annual Summary & Sustainability Report FY20
Năm 2015 cho thấy mức thấp nhất trong tỷ lệ tái sử dụng lại gỗ là 50%, trong
khi năm 2018 đã đại diện cho cao nhất là 85% gỗ ở IKEA. Ngồi ra, ngun liệu từ
bơng cho thấy sự gia tăng và duy trì liên tục 100% trong vịng 3 năm, trong đó
94,50% vào năm 2015 và phần cịn lại là 100% cho các năm 2016, 2017 và 2018.
IKEA đã thực hiện các chuyến thăm và khảo sát tại nhà cho những hàng nghìn
người mỗi năm để đảm bảo cuộc sống của họ về hoạt động tái tạo vật liệu. Thông
qua đó, họ ln cải tiến và suy nghĩ một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề lãng phí
vật liệu. Hơn thế, tập đoàn cũng đã tiến hành hội thảo để cung cấp cách thức hiệu
quả liên quan đến chất thải thực phẩm, nhựa, kim loại và giấy tờ.
Tập đoàn đang tiến tới mục tiêu của là loại bỏ tất cả sử dụng một lần đồ nhựa,
như ống hút và dao kéo được sử dụng cho thực phẩm. Từ tháng 1 năm 2020, IKEA
sẽ thay thế tất cả nhựa sử dụng một lần các mặt hàng như ống hút, cốc, dao kéo và
đĩa với các lựa chọn thay thế được làm từ vật liệu tái tạo.
Một thách thức còn lại là cốc dùng một lần để đựng đồ uống nóng. Trong năm
2020, những chiếc cốc thương mại duy nhất có chứa một loại nhựa mỏng lớp phủ
bên trong vì lý do an toàn. Mặc dù cốc hiện nay sử dụng nhựa thực vật từ cây mía,
nhưng IKEA đang khơng ngừng tìm kiếm một ngun liệu thay thế khơng có nhựa.
Trong thời gian đại dịch, doanh nghiệp đã thấy sự gia tăng các bữa ăn mang đi từ
các cửa hàng thực phẩm, trong một số trường hợp đã dẫn đến sự gia tăng sử dụng
các đồ nhựa nên việc nhanh chóng tìm kiếm nguyên liệu thay thế là rất cần thiết.
3.2.2.2 Sử dụng năng lượng sạch
IKEA bắt đầu đầu tư vào năng lượng tái tạo vào năm 2009 và đã sở hữu 52
tuabin gió ở hai quốc gia. Vào đầu năm 2020, IKEA tiếp tục với việc mở rộng danh
mục đầu tư với hai trang trại năng lượng mặt trời ở Mỹ và một trang trại gió ở
Romania. Bao gồm 400.000 tấm pin mặt trời đủ để sản xuất năng lượng cho 50 cửa
hàng IKEA và 7 trang trại gió Romania tạo ra nhiều điện hơn so với mức sử dụng
của chuỗi cung ứng IKEA ở Romania.
Năm 2021, IKEA sở hữu và quản lý 547 tuabin gió và 715.000 tấm pin mặt trời

ngoại vi tại 14 quốc gia. Đến năm 2025, họ đặt ra mục tiêu muốn lượng điện tiêu
15


thụ trong các hoạt động của mình có thể tái tạo 100%. Để đạt được mục tiêu tiêu thụ
này, tập đoàn đã hướng tới mở rộng danh mục đầu tư tái tạo của sang nhiều quốc
gia hơn, chẳng hạn như Nga và Trung Quốc. Với các trang trại gió và cơng viên
năng lượng mặt trời của riêng mình, IKEA muốn cung cấp năng lượng tái tạo cho
các hoạt động và hỗ trợ chuỗi giá trị của mình, nơi họ thực hiện sản xuất nhiều hơn
tiêu thụ.
Hiện nay, tập đoàn đang loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, đầu tư mạnh vào gió
và năng lượng mặt trời nguồn điện cả trên và ngoài trang web và chuyển sang hệ
thống sưởi tái tạo và làm mát trong các tòa nhà. Dịch vụ năng lượng mặt trời tại nhà
ở 9 quốc gia, cung cấp bảng điều khiển năng lượng mặt trời và pin hệ thống lưu trữ.
Bằng cách biến những mái nhà của họ thành những nhà máy điện mini, khách hàng
của chúng tơi có thể tiết kiệm trung bình 400 EUR mỗi năm cho hóa đơn năng
lượng.
Để thực hiện dự án “Con người và Hành tinh tích cực”', IKEA khám phá khơng
ngừng những điều thú vị và mới trong kinh doanh. Đến năm 2025, IKEA đặt mục
tiêu ở bên trong các tòa nhà là hoàn toàn sử dụng năng lượng tái tạo cũng như là
trong tiêu thụ điện. Hiện nay các tòa nhà của tập đoàn trên khắp thế giới đã hơn 2/3
đều thực hiện chạy bằng năng lượng tái tạo. Tiêu biểu nhất là chi nhánh ở Úc, hơn
20.000 tấm pin năng lương mặt trời đã được lắp đặt, cung cấp hơn 22% nguồn năng
lượng cho các hoạt động.
Các biện pháp sử dụng hiểu quả nguồn nước và chất lượng nước trong chuỗi
cung ứng được IKEA rất chú trọng. Các phương pháp trồng trọt mới vừa gia tăng số
lượng bông thu hoạch vừa tiết kiệm nước và hạn chế các chất bảo vệ thực vật được
IKEA đưa vào thực hiện ở các nước như Ấn Độ, Parkistan đang rất có hiệu quả. Hệ
thống máy xử lý nước đã được lắp đặt ở các của hàng bán lẻ của IKEA. Tổng lượng
nước sử dụng giảm 15% trong năm 2020, phần lớn do ít khách truy cập hơn và ít

hoạt động hơn tại các cửa hàng IKEA và cuộc họp.
Năm 2019, doanh nghiệp đã đầu tư 200 triệu euro vào đầu tư để chuyển đổi sử
dụng năng lượng tái tạo trong chuỗi cung ứng và để khơng khí khơng cịn carbon
thơng qua việc trồng rừng mới, rừng suy thoái được phục hồi và thực hành quản lý
rừng tốt hơn. Danh mục đầu tư thứ nhất sẽ hỗ trợ mục tiêu sử dụng 100% năng
lượng tái tạo trong sản xuất vào năm 2030. Thứ hai trong doanh mục sẽ thực hiện
vào các dự án nhằm mục đích xóa bỏ và dự trữ carbon thơng qua trồng rừng và
quản lý rừng. Tập đoàn cam kết 3 phạm vi thực hiện cam kết giảm phát thải carbon
là sản phẩm gia đình, trang thiết bị và thực phẩm giảm ít nhất năm 2030 là 15% so
với năm 2016. Điều này có nghĩa là, trung bình mỗi sản phẩm IKEA giảm đến 70%
lượng khí thải.
3.2.2.3 Kiểm sốt lượng khí thải nhà kính
IKEA ln kiểm sốt chặt chẽ lượng khí thải carbon, bắt đầu từ những ngun
liệu thơ cho đến khi tạo ra thành phẩm. Lượng carbon tại khu vực sản xuất vật liệu
thô, khu vực sản xuất sản phẩm, và cả trong tiêu thụ sản phẩm đều được ghi nhận và
chia thành 3 phạm vi:
Phạm vi 1: Các máy phát điện chạy bằng gas hoặc dầu diesel, sinh khối.
Phạm vi 2: Lượng điện năng tiêu thụ trong các cửa hiệu bán lẻ.
16



×