Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực trạng của ngành cà phê Việt Nam đối với thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 12 trang )

Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
Phn m u
C phờ là cây cơng nghiệp quan trọng. Sản phẩm của nó là một loại nước
uống không thể thiếu của nhiều dân tộc. Cây cà phê ở Việt Nam đã có từ rất
lâu nhưng việc đầu tư và phát triển mạnh về ngành cà phê ở nước ta mới chỉ
thực sự bắt đầu trong vài năm gần đây. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi
để trồng và phát triển ngành cà phê như: Điều kiện về tự nhiên, địa lý, khí
hậu. Nhờ đó mà ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh
vượt bậc và trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới.
Với sự hướng dẫn giảng giải nhiệt tình của thầy giáo Trần Đình Bích và sự
say mê tìm hiểu của bản thân, tôi chọn đề tài: “Vận dụng nguyên lý về sự phát
triển để phân tích tình hình phát triẻn của ngành cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới”.
Tiểu luận chia làm hai chương:
ChươngI: thực trạng của ngành cà phê Việt Nam đối với thế giới
1, Nhưĩng điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê Việt Nam
2, Sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam đối với thế giới trong những năm
qua
ChươngII: Các giải pháp và phương hướng chiến lược để tiếp tục phát triển
ngành cà phê Việt Nam trên thế giới
1, Các giải pháp phát triển thị truờng cà phê Việt Nam
2, Phương hướng chiến lược phát triển ngành cà phê Việt Nam trên thế giới.


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
Phn ni dung
Chng I: thực trạng của ngành cà phê Việt Nam đối với thế giới
1, Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê Việt Nam
- Điều kiện địa lý và tự nhiên
Nước Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc Bán Cầu, trỉa dài theo
phương kinh tuyến từ 8030’ đến 23030’ vĩ độ Bắc. Điều kiện khí hậu và địa lý


của Việt Nam rất thích hợp với việc phát triển cà phê và đem lại cho cà phê
Việt Nam một hương vị rất ngon và rất riêng. Việt Nam có đèo Hải Vân nằm
trong dãy Bạch Mã cuối dãy Trường Sơn Bắc, nằm ngang ra biển tạo nên một
bức tường thành cao trên 1000m ngăn gió mùa Đơng Bắc và chia địa lý khí
hậu Việt Nam thành hai miền. Miền địa lý khí hậu phía Nam thuộc khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía Bắc có
mùa đong lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Đó là vùng chủ
yếu quy hoạch phát triển cà phê Arabica.
- Điều kiện đất đai
Nước ta có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai thuận lợi. Đất
đỏ ba gian rất thích hợp với cây cà phê được phân bố rộng rãi khắp lãnh thổ.
Trong đó phổ biến nhiều ở Tây Ngun và Đơng Nam Bộ với diện tích hàng
triệu hecta.
Đó là hai điều kiện rất cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của cây cà
phê mà ở nước ta đều có.
2, Sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam đối với thị trường thế giới trong
những năm qua.
a. Sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam.


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
Phỏt trin l mt phạm trù của triết học dùng để khái quát quá trình vận động
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.
Bất kể ngành nào cũng vậy khi đạt được những thành quả hay thành tựu thì
đều phải trải qua một quá trình lâu dài về sự tìm tịi sáng tạo, tự vận động và
phát triển.
Đối với ngành cà phê Việt Nam cũng vậy, từ buổi sơ khai đến nay đã phải trải
qua một quá trình phát triển lâu dài. Trong quá trình đó, ngành đã gặp khơng ít
khó khăn về mọi mặt. Nhưng với sự cố gắng vươn lên của mình ngành cà phê

Việt Nam đã khắc phục được những khó khăn để tiếp tục đi lên và phát triển.
Chúng ta có thể tin rằng sự vận động và phát triển của ngành cà phê không
bao giờ ngừng mà sẽ luôn luôn biến đổi và ngày càng phát triển theo chiều
hướgn đi lên để tiếp tục tăng thu nhập cho ngành mà cho cả đất nước. Như V.I
Lênin đã viết: "Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, sự
vận động... Trong sự biến đổi của nó"1
Cây cà phê đầu tiên được đưa cào Việt Nam năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ
mới được trồng ở một số đồn điền. Năm 1930, ở Việt Nam có 5900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số
nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền bắc , khi cao nhất (1964-1966) đạt
tới 13000 ha. Cho đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất thì diện
tích cà phê có khoảng 13000 ha, cho sản lượng 6000 tấn. Sau năm 1975, cà
phê Việt Nam được ohát triển mạnh. Tại các tỉnh Tây Nguyên, nhờ có vốn từ
hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước Liên Xô cũ, CHDC Đức,
Hungari, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đến năm 1990, đã có 119300 ha. Các tỉnh này
11

V.ILênin toàn tập - NXB Toàn bộ Matxcơva 1979, T42


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
ó giu lờn nh có sự phát triển của cây cà phê. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở
lại đây, chúng ta đã đưa sản lượng cà phê nước tătng lên hàng trăm tấn. Năm
2000, cả nước đã có 500000 ha cà phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, tổng
sản lượng đạt tới 80 vạn tấn. Những con số vọt xa tất cả mọi suy nghĩ mọi
mục tiêu chiến lược của ngành. Diện tích cà phê bắt đầu tăng nhanh vào cuối
thập kỷ 80của thế kỷ XX. Ta có thể thấy sự phát triển mạnh của ngành cà phê
Việt Nam qua các niên vụ: niên vụ 1992/1993, với diện tích 140000 ha cho
sản lượng 140400 tấn. Đến niên vụ 1997/1998, diện tích 410000 ha cho sản
lượng 413580 tấn. Niên vụ 2000/2001, diện tích 500000 ha cho sản lượng

900000 tấn. Qua những số liệu trên chúng ta có thể thấy dễ dàng ngành cà phê
Việt Nam đã phát triển mạnhvề cả diện tích cây trồng và sản lượng. Sự tăng
trưởng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Đây là những thành quả mới
mà ngành cà phê đã đạt được.
b. Sự phát triển của ngành cà phê Việt nam đối với thị trường thế giới.
Cây cà phê Việt Nam là cây công nghiệp gắn với xuất khẩu rất chặt chẽ.
Quy mô sản xuất luôn phụ thuộc vào thị trường cà phê thế giới vì trên 95%cà
phê sản xuất là để xuất khẩu. Năm 2000, sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam lên tới 660000 tấn. Tốc độ phát triển cà phê Việt Nam có qua hệ trực tiếp
tới quan hệ cung cầu của cà phê trên thị trường thế giới, nhất là các nước sản
xuất cà phê và thị trường tiêu thụ cà phê. Sản lượng cà phê thế giới niên vụ
1990/1991 là 5,586 triệu tấn. Trong đó cà phê Arabica chiếm 75,6%, còn cà
phê Robusta chiếm 24,4%. Từ năm 1970 trở lại đây tỷ lệ này tương ổn định .
Dạng sản phẩm được xuất khẩu trên thị trường thế giới chủ yếu là cà phê nhân
sống. Năm 1990, lượng cà phê xuất khẩu là 4,778 triệu tấn, giá trị 6,73 tỷ
USD. Trong đó cà phê nhân sống chiếm 95,2%. Cà phê rang chiếm 0,1 %, cà
phê tan chiếm 4,7%.


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
Trong 70 nc sn xuất cà phê thì Việt Nam cách đây 20 năm cịn dứng ở vị
trí thấp. Hnàg năm xuất khẩu 5000-6000 tấn. Ngồi việc trao đổi hàng hố với
nước Đơng Âu và Liên Xơ, cịn lại một lượng nhỏ được bán cho các cho
thương gia hai thị trường Xingapo và Hồng Kông. Ngày nay cà phê Việt Nam
đang trực tiếp xuất sang trên 40 nước với khối lượng xuất khẩu hàng năm khá
lớn. Năm 1992/1993 lượng xuất khẩu là 130000 tấn, tốc độ tăng là 65% , đến
năm 1999/2000 lượng xuất khẩu là 660000 tấn tăng 72,7%.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê cịn phụ thuộc vào giá cả. Có năm ngành cà phê
thu được 560 triệu USD. Từ 1/1/1997 đến 31/12/1997 Việt Nam đã xuất khẩu
khoảng 390000 tấn tăng 56% so với 1996 đạt giá trị khoảng 500 triệu USD

đứng thứ sáu về kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 1998 đạt 593,8 triệu USD
, năm 1999 đạt 585,3 triệu USD.
Từ những dẫn chứng cụ thể trên có thể khẳng định rằng: ngành cà phê Việt
Nam đã có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường thế giới. Bởi hàng
năm kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thế giới ngày càng tăng mạnh.
Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam
ngày càng phát triển hơn, bền vững hơn. Ngành cà phê Việt Nam đã vận dụng
đúng đắn về nguyên lý về sự phát triển để phát triển ngành cà phê tăng về số
lượng và đạt hiệu quả về chất lượng.
Chương II. Các giải pháp và phương hướng , chiến lược để tiếp tục phát triển
ngành cà phê Việt Nam trên thế giới.


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
1. Cỏc gii phỏp để tiếp tục phát triển thị trường cà phê Việt Nam.
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Ngành cà phê Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng, sản xuất cà
phê theo hai hướng:
+ Giảm bớt diện tích cà phê Rosbuta. Chuyển các diện tích cà phê phát
triển kém, khơng có hiệu quả sang trồng các loại cây lâu năm khác.
+ Mở rộng diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện khí hậu đất
đai thích hợp. Giữ tổng diện tích cà phê khơng đổi hoặc tăng lên.
- ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường đào tạo cán bộ cho ngành
cà phê.
Nội dung công tác khoa học công nghệ của ngành cà phê khá rộng rãi.Tuy
nhiên, một số lĩnh vực trước đây vẫn chưa được quan tâm. Một thời gian
dài chúng ta chú trọng đến vấn đề nơng sinh học như: Quy vùng quy
hoạch, tìm các giống mới, kỹ thuật canh tác tạo hình, bón phân, tưới nước.
Thời gian tới cần đầu tư nghiên cứu hơn nữa vào công nghệ sau thu hoạch,
công nghiệp chế biến. Lập thêm các trạm nghiên cứu thực nghiệm ở một số

vùng. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ và phổ cập rộng rãi các hình
thức khuyến nơng cà phê đến hộ nông dân. Hội đồng khoa học công nghệ
cà phê đã được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Trên cơ sở xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống quản lý cơng nghệ, tạo thêm sức mạnh cho tồn ngành
phát triển vững chắc trong cơ chế mới.
- Hạ giá thành sản phẩm, nâmg cao hiệu quả kinh doanh
Chi phí lao động của ngành cà phê Việt Nam tương đối thấp so với
nhiều nơi khác. Vì GDP bình quân trên đầu người thấp. Năng xuất cà
phê Việt Nam cũng vào loại cao trên thế giới nhưng giá thành lại chưa
thấp đến mức có thể cạnh tranh được. Do nơng dân Việt Nam muốn đạt


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
nng xut cao nht và tăng đầu tư phân bón và nước tưới trên mức rất
cao, vì vậy mà gía thành sản phẩm cao. Việc phải làm để tiếp tục phát
trển là tìm cơng thức đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao nhất , trong đó
giảm thiểu đầu tư vào phân bón hố học thuốc trừ sâu, nước tưới đạt
năng xuất không phải là cao nhưng lại có mức lợi nhuận cao nhất.
2. Một số phương hướng mục tiêu và chiến lựơc để tiếp tục phát triển
ngành cà phê Việt Nam trên thế giới.
- Phát triển cơng nghiệp chế biến.
Việt Nam đã có mọt sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon
vốn có của giống tốt được sản xuất trên các cao ngun có điều kiện khí
hậu thích hợp.Tuy nhiên cà phê hạt xuất khẩu lsị khơng có chất lượng
tương ứng , vì vậy đã thua thiệt giá cả so với các nước khác. Một thời gian
dài trước đây , công nghiệp chế biến cà phê đã không được quan tâm đầy
đủ do có sự thiếu sót về nhận thức, khó khăn về vốn.
Mặt khác, hơn 80% cà phê được sản xuất ra từ hộ nông dân sản xuất nhỏ
thiếu các điều kiện sơ chế tối thiểu. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê,
đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị để chế biến. Vì

những lý do trên mà trong những năm tới đây cần đẩy mạnh phát triển
công nghiệp chế biến cà phê phải coi là nhiệm vụ, mục tiêu rất quan trọng
của qua trình cơng nghiệp hố hiện đại hố ngành cà phê. Phải sử dụng
thêm nhiều cụm chế biến công nghiệp bao gồm công nghệ chế biến ướt và
khô, hệ thống xây xát, đánh bóng, sân phơi, nhà kho...Có như vậy sản
lượng cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang thị truờng thế giới sẽ được đảm
bảo về chất lượng và về số lượng.
- Mở rộng thị trường cà phê, tăng cường hợp tác quốc tế. Hiện nay, hàng
năm chúng ta đã xuất khẩu cà phê sang hơn 40 nước trên thế giới và có


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
quan h thng mi với tất cả các hãng cà phê trên thị trường thế giới.
Nâng cao chất lượng cà phê , đảm bảo tín nhiệm với khách hàng, tn
thủ luật lệ bn bán quốc tế- là những mục tiêu quan trọng để củng cố
thị trường. Mặt khác cần có những phương hướng , chiến lược để khôi
phục thị trường truyền thống trước đây ở các nước SNG và Đông Âu.
Mở rộng thị trường mới ở Trung Quốc và các nước cận trung Đông.
Khối lượng cà phê sản xuất ngày một lớn. Không thể thụ động chờ ai
đén mú , mà chúng ta cần chủ động tạo thị trường, mở quan hệ đại diện
và sử dụng các hiệp định chính phủ Việt Nam đã gia nhập ICO, sẽ tham
gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà phê(ACPC) và những tổ chức
quốc tế có liên quan để tăng cường hợp tác kinh tế thương mại khoa học
công nghệ va phát triển nguồn nhân lực.
- Vấn đề tổ chức quản lý và chính sách , hiện nay ngành cà phê Việt Nam
có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đang trên đà phát
triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá lớn có thể dự đốn
rằng trong 5-10 năm tới cà phê , lúa gạo vẫn là những nông sản xuất
khẩu hàng đầu của nước ta. Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê lớn
nên có ảnh hưởng đến giá cả cà phê trên thị trường thế giới.

Những vấn đề trên khá phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu một cơ cấu tổ
chức quản lý ngành hợp lý hơn và đề xuất những chính sách mới tạo
điều kiện cho ngành cho cà phê phát triển thuận lợi. Việt Nam cũng cần
sớm ra đời một tổ chức quản lý sản xuất và xuất khẩu cà phê gọn nhẹ có
thành viên chuyên trách, và một số thành viên kiêm nhiệm của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Thương mại, Bộ Tài chính với tên
gọi cụ thể là “Hiệp hội phát triển cà phê quốc gia”. Hiệp hội sẽ nghiên
cứu và ban hành một số chính sách riêng cho ngành cà phê như: tín


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926
dng di hn, giỏ cả và hỗ trợ xuất khẩu, khuyến nông bảo hiểm, và các
quy chế quản lý khác để đảm bảo phát triển mạnh lâu dài, bền vững của
cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu của ngành cà phê Việt Nam
trên thế giới.
Trong thời gian vừa qua sản xuất cà phê hoà tan mà thương hiệu của nó
là Vinacaphe đã đạt được những kết quả quan trọng trong lĩnh vực xuất
khẩu trên thị trường thế giới là nhờ vào các yếu tố sau:
*Thứ nhất, muốn sản xuất đi xa được thì ngành cà phê Việt Nam phải
xây dựng được một thương hiệu tốt. Mà một thương hiệu tốt thì trước
hết phải gắn bó với một chất lượng tốt. Nhờ chất lượng của mình mà
các sản phẩm Vinacaphe ngày càng được khách hàng nhiều nước đặt
hàng và ít khó khăn khi thâm nhập thị trường mới.
* Thứ hai, đầu tư phát triển thương hiệu không chỉ đơn thuần là thực
hiện hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại, đánh bóng thương
hiệu mà trước hết phải biết đầu tư cho chất lượng sản phẩm tốt và đầu
tư cho dịch vụ. Muốn sản phẩm tốt phải hội tụ đủ hai yếu tố căn bản là:
mang một nét riêng đặc thù của mình và phải phù hợp với thị trường
đang nhằm tới. Điều đó có nghĩa là một sản phẩm tốt phải được thừa

nhận đầy đủ từ hai phía: Sản xuất phải được sự hài lịng về chất lượng
về sản phẩm của mình theo "con mắt" chun mơn, và phải được người
tiêu dùng ưa thích. Vinâcaphe đã mở rộng được thị trường xuất khẩu
nhiều bí quyết riêng trong việc khai thác hương vị thuần nhất và tinh
khiết có nguồn gốc tự nhiên của cà phê Việt Nam, hợp với "gu thưởng
thức" của đa số người tiêu dùng.


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926

Phn kt lun
Chn c cây cà phê là cây có giá trị kinh tế cao. Hàng hoá ổn định và
nhu cầu thị trường ngày càng cao. Cà phê lại là cây dễ tính, dễ trồng,
phạm vi thích nghi rộng, có thể trồng được tất cả các vùng khí hậu khác
nhau. Chính vì vậy mà Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong
việc trồng và phát triển ngành cà phê, và đã đạt được xuấ khẩu sang
nhiều nước trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở những thành quả trên mà
Việt Nam còn tiếp tục đưa ra các mục tiêu, phương hướng và chiến lược
phù hợp để tiếp tục phát triển ngành cà phê trong những năm tới. Phấn
đấu đưa ngành cà phê Việt Nam có chỗ đứng vững chắc và ổn định hơn
trên thị trường thế giới.
Do trình đọ kiến thức và thời gian có hạn. Vì vậy bài tiểu luận khơng
thể tránh khỏi những sai xót và hạn chế. Kính mong các thầy cơ ddongs
góp ý kiến để tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Các tài liệu tham khảo:
1.www.google.com
2.
3.Thời báo “ Kinh tế Sài Gòn”
4.www.express.net

Phần cam đoan của sinh viên


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926

Em xin cam oan bài tiểu luận này là em tự tìm kiếm tài liệu , tự suy nghĩ và
tự viết.
Em không sao chép ở bài mẫu nào mà chỉ có sự tham khảo.
Trong bài tiểu luận em tâm đắc nhất là phần:
Mục lục


Nguyễn Thị Thùy Dơng - Lớp 926

Phn m u......................................................................................................1
Phn Ni dung...................................................................................................2
Chương I. Thực trạng của ngành cà phê Việt Nam đối với thế giới.................2
1. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê Việt Nam.................2
2. Sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam đối với thị trường thế giới trong
những năm qua..................................................................................................2
Chương II. Các giải pháp và phương hướng, chiến lược để tiếp tục phát triển
ngành cà phê Việt Nam trên thế giới.................................................................6
1. Các giải pháp để tiếp tục phát triển thị trường cà phê Việt Nam..................6
2. Một số phương hướng mục tiêu và chiến lược để tiếp tục phát triển ngành
ca phê Việt Nam trên thế giới............................................................................7
Phần kết luận...................................................................................................10
Tài liệu tham khảo...........................................................................................10




×