Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI THUỐC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.42 KB, 23 trang )

1
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Khoa Dược
Môn: Dược Lý Học
BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ
CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI
THUỐC
2
Mục tiêu:

Kể được các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc.

Phân biệt sự dung nạp và không dung nạp thuốc.

Phân biệt được hiện tượng quen thuốc và nghiện thuốc.

Vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế
hoạt động nghề nghiệp.
3
1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC:

Thay đổi về cấu trúc làm thay đổi dược lực học của thuốc.

Thay đổi về cấu trúc làm thay đổi dược động học của thuốc.

Liều lượng dùng:
Một số loại liều dùng thuốc thông dụng:

Liều tối thiểu.

Liều điều trị.



Liều tối đa.

Liều độc.

Liều chết.
Căn cứ vào thời gian dùng thuốc, còn có liều:

Một lần (Liều dùng vào một lần).

Một ngày (Liều dùng trong một ngày).

Một đợt (Liều dùng cho cả một quá trình điều trị).
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
4
1.1. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC:

Dạng thuốc:

Trạng thái của dược chất.

Tá dược phối hợp trong dạng thuốc.

Kỹ thuật bào chế.

Dung môi hòa tan các dược chất trong các dạng thuốc lỏng.
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
CHẤT LƯỢNG THUỐC
5
1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH:


1.2.1. Đặc điểm về tuổi:
a. TRẺ EM
Trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh có những đặc điểm khác người lớn:

Chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh.

Khả năng liên kết thuốc với protein huyết tương kém.

Hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh.

Thuốc lọc và thải trừ qua thận còn kém.
Do vậy trẻ em dễ bị ngộ độc thuốc hơn người lớn.
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
6
1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH:

1.2.1. Đặc điểm về tuổi:
b. NGƯỜI CAO TUỔI
Người già:

Các chức năng cơ thể giảm.

Khả năng thích nghi của cơ thể dều kém.

Sức đề kháng giảm.
Do vậy phải thận trọng khi dùng thuốc cho người già, phải điều chỉnh chế độ
và liều lượng thuốc.
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
7

1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH:

1.2.2. Giới tính:
Với phụ nữ, ngoài đặc điểm khác biệt về trọng lượng cơ thể so với
nam giới, còn có những thời kỳ sinh lý cần được lưu ý. Chú ý thận trọng
ở 3 thời kỳ sau:
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Thời kỳ kinh nguyệt Thời kỳ thai nghén Thời kỳ cho con bú
8
1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH:

1.2.3. Cân nặng.

1.2.4. Trạng thái sinh lý và bệnh lý.

Một số thuốc chỉ có tác dụng đối với trạng thái bệnh lý.
Ví dụ: Paracetamol chỉ có tác dụng hạ nhiệt ở người đang sốt.

Một số bệnh gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thuốc tự do trong máu. Ví dụ: bệnh xơ gan, chấn thương, phỏng,…

Một số thuốc dễ gây tai biến khi dùng trong trường hợp đang mắc một số bệnh Ví dụ: Suy tim không dùng các
thuốc làm tăng huyết áp; Suy thận không dùng các kháng sinh họ Aminosid, Sulfamid kháng khuẩn.
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
9
1.2. CÁC YẾU TỐ THUỘC VỀ NGƯỜI BỆNH:
1.2.5. Giống nòi.
1.2.6. Trạng thái cá thể.
Quá nhạy cảm với thuốc do bẩm sinh hay do thâu nhận.
1.2.7. Cách dùng thuốc.
Dùng thuốc liên tiếp trong thời gian dài, cơ thể trở nên

quen thuốc.
1.2.8. Chế độ ăn uống.
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
10
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG TỚI TÁC DỤNG CỦA THUỐC :

Nhìn chung thuốc được hấp thu tốt nhất ở đường tiêu hóa khi đói.

Một số thuốc bị chậm hấp thu hay giảm tác dụng do thức ăn.

Chế độ ăn thiếu protein, lipid sẽ làm chậm chuyển hóa một số thuốc ở gan.
1.4. THỜI ĐIỂM DÙNG THUỐC.
1.5. NHỮNG YẾU TỐ THUỘC VỀ NGOẠI GIỚI :

Nhiệt độ môi trường.

Ánh sáng, tia cực tím.

Sự tập hợp của loài vật.

Mùa và chu kỳ ngày đêm.
1. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
11
2.1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTION-ADR):

ADR của thuốc là một phản ứng độc hại , không định trước và xuất hiện
ở liều lượng thông thường.

Tai biến do thuốc có thể nhẹ, có thể nặng; có thể biểu hiện ngay sau khi
dùng thuốc hoặc xuất hiện sau một thời gian, có khi rất lâu.


Các biểu hiện có thể là: sốc quá mẫn, gây tổn thương da và niêm mạc,
tổn thương nhẹ trên các hệ cơ qua như hô hấp, thần kinh, tiết niệu, tim
mạch, nội tiết, tiêu hóa,….

Thông thường các thuốc được dùng rộng rãi lại hay gây tai biến như:
kháng sinh, sulfamid, thuốc chống lao, thuốc chống sốt rét, thuốc tim
mạch, thuốc ngủ và thần kinh, thuốc chống viên, giảm đau, hạ sốt…
2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC
12
2.1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADVERSE DRUG REACTION-ADR):
2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC
13
2.2. PHẢN ỨNG DỊ ỨNG:

Dị ứng thuốc cũng là một AR. Đây là phản ứng kiểu kháng
nguyên-kháng thể.

Do thuốc là một protein lạ, có phân tử lượng cao. Cũng có
trường hợp do sản phẩm chuyển hóa của thuốc gây dị ứng.

Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc
dùng, số lần dùng và thường có dị ứng chéo.
2.3. TAI BIẾN THUỐC DO RỐI LOẠN DI TRUYỀN:

Thường do thiếu enzym bẩm sinh, mang tính di truyền trong gia
đình hay chủng tộc.

Ví dụ: Thiếu men G6PD hoặc Glutathion reductase sẽ dễ bị thiếu
máu tan huyết khi dùng primaquin, quinin, sulfamid,

2. NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC
14
3.1. HƯNG PHẤN ( EXCITATION)
Là hiện tượng tăng cường chức năng và hoạt động của các
tạng, các mô, các tế bào, nhất là tế bào thần kinh, của toàn cơ
thể.
Chú ý phân biệt:

Kích thích (Stimulation)

Kích ứng (Irritation)
3.2. ỨC CHẾ ( DEPRESSION)
Là hiện tượng giảm thiểu chức năng và hoạt động của các
tạng, các mô, các tế bào, nhất là tế bào thần kinh.
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
Q TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
15
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
3.3. SỰ DUNG NẠP THUỐC (Dung nhận thuốc):
Là xu hướng tăng thu nhận của cơ thể đối với một thuốc mới
tạo ra được một đáp ứng, mà trước đó chỉ cần một liều thấp
hơn cũng đủ có một đáp ứng đối với dược phẩm như vậy.
Tính chất:

Chỉ xảy ra đối với một số tác động của thuốc.

Gây hội chứng cai thuốc.
16
3.3. SỰ DUNG NẠP THUỐC (Dung nhận thuốc):

3.3.1. Sự dung nạp bẩm sinh:
Có nguyên nhân từ yếu tố di truyền.
3.3.2. Sự dung nạp thâu nhận:
Là trạng thái giảm đáp ứng với thuốc khi sử dụng thuốc nhiều lần, vì
vậy cần tăng liều để đạt hiệu lực như lúc ban đầu.
Cần phân biệt một số khái niệm:
i. Sự lạm dụng thuốc (abuse).
ii. Sự dùng sai thuốc (misuse).
iii. Sự miễn dịch nhanh (Tachyphylaxis).
iv. Sự lệ thuộc thuốc (Dependence).
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
17

SỰ LẠM DỤNG THUỐC:
Là tình trạng mới bắt đầu sử dụng các chất có tác dụng tâm thần, là hành
vi có thể ngăn chặn được.

SỰ LỆ THUỘC THUỐC (DEPENDENCE):
Là một tình trạng lạm dụng thuốc ở mức độ cao, với các tính chất sau:

Sử dụng thuốc nhiều lần hoặc liều cao hơn bình thường bất chấp
các tác động có hại về tâm lý và thể xác.

Dung nạp thuốc rõ.

Có hội chứng cai thuốc khi ngừng thuốc đột ngột.

Không thể ngừng hoặc giảm liều để duy trì cảm giác khoan khoái
và ngăn hội chứng cai thuốc.

3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
18

SỰ LỆ THUỘC THUỐC (DEPENDENCE)
Trong sự lệ thuộc thuốc, có thể chia ra:
i. Sự lệ thuộc về tâm lý.
ii. Sự lệ thuộc về thân thể.
iii. Sự quen thuốc (Habituation).
iv. Sự nghiện thuốc (Addiction).
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
19

SỰ LỆ THUỘC THUỐC (DEPENDENCE)
a. Sự quen thuốc:
Là mức độ nhẹ của lệ thuộc thuốc, với đặc trưng:

Có sự thèm muốn nhưng không bắt buộc dùng thuốc.

Có một sự lệ thuộc nào đó về mặt tinh thần.

Ít hoặc không có ý định gia tăng liều dùng.

Hậu quả tai hại có thể xảy ra, nhưng chỉ ảnh hưởng đến cá nhân.
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
20

SỰ LỆ THUỘC THUỐC (DEPENDENCE)

b. Sự nghiện thuốc:
Là mức độ nặng của lệ thuộc thuốc, với đặc trưng:

Có sự thèm muốn không thể nhịn được, bắt buộc phải dùng
thuốc và tìm cách kiếm cho được thuốc bằng bất cứ phương
tiện gì.

Có một sự lệ thuộc cả về tinh thần và thể xác.

Có ý định gia tăng liều dùng rõ rệt.

Có những thay đổi về tư cách, có hại cho xã hội.
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
21
3.4. SỰ KHÔNG DUNG NẠP THUỐC:
Một số cá thể có phản ứng mạnh với thuốc, hiệu ứng dược lực
xảy ra ở liều thấp hơn nhiều so với liều điều trị. Ở liều trị liệu của
người bình thường có thể đã có biểu hiện triệu chứng ngộ độc.
3.4.1. Sự không dung nạp thuốc bẩm sinh hay đặc ứng:
Là đáp ứng bất thường sau khi sử dụng thuốc ở liều đầu tiên.
3.4.2. Sự không dung nạp thuốc thâu nhận hay sự quá mẫn:
Là sự tăng dần tính nhạy cảm đối với một thuốc, cũng là phản
ứng giữa kháng nguyên và kháng thể.

Dị ứng thuốc (Allergy).

Sốc phản vệ (Anaphylaxis).
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ

22
3.5. SỰ KHÁNG THUỐC:
Là hiện tượng xảy ra sau khi vi khuẩn, ký sinh trùng trong cơ
thể tiếp xúc lâu ngày với thuốc.
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ
23
3.6. SỰ NGỘ ĐỘC THUỐC:
Là tình trạng hủy hoại thực thể hoặc cơ năng sống, sau khi
hấp thu thuốc dưới bất kỳ hình thức nào.
Có hai hình thức:

Ngộ độc cấp tính.

Ngộ độc mãn tính hay ngộ độc trường diễn.
3. NHỮNG HIỆN TƯỢNG DƯỢC LÝ XUẤT HIỆN TRONG
QUÁ TRÌNH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN CƠ THỂ

×