Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

LUẬN VĂN THẠC SỸ: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TẠI CT TNHH TM THỦY NGÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.22 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------***--------

NGUYỄN NGỌC HIẾU

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI THỦY NGÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------***--------

NGUYỄN NGỌC HIẾU

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
THƯƠNG MẠI THỦY NGÂN


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM VĂN NGHĨA

HÀ NỘI – 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Hiếu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC...............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC HÌNH........................................................................vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.............................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP...................................................................................................7
1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................................7

1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò vốn kinh doanh..........................................................7
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh...................................................................................11
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp..............................................14
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.........................................16
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp...........................16
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp..........17
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...................................18
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp25
1.3.1. Nhân tố khách quan...........................................................................................25
1.3.2. Nhân tố chủ quan..............................................................................................27
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một số công ty và bài
học kinh nghiệm cho công ty TNHH Thương Mại Thuỷ Ngân.................................29
1.4.1. Kinh nghiệm của một số công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
…………………………………………………………………………………...30
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho Công ty TNHH
Thương mại Thuỷ Ngân.............................................................................................32
CHƯƠNG 2...........................................................................................................35


THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI..................35
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THỦY NGÂN..............................................35
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Thuỷ Ngân.....................................35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại Thuỷ Ngân.........35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty.............................................36
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy của Công ty............................................................................36
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy của bộ phận Kế toán................................................................38
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động của Công ty..................................39
2.1.4. Các nguồn lực chủ yếu của Công ty.....................................................................40
2.1.5.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020................................42
2.2. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Cơng ty TNHH Thương mại Thuỷ

Ngân………………………………………………………………………………..45
2.2.1. Khái quát tình hình, quản lý sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại
Thuỷ Ngân….…………………………………………………………………………..45
2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty........................................53
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Thuỷ
Ngân.......................................................................................................................71
2.3.1.Những kết quả đạt được.....................................................................................71
2.3.2.Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.................................................................72
CHƯƠNG 3...........................................................................................................78
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THỦY NGÂN..............................................78
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển công ty TNHH Thương Mại Thuỷ Ngân đến năm
2030........................................................................................................................78
3.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị trong và ngoài nước.......................................................78
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.............................................80
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH
Thương Mại Thuỷ Ngân..........................................................................................82


3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch huy động, sử dụng vốn kinh doanh........................82
3.2.2. Tăng cường quản lý chặt chẽ tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố
định.................................................................................................................................84
3.2.3. Tăng cường công tác quản lý vốn bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán................85
3.2.4. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ...................89
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, đảm bảo dự trữ hàng tồn kho hợp lý........91
3.2.6. Đẩy mạnh công tác quản trị các loại chi phí của cơng ty..........................................93
3.2.7. Một số giải pháp khác đối với Cơng ty..................................................................95
3.3. Kiến nghị về phía Nhà nước............................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................104
PHỤ LỤC 01............................................................................................................i

PHỤ LỤC 02...........................................................................................................ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQKD

Báo cáo kết quả kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

HTK

Hàng tồn kho

NTP

Nợ phải thu

NVLĐTX


Nguồn vốn lưu động thường xuyên

NVLĐTT

Nguồn vốn lưu động tạm thời

NWC

Net working capital

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSDH

Tài sản dài hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động


TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSTC

Tài sản tài chỉnh

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

VKD

Vốn kinh doanh

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

CPKD


Chi phí kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

KDTM

Kinh doanh thương mại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khái quát tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận......42
Bảng 2.2: Cơ cấu và biến động tài sản của công ty.........................................47
Bảng 2.3: Cơ cấu và biến động nguồn vốn của công ty..................................48
Bảng 2.4: Tỷ trọng tài sản và nguồn vốn........................................................52
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng tài sản cố định...................................................55
Bảng 2.6: Quy mơ, cơ cấu TSCĐHH của công ty..........................................55
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.....................................57
Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh tốn của cơng ty..........................................59
Bảng 2.9: Vịng quay nợ phải thu và kỳ thu tiền trung bình của cơng ty........62
Bảng 2.10: Vịng quay HTK và kỳ ln chuyển HTK của công ty.................64
Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty................................65
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty.............................67
Bảng 2.13: Phương trình Dupont đối với chỉ tiêu ROE..................................70

DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty...........................................................36
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của cơng ty..................................38
Hình 2.1 Nguồn vốn lưu động thường xun (NWC) của công ty.................52



10

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho đất nước và các doanh
nghiệp nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển, nhưng nó cũng tạo ra nhiều thách
thức to lớn nhất là giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh khó khăn chung của tồn
cầu trước sự hồnh hành của đại dịch COVID – 19 đã khiến các doanh nghiệp
chịu nhiều tác động.
Trong điều kiện đó, để có thể nỗ lực vươn lên, duy trì các hoạt động sản
xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động, việc tổ chức quản lý và
sử dụng vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
Vốn kinh doanh bảo đảm cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp được diễn
ra liên tục. Nếu không chú trọng tới quản trị vốn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ
gặp khó khăn trong việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề thiết yếu của các doanh nghiệp
trong nước nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh n Bái nói riêng.
n Bái là mợt tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung
du Bắc Bợ, nền kinh tế cịn nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa
bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do tính chất quy mơ của các doanh nghiệp mà
công tác quản trị tại nhiều doanh nghiệp chưa được chú trọng, đặc biệt là quản
trị vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thủy Ngân là nhà cung ứng sản
phẩm phân bón lớn tại khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng
góp phần vào nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà và khu vực.
Với mục tiêu của ban lãnh đạo cơng ty là tối đa hóa lợi nhuận, phát triển mở
rộng về địa bàn kinh doanh, công ty phải tìm các biện pháp nhằm khai thác, sử



11

dụng một cách hiệu quả những nguồn lực bên trong và ngồi doanh nghiệp.
Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được doanh nghiệp đặt lên
hàng đầu, bởi vốn có vai trị mang tính quyết định đối với quá trình tăng trưởng
và phát triển doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dung vốn kinh doanh cũng
giúp công ty nâng cao khả năng huy động vốn, đảm bảo khả năng thanh toán,
khắc phục cũng như giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh, đồng thời nâng cao
sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: ‟Hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại công ty TNHH Thương mại Thủy Ngân” làm luận văn thạc sĩ có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chủ đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cho
đến nay đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. tác giả đã tham khảo và hệ
thống lại một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
như:
+ Luận án tiến sĩ Kinh tế của Cao Văn Kế - Học viện Tài chính về: “Nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
hiện nay”, luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng vốn kinh
doanh tại 126 DNXD. Đề tài đã có những phân tích đánh giá chi tiết thực trạng
cơ chế quản lý vốn kinh doanh và thực trạng quản lý, sử dụng vốn kinh doanh
tại các doanh nghiệp xây dựng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế quản
lý vốn kinh doanh tại DN.
+ Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng của Đậu Thanh Hải – Học viện
Hành chính quốc gia về: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công
ty TNHH Trường Tiến Lợi” đề cập đến tình hình sử dụng vốn kinh doanh của



12

cơng ty trong giai đoạn 2013 – 2015, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với
công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thời gian tới.
+ Luận văn thạc sĩ của Vi Trần Hồng Ngọc – Học viện Tài chính về: “Hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Chiến Thắng”. Luận văn đi
nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 –
2017, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty trong
tương lai.
+ Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hường – Trường đại học Ngoại
Thương về “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
tại công ty Cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn”. Tác giả luận văn đã trình bày luận cơ
bản về vốn, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, phân tích thực
trạng sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2008-2016, đề ra những giải pháp
nhằm hạn chế những yếu kém của việc sử dụng vốn kinh doanh.
Các luận văn nói trên đều nghiên cứu về đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn nền kinh
tế lại có những đặc điểm khác nhau tác động đến sự phát triển của các doanh
nghiệp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng có những nét
đặc trưng khác nhau với tình hình mỗi doanh nghiệp và tại các giai đoạn phát
triển của thị trường. Vì vậy, để đi sâu vào nghiên cứu vốn kinh doanh và hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2018-2020, tác
giả chọn đề tài ‟ Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thương
mại Thủy Ngân” làm luận văn thạc sĩ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


13


Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại Thủy
Ngân.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung vào
thực hiện ba nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại doanh nghiệp.
- Thứ hai: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty
TNHH Thương mại Thủy Ngân giai đoạn 2018-2020.
- Thứ ba: Trên cơ sở các phân tích về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Lý thuyết và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Thương
mại Thủy Ngân.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công
ty TNHH Thương mại Thủy Ngân trong giai đoạn 2018-2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận


14

Đề tài được trình bày dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập các số liệu quá khứ và hiện tại
thông qua các Báo cáo tài chính của Cơng ty các năm từ 2018-2020, các báo cáo
nội bộ, các số liệu từ báo mạng và các cơng trình nghiên cứu có liên quan để có
cơ sở nghiên cứu, phân tích.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào số liệu thu thập được tại Công ty, lập
bảng thống kê và tính tốn các chỉ tiêu, từ đó sử dụng 2 cách so sánh chủ yếu
là so sánh giá trị tuyệt đối và so sánh tỷ lệ của giá trị các chỉ tiêu qua các năm
để thấy xác định xu hướng biến động chung của chỉ tiêu phân tích, từ đó thấy
được biến động về tình hình sử dụng vốn tại Cơng ty, đồng thời so sánh với các
công ty khác cùng ngành để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với
đối thủ cạnh tranh và tồn ngành.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích được thực hiện thơng qua
việc tính tốn chi tiết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thể
hiện thực trạng của cơng ty. Sau đó, q trình tổng hợp được thực hiện nhằm
đưa ra những nhận định mang tính tổng quát, hệ thống về hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại công ty.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, luận văn nghiên cứu, góp phần hồn thiện lý luận về nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm khái niệm
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá.
Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong hiệu quả
sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thương mại Thủy Ngân, từ đó đề xuất một số


15

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty, góp phần

giúp ban lãnh đạo Cơng ty có những quyết định đúng đắn trong việc huy động
và sử dụng vốn kinh doanh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH
Thương mại Thủy Ngân.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty TNHH Thương mại Thủy Ngân.


16

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò vốn kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, gắn liền với nền sản
xuất hàng hoá, là điều kiện tiên quyết đối với hoạt động SXKD của DN. Để tiến
hành hoạt động SXKD, các DN phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua
sắm các yếu tố đầu vào như: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao
động phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Số vốn tiền tệ ứng trước để
đầu tư mua sắm hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN được
gọi là VKD của DN [20, tr 449].
Vốn của DN là nguồn lực do DN kiểm sốt và có thể thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai của vốn là tiềm năng làm tăng
nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của DN hoặc làm giảm bớt các nguồn

tiền mà DN cần phải chi ra.
Vốn được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản mà doanh nghiệp
đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận [20,
tr449].
Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà cịn được
biểu hiện bằng tiền của những tài sản vơ hình như vị trí địa lý, thương hiệu,
công nghệ sản xuất, bằng phát minh sáng chế…. Dù dưới hình thức nào thì vốn
cũng nhằm đảm bảo quá trình SX được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Từ những phân tích trên tác giả cho rằng: Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là toàn bộ số tiền đã ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình


17

thành nên các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của DN,
mà còn là một trong những yếu tố giữ vai trị quyết định trong q trình hình
thành và phát triển DN.
* Đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để nâng cao hiệu quả quản trị và sử dụng VKD, DN cần phải nhận thức
đầy đủ về các đặc trưng cơ bản của VKD.
Thứ nhất, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định (Tài sản vơ
hình và hữu hình). Khi xác định giá trị thực của một DN ngoài việc xác định vốn
cố định, vốn lưu động, doanh nghiệp còn căn cứ vào lợi thế thương mại, sự tiến
bộ của khoa học và công nghệ, vị trí địa lý, ….
Thứ hai, mục đích vận động của VKD là phải sinh lời: vốn phải được biểu
hiện bằng tiền, nhưng không phải tiền nào cũng được gọi là vốn. Trong q trình
vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và
điểm cuối cùng của vịng tuần hồn phải là giá trị; đồng thời giá trị ở điểm cuối

cùng phải lớn hơn điểm xuất phát. Đó cũng là nguyên lý đầu tư, sử dụng, bảo
toàn và gia tăng VKD.
Thứ ba, vốn phải được tích tụ và tập trung đến một quy mơ nhất định có
khả năng đầu tư dù là nhỏ nhất để tạo ra lợi nhuận.
Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian. Đó là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như khả năng sinh lời và rủi ro như: lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học công
nghệ phát triển không ngừng… nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm là khác
nhau.
Thứ năm, vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định. Khi gắn với một chủ sở
hữu nhất định thì vốn mới được quản trị và sử dụng hợp lý, hiệu quả.


18

Thứ sáu, vốn được coi là loại hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị và giá trị sử
dụng như mọi hàng hóa khác. Nhưng khác với hàng hố thông thường, vốn khi
bán ra sẽ không bị mất đi quyền sở hữu vốn mà chỉ bị mất đi quyền sử dụng vốn
trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận trước.
Qua nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của VKD và đi sâu phân tích về các
bộ phận cấu thành nên VKD, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhận thức
được rõ hơn về VKD, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử
dụng VKD. Qua đó các nhà quản trị phải có các biện pháp bảo tồn và phát triển
vốn, có các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong doanh
nghiệp. Có như vậy DN mới ngày càng lớn mạnh, có uy tín và vị thế trên thương
trường, từ đó sẽ có nhiều cơ hội làm ăn và phát triển trong tương lai. [5, tr 9]
1.1.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Hiện nay, với nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh đã và đang giữ vai trò
quan trọng đặc biệt trong các doanh nghiệp. Kinh tế thị trường thực sự là môi
trường để cho vốn bộc lộ đầy đủ bản chất, vai trò và tầm quan trọng của nó.
Thứ nhất: Vốn kinh doanh có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát

triển doanh nghiệp
Vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện
tiên quyết không thể thiếu trong q trình SXKD của DN.
Nếu khơng có vốn thì q trình SXKD bị ngừng trị, vốn kinh doanh là cơ
sở để tính tốn, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của DN.
Về mặt pháp lý, mọi DN dù ở thành phần kinh tế nào, để được thành lập và
đi vào hoạt động thì nhất thiết cần phải có lượng vốn cần thiết tối thiểu theo quy
định của nhà nước hay cịn gọi là vốn pháp định. Vì vậy, vốn kinh doanh là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của DN.
Thứ hai: Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả


19

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của một
doanh nghiệp không ngừng được tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng quy mô
sản xuất, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục.
Nếu doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh sẽ gây ra những tổn thất như: Sản
xuất đình trệ, không đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng,
khơng đủ tiền để thanh tốn với nhà cung ứng kịp thời dẫn tới mất tín nhiệm
trong quan hệ mua bán, và do đó sẽ khơng giữ được khách hàng, v.v...Những
khó khăn đó kéo dàì nhất định sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sản doanh nghiệp.
Vậy, DN phải luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời vốn kinh doanh cho quá trinh
sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Vốn kinh doanh là một trong những tiêu chí để phân loại quy
mô của doanh nghiệp
Là căn cứ để xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một
trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực
hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng, phát triển mở rộng thị

trường.
Thứ tư: Vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường
Vốn kinh doanh không những là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp
khẳng định được chỗ đứng của mình mà cịn là điều kiện thuận lợi tạo nên sự
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật canh tranh, cùng với
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển
vốn kinh doanh của mình, cho nên nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
là rất lớn. Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt nhu cầu


20

thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình cơng nghệ, đa
dạng hố sản phẩm, hạ giá thành.
Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải có nhiều vốn. Vốn đã trở thành
động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp.
Như vậy, vốn kinh doanh có vai trị quan trọng, là điều kiện tiên quyết
trong quá trình đầu tư, phát triển của DN, tạo lợi thế cạnh tranh và đứng vững
trong nền kinh tế thị trường.
Thứ 5: Vốn kinh doanh là công cụ phản ánh và đánh giá giá trị tài sản
của doanh nghiệp
Thông qua sự vận động của vốn kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính như: hiệu
quả sự dụng vốn, hệ thống thanh toán, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn và
cơ cấu phân phối sử dụng vốn… chủ DN có thể nhận biết được trạng thái vốn
trong các khâu của quá trình SXKD.
Với khả năng đó, chủ DN có thể phát hiện ra các khuyết tật và ngun nhân
của nó để điều chỉnh q trình kinh doanh nhằm đạt mục tiêu xác định. Nhu cầu

vốn đầu tư cho hoạt động SXKD ngày càng tăng nên việc tổ chức huy động, sử
dụng VKD ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi DN. Huy động vốn đầy đủ và
kịp thời có thể giúp DN chớp thời cơ kinh doanh, tạo được lợi thế trong kinh
doanh. Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp sẽ
giảm bớt chi phí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng VKD
của DN.
Đối với DN, VKD là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời và phát triển của
DN, là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại của DN trước pháp luật.
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Phân loại VKĐ là yêu cầu cơ bản của người quản lý và sử dụng vốn. Tùy
theo mục đích của người quản lý mà có các cách phân loại khác nhau nhưng
nhìn chung vốn được phân loại căn cứ theo hai tiêu thức căn bản: căn cứ vào đặc
điểm chu chuyển và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp.



×