Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật chảy máu dưới màng nhện do vỡ túi phồng động mạch não potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.47 KB, 7 trang )

TCNCYH 34 (2) - 2005

86
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật chảy máu dới
màng nhện do vỡ túi phồng động mạch não
Nguyễn Thế Hào, Dơng Chạm Uyên
Khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện Việt-Đức, Hà Nội
Mục đích: Nghiên cứu chẩn đoán chảy máu dới màng nhện (CMDMN) do vỡ túi
phồng hệ động mạch cảnh trong. Chỉ định, phơng pháp và thời điểm mổ. Đánh giá kết
quả điều trị. Phơng pháp: Nghiên cứu mô tả, trên 73 bệnh nhân vỡ túi phồng hệ động
mạch cảnh trong, tại khoa phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Việt-Đức, từ tháng 1/1998
đến 8/2004, trong đó 21 bệnh nhân hồi cứu và 52 bệnh nhân tiến cứu. Kết quả đợc
đánh giá ở thời điểm xa sau mổ.
Kết quả: gồm 37 nữ và 36 nam, tuổi trung bình 44,5 (thay đổi từ 13-68). Dấu hiệu
CMDMN gồm đau đầu đột ngột, dữ dội 83,5%, hội chứng màng não: 57,5%, suy giảm tri
giác 46,6%. Động kinh 12,3%, và 8,2% bệnh nhân không điển hình. Độ nhạy chung của
CLVT trong chẩn đoán CMDMN là 89%. 21 bệnh nhân có chọc dò DNT, có kết quả
dơng tính. Chụp ĐMN chẩn đoán túi phồng ĐMN ở 100% và độ nhạy chẩn đoán vị trí
túi phồng vỡ là 94,3%. 11 bệnh nhân mổ cấp cứu. 5 bệnh nhân mổ sớm trong 4 ngày
đầu, 87,6% mổ chậm sau 10 ngày.
Kết luận: Lâm sàng của CMDMN thờng điển hình, chỉ 8,2% không điển hình, khó
chẩn đoán. Chụp CLVT là phơng pháp chủ yếu để chẩn đoán CMDMN với độ nhạy đạt
89%. Chụp ĐMN là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán túi phồng ĐMN vỡ. Chỉ định mổ cấp
cứu khi : giãn não thất, khối máu tụ trong sọ. Mổ can thiệp loại bỏ túi phồng cần thực
hiện sớm trong vòng 3 ngày, khi bệnh nhân có tình trạng lâm sàng tốt. Vi phẫu thuật
kẹp cổ túi phồng bằng clip là phơng pháp điều trị hiệu quả và triệt để, thực hiện đợc ở
94,5% bệnh nhân, kết quả lâm sàng tốt đạt 86,1%.
I. Đặt vấn đề
Túi phồng động mạch não (ĐMN) là
một loại thơng tổn thờng gặp của hệ
thống ĐMN, chiếm khoảng 1 8% dân


số. Vỡ là biến chứng thờng gặp nhất,
chiếm tới 90% trờng hợp túi phồng ĐMN
đợc phát hiện. Tỉ lệ vỡ trung bình hàng
năm của túi phồng ĐMN là từ 10 15
ngời/100.000 dân. Vỡ túi phồng ĐMN
gây chảy máu dới màng nhện (CMDMN)
là bệnh cảnh ngoại khoa thần kinh nặng.
Túi phồng hệ ĐM cảnh trong chiếm 90-
95% túi phồng trong sọ. CMDMN do vỡ
túi phồng của hệ ĐM cảnh trong thờng
xảy ra đột ngột với biểu hiện đau đầu,
dấu hiệu kích thích màng não và suy
giảm tri giác. Chẩn đoán xác định dựa
trên chụp CLVT thấy rõ máu ở trong
khoang dới nhện, hoặc chọc dò DNT có
nớc máu không đông. Cho đến nay,
chụp ĐMN vẫn còn là tiêu chuẩn vàng
để chẩn đoán túi phồng ĐMN. Điều trị
CMDMN do vỡ túi phồng hệ ĐM cảnh
trong đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của
nhiều chuyên khoa, trong đó điều trị phẫu
thuật đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Gần đây, ở nớc ta, đã có những tiến bộ
trong điều trị vỡ túi phồng ĐMN, và đã đạt
đợc những kết quả ban đầu. Song việc
chẩn đoán và điều trị còn có nhiều khó
khăn. Vì vậy nghiên cứu nhằm mục tiêu:
TCNCYH 34 (2) - 2005

87

1. Chẩn đoán xác định chảy máu dới
màng nhện do vỡ túi phồng hệ động
mạch cảnh trong.
2. Chỉ định mổ, thời điểm phẫu thuật
và phơng pháp phẫu thuật.
3. Đánh giá kết quả xa sau mổ.
II. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu
Gồm 73 bệnh nhân CMDMN do vỡ túi
phồng hệ ĐM cảnh trong, đợc chẩn
đoán và điều trị phẫu thuật tại khoa
PTTK, Bệnh viện Việt-Đức, từ tháng
1/1998 đến tháng 8/2004
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Bệnh
nhân đợc chẩn đoán và điều trị CMDMN
do vỡ túi phồng hệ ĐM cảnh trong. Nhận
định trong mổ có dấu hiệu CMDMN, và
túi phồng hệ ĐM cảnh trong vỡ là nguyên
nhân của chảy máu.
2. Phơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả trên 73 bệnh nhân
(21 hồi cứu và 52 tiến cứu)
III. Kết quả nghiên cứu
1. Tuổi và Giới: Nữ/Nam: 37/36
Tuổi: trung bình 44,5 (thay đổi từ 13
đến 68 tuổi), 68% bệnh nhân tuổi 40-60
2. Thời gian từ khi chảy máu đến khi
vào viện
15 bệnh nhân (20,5%) đến viện trong 4

ngày đầu, và 79,5% đến viện sau 4 ngày
3. Lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Số bệnh
nhân
Tỉ lệ
%
Đau đầu đột ngột 61 83,5
Buồn nôn 35 48
Nôn 60 82,2
Mất tri giác ban đầu 43 58,9
Động kinh 9 12,3
Dấu hiệu lâm sàng khi vào viện:
39(53,4%) bệnh nhân tỉnh, 34 (46,6%)
bệnh nhân mê.
Dấu hiệu thần kinh khu trú: 9 (12,3%)
bệnh nhân liệt nửa ngời, liệt dây III ở 6
(8,2%) bệnh nhân.
4. Chụp cắt lớp vi tính
100% có chụp CLVT. 56,2% bệnh
nhân chụp CLVT trong vòng 3 ngày đầu.
8 BN không thấy dấu hiệu chảy máu trên
chụp CLVT, trong đó có 1 BN chụp trong
3 ngày đầu. Độ chính xác chụp CLVT
chung là: 89% (65/73). Độ chính xác của
CLVT trong chẩn đoán CMDMN trong
vòng 3 ngày đầu là 97,5% (40/41) và sau
3 ngày là 78,1% (25/32).
5. Chẩn đoán nguyên nhân vỡ túi
phồng và vị trí vỡ trên CLVT

Độ chính xác của CLVT trong chẩn
đoán vị trí túi phồng vỡ: 52/73 (71,2%).
Độ chính xác cao ở túi phồng ĐM não
giữa 15/16 (93,7%) và ĐM thông trớc:
30/37 (81,1%).
6. Chọc dò DNT
Có 21 (28,7%) bệnh nhân đợc chọc
dò DNT để chẩn đoán CMDMN, đều có
kết quả dơng tính (20 bệnh nhân có
DNT hồng và 1 bệnh nhân vàng). Độ
chính xác của phơng pháp chọc dò DNT
trong chẩn đoán CMDMN do vỡ túi phồng
hệ ĐM cảnh trong: 100%.
7. Thời điểm chụp động mạch no
70 bệnh nhân chụp ĐMN. Độ chính
xác của chụp ĐMN trong chẩn đoán túi
phồng: 100%.
TCNCYH 34 (2) - 2005

88
8. Chẩn đoán vị trí túi phồng vỡ trên chụp ĐMN
Bảng 2: Vị trí túi phồng vỡ
Vị trí túi phồng Chẩn đoán
đúng vị trí
Chẩn đoán nhầm
vị trí
Không chẩn đoán
đợc vị trí
ĐM mắt 2 1
Ngã ba ĐM cảnh 1 2

Não giữa 13 1
Cộng 3 1
Độ chính xác của chụp ĐMN trong
chẩn đoán vị trí túi phồng vỡ: 66/70=
94,3%
9. Chỉ định mổ cấp cứu
3 (4,1%) bệnh nhân giãn não thất đặt
dẫn lu não thất ra ngoài. Lấy khối máu
tụ và kẹp túi phồng: 5 (6,8%) bệnh nhân.
Dẫn lu não thất ổ bụng: 3 (4,1%) bệnh
nhân.
10. Thời điểm mổ kẹp cổ túi phồng
5 (6,8%) bệnh nhân mổ sớm trong 4
ngày đầu, 85,7% mổ sau 10 ngày. Hơn
3/4 số bệnh nhân mổ sau 2 tuần.
11. Phơng pháp phẫu thuật
Kẹp cổ túi phồng: 94,5%, bọc túi
phồng: 5,5%
12. Kết quả điều trị
Khám lại 72 bn (98,6%), thời gian theo
dõi tối thiểu là 3 tháng sau mổ, tối đa là
82 tháng, trung bình 31 tháng. Kết quả
đánh giá theo bảng GOS. Kết quả tốt
(GOS 4&5): 62(86,1%), trung bình (GOS
3): 3(4,2%) và xấu (GOS 1&2): 9,7%
IV. Bàn luận
1. Chẩn đoán CMDMN do vỡ túi
phồng hệ động mạch cảnh trong
1.1.Chẩn đoán lâm sàng
Tuổi thờng gặp của bệnh là từ 40-60

(68%), trung bình là 44,5. Đau đầu dữ dội
là triệu chứng thờng thấy (83,5%). Đau
đầu đột ngột, bệnh nhân thấy cha từng
bao giờ đau nh vậy. 58,9% bệnh nhân
mất tri giác ban đầu. Trong nghiên cứu
của Fontanarosa [7] 53% bệnh nhân có
mất tri giác ban đầu.
Hội chứng màng não điển hình: t thế
cò súng, cứng gáy, Kernig,
Brudzinski nhận thấy ở 57,3%. Nghiên
cứu khác cho thấy 40-69% có hội chứng
màng não, ở trẻ em 100% bệnh nhân có
hội chứng này [1]. Hội chứng màng não
thờng rất rõ ràng ở 2 tuần đầu (89,2%).
Những bệnh nhân đến sau 3 tuần, dấu
hiệu màng não không rõ ràng.
Suy giảm tri giác thấy ở 46,6%. Dấu
hiệu này là biểu hiện của mức độ tổn
thơng não. Rối loạn ý thức sau chảy
máu xảy ra ở 66,6% bệnh nhân đến viện
sớm của chúng tôi. Khi đến muộn, suy
giảm tri giác còn do các biến chứng của
CMDMN gây nên: co thắt mạch máu não,
giãn não thất, rối loạn nội môi.
1.2.Chụp cắt lớp vi tính
Trong nghiên cứu có 56,2% bệnh nhân
chụp CLVT trong 3 ngày đầu. Độ nhạy
của chụp CLVT trong chẩn đoán CMDMN
là 89%. Tuy nhiên độ chính xác của chụp
CLVT thay đổi theo thời điểm chụp, vì

hiện tợng tiêu máu trong khoang dới
nhện. Trong vòng 3 ngày đầu sau chảy
máu, độ chính xác của chụp CLVT đạt
97,5% và sau 3 ngày chỉ còn 78,1%, sự
TCNCYH 34 (2) - 2005

89
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với
p<0,05). Đối với trẻ em, nghiên cứu của
Nguyễn thị thanh Hơng cho thấy 94%
chụp CLVT có dấu hiệu chảy máu [1].
Độ chính xác của chụp CLVT cao hơn
ở nhóm bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh
khi vào viện. 79,5% bệnh nhân tỉnh có
dấu hiệu chảy máu trên chụp CLVT, trong
khi đó 100% bệnh nhân mê có chảy máu.
Trong nghiên cứu của Sidman [9] độ
chính xác của CLVT trong chẩn đoán
CMDMN là 92,1%, với 100% khi chụp
trớc 12 giờ và 81,7% chụp sau 12 giờ.
89% bệnh nhân của chúng tôi có
CMDMN, phối hợp chảy máu não thất ở
39,7%, khối máu tụ trong não ở 12,3%.
Không có trờng hợp nào có khối máu tụ
DMC, và 12,3% thấy hình ảnh túi phồng
trên CLVT. Sự phối hợp khối máu tụ trong
sọ, chảy máu não thất và thấy hình ảnh
túi phồng làm tăng độ chính xác của chụp
CLVT trong chẩn đoán nguyên nhân vỡ
túi phồng và vị trí vỡ. Độ chính xác của

CLVT trong chẩn đoán nguyên nhân và vị
trí vỡ túi phồng của chúng tôi là 71,2%.
Khả năng chẩn đoán chính xác cao ở
nhóm túi phồng ĐM não giữa (93,7%) và
ĐM thông trớc (81,1%). Kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu
khác, tỉ lệ thấp trong phát hiện dấu hiệu
chảy máu bằng CLVT là những túi phồng
ĐM thông sau.
1.3.Chọc dò dịch não tuỷ
Có 21 (28,7%) bệnh nhân chọc dò
DNT để chẩn đoán CMDMN. Tỉ lệ chọc
DNT của chúng tôi cao hơn các nghiên
cứu khác (7,8% trong nghiên cứu của
Sidman [9]). Thời kỳ trớc năm 2000,
chụp CLVT còn cha đợc phổ cập rộng
rãi nh hiện nay, thì chẩn đoán chủ yếu là
dựa vào chọc dò DNT. Chẩn đoán xác
định ở 100% các trờng hợp chọc dò
DNT.
1.4.Chụp động mạch não
Chụp ĐMN là phơng pháp hiệu quả
chẩn đoán túi phồng ĐMN, trong nghiên
cứu của chúng tôi 96% có chụp ĐMN
trớc mổ. 3 ngày đầu là thời điểm quan
trọng để tiến hành phẫu thuật sớm,
nhng chỉ 15,1% bệnh nhân chụp ĐMN.
Độ chính xác của chụp ĐMN phát hiện túi
phồng hệ ĐM cảnh trong vỡ là 100%.
Trong chẩn đoán vị trí túi phồng vỡ, độ

chính xác chụp ĐMN đạt 94,3%.
2. Điều trị phẫu thuật CMDMN do vỡ
túi phồng hệ động mạch cảnh trong
2.1.Chỉ định mổ
2.1.1.Chỉ định mổ cấp cứu
Thống nhất với hầu hết các tác giả,
chúng tôi chỉ định mổ cấp cứu khi có khối
máu tụ trong não sau vỡ túi phồng, giãn
não thất có suy giảm dần tri giác.
- Khối máu tụ trong não: nếu điều trị
bảo tồn thì tỉ lệ tử vong trên 80%, trong
khi đó tỉ lệ này là 27-38% ở nhóm mổ [8].
Tỉ lệ khối máu tụ trong não do vỡ túi
phồng của chúng tôi (12,3%) thấp hơn so
với các nghiên cứu khác, do một thời kỳ
chúng tôi không thể chụp ĐMN cấp cứu
và không có điều kiện mổ cấp cứu. Khối
máu tụ trong não là yếu tố nguy cơ của
chảy máu tái phát. Trong nghiên cứu
chúng tôi có 2/9 bệnh nhân khối máu tụ
có chảy máu tái phát trớc mổ. Vì vậy
mục đích của mổ là lấy bỏ khối máu tụ
gây chèn ép não và kẹp cổ túi phồng.
Nếu chỉ lấy máu tụ đơn thuần, nguy cơ
chảy máu tái phát sau mổ là rất lớn và là
yếu tố chủ yếu dẫn đến kết quả xấu, tỉ lệ
tử vong 75-100% [8].
TCNCYH 34 (2) - 2005

90

- Giãn não thất: là một nguyên nhân
làm tăng ALNS và suy giảm tri giác ở giai
đoạn cấp tính, đòi hỏi phải dẫn lu não
thất. Corsten và cộng sự [5] đã đặt dẫn
lu não thất ra ngoài khi não thất giãn
vừa và bệnh nhân từ độ 2 Hunt-Hess trở
lên. Chúng tôi nhận thấy chảy máu tái
phát gây giãn não thất cấp tính nhiều
hơn. Chúng tôi chỉ dẫn lu khi có dấu
hiệu tri giác giảm. Chỉ định đặt dẫn lu
của chúng tôi tơng đối hạn chế vì nguy
cơ chảy máu tái phát và nhiễm trùng, chỉ
4,1% bệnh nhân đợc đặt dẫn lu não
thất ra ngoài do giãn não thất cấp tính.
Chúng tôi không có hệ thống dẫn lu kín
một chiều, mà dùng ống Nelaton, lu ống
đợc 48-72 giờ. 1/3 bệnh nhân dẫn lu
não thất của chúng tôi có chảy máu tái
phát, không có nhiễm trùng. Giãn não
thất mạn tính, chúng tôi đặt dẫn lu não
thất-ổ bụng 3(4,1%) bệnh nhân.
2.1.2.Chỉ định mổ đối với túi phồng :
Chúng tôi chỉ định mổ đối với tất cả
các túi phồng thuộc hệ ĐM cảnh trong vỡ.
73 bệnh nhân của chúng tôi có túi phồng
ở tất cả các vị trí của hệ ĐM cảnh trong,
và 2 túi phồng khổng lồ (>25 mm). Túi
phồng hệ ĐM cảnh trong là loại túi phồng
rất thờng gặp, chiếm 96,3% tổng số túi
phồng ĐM não điều trị tại khoa chúng tôi.

Đây là vị trí phù hợp với phẫu thuật, có
thể tiếp cận và kẹp đợc cổ, nguy cơ
phẫu thuật ít.
Tình trạng bệnh nhân có vai trò quan
trọng trong chỉ định mổ. Chúng tôi không
mổ những bệnh nhân quá nặng, hôn mê
sâu, GCS 3-4 điểm, đồng tử giãn hai bên,
rối loạn hô hấp. Điểm Glasgow thấp nhất
mà chúng tôi mổ là 5.
2.2. Thời điểm mổ can thiệp túi
phồng vỡ
Đối với túi phồng ĐMN vỡ, hầu hết các
tác giả đều thống nhất cho rằng hoặc mổ
sớm trớc 4 ngày kể từ khi chảy máu,
hoặc mổ chậm sau 2 tuần, không nên mổ
vào thời điểm từ ngày thứ 4-14, là thời kỳ
co thắt mạch máu não, mổ sẽ làm tăng
nguy cơ thiếu máu não. Phẫu thuật chậm
có nhiều thuận lợi, và kết quả phẫu thuật
tốt hơn, nhng khoảng 1/3 số bệnh nhân
chết trớc mổ, vì chảy máu tái phát và co
thắt mạch máu não khi chờ đợi 2 tuần [6].
Trong nghiên cứu, 3/4 số bệnh nhân của
chúng tôi mổ chậm sau 2 tuần (là do
bệnh nhân đến chậm, không chụp mạch
não cấp cứu và không có điều kiện mổ
cấp cứu), do vậy có 9 bệnh nhân chết
trớc mổ (5 chảy máu tái phát, 3 co thắt
mạch máu não, 1 viêm phổi nặng).
Chúng tôi có 5 (6,8%) bệnh nhân mổ sớm

trong 4 ngày đầu sau chảy máu, trong đó
có 3 bệnh nhân có tình trạng lâm sàng tốt
trớc mổ, kết quả rất tốt. Nh vậy, mổ
sớm cho những bệnh nhân đến sớm và
tình trạng tốt, kết quả rất khả quan, tránh
đợc chảy máu lại.
2.3. Phơng pháp phẫu thuật
Trong điều trị túi phồng ĐM não, phẫu
thuật kẹp cổ túi phồng là phơng pháp
triệt để và hiệu quả, đảm bảo sự an toàn.
Tỉ lệ kẹp đợc cổ túi phồng của chúng tôi
là 94,5%, Foroohar và cộng sự (2000) [3]
là 90%, còn theo Lafuente và cộng sự
(2003) [7] thì tỉ lệ này là 98,4%. Có 5,6%
bệnh nhân, chúng tôi không thể kẹp đợc
cổ túi phồng mà phải bọc túi phồng, vì có
khó khăn về mặt giải phẫu túi phồng.
3. Kết quả điều trị phẫu thuật
Kết quả tốt của chúng tôi 86,1% và tỉ
lệ tử vong là 6,9% khi theo dõi thời gian
trung bình là 31 tháng sau mổ. Kết quả
phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân trớc
TCNCYH 34 (2) - 2005

91
mổ. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân có
tình trạng lâm sàng tốt là 2,3% và ở
những bệnh nhân nặng trớc mổ là
17,4%. Mặt khác, thời điểm mổ cũng có

ảnh hởng đến kết quả. Chúng tôi thấy
rằng, tỉ lệ tử vong và sống thực vật ở
nhóm mổ sớm là 40%, trong khi đó mổ
chậm là 7,8%. Tuy nhiên, mổ chậm cũng
đi kèm với tỉ lệ tử vong và di chứng cao,
xảy ra trong thời gian chờ mổ. Trong
nghiên cứu quốc tế về thời điểm mổ túi
phồng ĐMN vỡ [6] tiến hành trên 3521
bệnh nhân, chỉ ra rằng tỉ lệ tử vong và di
chứng giữa mổ sớm và mổ chậm xấp xỉ
bằng nhau, trừ nhóm bệnh nhân đợc mổ
theo kế hoạch từ 7-10 ngày có kết quả
xấu và tỉ lệ tử vong cao nhất.
V. Kết luận
Bệnh cảnh lâm sàng của CMDMN do
vỡ túi phồng hệ ĐM cảnh trong thờng
điển hình: bệnh nhân thờng là nữ, tuổi từ
40-60, đau đầu đột ngột, dữ dội, phối hợp
các dấu hiệu kích thích màng não và suy
giảm tri giác. Độ nhạy của chụp CLVT
trong chẩn đoán xác định CMDMN tới
89%, chụp ĐMN là tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán túi phồng vỡ. Tuy nhiên, 8,2%
bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng không
điển hình, chẩn đoán khó, chủ yếu dựa
vào chọc dò DNT.
Phẫu thuật có vai trò quan trọng trong
điều trị cấp cứu những trờng hợp tăng
ALNS (khối máu tụ trong não, giãn não
thất), can thiệp loại bỏ túi phồng và góp

phần điều trị co thắt mạch máu não. Vi
phẫu thuật kẹp cổ túi phồng là phơng
pháp hiệu quả và triệt để, có thể thực
hiện đợc ở 94,5% bệnh nhân, với biến
chứng phẫu thuật ít. Chỉ định mổ đợc đặt
ra trớc một túi phồng hệ ĐM cảnh trong
vỡ và tình trạng bệnh nhân cho phép.
Bệnh nhân đến sớm với tình trạng lâm
sàng tốt, mổ sớm, cho kết quả tốt. Kết
quả khi theo dõi trung bình 31 tháng sau
mổ rất khả quan với 86,1% tốt.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Thanh Hơng, Ninh
Thị ứng, Phạm Minh Thông (2004),
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân
của bệnh chảy máu trong sọ tự phát ở
trẻ 1 đến 15 tuổi, Y học Việt nam, 301,
153-157.
2. Corsten.L, Raja.A, Guppuy.K, et al
(2001), Contemporary management of
subarachnoid hemorrage and
vasospasm: the UIC experience,
Surg.Neurol, 56, 140-150.
3. Foroohar.M, Macdonald.R.L,
Roth.S et al (2000), Intraoperative
variables and early outcome after
aneurysm surgery, Surg.Neurol, 54,
304-315.
4. Fotanarosa.P.B (1989),

Recognition of subarachnoid
hemorrhage, Ann,Emerg,Med, 18,1199-
1205.
5. Fridriksson.S, Saveland.H,
Jakobsson.K.E et al (2002),
Intraoperative complications in aneurysm
surgery: a prospective national study,
J.Neurosurg, 96, 515-522.
6. Kassell. N. F, Torner. J. C, Jane.
J. A, et al (1990) The International
Cooperative Study on the Timing of
Aneurysm Surgery. Part 2: Surgical
results, J. Neurosurg, 73, 37 - 47.
7. Lafuente.J, Maurice-Williams
(2003), Ruptured intracranial aneurysms:
the outcome of surgical treatment in
TCNCYH 34 (2) - 2005

92
experienced hands in the period prior to
the advent of endovascular coiling”,
J.Neurol.Neurosurg.Psychiatry, 74, 1680-
1684.
8. Niemann.D.B, Wills.A.D,
Maartens.N.F, et al (2003), “ Treatment
of intracerebral hematomas caused by
aneurysm rupture: coil placement
followed by clot evacuation”,
J.Neurosurg, 99, 843-847.
9. Sidman.R, Connolly.E, Lemke.T

(1996), “Subarachnoid hemorrhage
diagnosis: lumbar puncture is still needed
when the computed tomography scan is
normal”, Acad.Emerg.Med, 3, 827-831.
Summary
Diagnosis and surgical treatment for
aneurysmal subarachnoid hemorrhage

Objective: To study the clinical presentations, diagnosis of spontaneous
subarachnoid hemorrhage (SAH) due to ruptured aneurysms. Determine the operative
indications, the surgical modalities and timing of operation. Evaluate the outcome of
surgical treatment.
Method: This study is performed in 73 patients with aneurysmal SAH, who have
been underwent the surgical treatment at the Viet-Duc hospital, between 1/1998 and
8/2003, 21 patients were retrospectively analyzed and the prospective evaluation has
been performed in 52. The surgical outcome is followed up with a mean time of 31
months.
Results: 73 patients ranged in age from 13 to 68 years (mean 44,5), with 37
womens and 36 mens.The classic symptoms and signs: severe headache 83,5%,
meningeal syndrome 57,5%, deterioration of consciousness 46,6%. Seizures incidence
12,3%. 8.2% patients have a obscure clinical presentation. The overall sensitivity of CT
for aneurysmal SAH was 89%. Lumbar puncture was performed on 21 patients, and
revealed bloody or xanthchromia spinal fluid. Cerebral arteriography was able to detect
the aneurysm on all patients. 6 hydrocephalus &5 hematomas were operated in urgent
conditions. The delayed surgery for ruptured intracranial aneurysms was indicated in
87,6% patients. Direct surgical clipping obliterated 69 aneurysms. GOS at 31 months
posthaemorrhage indicated that 86,1% patients experienced good recovery.
Conclusion: The clinical presentation of aneurysmal SAH was often typical.
CTsacnner was a crucial diagnostic modality of SAH with high sensitivity, and cerebral
arteriography was “gold standard” for diagnosis of ruptured intracranial aneurysms. The

surgical treatment play a important role for hydrocephalus, intracerebral hematomas
and aneurysmal obliteration. Microsurgery for clipping aneurysms was effective method,
with low complication, none of the patients had a repeat hemorrhage, and 86,1%
patients had a good result.

×