Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tieu luan cao học, quan điểm của lênin về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vận dụng những quan điểm đó trong nâng cao chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.9 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
V.I.Lênin – Lãnh tựu thiên tài của phong trào cộng sản và công nhân
Quốc tế. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của ông luôn gắn liền
với sự trưởng thành của gia cấp vơ sản nói chung và của các đảng cộng sản
trên tồn thế giới nói riêng. Những tác phẩm V.I.Lênin là sự nghiên cứu,
tổng kết và phát triển cả về lý luận và thực tiễn về cuộc đấu tranh cách mạng
gay go, quyết liệt giữa giai cấp vơ sản để giánh chính quyền về tay giai cấp
vô sản; về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, xây dựng
một xã hội kiển mới tự do, bình đẳng, bác ái, khơng có người bóc lột
người…
Tư tưởng về đấu tranh cách mạng của V.I.Lênin và Đảng cộng sản,
đặc biệt là về đảng viên, tổ chức cơ sở đảng và nguyên tắc tổ chức của Đảng
là những bài học vô cùng quý báu đối với các đảng cộng sản trên tồn thế
giới nói chung và đối với Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng, nhất là trong
cuộc đổi mới đất nước, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, vững
bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu các tác phẩm của V.I.Lênin viết trước cách mạng tháng
mười, trước hết chúng ta cần hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử và bối cảnh quốc tế
nói chung có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nước Nga cũng như bối cảnh
của chính nước Nga trong thời điểm lịch sử đó để thấy được những tư tưởng
cách mạng, tính chiến đấu, sự vĩ đại của lãnh tụ thiên tài V.I.Lênin.
Trước tiên, phải nói đến hoàn cảnh Quốc tế ở vào giai đoạn cuối thế
kỷ thứ XIX đến đầu thế kỷ thứ XX, khi đó chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang
thành chủ nghĩa Đế quốc. Do đó, cách mạng vơ sản đã trở thành nhiệm vụ

1


trực tiếp và cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay người lao động ngày
càng trở nên cấp bách; V.I.Lênin đã luôn trung thành với tư tưởng của chủ


nghĩa Mác về Đảng cộng sản, đồng thời phát triển nó trong điều kiện mới, từ
đó khơng ngừng hồn chỉnh học thuyết Mác – Lênin về Đảng cộng sản.
Những tác phẩm của V.I.Lênin gồm hai bộ phận: Bộ phận thứ nhất là những
nguyên lý về Đảng cộng sản và bộ phận thứ hai là những vấn đề cơ bản của
Đảng cầm quyền.
Ở nước Nga cuối thế kỷ thứ XIX đến đầu thế kỷ thứ XX, chủ nghia
tư bản Nga đã phát triển nhanh chóng; mâu thuẫn giữa giai cấp vơ sản với
giai cấp tư sản Nga ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh giai cấp phát
triển đến đỉnh điểm đã hình thành các tổ chức Mác xít để đưa chủ nghĩa Mác
vào nước Nga, vào phong trào công nhân để thành lập Đảng. Nhiệm vụ cấp
bách hàng đầu lúc đó là hợp nhất các tổ chức Mác xít riêng lẻ thành một
Đảng tập trung, có cương lĩnh, thống nhất cơ quan trung ương. Tuy nhiên,
chủ trương trên của các tổ chức Mác xít của giai cấp vơ sản gặp một số trở
ngại lớn do chủ nghĩa cơ hội còn ngự trị mạnh mẽ trong phong trào công
nhân mà tiêu biểu nhất là phái “Dân túy”. Họ cho rằng chủ nghĩ tư bản
không thể phát triển được ở nước Nga, một nước phần lớn là nông nghiệp,
đặc biệt là họ không thừa nhận vai trị sứ mệnh của giai cấp cơng nhân Nga
mà khẳng định sứ mệnh đó thuộc về giai cấp cơng nhân. Từ đó, phái Dân
túy đã coi cơng xã nơng thơn là thành trì để chống lại chủ nghĩa tư bản và là
cầu nối để tiến tới chủ nghĩa xã hội, khẳng định quy luật phát triển xã hội
không phải là vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp mà là do các cá nhân lỗi
lạc. Những năm 90 của thế kỷ XIX, nước Nga lại gặp thêm những kẻ thù
khác, đó là bọn “Mác xít hợp pháp”, bọn này cũng dùng quan điểm của họ
để phê phán phái dân túy nhưng lại tìm cách lợi dụng chủ nghĩa Mác, làm

2


cho công nhân phụ thuộc vào giai cấp tư sản, tiêu biểu là Pio6tStarue6 mà
sau này trở thành bọn Ca Đê và trong nội chiến trở thành những tên bạch vệ

đắc lực.
Trong điều kiện bối cảnh Quốc tế và nước Nga như trên, V.I.Lênin
đã có các bài viết nhằm chống lại những quan điểm tư tưởng và hành động
sai trái đó như: Tác phẩm Những người bạn dân là thế nào và họ chống lại
những người dân chủ xã hội ra sao (1894); Dự thảo cương lĩnh của Đảng
(1895) và bản thuyết minh cương lĩnh của Đảng (1896); Nhiệm vụ của
những người dân chủ xã hội Nga (1897); Nội dung kinh tế chủ nghĩa Dân
túy và sự phê phán chủ nghĩa ấy trong cuốn sách của Staruê; Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở Nga (1899)…v.v. Những tác phẩm đó là những bài
bút chiến sâu sắc của V.I.Lênin, là thời kỳ phôi thai chuẩn bị về lực lượng,
tổ chức của giai cấp vô sản cho sự ra đời của Đảng cộng sản. Các quan điểm
tư tưởng của V.I.Lênin về đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng, nguyên tắc tổ
chức của Đảng chủ yếu được hình thành từ sau khi đảng xã hội dân chủ Nga
được thành lập nắm tháng 3/1898 qua các tác phẩm như: Làm gì; Hai sách
lược của đảng dân chủ - Xã hội; Thư gửi đồng chí về những nhiệm vụ tổ
chức của chúng ta; Một bước tiến, hai bước lùi; Nhà nước và cách mạng…
v.v.
Dưới đây là những quan điểm tư tưởng của V.I.Lênin về đảng viên,
tổ chức cơ sở Đảng, nguyên tắc tổ chức của Đảng qua một số tác phẩm tiêu
biểu.

3


NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN
1. Tư tưởng của V.I.Lênin về đảng viên
Đảng viên có vị trí, vai trị quan trọng trong đảng, họ là một mắt xích
cấu thành tổ chức của đảng, họ sống và hoạt động rải khắp trên các địa phận

của đất nước và các ngành nghề trong xã hội; họ là người trực tiếp tham gia
đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối và cương lĩnh chính trị
của đảng, và họ cũng là người trực tiếp triển khai chủ trương, đường lối,
cương lĩnh chính trị đó, đưa nó vào phong trào của giai cấp và quần chúng,
dẫn dắt lãnh đạo quần chúng tổ chức thực hiện.
Do vị trí, vai trị tầm quan trọng của đảng viên như trên, để xây dựng
đảng kiểu mới, đảng thật sự cách mạng và trung thành với chủ nghĩa Mác,
xứng đáng là đại diện cho lợi ích của tồn giai cấp công nhân và quần chùng
lao động Nga, đảng viên của đảng phải là người có ý thức tự giác, hoạt động
đấu tranh vì dân chủ thật sự của đơng đảo quần chúng bị áp bức bóc lột, để
cho họ thoát khỏi sự thống trị và ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản trên
phạm vi tồn thế giới. V.I.Lênin đã viết trong tác phẩm “Những người bạn
dân là thế nào” như sau: “Nói chung, những người cộng sản Nga, những
người theo chủ nghĩa Mác, hơn ai hết, phải tự gọi mình là những người dân
chủ - xã hội và trong hoạt động của mình khơng bao giờ quên ý nghĩa lớn
lao của chế độ dân chủ” [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 1, tr. 371, Nxb Tiến bộ,
M. 1974].
Về tư cách đảng viên:

4


Theo V.I.Lênin, đảng viên của Đảng Dân chủ - xã hội Nga phải là
người thừa nhận và chấp hành nghiêm những chủ trương, đường lối chính
trị, điều lệ, nghị quyết của Đảng; tự nguyện tham gia vào trong tổ chức của
Đảng, chịu sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát thông qua một tổ chức của Đảng.
đảng viên của Đảng, V.I.Lênin viết vấn đề này trong dự thảo điều lệ của
Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga như sau: “Bất kỳ người nào thừa
nhận cương lĩnh của đảng và ủng hộ đảng bằng những phương tiện vật chất
cũng như bằng cách tự mình tham gia vào một trong các tổ chức của đảng,

đều có thể được cơng nhận là đảng viên” [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 3, tr.
312, Nxb Tiến bộ, M. 1979]. Tư tưởng này cho chúng ta thấy rằng: đảng
viên phải có ý thức tự giác, có ý thức tự giác mới thừa nhận và chấp hành
cương lĩnh chính trị của đảng, có ý thức tự giác mới chấp nhận tham gia vào
tổ chức và sẵn sàng đảm đương trách nhiệm vơ cùng khó khăn phức tạp,
khơng ngại gian khó và thậm chí hy sinh cả tính mạng vì mục tiêu lý tưởng
của đảng, nhưng khơng địi hỏi lợi ích riêng tư. Bất cứ trong mọi tình huống
nào (trong lúc khó khăn hiểm nguy hay trong những điều kiện thuận lợi)
phải vững vàng bình tĩnh, khơng dao động, tin tưởng vào đảng và bảo vệ
đảng. V.I.Lênin viết: “Người cách mạng không phải là người trở thành cách
mạng khi cách mạng xảy đến, mà là người, - ngay trong những lúc thế lực
phản động hoành hành dữ dội nhất, trong lúc mà phái tự do và phái dân chủ
tỏ ra dao động nhất – đã bảo vệ những nguyên tắc và những khẩu hiệu của
cách mạng” [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 7, tr. 389, Nxb Tiến bộ, M. 1980].
Đảng viên phải là người trung thực, không kiêu ngạo, hăng hái hành
động vì lợi ích chung của đảng, của giai cấp, không ham danh lợi, V.I.Lênin
đã viết về điều này như sau: “Thà rằng 10 người thật sự làm việc không tự
coi mình là đảng viên (những người làm việc thật sự không chạy theo danh

5


hiệu), còn hơn để cho một kẻ ba hoa mà lại có quyền và có điều kiện trở
thành đảng viên. Theo tơi, đó là ngun tắc khơng thể chối cãi được”
[V.I.Lênin: Toàn tập, tập 7, tr. 353, Nxb Tiến bộ, M. 1979].
Đảng viên phải có ý thức tổ chức cao, tham gia và hoạt động trong tổ
chức của đảng. Chỉ tham gia vào tổ chức, hoạt động trong tổ chức và có ý
thức tổ chức thì tổ chức mới có điều kiện lãnh đạo, kiểm tra kiểm soát đối
với thành viên của mình có hiệu quả. Nếu người nào khơng tham gia vào
trong tổ chức của mình thì khơng thể nào chỉ đạo và kiểm sốt có hiệu quả

đối với họ, và vì thế khơng thể coi họ là thành viên của tổ chức mình được.
V.I.Lênin viết: “Nếu cơng nhận một người không vào tổ chức nào của đảng
là đảng viên, thì như thế nghĩa là chống lại bất cứ sự kiểm soát nào của
đảng… mỗi đảng viên phải đặt mình dưới sự kiểm sốt của tổ chức làm sao
để ban chấp hành trung ương có thể biết hết từng đảng viên” [V.I.Lênin:
Toàn tập, tập 8, tr.58, Nxb Tiến bộ, M. 1979]. Cũng trong vấn đề này, Lênin
đòi hỏi đảng viên phải có tính tổ chức và hết sức có tổ chức, những người
chấp nhận tính tổ chức mới kết nạp vào đảng, Ông viết trong tác phẩm “Một
bước tiến, hai bước lùi” như sau: “Tơi, (V.I.Lênin-B.T) muốn trình bày một
cách tuyệt đối rõ ràng và chính xác rằng tơi muốn và tơi địi hỏi đảng, đội
tiên phong của giai cấp, phải hết sức có tổ chức; rằng đảng chỉ nên thu
nhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu”
[V.I.Lênin: Tồn tập, tập 8, tr. 286, Nxb Tiến bộ, M. 1979].
Đảng viên phải là người tham gia vào tổ chức của đảng, có tính tổ chức và
chấp hành nghiêm các quy định của tổ chức đảng. Nếu không vào tổ chức, không
thể là thành viên của tổ chức, và tổ chức không thể kiểm sốt được họ, V.I.Lê nin

viết: “…Khơng có một cơ quan trung ương nào của bất cứ một đảng nào
trên thế giới lại có thể chứng minh được khả năng lãnh đạo. Từ chối không

6


chịu phục tùng sự lãnh đạo của các cơ quan trung ương, tức là từ chối
không muốn làm người đảng viên” [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 8, tr. 424, Nxb
tiến bộ, M. 1979].
Đảng viên là người ưu tú nhất so với quần chúng, họ có ý thức tự
giác về nhận thức các vấn đề lý luận và thực tiễn, nắm bắt được các quy luật
xã hội; vì vậy, họ khơng thể ngần ngại gì về vấn đề tự giác tham gia vào tổ
chức của đảng, V.I.Lênin viết: “Người vô sản, khi đã trở thành một người

dân chủ xã hội giác ngộ và tự cảm thấy mình là đảng viên, thì họ sẽ bác bỏ
chủ nghĩa theo đuôi trong vấn đề tổ chức, cùng với một thái độ khinh bỉ mà
họ đã tỏ ra đối với chủ nghĩa đó trong vấn đề sách lược” [V.I.Lênin: Toàn
tập, tập 8, tr. 457, M. 1979].
Đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm hành động vì lợi ích
chung của đảng của giai cấp, dưới sự lãnh đạo của đảng, giữ gìn đồn kết
trong nội bộ đảng, V.I.Lênin viết:
“...Muốn trở thành những đại biểu xứng đáng của giai cấp vô sản
giác ngộ đang chiến đấu, muốn trở thành những người tham gia xứng đáng
của phong trào cơng nhân tồn thế giới, các đảng viên của chúng ta phải đem
hết sức làm thế nào để bất kỳ những sự bất đồng ý kiến riêng nào trong sự
nhận thức nguyên tắc và trong phương pháp thực hành những nguyên tắc đã
được cương lĩnh đảng ta thừa nhận, cũng đều không thể làm trở ngại và
không thể làm trở ngại cơng tác chung nhất trí dưới sự lãnh đạo của các cơ
quan trung ương của chúng ta. Chúng ta hiểu cương lĩnh của chúng ta và
nhiệm vụ của giai cấp vô sản quốc tế càng sâu sắc và càng rộng chừng nào,
chúng ta đánh giá ý nghĩa của công tác tích cực nhằm phát triển tuyên truyền
cổ động và tổ chức, càng cao chừng nào, chúng ta càng xa rời chủ nghĩa bè
phái, hoạt động nhóm tổ nhỏ nhen và những tính tốn bản vị chừng nào thì
7


chúng ta càng phải nỗ lực làm thế nào để những sự bất đồng ý kiến giữa các
đảng viên được thảo luận một cách bình tĩnh và đi vào thực chất vấn đề, làm
thế nào để những bất đồng ý kiến ấy không thể làm trở ngại công tác của
chúng ta, không thể phá hoại sự hoạt động của chúng ta, khơng thể kìm hãm
sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan trung ương của chúng ta”.
[V.I.Lênin: Toàn tập, tập 8, tr. 130, Nxb Tiến bộ, M. 1979].
Đảng viên phải luôn luôn phấn đấu học tập, nghiên cứu nâng cao
trình độ về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ để xứng đáng là chiến sĩ

tiên phong của giai cấp; trong đó đặc biệt phải nghiên cứu, phải hiểu và nắm
được những nội dung chủ yếu – cơ bản văn kiện của đảng, cương lĩnh chính
trị, chủ trương đường lối, nghị quyết, chỉ thị của đảng; hiểu và nắm được
những nội dung chủ yếu các tài liệu quan trọng của đảng mới tham gia vào
cơng việc của đảng có hiệu quả, V.I.Lênin viết như sau: “Bất cứ đảng viên
nào muốn tham gia một cách tự giác vào các công việc của đảng mình cũng
đều phải nghiên cứu kỹ đại hội đảng của chúng ta; chính là phải nghiên
cứu, vì nếu chỉ đọc một đống tài liệu nguyên sơ trong các biên bản, thì như
thế khơng đủ để cho chúng ta có được một bức tranh về đại hội” [V.I.Lênin:
Tồn tập, tập 8, tr. 220, Nxb Tiến bộ, M.1979].
Đảng viên phải tự mình quan tâm nghiên cứu lý luận chính trị, học
tập nghệ thuật lãnh đạo, cách tổ chức thực hiện vào thực tiễn; nắm và biết
được sự thật của vấn đề và xử lý nó theo chủ trương đường lối của đảng và
khách quan, quan tâm đến vận mệnh của đảng, V.I.Lênin viết:
Bất cứ một công nhân nào muốn tự mình làm sáng tỏ, một cách hết
sức nghiêm chỉnh, những vấn đề tranh luận và hóc búa của đảng và muốn tự
mình giải quyết các vấn đề ấy, thì trước hết đều phải thấu hiểu sự thật đó,
bằng cách tự mình nghiên cứu lấy và kiểm tra lấy những nghị quyết của
8


đảng đã nói trên đây và những lấp luận của phái thủ tiêu. Chỉ có người nào
nghiên cứu cẩn thận, suy nghĩ về những vấn đề và vận mệnh của đảng mình,
tự mình đưa ra được một biện pháp giải quyết, thì mới xứng đáng với danh
hiệu đảng viên và người xây dựng đảng công nhân. Không thể thờ ơ trước
vấn đề xem xét có phải đảng đã “phạm lỗi” “bức hại” (nghĩa là cơng kích
q kịch liệt và khơng căn cứ) phái thủ tiêu, hay chính phái thủ tiêu đã phạm
lỗi công nhiên vi phạm các nghị quyết của đảng. [V.I.Lênin: Toàn tập, tập
12, tr. 94-95, Nxb Tiến bộ, M. 1980].
Đảng viên phải quan hệ gắn bó mật thiết với quần chúng, hoạt động

trong phong trào quần chúng, đưa chủ trương đường lối của đảng vào trong
phong trào quần chúng, giáo dục thuyết phục quần chúng đi theo đảng, biết
xây dựng tổ chức phong trào và lãnh đạo phong trào quần chúng hành động
theo chủ trương đường lối của đảng, và ln ln giữ gìn mối quan hệ giữa
đảng với quần chúng, qua phong trào của quần chúng để xây dựng đảng,
V.I.Lênin viết:
“…Nhiệm vụ của những người tự giác theo đảng công nhân dân chủ
- xã hội là: phải đem hết sức ra để củng cố sự liên hệ của giai cấp công nhân,
làm cho ngày càng đông đảo các tầng lớp vô sản và nửa vô sản, trở nên hoàn
toàn giác ngộ về tư tưởng dân chủ - xã hội cách mạng của họ, quan tâm làm
thế nào để quần chúng công nhân đưa ra được thật nhiều cơng nhân có khả
năng lãnh đạo phong trào và lãnh đạo các tổ chức đảng, và bầu họ làm uỷ
viên trong các cơ quan lãnh đạo địa phương và trong cơ quan của toàn đảng,
thành lập thật nhiều tổ chức công nhân nằm trong đảng ta, cố gắng làm thế
nào để những tổ chức công nhân nào không muốn hoặc khơng có điều kiện
gia nhập đảng; ít nhất cũng đều theo đảng.” [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 10,
tr.194, Nxb Tiến bộ, M. 1979].
9


Quan hệ gắn bó với quần chúng là điều mà mọi đảng viên phải làm,
qua quan hệ với quần chúng và hoạt động thực sự trong phong trào của quần
chúng mới bộc lộ ra bản lĩnh của đảng viên, V.I.Lênin viết: “Đảng Công
nhân dân chủ - xã hội Nga không hề một phút nào quên rằng người xứng
đáng với danh hiệu đảng viên cao quý chỉ là những ai công tác thực sự
trong quần chúng theo tinh thần những nghị quyết của đảng đã được suy
nghĩ kỹ và đã được thông qua theo quan điểm cách mạng đang phát triển”.
[V.I.Lênin: Toàn tập, tập 22, tr. 313, Nxb Tiến bộ, M. 1980].
Như vậy, V.I.Lênin đã đề cập tới một loạt các vấn đề thuộc về nhân
cách của người đảng viên của đảng, từ lập tường tư tưởng, phẩm chất chính

trị, năng lực hoạt động, bản lĩnh cách mạng, trung thành với cách mạng với
Đảng và giai cấp, có mối quan hệ mật thiết với quần chung, có tinh thần chịu
đựng gian khổ, hy sinh, phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng… Những yêu
cầu Lênin đã đề ra nhằm xây dựng và rèn luyện cho đảng một đội ngũ đảng
viên thực sự tiên phong, tạo cho đảng một lực lượng hùng hậu đủ sức đảm
nhận nhiệm vụ cách mạng và sứ mệnh của mình. Chính nhờ như vậy mà
Đảng Bơn-sê-vích Nga đã xây dựng được một lực lượng đảng viên hùng
mạnh, chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, bền bỉ đấu tranh vì mục tiêu cao cả
của Đảng, của giai cấp và dân tộc, tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng vĩ đại
trong lịch sử nhân loại – Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
2. Quan điểm của V.I.Lênin về tổ chức cơ sở đảng
Tổ chức cơ sở giữ vị trí vai trị là nền tảng của đảng, nó tác động trực
tiếp đến sự phát triển vững mạnh và sự suy vong của đảng. Vì vậy, trong
việc xây dựng đảng kiểu mới, V.I.Lênin đã đặt vấn đề về thành lập tổ chức
cơ sở đảng ở các công xưởng, nhà máy, các địa phương là một trong những
nhiệm vụ cấp bách của đảng, Ông đã viết trong tác phẩm “Những nhiệm vụ
10


của người dân chủ - xã hội Nga” như sau: “Thành lập một tổ chức cách
mạng vững chắc trong công nhân công xưởng – nhà máy ở thành thị là
nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách của Đảng Dân chủ - xã hội”. [V.I.Lênin:
Toàn tập, tập 2, tr. 557, Nxb Tiến bộ, M. 1974].
Với điều kiện đảng còn hoạt động bí mật ở Nga lúc bấy giờ thì
V.I.Lênin u cầu thành lập tổ chức cơ sở đảng cho phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của từng lĩnh vực nghề nghiệp và địa phương, Ơng viết:
“Ở đây khơng thể chỉ ra những tiêu chuẩn định sẵn từ trước, vì đó hồn
tồn mới mẻ; ở đây phải dựa vào sự hiểu biết những điều kiện địa phương
và chủ yếu là dựa vào tinh thần sáng tạo của tất cả đảng viên… Hình thức
tổ chức mới, hay nói đúng hơn, hình thức mới của tổ chức cơ sở của đảng

cơng nhân phải tuyệt đối rộng rãi hơn so với tiểu tổ cũ”. [V.I.Lênin: Toàn
tập, tập 12, tr.108, Nxb Tiến bộ, M.1979].
Tổ chức cơ sở đảng theo Lênin phải được xây dựng một cách dân
chủ trên cơ sở nguyên tắc của đảng, V.I.Lênin chỉ rõ:
Điều lệ của đảng đã xác định rõ tổ chức dân chủ của mình. Tồn bộ
tổ chức được xây dựng từ bên dưới, theo nguyên tắc bầu cử. Theo điều lệ
đảng, tổ chức địa phương được độc lập (tự trị) trong hoạt động địa phương
của mình. Theo điều lệ, Ban chấp hành trung ương thống nhất và lãnh đạo
tồn bộ cơng tác của đảng. Vì vậy, rõ ràng là Ban chấp hành trung ương
khơng có quyền can thiệp vào việc quy định thành phần của các tổ chức địa
phương. Vì tổ chức được thiết lập từ bên dưới, cho nên mọi sự can thiệp từ
trên nhằm thay đổi thành phần của tổ chức đó sẽ là một sự vi phạm hoàn
toàn chế độ dân chủ, toàn bộ điều lệ đảng. [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 14, tr.
334, Nxb Tiến bộ, M. 1980].

11


Tổ chức cơ sở đảng phải được thành lập với nhiều hình thức, thành
lập ở tất cả các địa phương, các lĩnh vực ngành nghề, nghề nghiệp mà có
điều kiện, ở các nơi có đảng viên cư trú, V.I.Lênin viết:
… Cần phải có sẵn các chi bộ, phân chi, khu bộ, được thành lập theo
nguyên tắc lãnh thổ, tức là tập hợp các đảng viên theo nơi ở của họ, theo địa
điểm của các công xưởng trong một khu vực hành chính nào đó…
Các khu, phân khu, chi bộ cơ sở đều được thành lập không phải chỉ
theo nguyên tắc lãnh thổ (địa phương), mà còn theo nguyên tắc nghề nghiệp
(nghề này hoặc nghề kia, việc làm này hoặc việc làm kia của cơng nhân và
của nhân dân nói chung) và theo nguyên tắc dân tộc (dân tộc khác nhau,
ngôn ngữ khác nhau). [V.I.Lênin: Toàn tập, tập 14, tr. 336, Nxb Tiến bộ, M.
1980].

Theo tư tưởng này, tổ chức cơ sở đảng phải được thành lập rộng rãi,
nhưng phải có mối quan hệ với tổ chức đảng cấp trên nhất định, mối quan hệ
đó phải ngày càng được củng cố đảm bảo sự lớn mạnh và vững chắc,
V.I.Lênin viết:
…Đường lối của chúng ta ngày càng được chứng thực. Để cho
đường lối được nhất trí chấp hành, chúng ta cần phải có một tổ chức của
quần chúng vơ sản tốt hơn nhiều so với tổ chức hiện nay. Trong mỗi quận,
trong mỗi khu, trong mỗi nhà máy, trong mỗi đại đội ải có một tổ chức lớn
mạnh, đồn kết nhất trí, có khả năng hành động mn người như một. Mỗi
tổ chức như thế phải có những mối liên hệ trực tiếp với trung tâm, với Ban
chấp hành trung ương, và những mối liên hệ này phải vững chắc khiến kẻ
địch khơng sao phá hoại ngay từ địn đầu tiên được, những mối liên hệ phải
là mối liên hệ thường xuyên, được củng cố và kiểm nghiệm hàng ngày, hàng

12


giờ, khiến kẻ địch không thể nào đánh chúng ta một cách bất ngờ được.
[V.I.Lênin: Toàn tập, tập 13, tr.417, Nxb Tiến bộ, M. 1981].
Trong việc thành lập tổ chức cơ sở đảng, tuy rộng rãi, có nhiều hình
thức, nhưng Lê nin lưu ý phải trên cơ sở giai cấp vơ sản, đảm bảo tính đảng,
làm cho đảng phát triển cả về số lượng và chất lượng của tổ chức đảng, làm
cho đảng vừa rộng và vừa chặt, V.I.Lênin viết:
Đương nhiên, việc xây dựng lại các tổ chức đảng trên một cơ sở mới,
có thể nói là trên cơ sở giai cấp, là một cơng tác khó khăn và cơng tác ấy
khơng thể phát triển mà lại khơng có những sự dao động. Nhưng chỉ có bước
đầu là khó và bước này đã qua rồi. Đảng đã đi vào con đường thẳng, con
đường lãnh đạo quần chúng nhân dân do những “trí thức” tiên phong xuất
thân từ chính hàng ngũ cơng nhân tiến hành.
Cơng tác trong các cơng đồn và hợp tác xã lúc đầu tiến hành một

cách mò mẫm thì nay đang hình thành hồn tồn và mang những hình thức
ổn định. Cơng tác địa phương đang phát triển đã dẫn đến hai nghị quyết của
Ban chấp hành trung ương về cơng đồn và về hợp tác xã, cả hai nghị quyết
đều được nhất trí thơng qua. Thành lập các chi bộ đảng trong tất cả các tổ
chức ngoài đảng, lãnh đạo các tổ chức đó theo tinh thần những nhiệm vụ
chiến đấu của giai cấp vô sản, theo tinh thần đấu tranh giai cấp cách mạng
“Từ chỗ không có tính đảng tiến tới có tính đảng” [V.I.Lênin: Tồn tập, tập
17, tr. 15, Nxb Tiến bộ, M. 1979].
Với những tư tưởng quan điểm như vậy V.I.Lênin đã lãnh đạo
Đảng Bơn-sê-vích Nga thành lập được một hệ thống tổ chức đảng từ trung
ương đến cơ sở, các tổ chức đảng được thành lập ngày càng nhiều, với
những quy định về tổ chức cơ cấu hết sức chặt chẽ cho nên vị trí, vai trị của
tổ chức cơ sở đảng được phát huy cao độ, phong trào cách mạng phát triển
13


rất mạnh, là điều kiện thuận lợi để Đảng tiến hành một cuộc đại cách mạng ở
nước Nga.
II. VẬN DỤNG NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐÓ TRONG NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐỘI NGŨ ĐẢNG
VIÊN CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Tư tưởng của V.I.Lênin về đảng viên, tổ chức cơ sở và nguyên tắc tổ
chức của đảng có ý nghĩa lớn lao và đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng
đảng kiểu mới, đảng mác xít lêninnít của giai cấp vơ sản Nga lúc đó.
Nhờ có việc vận dụng tư tưởng này trong việc xây dựng tổ chức mà
Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đã phát triển vững mạnh, loại trừ được
những phần tử cơ hội phản động và thu hút được những phần tử cơ hội phản
động và thu hút được đông đảo quần chúng bị áp bức và giai cấp vô sản nga
đi theo Đảng. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành thắng lợi cuộc cách
mạng Tháng Mười vĩ đại và đã trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng

đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Tư tưởng của V.I.Lênin về đảng viên, tổ chức cơ sở và nguyên tắc tổ
chức của đảng đã trở thành học thuyết, kim chỉ nam hết sức quan trọng chỉ
dẫn cho việc xây dựng đảng của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như các đảng
cộng sản và các đảng cộng sản trên thế giới. Những tư tưởng đó của Lênin
cho đến nay vẫn cịn ngun giá trị trong cơng tác xây dựng chính đảng của
giai cấp cơng nhân, đảng cộng sản cầm quyền trong thời đại mới. Sự sụp đổ
của Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của
thế kỷ truớc do nhiều nguyên nhân tác động, song một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới sự tan rã của một loạt các đảng cầm quyền và chế độ
xã hội chủ nghĩa đó là do các Đảng cộng sản cầm quyền đã xa rời những
nguyên tắc tổ chức của đảng, từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ… làm cho
14


đảng suy yếu, mất vai trò lãnh đạo và sụp đổ. Đó là một sự thực đau lịng mà
Đảng cộng sản Liên Xô và các nước Đông Âu phải trả giá vì chính những
sai lầm của mình bắt nguồn từ sự từ bỏ những nguyên tắc của học thuyết xây
dựng đảng cầm quyền mà V.I.Lênnin và những thế hệ những người cộng sản
chân chính trước đó đã dày cơng xây dựng và phát triển.
Vấn đề đảng viên, tổ chức cơ sở của đảng và ngun tắc tổ chức có
vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của Đảng và sự
nghiệp cách mạng. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam đều quan tâm đến xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên; tổ chức cơ sở đảng và nguyên tắc tổ chức của đảng, coi
đó là một nội dung trọng yếu, một định hướng cơ bản trong công tác của
Đảng.
Xuất phát từ những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng
và xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng vào thực
tiễn hoạt động xây dựng Đảng ta trong từng lĩnh vực, nội dung và vấn đề cụ

thể.
Về đảng viên Đảng ta xác định: “Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ
quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân;
chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết
của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hồn thành tốt nhiệm vụ
được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân;
phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong
Đảng”.(Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thơng qua tại Đại hội đại
biểu tồn quốc lần thứ X). Xác định quyền và nhiệm vụ của đảng viên và
15


nhiều quy định cụ thể về vấn đề đảng viên nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ đảng viên đủ sức đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và xây dựng
Đảng vững mạnh.
Về tổ chức cơ sở đảng, Đảng ta xác định: Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ
cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chi
bộ là nền móng, nền tảng của Đảng, nên chất lượng chi bộ quan hệ mật thiết
đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và đến thắng lợi của cách
mạng.
Từ những quan điểm chỉ đạo đó Đảng ta đã ban hành những quy
định về nhiệm vụ, cơ cấu, quy chế, nội dung hoạt động của tổ chức cơ sở
đảng, không ngừng bổ sung những cơ sở lý luận khoa học để xây dựng tổ
chúc cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh nhằm phát huy tốt vị trí, vai trị của
tổ chức cơ sở đảng trong mọi giai đoạn cách mạng.
Về nguyên tắc tổ chức của Đảng: Trải qua các kỳ Đại hội Đảng từ
khi ra đời đến nay, Đảng ta đã nhiều lần xác định nguyên tắc tổ chức hoặc
nguyên tắc xây dựng Đảng, nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động của Đảng,

trong đó lấy tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng ta lấy tập
trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và
hoạt động của Đảng

16


KẾT LUẬN

Nghiên cứu các tác phẩm của V.I.Lênin về đảng viên, tổ chức
cơ sở đảng là những cơ sở lý luận hết sức quan trọng và có giá trị chỉ
đạo thực tiễn to lớn trong vấn đề xây dựng một chính đảng cách mạng
của giai cấp vơ sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tiếp thu, kế
thừa và vận dụng sáng tạo những tư tưởng này của chủ nghĩa Mác nói
chung và của Lênin nói riêng vào quá trình thành lập và xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam trong suốt hơn 80 năm qua. Đồng thời không
ngừng bổ sung phát triển những luận điểm này trong công tác xây dựng
Đảng của mình. Nhờ có sự kiên định trung thành, vận dụng và phát
triển sáng tạo những tư tưởng này mà Đảng Cộng sản Việt Nam phát
triển lớn mạnh, lãnh đạo cách mạng việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác ngày càng to lớn hơn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1974, tập 1.
- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1974, tập 2.
- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1975, tập 5.

- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1975, tập 6.
- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1979, tập 8.
- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1979, tập 11
- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1980, tập 14.
- V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1979, tập 15.
- Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H.2002, tập10.
- Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. H.2002, tập12.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2006.
- Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị Trung ương 6, khóa
X, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2008.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, H. 2006.

18



×