Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả và theo dõi chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị lún đốt sống trên nền loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng tại Cần Thơ năm 2021-20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.15 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÚN ĐỐT SỐNG TRÊN NỀN
LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG
SINH HỌC KHƠNG BĨNG TẠI CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Hà Thoại Kỳ1, Phạm Văn Năng1, Nguyễn Duy Linh1,
Nguyễn Hữu Tài1, Trịnh Đình Thảo1, Lê Thị Thảo Vy1,
Chương Chấn Phước2, Trần Văn Minh2,
Nguyễn Quang Hưng3, Nguyễn Trung Tính3
TĨM TẮT

18

Đặt vấn đề: Việc đánh giá theo dõi bệnh
nhân lún đốt sống do loãng xương sau bơm xi
măng sinh học là vấn đề đang được quan tâm
hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết
quả phẫu thuật và theo dõi chất lượng cuộc sống
sau phẫu thuật bơm xi măng sinh học khơng
bóng tại Cần Thơ từ 2021-2022. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mơ tả 41
bệnh nhân được chẩn đốn và phẫu thuật tại Cần
Thơ và đánh giá kết quả giảm đau, cải thiện chất
lượng cuộc sống sau phẫu thuật. Kết quả: Có 41
bệnh nhân với 63 đốt sống được bơm xi măng
với lượng xi măng trung bình mỗi đốt là 4,56 ±
1,36 ml. Kết quả sau mổ 24 giờ (thang điểm
VAS) là 4,02 ± 1,11 điểm. Tỉ lệ biến chứng bơm
xi măng tràn ra ngoài chiếm tỉ lệ 12,7%, khơng
có biểu hiện trên lâm sàng. Kết quả thang điểm


Roland-Morris trung bình sau mổ 24 giờ giảm
10,44 điểm. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật
bơm xi măng sinh học khơng bóng là phương
pháp hiệu quả ít biến chứng.
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
3
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ
Chịu trách nhiệm chính: Hà Thoại Kỳ
Email:
Ngày nhận bài: 10.10.2022
Ngày phản biện khoa học: 19.10.2022
Ngày duyệt bài: 31.10.2022
1
2

Từ khóa: lỗng xương, thang điểm RolandMorris, bơm xi măng sinh học khơng bóng.

SUMMARY
RESULT THE SHORT-TERM
OUTCOMES OF CEMENT
VERTEBROPLASTY IN
OSTEOPOROTIC COMPRESSION
FRACTURE IN CAN THO IN 2021 -2022
Background: The evaluation and follow-up
of patients’ osteoporotic compressive fractures is
a matter of concern. Objectives: To describe the
results of vertebroplasty and monitoring of the
quality of life after an osteoporotic compressive
fracture in Can Tho from 2021 to 2022.

Materials and methods: Descriptive study of 41
patients
with
compressive
fracture
of
osteoporosis vertebral spine who underwent
surgery by vertebroplasty cement at Can Tho and
evaluating the results of the quality of life of
patients after surgery. Results: There were 41
patients with 63 vertebroplasties with an average
amount of cement per vertebra of 4.56 ± 1.36 ml.
Results 24 hours after surgery (VAS scale) 4.02
± 1.11 points. The rate of complications of
cement injection spilled out accounted for 12.7%,
there were no cases with clinical symptoms. The
average Roland-Morris score after 24 hours of
surgery decreased by 10.44 points. Conclusion:
The surgical method of vertebroplasty is an

143


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

effective method of pain relief, improving the
quality of life for patients.
Keywords: osteoporosis, Roland-Morris
scale, vertebroplasty cement.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh lún đốt sống
do lỗng xương có thể bị ảnh hưởng đáng kể
và giảm chất lượng cuộc sống sau cơn đau
dữ dội, bất động kéo dài, chứng gù lưng,
giảm chức năng phổi, trầm cảm và mất khả
năng sinh hoạt độc lập. Tỉ lệ lún đốt sống
phụ nữ gia tăng sau 50 tuổi và sau 80 tuổi ở
nam giới, trong đó tỉ lệ điều trị lún đốt sống
phụ nữ trên 65 tuổi là 20% và nam giới là
12,5% [8]. Tạo hình đốt sống qua da
(THĐSQD) với hiệu quả giảm đau nhanh và
ít biến chứng đang là phương pháp đang
được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân xẹp
đốt sống do loãng xương. Tại Việt Nam từ
năm 2002 tác giả Phạm Minh Thông đã
THĐSQD bằng bơm xi măng điều trị cho
bệnh nhân với kết quả tốt 66,7% [4]. Chỉ
bằng một cuộc mổ nhỏ, gây tê tại chỗ rồi đưa
kim vào đốt sống lún rồi bơm vào đó một
lượng xi măng, sau mổ chỉ vài giờ sau là hiện
tượng đau đớn đã giảm đi rất nhiều hoặc hết
hẳn. Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện đề
tài mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật và
theo dõi chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật
bơm xi măng sinh học khơng bóng tại Cần
Thơ từ 2021-2022.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân lún đốt sống trên nền

bệnh lỗng xương được phẫu thuật bơm xi
măng sinh học khơng bóng tại Cần Thơ từ
tháng 3 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022.
- Tiêu chẩn chọn mẫu: Bệnh nhân được
chỉ định đo lỗng xương trung tâm bằng
144

phương pháp DEXA có xác định loãng
xương [1]. Bệnh nhân bị lún đốt sống ngực,
thắt lưng và có biểu hiện đau tại vị trí đốt
sống bị lún, có phù tủy xương trên phim
MRI.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: Bệnh
nhân có biểu hiện chèn ép thần kinh tại đốt
sống bị lún, có biểu hiện tổn thương thành
sau trên phim X quang. Bệnh nhân bị những
bệnh lý nặng nguy kịch đến tính mạng,
nhiễm trùng vùng mổ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến
cứu
- Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: 41 bệnh nhân.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận
tiện, có chủ đích các trường hợp đủ tiêu
chuẩn nghiên cứu. Phân tích số liệu trên phần
mềm SPSS.
- Nội dung nghiên cứu: Đặc điểm đối
tượng nghiên cứu (thông tin bệnh nhân, đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau

phẫu thuật), đánh giá kết quả sau điều trị qua
thang điểm VAS và thang điểm Roland Morris.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 41 bệnh
nhân với 63 đốt sống chẩn đốn lún đốt sống
do lỗng xương được điều trị bằng phương
pháp bơm xi măng sinh học khơng bóng đạt
được một số kết quả
Tỉ lệ bệnh nhân nữ gấp 2,5 lần bệnh nhân
nam (29/12), với tuổi trung bình là 72,24 ±
8,76 tuổi. Lượng xi măng được bơm trung
bình mỗi đốt sống là 4,56 ± 1,36 ml. Điểm
VAS trung bình của bệnh nhân trước điều trị
là 6,98 ± 0,94, thấp nhất là 5 điểm, cao nhất
là 9 điểm. Điểm Roland - Morris trước điều
trị trung bình là 20,15 ± 1,59 thấp nhất là 17
điểm, cao nhất là 23 điểm.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Bảng 1. Phân bố tỉ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sống.
Tỉ lệ ngấm

Tần số (n)

Tỉ lệ (%)

Dưới 1/3


7

11,11

Từ 1/3 đến 2/3

31

49,21

Trên 2/3

25

39,68

Tổng

63

100

Nhận xét: Nghiên cứu trên 41 bệnh nhân với 63 đốt sống được bơm xi măng có 31/63 đốt
sống có tỉ lệ ngấm xi măng từ 1/3 đến 2/3 thân đốt sống chiếm 49,21%. Cịn lại ngấm trên 2/3
thân đốt có 31 đốt sống chiếm 39,68%, dưới 1/3 thân đốt có 25 đốt sống chiếm 11,11%.
Bảng 2. Đường chọc trocar khi điều trị.
Đường chọc trocar

Số lượng đốt sống


Tỉ lệ %

Qua cuống sống bên phải

2/63

3,2

Qua cuống sống bên trái

4/63

6,3

Qua cuống sống hai bên

57/63

90,5

Qua thân đốt sống

0/63

0

Tổng số

63


100

Nhận xét: Có 57 đốt sống chiếm tỉ lệ 90,5% được sử dụng 2 đường vào qua 2 trocar 2
bên, 4 đốt sống chỉ vào bên trái chiếm tỉ lệ 6,3%, có 2 đốt sống chỉ vào bên trái chiếm tỉ lệ
3,2%.
Bảng 3. Các biến chứng khi bơm xi măng
Biến chứng

Số đốt sống

Tỉ lệ %

Tràn vào bờ trước

5/63

7,9

Tràn vào bờ sau

1/63

1,6

Tràn vào đĩa đệm

1/63

1,6


Tràn vào lỗ liên hợp

0/63

0

Tổng

7/63

11,1

Nhận xét: Trong 41 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi với 63 đốt sống được bơm xi
măng, biến chứng gặp trong quá trình bơm xi măng là tràn vào bờ trước chiếm 7,9%, tràn vào
bờ sau chiếm 1,6%, tràn vào đĩa đệm chiếm 1,6%, tổng biến chứng gặp tràn xi măng chiếm
11,1%, khơng có trường hợp nào tràn vào lỗ liên hợp. Khơng có trường hợp nào biểu hiện
lâm sàng cần điều trị.

145


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Biểu đồ 1. Thay đổi điểm VAS trước và sau điều trị
Nhận xét: Trung bình điểm VAS giảm mạnh trong vịng 1 ngày đầu, trong nghiên cứu
của chúng tơi là giảm từ 6,98 trước can thiệp xuống 4,02 sau can thiệp 1 ngày. Từ sau 1 ngày
trung bình điểm VAS giảm đáng kể, tương ứng là 2,54; 1,49 và 0,68 sau 1 tuần, sau 1 tháng
và sau 3 tháng.

Biểu đồ 2. Thay đổi điểm Roland - Morris trước và sau điều trị

Nhận xét: Trung bình điểm Roland Morris giảm mạnh trong vịng 1 ngày đầu,
trong nghiên cứu của chúng tơi là giảm từ
20,15 trước can thiệp xuống 9,71 sau can
thiệp 1 ngày. Từ sau 1 ngày trung bình điểm
Roland – Morris giảm đáng kể, tương ứng là
5,54; 3,24 và 1,59 sau 1 tuần, sau 1 tháng và
sau 3 tháng.

146

IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tơi, lượng xi
măng trung bình được bơm vào thân đốt
sống là khoảng 4,56 ± 1,36 ml. Vũ Đức Đạt
và cs năm 2019, lượng xi măng trung bình
tác giả sử dụng để tạo hình là 3,6 ± 1,1 ml
(1,5 – 7ml) [2]. Lý giải cho sự khác nhau này
là do trong nghiên cứu của Vũ Đức Đạt, các


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

đốt sống được tạo hình chủ yếu là các đốt
sống ngực cao, vì vậy kích thước thân đốt
sống trung bình nhỏ hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi với phần lớn là các đốt sống
ngực thấp và đốt sống thắt lưng. Do đó lượng
xi măng trung bình của 2 nghiên cứu là khác
nhau. Theo Khúc Văn Trung và cs (2019),
lượng xi măng trung bình là 5,7 ml/đốt sống

[5], cao hơn với nghiên cứu của nhóm chúng
tơi. Điều này được lý giải do nhóm nghiên
cứu chúng tôi chọn những trường hợp gãy
lún mức độ nặng hơn, nên bơm lượng xi
măng ít hơn tránh tràn ra ngồi gây chèn ép.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỉ lệ
ngấm xi măng và vị trí chọc kim trocar cũng
tương đồng với nghiên cứu của Khúc Văn
Trung và cs (2019) với tỉ lệ ngấm xi măng
gặp nhiều từ 1/3 đến 2/3 và đa số được chọc
kim qua cuống sống 2 bên [5]. Trong nghiên
cứu của chúng tơi có những trường hợp lún
đốt sống nặng hơn so với nghiên cứu của tác
giả Khúc Văn Trung (2019) và một vài
trường hợp bệnh nhân cần bơm nhiều đốt
sống cùng lúc, chúng tôi chọn bơm qua
cuống một bên để cải thiện thời gian và tiết
kiệm chi phí cho bệnh nhân.
Biến chứng tràn xi măng trong nghiên
cứu của chúng tơi có sự tương đồng với một

số các tác giả trong nước: Đỗ Mạnh Hùng
năm 2017, tỉ lệ biến chứng xi măng tràn vào
bờ trước 8,5%; tràn vào đĩa đệm chiếm 3,7%
[3]. Vũ Đức Đạt năm 2019 tỉ lệ biến chứng
xi măng tràn vào bờ trước 9,6%; tràn vào đĩa
đệm chiếm 6,8%; tràn vào bờ sau chiếm
4,1% [2]. Khi xi măng tràn vào đĩa đệm liên
đốt sống, chúng tôi dừng bơm xi măng để
tránh tràn thêm. Trong q trình theo dõi, các

biến chứng này đều khơng gây ra triệu chứng
trên lâm sàng.
Tạo hình đốt sống qua da là phương pháp
hiệu quả để giảm đau trong lún đốt sống do
loãng xương, sau 3 tháng điều trị VAS giảm
từ 6,98 xuống 0,68; thang điểm Roland –
Morris giảm từ 20,15 xuống 1,59. Kết quả
đạt được khá tốt so với những nghiên cứu
trước đây, có thể do kĩ thuật và cải tiến trong
việc điều trị. Matthew J.M và cộng sự đã
xem xét một cách hệ thống 74 báo cáo khoa
học về kết quả điều trị tạo hình đốt sống từ
1980-2008 và rút ra rằng bơm xi măng đốt
sống qua da giúp giảm đau và phục hồi khả
năng vận động nhanh chóng so với điều trị
nội khoa đơn thuần chỉ trong 1 tháng sau
bơm [7]. Như vậy hiệu quả giảm đau của
phương pháp phẫu thuật bơm xi măng hiệu
quả hơn điều trị nội khoa.

Bảng 4. Thang điểm Roland – Morris trong các nghiên cứu
Thang điểm Roland – Morris
Tác giả
Trước
1
1
3
n
can thiệp
tuần tháng

tháng
Klazen và cs (2010) [6]
101
18,6
11,8
9,8
Khúc Văn Trung (2018) [5]
62
19,9
9,2
8,0
6,4
Chúng tôi
41
20,15
5,54
3,24
1,59

6
tháng
147


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Bảng 5. Thang điểm VAS trong các nghiên cứu
VAS

101


Trước
can thiệp
7,8

1
ngày
3,7

62

7,9

41

6,98

Tác giả

n

Klazen và cs, 2010 [6]
Khúc Văn Trung và
cs, 2018 [5]
Chúng tôi

V. KẾT LUẬN
Phương pháp bơm xi măng sinh học điều
trị hiệu quả cho những trường hợp bệnh nhân
bị lún đốt sống do lỗng xương. Mặc dù có tỉ

lệ rị xi măng ra ngồi cao nhưng ít có biểu
hiện lâm sang nên tương đối an toàn để thực
hiện cho bệnh nhân. Cần xem xét chỉ định
phù hợp để hạn chế những biến chứng cho
bệnh nhân và đạt hiệu quả cao sau điều trị.
Kết quả điều trị của phương pháp bơm xi
măng sinh học khơng bóng: Điểm trung bình
thang điểm đau VAS và đánh giá chất lượng
cuộc sống theo thang điểm Macnab của bệnh
nhân sau bơm xi măng sinh học giảm theo
thời gian bơm xi măng sinh học. Kết quả
điều trị khi bệnh nhân theo cải thiện sau xuất
viện 1 ngày, sau 01 tháng, sau 03 tháng.

1 tuần

1 tháng

3 tháng

6 tháng

3,5

2,5

2,4

2,3


4.1

3,6

3,1

2,0

-

4,02

2,54

1,49

0,68

4.

5.

6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr. 170-172.
2. Vũ Đức Đạt, Nguyễn Đình Hồ, Đinh
Ngọc Sơn (2019), Kết quả tạo hình thân đốt

sống ngực bằng bơm xi măng sinh học cho
các bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương,
Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y
Hà Nội, Hà Nội.
3. Đỗ Mạnh Hùng (2017), Nghiên cứu ứng
dụng tạo hình thân đốt sống bằng bơm
cement có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống

148

7.

8.

do loãng xương, Luận văn Tiến sĩ, Trường
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Minh Thông, Phạm Mạnh Cường
(2008), Đánh giá hiệu quả của phương pháp
tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp
đốt sống bệnh lý, Kỷ yếu các cơng trình
nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 1,
tr.62-68.
Khúc Văn Trung, Nguyễn Vũ Hoàng
(2018), Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống
trên bệnh nhân loãng xương bằng phương
pháp bơm cement sinh học qua da tại Bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên, Luận văn
Thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Thái
Nguyên, Thái Nguyên.
Klazen Caroline AH, Paul NM Lohle,

Jolanda de Vries, et al (2010),
"Vertebroplasty
versus
conservative
treatment in acute osteoporotic vertebral
compression fractures (Vertos II): an openlabel randomised trial", The Lancet, 376
(9746), p.1085-1092.
McGirt MJ, Parker SL, Wolinsky JP,
Witham TF, Bydon A, Gokaslan ZL
(2009), Vertebroplasty and kyphoplasty for
the treatment of vertebral compression
fractures: an evidenced-based review of the
literature, Spine J, 9(6), p.501-508.
Tsai, KS et al (1996), Prevalence of
Vertebral Fractures in Chinese Men and
Women in Urban Taiwanese Communities,
Calcif Tissue, 59(4), p.249 - 253.



×