Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.09 KB, 4 trang )
Cách chế biến và bảo quản
tắc kè
- Trong y học cổ truyền, tắc kè là một trong những vị thuốc quý. Trước đây chỉ có
tắc kè hoang dã sống trong tự nhiên. Nhưng ngày nay do bị săn bắt quá nhiều nên
đã trở nên khan hiếm. Vì vậy để có nguồn dược liệu, nhiều nơi đã nuôi tắc kè theo
phương pháp bán dã sinh. Tuy nhiên, muốn đảm bảo chất lượng dược liệu cần phải
biết cách chế biến và bảo quản.
Cách chế biến
Tắc kè còn sống, dùng vồ hay búa sắt nhỏ đập nhẹ vào đầu, chỗ có óc ở sau mắt là
chết. Đóng một chiếc đinh nhỏ trên tấm gỗ. Tắc kè lật ngửa, ấn đầu ngập vào đinh,
tay kéo hai chân ra sau. Dùng dao sắc và nhọn rạch thẳng một đường từ giữa bụng
đến chỗ đùi nối với thân. Bỏ ruột và bóp bỏ máu ứ ở đầu, dùng vải gạc hay giấy
bản thấm sạch hết máu.
Hai chân trước và hai chân sau vuốt duỗi thẳng ngang. Dùng nép tre đo ngang từ
đầu chân nọ đến đầu chân kia, chặt cho vừa rồi sâu nẹp. Kéo nhẹ hai chân trước,
hai chân sau cho căng và thẳng với nẹp. Cách căng bụng có hai kiểu:
Tắc kè.
- Nẹp kiểu bắt chéo dấu nhân: Một nẹp căng từ chân phải phía trước chéo sang
chân trái phái sau, một nẹp căng từ chân trái phía trước chéo sang chân phải phía
sau.
- Nẹp kiểu song song: Bụng chia làm hai phần. Phần trên ngực căng một nẹp rộng
bản, hình chữ nhật, đặt gần dưới hai chân trước. Phần dưới bụng căng một nẹp
rộng bản, hình hơi bán nguyệt vì bụng thót dần, nẹp đặt gần trên hai chân sau.
Dùng một nẹp dài, nhỏ và cứng hơn xuyên luồn dưới các nẹp dọc theo xương sống,
suốt từ đầu đến hết đuôi. Lấy giấy bản cuộn chặt, bó cho thẳng với nẹp dọc xương
sống để khi sấy khô đuôi khỏi bị cong. Các nẹp phải bằng tre cật già đã ngâm và