Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Skkn một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.74 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay cơng nghệ thơng tin phát triển, trị chơi điện tử đã xâm nhập vào
từng gia đình khiến cho tuổi trẻ học đường có thể ngồi hàng giờ trên máy vi
tính., điện thoại…Phần lớn là những trị chơi mang tính bạo lực cảm giác mạnh
như đấm đá, võ thuật, …khiến cho tâm hồn trẻ thơ trong trắng có thể trở nên
hung hãn, liều lĩnh. Chính vì vậy mà nạn bạo lực học đường đã từng xuất hiện ở
đâu đó làm cho khơng ít gia đình và nhà trường băn khoăn lo lắng.
Trước đây cơng nghệ thơng tin chưa phát triển trị chơi điện tử chưa xâm
nhập rộng rãi vào đất nước chúng ta, thế hệ học trị như chúng tơi ngày ấy mỗi
khi đến trường hay giờ ra chơi thường tụ tập nhau lại chơi những trò chơi dân
gian như: “Kéo co”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Đá cầu”, “Rồng rắn lên
mây”, “Chơi ô ăn quan”…Sao mà hồn nhiên đến thế. Những trị chơi dân gian
khơng những mang tính lành mạnh mà cịn rèn luyện thân thể, kỹ năng tính tốn
và có tính cộng đồng cao. Các em học sinh đều có thể tham gia và tham gia một
cách nhiệt tình. Bởi chính trị chơi dân gian đã mang tính thân thiện vả lại không
phải đầu tư tốn kém tiền của, khơng mang tính phân biệt giầu nghèo giữa các
em. Thơng qua những trò chơi dân gian mà các em rất dễ dàng làm thân và kết
bạn với nhau. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng dân tộc
học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em khơng thể thiếu những trị
chơi. Trị chơi dân gian khơng đơn thuần là một trị chơi của trẻ con mà nó
chứa đựng cả nền văn hố dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi
dân gian không chỉ chấp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng
tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất
nước. Ngày nay, các em ở một xã hội cơng nghiệp, chỉ quen với máy móc và
khơng có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em
không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước
- đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà cịn
ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi
dân gian là một việc làm cần thiết”.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp được nhà trường giao cho phụ trách giảng


dạy và tổ chức HĐNGLL trong đó có các trị chơi dân gian cho học sinh, tơi
ln trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trị chơi dân gian một cách có
hiệu quả nhất. Sau đây tơi xin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một
số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian theo dịnh hướng phát triển năng
lực và phẩm chất cho học sinh Lớp 4”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có kĩ năng chơi các trị chơi dân gian.
- Bước đầu hình thành và phát triển năng lực khéo léo, năng lực hợp tác, kĩ
năng kĩ xảo cá nhân, khả năng tính tốn, phán đốn chính xác, xây dựng tính
đồn kết, ý thức cộng đồng trách nhiệm, các suy luận đơn giản, góp phần rèn
luyện tính linh hoạt, sáng tạo.
- Hình thành nhân cách và phẩm chất u thích trị chơi dân gian, u quê
hương đất nước, gìn giữ truyền thống của dân tộc. Tránh xa các trò chơi điện tử.
1

skkn


- Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có
tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo có ý thức vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì,
tự tin.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian theo dịnh hướng phát triển
năng lực và phẩm chất cho học sinh.
- Học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp quan sát luyện theo mẫu, làm việc theo nhóm
- Phương pháp luyện tập thực hành,

- Phương pháp hội thoại, phỏng vấn.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Trong cơng tác giáo dục, hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận của
cơng tác giáo dục tồn diện học sinh, nó gắn bó hữu cơ với việc dạy và học trên
lớp, nó là một bộ phận trong kế hoạch giáo dục của nhà trường và người giáo
viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm tham mưu cùng phối hợp thực hiện tất cả
các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động NGLL.
Tổ chức cho học sinh tham gia chơi các trị chơi dân gian là hoạt động
giáo dục NGLL có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của học
sinh, nó là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong hoạt động giáo dục trẻ em một
cách tồn diện chứ khơng phải là hoạt động “phụ khố” trong nhà trường Tiểu
học. Những trị chơi dân gian khơng những mang tính lành mạnh mà cịn rèn
luyện thân thể, kỹ năng tính tốn và có tính cộng đồng cao.. Qua đó phát huy
được vai trị tích cực của học sinh . Nó cịn là một trong những kế hoạch đào tạo,
giáo dục của nhà trường Tiểu học.
Thông qua hoạt động giáo dục NGLL, tổ chức cho học sinh chơi các trò
chơi dân gian ở trường Tiểu học Hoằng Phượng chúng tôi đã củng cố, mở rộng,
khắc sâu kiến thức cơ bản về văn hoá cho học sinh, trực tiếp rèn luyện phẩm
chất nhân cách, tài năng, tính đồn kết cho học sinh để học sinh có niềm tin và
hành động theo những chuẩn mực đạo đức ; tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập
cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tự
quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân.
2.2. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian của Trường Tiểu
học Hoằng Phượng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thực trạng về tình hình cơ sở vật chất
Trường Tiểu học Hoằng Phượng đã được công nhận chuẩn Quốc gia mức
độ II. Nhà trường đã liên tục đầu tư xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho cơng tác dạy và học nói chung. Đặc biệt nhà
trường có khn viên rộng rãi, sạch sẽ, thống mát rất phù hợp cho việc tổ chức

các trò chơi dân gian. Tuy nhiên vẫn cịn một số ít trị chơi chưa được bổ sung
đồ dùng kịp thời.
2

skkn


- Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian của Trường Tiểu học
Hoằng Phượng
Lâu nay, nói đến trị chơi dân gian, thường chỉ xuất hiện ở các lễ hội mang
tính truyền thống của dân tộc. Việc đưa loại hình trị chơi này vào các trường
phổ thơng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD & ĐT là một nội dung cịn khá mới
mẻ. Hơn nữa nhiều gia đình phụ huynh cũng như giáo viên chỉ quan tâm cho
học sinh học kiến thức mà chưa chú trọng đến việc khuyến khích các con chơi
các trị chơi vì vậy khơng những gây áp lực cho học sinh mà các năng lực và
phẩm chất của học sinh cũng không phát huy hết.
Đối với Trường Tiểu học Hoằng Phượng, đa số giáo viên đều có nhận thức
đúng đắn về vai trị và tác dụng của trò chơi dân gian trong giáo dục. Song lại
thiếu kinh nghiệm và vốn kiến thức cần thiết trong cơng tác tổ chức trị chơi dân
gian nên chưa gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Nội dung trò chơi chưa
phong phú, đa dạng dễ tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán bởi chỉ một số ít
trị chơi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự
quan tâm và đầu tư đúng mức trong việc sưu tầm, lựa chọn trò chơi và chuẩn bị
đồ dùng cho trò chơi. Nên trong q trình thực hiện cịn gặp nhiều lúng túng.
Thời gian tổ chức cho học sinh chơi còn hạn hẹp. Chưa có biện pháp thu
hút học sinh u thích trị chơi dân gian.
- Kết quả của thực trạng
Sau một năm, triển khai và thực hiện trò chơi dân gian ở trường Tiểu học
Hoằng Phượng (năm học 2020- 2021). Tôi nhận thấy tuy nhà trường có khá đầy
đủ về điều kiện cơ sở vật chất nhưng kết quả thu được là chưa cao, chưa xứng

đáng với tiềm năng vốn có của nhà trường. Cách thức tổ chức cịn máy móc,
thiếu kế hoạch rõ ràng, các trò chơi còn diễn ra một cách đơn điệu nên học sinh
chưa tỏ ra hứng thú với trò chơi dân gian. Một số em tham gia chơi nhưng chưa
nhận thức rõ ràng về vai trò tác dụng của trị chơi vì vậy việc tiếp cận, lĩnh hội
các trò chơi dân gian còn hạn chế dẫn đến học sinh thường vi phạm luật chơi
hoặc nhanh quên nội dung trò chơi. Kết quả trên đã phản ánh việc tổ chức trò
chơi dân gian chưa thực sự hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia chơi vì vậy ở
các lớp vẫn cịn học sinh thích chạy nhảy, dượt đuổi với bạn trong khi chơi ở sân
trường hoặc chơi các trị chơi khơng có nội dung tốt, dễ dẫn đến quá chớn rồi
mất đoàn kết với bạn.
Năm học 2021-2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm giảng dạy
các mơn văn hố và HĐNGLL của lớp 4A Trường Tiểu học Hoằng Phượng.
Ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát phỏng vấn học sinh và thu được kết quả sau:
Dưới đây là bảng thống kê kết quả phỏng vấn:
Số học
Trả lời
Trả lời rất
Trả lời
Khơng trả
sinh được
khơng
TS
thích
thích
lời
phỏng
thích
Lớp học
vấn
sinh

SL
TL SL TL SL
TL SL
TL
4A

30

30

10

33,3%

2

6,7%

16 53,3%

2

6,7%
3

skkn


Từ kết quả trên tôi thấy học sinh trường Tiểu học Hoằng Phượng nhiều em
rất thích chơi các trị chơi dân gian. Song số học sinh khơng thích trị chơi dân

gian chiếm tỷ lệ khá cao. Chính vì vậy tơi tập trung vào các giải pháp sau:
2.3. Một số giải pháp và biện pháp thực hiện
2.3.1. Các giải pháp
Giải pháp1: Tìm hiểu nhu cầu chơi của học sinh, xác định nguyên
nhân dẫn đến học sinh chưa hào hứng với các trò chơi dân gian:
Để thực tế hơn về nhu cầu chơi của học sinh trong nhà trường, bước vào
năm học 2021- 2022 tôi đã dùng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên học sinh
một số lớp. Đa số học sinh được hỏi: Em có thích chơi các trị chơi dân gian
khơng? các em đều trả lời là khơng thích hoặc thích, một số ít học sinh trả lời là
rất thích. Những em trả lời khơng thích chơi sau khi được hỏi : “Tại sao em
khơng thích chơi các trị chơi dân gian?” thì đa số các em đều trả lời :Các em
biết tên trị chơi dân gian nhưng lại khơng biết cách chơi các trị chơi ấy. Một số
ít trả lời khơng biết các trị chơi dân gian. Từ đây tơi xác định được nguyên nhân
học sinh chưa hứng thú với các trò chơi dân gian là do nhà trường chưa thực sự
quan tâm đến các trò chơi dân gian và chưa hướng dẫn học sinh cách thức chơi
các trò chơi phù hợp,….
Giải pháp 2: Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường tổ chức trò chơi dân
gian lồng ghép vào các tiết học ngồi giờ
Ngay từ đầu năm học tơi đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo nhà trường
xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian lồng ghép vào các tiết hoạt động
ngoài giờ và triển khai cụ thể đến từng đơn vị lớp, đồng thời phổ biến một cách
sâu rộng chủ trương của nhà trường về công tác tổ chức trò chơi dân gian để học
sinh xác định tư tưởng, mục tiêu tập trung thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trường
đã đề ra. Kịp thời mua sắm, bổ sung thêm một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho
trò chơi dân gian như: dây kéo co, bao tải, cờ, khăn,…từ nguồn kinh phí của nhà
trường. Vận động học sinh tự làm các đồ dùng đơn giản khác để làm phong phú
hơn bộ đồ dùng tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường.
Giải pháp 3: Sưu tầm trò chơi dân gian phổ biến rộng rãi cho học sinh
trong nhà trường
Bản thân tơi đã có một vốn hiểu biết nhất định về trò chơi dân gian, bên

cạnh đó tơi cịn ln tích cực tìm hiểu sưu tầm từ các nguồn thông tin khác như:
Trên mạng Internet, sách báo, các chuyên đề của ngành giáo dục có liên quan
đến trị chơi dân gian, tìm hiểu từ những người cao tuổi…Kết quả tôi đã sưu tầm
và lựa chọn được khá nhiều trị chơi dân gian góp phần cùng các giáo viên khác
tạo ra nguồn tư liệu phong phú về các trò chơi dân gian. Đây là những trò chơi
đơn giản, ít tốn kém, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
2.3.2. Một số biện pháp và tổ chức thực hiện
Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian theo hướng phát triển năng lực và
phẩm chất cho học sinh lớp 4A Trường TH Hoằng Phượng tôi thực hiện các
biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi
4

skkn


Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học tơi dựa vào các
tiêu chí sau:
Trị chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
Đồ dùng phục vụ cho trị chơi dễ kiếm, dễ tìm.
Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho học sinh.
Gây được hứng thú, thu hút được sự chú ý của học sinh.
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm học sinh trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tơi đã lựa chọn các trị chơi sau: “Thả đỉa ba ba”, “Chuyền thẻ”,
“Kéo co”, “Cướp cờ”, “Nhảy bao bố”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Rồng rắn lên mây”, “Cá sấu
lên bờ”, “Bịt mắt bắt dê”, “Chi chi chành chành”…

Hình ảnh trị chơi “Kéo co” của học sinh trong tiết HĐNGLL.

Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho

học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian.
* Chuẩn bị đồ dùng cho các trò chơi dân gian
Đồ dùng của các trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và đa dạng,
mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò
chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng tương ứng mà thiếu
nó trị chơi khơng thể tiến hành được.
Ví dụ như trị: “Chơi chuyền” địi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật
có hình khối cầu như quả bóng, quả bưởi non… Hay đơn giản như trị chơi “Bịt
mắt bắt dê” cũng khơng thể được tổ chức nếu khơng có dải vải hoặc dải khăn bịt
mắt…
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh chơi một trị chơi dân gian nào
đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay
khơng các đồ dùng phục vụ cho trị chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu
tố cần thiết cho trò chơi. * Dạy học sinh đọc thuộc lời ca (đối với những trị
chơi có lời đồng dao)
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi học sinh
khơng phải chỉ thực hiện các vận động của mình mà các em thường vừa chơi
vừa hát hoặc đọc lời đồng giao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho khơng
khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý
nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của học sinh Tiểu học.
Ví dụ như: Chơi “Chi chi chành chành”, học sinh hát “Chi chi chành chành- Cái
5

skkn


đanh thổi lửa- Con ngựa chết trương- tam vương ngũ đế…” câu hát dường như
chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trị chơi khơng thể tiến hành.
Trị chơi chỉ có thể tổ chức khi học sinh đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tơi
thường cho học sinh làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước.

Khi học sinh đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho các em chơi các trị chơi
tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, học sinh đã chơi rất hứng thú và tích cực
tham gia chơi.
*Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi
Mỗi trị chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những
trị chơi vân động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia
chơi lớn và địi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “Kéo co”, “Rồng
rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”…
Hình ảnh trị chơi “Trồng nụ trồng hoa” của học sinh trong tiết HĐNGLL.
Nhưng lại có những trị chơi tĩnh, học sinh hay chơi theo các nhóm như
“Chi chi chành chành”, “Chuyền thẻ”, “Ơ ăn quan”…Chính vì vậy, giáo viên
cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn
địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức trò chơi cho học sinh.
Biện pháp 3: Tổ chức các trị chơi phù hợp với tính chất hoạt động
* Với hoạt động ngồi trời: tận dụng khơng gian rộng và thống của sân
trường, tơi đã tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện
và phát triển thể lực cho học sinh như "Rồng rắn lên mây", "Bịt mắt bắt dê",
"Nhảy dây", "Nhảy lò cò", "Thả đỉa ba ba"...
*Với hoạt động nhóm: tơi tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm nhỏ trong
một khơng gian hẹp như: trong lớp học vào những hôm trời mưa hoặc dưới
những gốc cây có bóng mát vào những hơm trời nắng to để tổ chức các trò chơi
phù hợp như: "Ô ăn quan", "Chơi chuyền"...
Biện pháp 4: Thu hút tất cả học sinh tham gia vào trò chơi bằng những
phần thưởng
Để thu hút đông học sinh tham gia chơi tơi ln khuyến khích, động viên
tất cả học sinh tham gia chơi càng đông càng vui bằng cách thưởng cho người
thắng cuộc những món quà nhỏ bé như cái bút, quyển vở, cục tẩy, chì…. Hay
bằng chàng vỗ tay khuyến khích. Tất nhiên ai thua sẽ bị phạt bằng một hình thức
nhẹ nhàng như hát một bài, hay nhảy lị cị… vì vậy đã gây húng thú cho đơng
đảo học sinh tham gia thích thú.

Một ưu thế của trị chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả
những ai muốn chơi. Khơng bao giờ trị chơi dân gian quy định số người chơi
nhất định. Nếu chơi "Bịt mắt bắt dê", mỗi khi có người vào thêm, vịng chỉ rộng
ra một chút chứ trị chơi khơng thay đổi. Cịn trị chơi "Rồng rắn lên mây" thì
thêm một người, "Cái đuôi" sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đếu được
chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi "Thả đỉa ba ba", "Chi chi chành
chành", "Nhảy lò cò", "Nhảy dây", “Mèo đuổi chuột”...cũng tương tự như vậy.
Trong khi chơi, mọi học sinh đều bình đẳng như nhau. Nếu học sinh nào ích kỷ,
chơi khơng đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ
6

skkn


khơng cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các em được nâng lên rất
nhiều.
Hình ảnh Trị chơi “Mèo đuổi chuột” của học sinh trong tiết HĐNGLL.
Biện pháp 5: Hướng dẫn cách chơi một số trò chơi cụ thể theo hướng
phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Để giúp học sinh phát triển được năng lực và phẩm chất thơng qua cách tổ
chức trị chơi dân gian cho học sinh tôi đã sưu tầm và soạn thảo nội dung nhiều
trò chơi, cách chơi để học sinh chơi. Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:
* Trị chơi “Nhảy bao bố”
- Cách chơi: Người chơi chia làm hai đội trở lên, thơng thường thì từ hai
đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ơ hàng dọc để
nhảy và có hai lằn mức: một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một
hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau
khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến mức đích rồi lại
quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Khi nào người thứ nhất
nhảy về đến đích thì người thứ hai tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần

lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
- Luật chơi: Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật,
người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến
đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khải trị chơi.
Hình ảnh trị chơi “Nhảy bao bố” của học sinh trong tiết hoạt động ngồi giờ.
Tóm lại: Qua trò chơi: “ Nhảy bao bố ” học sinh phát triển năng lực sự khéo léo,
sức bật và khả năng giữ thăng bằng.

* Trò chơi “Cướp cờ”
- Cách chơi: Quản trị chia tập thể chơi thành hai đội, có số người bằng
nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình.
Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5…các bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trị gọi
tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vịng và cướp cờ. Khi
quản trị gọi số nào thì số đó phải về. Mỗi lúc quản trị có thể gọi ba bốn số.
- Luật chơi: Khi đang cầm cờ nếu bạn vỗ vào người là thua cuộc. Khi lấy
được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình khơng bị bạn vỗ vào người là
thắng cuộc. Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để
tránh bị thua. Số nào vỗ số đó khơng được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ
vào là không thua. Số nào bị thua rồi quản trị khơng gọi số đó chơi nữa. Người
chơi khơng được ơm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Người chơi tìm cách lừa đối
phương để mang cờ về. Lựa chọn sân bãi phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi
vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn. Khoảng cách
cờ đến hai đội bằng nhau.
Hình ảnh trị chơi “Cướp cờ” của học sinh trong tiết hoạt động ngoài giờ.
7

skkn


Tóm lại: Qua trị chơi: “ Cướp cờ” học sinh phát triển năng lực tập trung,

sự khéo léo trong di chuyển đánh lừa đối phương nhằm cướp được cờ và phải
phối hợp các thành viên trong đội với nhau.
* Trò chơi “Cá sấu lên bờ”
- Cách chơi: Vạch hai đường vạch cách nhau khoảng 3 mét để làm bờ.Sau
khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào
ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một
chân qua khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ( nghĩa là
đứng ngoài hai bên vạch) Chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thoe nột
chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát : “Cá sấu, cá sấu lên bờ”.
Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.
- Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được thì phải thay
làm cá sấu. Nếu các sấu bắt bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người
bị bắt phải oẳn tù tì để xá định người thua. Nếu cá sấu khơng bắt được người
thay thế thì phải làm cá sấu đến lúc “Chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt q thì
thơi. Trị chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tuh tì để tìm con cá sấu khác.
Tóm lại: Qua trị chơi “Cá sấu lên bờ” giúp học sinh phát triển về thể lực
lẫn trí tuệ, rèn luyện năng lực quan sát tốt và phản xạ nhanh, rèn luyện thể lực
khi các em phải chạy qua chạy lại. trò chơi gắn kết các học sinh trong nhóm
giúp các em làm quen nhanh hơn và có thêm bạn mới.
* Trị chơi “Chơi chuyền”
Chuẩn bị: Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị 1 đồ vật hình trịn (quả cà, quả
bưởi non, quả bóng nhỏ….) và 10 que nhỏ được vót nhẵn, bằng nhau, độ dài
như đôi đũa. 
Luật chơi chuyền: Động tác thực hiện phải nhanh gọn, chính xác khơng
được để đũa rơi trong khi nhặt que hoặc khi xoay. Phải biết canh khoảng cách để
tung và hứng bóng vừa tầm khơng  được cao q hoặc thấp quá sẽ khó đỡ. 
Người nào để rơi đũa, rơi bóng trong khi chuyền là phạm luật nhường
quyền chơi cho người khác. 
Cách chơi và luật chơi: Cùng oẳn tù tì ai là người thắng cuộc sẽ được chơi
trước. Người chơi cầm quả bằng tay phải, tung lên không trung và nhặt que

(theo thứ tự từ bàn một đến bàn mười). Trong quá trình chơi, vừa kết hợp tung
quả chuyền lên, nhặt que, đón quả chuyền, vừa hát những câu thơ phù hợp với
từng bàn, từng chặng: bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các năm tay
thì trị chơi kết thúc.
Hình ảnh trị chơi “Chơi chuyền” của học sinh trong tiết hoạt động ngồi giờ
Tóm lại: Qua trị chơi: “ Chơi chuyền” học sinh rất thích thú hào hứng vì
các em chỉ tham gia trong lớp từng nhóm nhỏ vừa vui mà đảm bảo an tồn trong
tình hình diễn biển phức tạp của dịch COVID 19 và phù hợp với mọi thời tiết,
đặc biệt phát triển năng tập trung, sự khéo léo.
Biện pháp 6: Lựa chọn trò chơi dân gian lồng ghép trong giờ học tạo sự
hứng thú và tự tin học tập cho học sinh.
8

skkn


Bên cạnh luật chơi truyền thống, tôi đã lồng ghép khéo léo vào trò chơi
những nội dung học tập nhẹ nhàng. Vi dụ: trò chơi "Rồng rắn lên mây" được cải
biên thêm lời: Rồng rắn lên mây/ Có cây lúc lắc/ Hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà
hay khơng? Thầy thuốc trả lời: Có bài tập đọc/ Chúng ta cùng học/ Ai mà quên
lời/ Là đội thua cuộc...Rồi thầy thuốc yêu cầu mỗi đội chơi phải đọc đồng anh1,
rồi 2, rồi 3 bài tập đọc - học thuộc lòng đã học trong trương trình mơn Tiếng
Việt của lớp tham gia chơi. Đoàn rồng rắn vừa đi vừa đọc đồng thanh, đọc trôi
chảy xong, thầy thuốc mới thực hiện tiếp việc hỏi han và lừa bắt khúc "Đi";
đồn rồng rắn túm đi nhau, vừa che chở cho "Đuôi" chạy chốn, vừa tiếp tục
đọc và cười vui.
Với trò chơi "Cướp cờ": Trên các lá cờ được ghi thêm các từ. Học sinh phải
nhận diện đúng cờ có vần theo yêu cầu của quản trị để cướp đúng. Như vậy,
ngồi việc phải nhanh tay, nhanh chân và khéo léo để tránh bị đối phương vỗ
thua, học sinh cịn phải nhanh trí, nhanh mắt nhận diện đúng vần được ghi trên

cờ. Ví dụ: Có các cờ ghi từng chữ quân, đội, nhân, dân. Nếu quản trị hơ "Cờ
có vần ân" thì ai cướp được cờ ghi chữ nhân hoặc chữ dân đều được...
Trong mỗi tiết học nhằm củng cố kiến thức cuối tiết học, tạo khơng khí thư
giãn cho các em để ch̉n bị cho tiết tiếp theo. Mỗi tiết học , bài học giáo viên
cần lựa chọn trò chơi phù hợp với tính chất của từng môn học.
Biện pháp 7: Phối kết hợp đưa trò chơi dân gian vào mọi hoạt động, mọi
thời điểm trong năm
Như chúng ta đã biết ngoài thời gian ở trường học sinh còn rất nhiều thời
gian khác như các ngày nghĩ lễ, tết, nghỉ hè… học sinh ở nhà. Tơi thiết nghĩ
muốn trị chơi dân gian phát huy hết tính tích cực thì phải kết hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội để phát huy hiệu quả của trị chơi. Bao gồm hiệu quả
trong và hiệu quả ngồi vì vậy chúng ta nên phối hợp nhịp nhàng với bố, mẹ trẻ,
với các tổ chức xã hội khác như đoàn viên thanh niên nơi trẻ sinh sống. Vậy
phối kết hợp như thế nào tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm mà tôi
đã gặt hái nhiều thành cơng trong việc tổ chức trị chơi dân gian cho học sinh
tiểu học của chúng ta ở mọi lúc mọi nơi.
- Lập kế hoạch: Để tiện nhất cho việc tuyên truyền ngay từ đầu năm tôi đã
lên kế hoạch cho việc chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, tháng và phù hợp với
các ngày lễ hội truyền thống. Tôi cũng lên kế hoạch tuyên truyền vào thời điểm
nào, với ai thì phù hợp và hình thức tuyên truyền như thế nào. Sau khi lên kế
hoạch tôi bám sát kế hoạch và thực hiện tuyên truyền.
- Tuyên truyền bằng mọi hình thức: Tơi đã tham khảo các ý kiến của
đồng nghiệp và đã nhận được những ý kiến rất bổ ích. Đó là tun truyền bằng
các hình thức khác nhau:
+ Tuyên truyền bằng văn bản: Giúp phụ huynh biết được tầm quan trọng
của nó để họ cũng có mong muốn như chúng ta là làm thế nào cho con, em họ
phát triển tốt nhất.
+ Tuyên truyền bằng trực tiếp: Trong các buổi họp phụ huynh ngồi việc
nêu tình hình chung của lớp, báo cáo kết quả học tập, đạo đức, ý thức lao động
của các em tôi đưa ra các hình thức tổ chức các trị chơi dân gian đến cho các

em.
9

skkn


+ Tuyên truyền bằng cách mời phụ huynh cùng nhà trường tham gia các
hoạt động chơi của học sinh: Khi mà phụ huynh đã biết được ý nghĩa của việc
tuyên truyền thì tơi phối hợp với đồng chí tổng phụ trách đội, giáo viên thể dục
để tổ chức trò chơi dân gian ở các ngày hội như: Ngày thành lập trường, ngày
20- 11. Ngày hội đến trường… chào mừng các ngày lễ lớn 2- 9, 30- 4…Ở đây
chúng ta sẽ tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh theo hình thức thi đua
giữa các gia đình học sinh, giữa các nhóm gia đình của các em trong thơn, xóm
để cho phụ huynh có ý thức rèn luyện cùng  con và động viên con chơi các trò
chơi dân gian.
- Tuyên truyền với chính quyền địa phương nơi mình cơng tác:
Vào buổi bàn giao học sinh về địa phương sinh hoạt hè, cũng là lúc thuận
tiện cho việc bàn giao nhiệm vụ giáo dục các em cho các tổ chức xã hội ở địa
phương. Tôi đã phối hợp Tổng phụ trách Đội tham mưu cho Đoàn xã đưa nội
dung tổ chức trò chơi dân gian vào sinh hoạt hè để các đồng chí cán bộ đồn
phối hợp tổ chức cho các em chơi trong hè mang ý nghĩa cao.
* Tóm lại: Các biện pháp kinh nghiệm tôi đưa ra sẽ tổ chức tốt trò chơi dân
gian. Các trò chơi mới lạ sẽ xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi : Cơ ơi, mẹ
ơi tại sao người lớn lại biết nhiều trò chơi hay thế, có nhiêu trị chơi lạ thế ? lại
có em nói cơ ơi em biết rồi, các em phán đốn và tìm ra câu trả lời. Nhận thức
của các em ngày được nâng cao, trí tưởng tượng của học sinh tiểu học sẽ bay
cao, bay xa . Học sinh thân yêu của chúng ta sẽ phát triển một cách toàn diện.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một năm học, với sự cố gắng tâm huyết tìm tòi các biện pháp áp dụng
vào thực tế lớp 4A Trường Tiểu học Hoằng Phượng- huyện Hoằng Hóa- tỉnh

Thanh Hóa, đến tháng 4 năm học 2021-2022, tôi đã thu được một số kết quả
sau:
Dưới đây là bảng thống kê kết quả phỏng vấn học sinh tháng 4/ 2022
Trả lời
Trả lời
Không trả
Số học Trả lời rất
khơng
thích
thích
lời
TS
sinh
thích
Lớp học
được
sinh phỏng
SL
TL
SL
TL
SL TL SL TL
vấn
4A

30

30

26


86,7%

4

13,3%

0

0%

0

0%

Như vậy qua một năm thực hiện với sự tận tâm, tận lực tôi đem tất cả
những kinh nghiệm hiểu biết của mình truyền thụ cách chơi các trị chơi dân
gian cho HS và kết quả đem lại một cách rất khả quan. Trong trường hiện nay
phải nói rằng 100% các em đều thích chơi các trị chơi dân gian, khơng cịn và ít
gặp hiện tượng chơi như trước đây dượt đuổi, xơ đẩy, chạy nhảy ... mà thay vào
đó các em chơi các trị chơi dân gian nhẹ nhàng, đồn kết và rất bổ ích.... mặc dù
kết quả chưa được như ý muốn của bản thân nhưng tôi thấy rằng.
10

skkn


+ Đa số học sinh đều hăng hái tham gia chơi các trò chơi dân gian.
+ Số lượng học sinh rất thích chơi các trị chơi dân gian tăng vượt bậc .
+ Đa số các em nhận thức rõ ràng về vai trò tác dụng của việc chơi các trò

chơi dân gian và có tinh thần đồn kết, sảng khối trong học tập và vui chơi.
+ Đặc biệt là thông qua các trò chơi dân gian học sinh được phát triển các
năng lực và phẩm chất rất rõ rệt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của học sinh. Chính vì vậy chất lượng của lớp đạt chỉ tiêu vượt bậc được
nhà trường và đồng nghiệp đánh giá xuất sắc.
Kết quả chất lượng giáo dục của HS đánh giá theo Thơng tư 22
Cuối năm học 2021-20022
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hoàn thành
TS
Lớp học
SL
TL
SL
TL
SL
TL
sinh
4A

30

26

88,7%

4

13,3%


0

0%

Với sự kết hợp hài hoà các phương pháp giáo dục “học mà chơi- chơi mà
học” mà lớp 4A do tôi giảng dạy đạt kết quả đáng khích lệ.
- 100% số học sinh lớp đạt hồn thành trở lên khơng có khơng sinh chưa
hồn thành, trong đó có 26 em đạt hồn thành tốt các mơn học.
- 18 học sinh được khen thưởng Hoàn thành Xuất sắc các nội dung học tập
và rèn luyện.
- 8 học sinh được khen thưởng có thành tích vượt trội một số mơn học.
- 100 % số học sinh có năng lực và phẩm chất tốt.
Hình ảnh HS đạt danh hiệu HTXS các ND học tập và rèn luyện
Hình ảnh HS đạt danh hiệu có thành tích vượt trội một số mơn học
Hình ảnh HS lớp 4A đạt các danh hiệu thi đua được khen thưởng
Năm học 2021-2022
Dù rằng kết quả đạt được chưa được như mong muốn, song với sự tiến bộ
của đại đa số học sinh trong lớp đã giúp cho tôi thêm yên tâm, tin tưởng ở những
biện pháp dạy học mà mình lựa chọn, áp dụng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nhìn chung nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà số lượng học sinh tham gia
chơi các trò chơi dân gian rất hào hứng đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu giáo
11

skkn


dục: “Học mà chơi - Chơi mà học.” Và góp phần thực hiện mục tiêu : “Trường

học thân thiện – Học sinh tích cực”
Qua thực tế bản thân tơi đã áp dụng trong năm cho kết quả rất khả quan
như đã nêu ở trên. Vì thế tơi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể tham
khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không nên thỏa mãn với những gì đã đạt
được mà mỗi chúng ta cần phải ln ln tìm tịi, học hỏi và khơng ngừng sáng
tạo.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với phụ huynh học sinh
+ Tạo điều kiện và động viên học sinh chơi các trò chơi dân gian để hạn
chế chơi điện tử.
3.2.2. Đối với nhà trường
Mua sắm đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh tham gia
chơi các trò chơi dân gian.
Tổ chức các buổi giao lưu “vui chơi có thưởng” để khích lệ học sinh hứng
thú và tham gia chơi.
Tổ chức các buổi giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở
các trường, để GV tham gia các lớp tập huấn về tổ chức các trò chơi dân gian
cho học sinh.
Tạo điều kiện cho GV tham quan học tập cách xây dựng góc trị chơi dân
gian, các ngày hội trò chơi dân gian ở các trường trong huyện và trong tỉnh.
3.3. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau:
Một là: Trị chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển
của học sinh Tiểu học. Trò chơi dân gian vừa giúp học sinh thỗ mãn nhu cầu
vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường
thể lực, giúp học sinh trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.
Hai là: Những học sinh chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong
khi chơi thường cũng chính là những trẻ thơng minh, tháo vát và biết tổ chức
trong cuộc sống.

Ba là: Cần phải tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian để phát
triển ở các em tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ
kinh nghiệm của mình với bạn khác.
Bốn là: Khi tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh giáo viên cần tìm hiểu
kỹ cách chơi, luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò
chơi.
Năm là: Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng
thực hiện.
Sáu là: Bằng việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, tơi đã
giúp học sinh thỗ mãn nhu cầu vui chơi, phát triển được năng lực phảm chất
đồng thời bảo tồn được di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện
tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức các trò chơi dân
gian theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh trường Tiểu học
12

skkn


Hoằng Phượng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng Khoa
học các cấp và các đồng nghiệp để những kinh nghiệm của tơi được hồn thiện
và khả thi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Hoằng Phượng, ngày 12 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT


Nguyễn Thị Liễu
MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

1

1.3

Đối tượng nghiên cứu


2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1

Cơ sở lý luận.

2.2

Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian khi

2
2

chưa tiến hành đề tài.

2

2.3.

Một số giải pháp và biện pháp thực hiện


4

2.3.1

Các giải pháp

4

2.3.2

Một số biện pháp và tổ chức thực hiện.

4

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

12

2.4
3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

14

3.1

Kết luận


14

3.2

Kiến nghị

15

Đối với phụ huynh học sinh

15

3.2.1

13

skkn


3.2.2

Đối với nhà trường

15

3.2.3

Bài học kinh nghiệm

15


14

skkn



×