Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Đồ án hcmute) khảo sát và xây dựng mô hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH
THU GOM CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
(ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG) TẠI VIỆT NAM

GVHD: NGUYỄN HÀ TRANG
SVTH: NGUYỄN NGỌC TỐ TỐ
MSSV: 15150156

SKL 0 0 7 4 9 6

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2019

do an


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:


KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG MƠ HÌNH THU GOM
CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ (ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG) TẠI
VIỆT NAM
GVHD

: ThS. Nguyễn Hà Trang

SVTH

: Nguyễn Ngọc Tố Tố

MSSV

: 15150156

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2019
i

do an


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................................... iv
TÓM TẮT .............................................................................................................................................................. v
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ ...................................................................................................................... viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................................10
1.


TÍNH CẤP THIẾT ..................................................................................................................................10

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................10

3.

NỘI DUNG THỰC HIỆN .......................................................................................................................10

4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................................................................11

5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................11

6.

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................................................................................11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................................12
1.1.

Tổng quan về chất thải điện tử ...........................................................................................................12

1.1.1.


Khái niệm chất thải điện tử ........................................................................................................12

1.1.2.

Tác động đến môi trường và sức khỏe con người của chất thải điện tử .................................12

1.1.3.

Hệ thống quản lý chất thải điện tử .............................................................................................17

1.2.

Tổng quan về chất thải là điện thoại di động ....................................................................................18

1.2.1.

Nhu cầu sử dụng điện thoại di động trên thế giới và Việt Nam...............................................18

.......................................................................................................................................................................18
1.2.2.

Tác động môi trường của chất thải điện thoại di động ............................................................20

1.2.3.

Lợi ích của việc tái chế rác thải điện thoại di động ..................................................................21

1.2.4.

Quản lý chất thải điện thoại di động ..........................................................................................23


1.2.5.

Thực trạng quản lý và tái chế rác thải điện tử (điện thoại di động) ở Việt Nam ...................24

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................................................32
2.1.

Phương pháp luận ...............................................................................................................................32

2.2.

Đánh giá các mô hình thu gom chất thải ...........................................................................................33

2.2.1.

Chương trình từ hãng sản xuất ..................................................................................................33

2.2.2.

Chương trình của chính phủ - Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ .............................................37

2.2.3.

Mơ hình thu gom rác thải điện tử truyền thống .......................................................................38

2.3.

Khảo sát các bên liên quan .................................................................................................................41


2.3.1.

Khảo sát người tiêu dùng ............................................................................................................43

2.3.2.

Khảo sát doanh nghiệp phân phối bán lẻ ..................................................................................44
ii

do an


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ...........................................................................................................46
3.1. Dự đoán số lượng rác thải điện thoại trong giai đoạn 5 năm tiếp theo ....................................................46
3.2. Kết quả khảo sát từ các bên liên quan .......................................................................................................47
3.3. Phát triển mơ hình thu hồi rác thải điện tử theo các kênh phân phối .......................................................56
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................60
4.1 Kết luận. .......................................................................................................................................................60
4.2 Kiến nghị. .....................................................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................61
PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH ...................................................................................................................................63
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM ĐTDĐ SAU SỬ DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM. ....................................................................................................................................................................64
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG THU GOM ĐTDĐ SAU SỬ DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT
NAM .....................................................................................................................................................................67

iii

do an



LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn những thầy cô ở trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, thầy cô bộ môn
Công nghệ kỹ thuật Mơi trường giảng dạy nhiệt tình, truyền đạt cho em những kiến thức rất bổ
ích để cho em có được những vốn kiến thức rất quan trọng cho chuyên nghành của em sau này.
Cảm ơn thầy cô bộ môn đã truyền đạt cho em không chỉ là kiến thức chuyên nghành, mà em còn
học được những kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm để em có thể vận dụng sau khi tốt
nghiệp và đi làm.
Em xin cảm ơn chân thành đến cô Th.s Nguyễn Hà Trang, đã giúp đỡ, hướng dẫn, sửa
bài tận tình trong suốt q trình em làm khóa luận chun nghành Cơng nghệ kỹ thuật mơi
trường.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn đến các anh, chị quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp đã
làm khảo sát.
Cảm ơn chân thành đến những bạn khảo sát online, cảm ơn những em học phổ thông,
cảm ơn các bạn đã chia sẻ khảo sát.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn mọi người, gia đình, bạn bè đã cùng em đi đến
đoạn đường cuối cùng, ln bên cạch em trong những lúc em khó khăn. Cảm ơn mọi người đã
giành nhiều công sức, thời gian, tình cảm, động viên em trong suốt quá trình học tập.
Với kinh nghiệm cịn hạn chế, luận văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của thầy cơ để em có điều kiện bổ sung, để em có
thêm nhiều kinh nghiệm.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Tố Tố

iv

do an



TÓM TẮT
Ngày nay, các thiết bị điện tử càng ngày trở nên phổ biến và không thể thiếu trong cuộc sống
sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta. Cùng với rất nhiều sự tiện lợi và lợi ích, điện thoại di
động là thiết bị điện tử rất phổ biến ở Việt Nam. Trước áp lực về nhu cầu của người tiêu dùng,
sự cạnh tranh giữa các hãng điện thoại ngày càng khốc diệt. Từ đó, tốc độ thay thế điện thoại
ngày càng nhanh, số lượng điện thoại tiêu dùng và thải bỏ càng gia tăng. Vì vậy, rác thải điện tử
nói chung và rác thải điện thoại nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm.
Luận văn này sử dụng phương pháp luận để phân tích các mơ hình thu gom rác thải điện thoại
di động hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam về hãng sản xuất, chương trình của Chính phủ Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Tiếp theo đó là khảo sát nhận thức và hành vi bảo vệ môi
trường của các bên liên quan (người dân, nhà phân phối bán lẻ). Từ đó đánh giá kỳ vọng của các
bên liên quan về mô hình và cơng cụ số.
Từ kết quả đã thu được sau khi khảo sát với những số liệu thực tế để dự đoán số lượng rác
thải điện thoại trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Đề tài đã xây dựng mô hình thu gom chất thải là điện thoại tại Việt Nam đáp ứng những khía
cạnh khác nhau bao gồm: đáp ứng yêu cầu của pháp luật, thu gom tối đa lượng phát thải, tiện
dụng cho người tiêu dùng, giảm chi phí cho các bên liên quan (đặc biệt là nhà sản xuất thiết bị).

v

do an


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Ngọc Tố Tố, là sinh viên khóa 2015-2020 chun nghành Cơng Nghệ
Kỹ Thuật Mơi Trường, mã số sinh viên: 15150156.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn của Thạc
sĩ Nguyễn Hà Trang. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực chưa từng công bố
trong các luận văn khác. Các tài liệu tham khảo trong đề tài đều ghi rõ nguồn gốc ở phần Danh
mục tài liệu tham khảo. Nếu không đúng như trên tơi sẽ chịu trách nhiệm hồn tồn về đề tài của

mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Tố Tố

vi

do an


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các chất nguy hại có thể có trong các thành phần của chất thải thiết bị điện, điện
tử gia dụng ..........................................................................................................................13
Bảng 1.2: Giá trị kinh tế từ thu hồi kim loại trong chất thải điện tử ..................................15
Bảng 1.3: Thành phần cấu tạo khác nhau của điện thoại di động ......................................17
Bảng 1.4: Trung bình (% khối lượng) của các thành phần của điện thoại di động............24
Bảng 2.1: Đánh giá về chương trình thu gom chất thải điện tử của các hãng sản xuấtError!
Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Thông tin hệ thống thu gom chất thải điện tử tại các bang/ thành phố………..39
Bảng 2.3: Danh sách các điểm thu gom .............................................................................41
Bảng 2.4: Mục tiêu khảo sát và số lượng câu hỏi ..............................................................44
Bảng 2.5: Danh sách thương hiệu và số lượng phiếu khảo sát dự kiến46Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.1: P- value sự khác biệt về sự kỳ vọng ở các tính năng .........................................56
Bảng 3.2: Phân tích mơ hình bằng cơng cụ TOWS ...........................................................58
Bảng 3.3: Phân tích vai trị, quyền và nghĩa vụ các bên liên quan ....................................60

vii


do an


DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỜ THỊ
Hình 1.1: Thống kê và dự báo lượng chất thải điện tử trên thế giới và mức phát thải bình quân
đầu người hằng năm trong khoảng từ 2014 – 2030
4
Hình 1.2: Bản đồ xuất khẩu chất thải điện tử trên thế giới

5

Hình 1.3: Doanh số bán điện thoại di động trên thế giới trong khoảng 2007 – 2020 7
Hình 1.4: Bản đồ phân bố sở hữu điện thoại trong 100 người người dân

7

Hình 1.5: Tỷ lệ người sử dụng lựa chọn loại điện thoại di động

8

Hình 1.6: Tỷ lệ phần trăm độ lớn của màn hình đang được sử dụng

8

Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp luận

10

Hình 2.2: Giao diện chương trình thu gom của Samsung


11

Hình 2.3: Giao diện và tài liệu hỗ trợ chương trình thu gom của Apple

12

Hình 2.4: Giao diện chương trình thu gom của Huawei

13

Hình 2.5: Thành phần hóa học cấu thành sản phẩm của Xiaomi

13

Hình 2.6: Danh sách điểm thu gom của Oppo tại Ấn Độ

14

Hình 2.7: Sơ đồ cơ chế của mơ hình thu gom chính phủ - doanh nghiệp

15

Hình 2.8: Mơ hình thu gom rác thải điện tử (điện thoại) truyền thống ở Việt Nam

17

Hình 2.9: Quy trình thu gom của Việt Nam tái chế

18


Hình 2.10: Quy trình thực hiện khảo sát

19

Hình 3.1: Số điện thoại di động đăng ký sử dụng ở Việt Nam (cái/100 người)

23

Hình 3.2: Phân bố nhóm tuổi người tham gia

23

Hình 3.3: Phân khúc điện thoại được u thích

24

Hình 3.4: Ý thức về việc ảnh hưởng của điện thoại đến sức khỏe và mơi trường

25

Hình 3.5: Phương án xử lý rác thải điện thoại

25

Hình 3.6: Các yếu tố cản trở người tiêu dùng tham gia tái chế rác thải điện thoại

25

Hình 3.7: Tỷ lệ các cửa hàng bán lẻ có chương trình thu hồi điện thoại hỏng


26

Hình 3.8: Tâm lý sẵn sàng đón nhận ứng dụng kết nối người dùng với các điểm thu gom 26
Hình 3.9: Kỳ vọng của người dùng về ứng dụng hỗ trợ thu gom rác thải điện thoại

28

Hình 3.10: Vai trò của các cửa hàng bán lẻ mong muốn tham gia

28

Hình 3.11: Mơ hình lý thuyết thu hồi rác thải điện tử (điện thoại)

28

viii

do an


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
As

Asenic

Ba

Barium

Be


Berryllium

Cd

Cadmium

CFC

Chorofluorcarrbon

Cr

Chromium

Li

Lithium

PBB

Polybrommisnated bisphenyl

PCB

Polychlorynated biphenyl

PVC

Polyvinylclorua


TBBA

Tetrabramobis-phenol A

ix

do an


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Ngày nay, các thiết bị điện tử càng ngày trở nên phổ biến và không thể thiếu trong cuộc
sống sinh hoạt hằng ngày của mỗi chúng ta. Cùng với rất nhiều sự tiện lợi và lợi ích, điện
thoại di động là thiết bị điện tử rất phổ biến ở Việt Nam. Trước áp lực về nhu cầu của người
tiêu dùng, sự cạnh tranh giữa các hãng điện thoại ngày càng khốc liệt. Từ đó, tốc độ thay
thế điện thoại ngày càng nhanh, số lượng điện thoại tiêu dùng và thải bỏ càng gia tăng. Vì
vậy, rác thải điện tử nói chung và rác thải điện thoại nói riêng là một vấn đề cần được quan
tâm.
Ngồi ra, nhận thức của người tiêu dùng về việc tác động của loại chất thải này đến mơi
trường cịn hạn chế, đặc biệt là những thông tin liên quan đến hoạt động phân loại, thu gom
và xử lý. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là chất thải
nhựa và kim loại nặng.
Mặc dù một số tổ chức tại Việt Nam khởi xướng các hoạt động thu gom chất thải điện
tử nhưng hiệu quả tác động cộng đồng còn chưa cao. Người tiêu dùng còn gặp khá nhiều
trở ngại khi đưa điện thoại đến các điểm thu gom.
Đó chính là tất cả lý do để sinh viên quyết định lựa chọn đề tài: “Khảo sát và xây dựng
mơ hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại Việt Nam”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng mô hình thu gom chất thải là điện thoại tại Việt

Nam đáp ứng những khía cạnh khác nhau bao gồm: đáp ứng yêu cầu của pháp luật, thu
gom tối đa lượng phát thải, tiện dụng cho người tiêu dùng, giảm chi phí cho các bên liên
quan (đặc biệt là nhà sản xuất thiết bị).
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
 Đánh giá hiện trạng thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động) tại Việt Nam, so sánh
với các nước trên thế giới.
 Khảo sát nhu cầu và yêu cầu của cộng đồng về giải pháp quản lý và công cụ hỗ trợ
 Khảo sát về năng lực và sự sẵn sàng tham gia của các doanh nghiệp dự kiến
 Đề xuất mơ hình thu gom chất thải điện tử (điện thoại di động)

10

do an


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải điện tử (điện thoại di động) tại Việt Nam.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Đề tài nghiên cứu đươc giới hạn ở phạm vi trên lãnh thổ Việt Nam
Thơi gian: 01/03/2020 - 29/07/2020.
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài sẽ được vận dụng những phương pháp thu gom đã được áp dụng trong việc thu
gom chất thải điện tử. Đây cũng là kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho cơng tác quản
lý chất thải điện tử. Góp phần giảm những ảnh hưởng xấu đến mơi trường. Song song đó,
mơ hình thu gom chất thải điện tử phục vụ dữ liệu cho các nghiên cứu sau này.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài này sẽ đề xuất các biện pháp giúp cho việc thu gom chất thải điện tử (điện thoại
di động) đạt hiệu quả hơn, linh hoạt trong cách thu gom, tiết kiệm chi phí và thời gian thu
gom. Giúp người dân thải bỏ chất thải điện tử đúng cách, an toàn để bảo vệ sức khỏe của

người dân, giúp giảm ô nhiễm mơi trường. Giúp nhà nước lập ra các chính sách quản lý
mơi trường hiệu quả hơn. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến những sản phẩm điện
tử của mình nhiều hơn và các doanh nghiệp sẽ đưa ra các biện pháp để hổ trợ chi phí thu
gom và xử lý chất thải điện tử.

11

do an


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải điện tử
1.1.1. Khái niệm chất thải điện tử
Theo OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), tất cả các thiết bị sử dụng năng
lượng điện để vận hành khi đã hết khả năng sử dụng đều được coi là chất thải điện tử bao
gồm: đồ điện gia dụng, thiết bị điện dân dụng và thiết bị viễn thông [2]. Trong sắc lệnh của
EU năm 2002 [6], Chất thải thiết bị điện - điện tử bao gồm tất cả thành phần, chi tiết là một
phần của thiết bị điện, điện tử hay toàn bộ thiết bị điện, điện tử tại thời điểm bị thải bỏ.
Chất thải điện tử cũng được Ủy ban Basel định nghĩa là các đồ điệ4n gia dụng lớn như tủ
lạnh, máy điều hòa, điện thoại di động, thiết bị thu phát âm thanh đến các thiết bị điện tử
như máy tính bàn, máy tính cầm tay và chúng bị thải bỏ [4]. Chất thải điện tử bao gồm toàn
bộ các thiết bị, dụng cụ, máy móc điện, điện tử cũ, hỏng, lỗi thời khơng được sử dụng nữa
cũng như các phế liệu, phế phẩm thải ra trong quá trình sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ.
Trong những năm gần đây, vấn đề chất thải điện tử đang trở thành mối hiểm họa mà
nhiều nước phải đối đầu, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chất thải
điện tử chứa hơn 1000 các hợp chất khác nhau, trong số đó có nhiều chất độc hại ảnh hưởng
đến sức khỏe và gây ô nhiễm nghiêm trọng khi bị vứt bỏ [5]. Trong việc đánh giá khả năng
tái chế chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng người ta xem xét nó gồm 6 nhóm: kim loại
đen, kim loại màu, thủy tinh, plastic, cấu kiện điện tử và nhóm khác. Một số thành phần
đặc trưng trong chất thải nguy hại: kim loại nặng (Pb, Sb, Cd, Be, Hg, Cu, Ni…), tinh thể

lỏng, Freon, PVC và Polychlorinated biphenyls (PCBs) [12] được mô tả tại bảng 1.1 [18].
1.1.2. Tác động đến môi trường và sức khỏe con người của chất thải điện tử
Khi phân rã thiết bị điện, điện tử gia dụng thải chúng ta sẽ gặp nhiều cấu kiện như
kim khí, motor, bộ cách nhiệt, CRT, LCD, dây điện, bộ biến áp, tụ điện, pin, plastic, thủy
tinh, gỗ, bản mạch in (PCB), gốm sứ, cao su….
Trong việc đánh giá khả năng tái chế chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng người
ta xem xét nó gồm 6 nhóm: kim loại đen, kim loại màu, thủy tinh, plastic, cấu kiện điện tử
và nhóm khác. Trong đó, kim loại đen chiếm 50% tiếp theo là plastic chiếm 21%, kim loại
màu chiếm 13% và còn lại là các nhóm khác. Ở đây, kim loại màu phải kể đến gồm đồng,

12

do an


nhơm, bạc, vàng, platinum, palladium, chì, thủy ngân, asenic, cadmium, selenium và
chromium (VI)… [5]
Thực tế trong chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể gồm hơn 1000 chất khác
nhau vàc các chất này được chia thành 2 nhóm nguy hại và khơng nguy hại. Nhóm nguy
hại này khi phát tán trong môi trường sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe
và các hệ sinh thái.
Bảng 1.1: Các chất nguy hại có thể có trong các thành phần của chất thải thiết bị
điện, điện tử gia dụng
Tác động đến môi trường và sức khỏe

Chất
Phạm vi sử dụng
Hợp chất Halogen
PCB
Ngưng tụ biến áp

TBBA
PBB
CFC
PVC

Sử dụng rất rộng rãi chất
chống cháy, cách nhiệt
Chất tải lạnh
Dây cáp cách nhiệt

Kim Loại
As
Có lượng nhỏ trong LED
Ba
CRT
Be
Bộ chỉnh lưu
Cd
Sạc Pin Nicd, CRT, mực in,
máy in, máy photocopy
Cr VI
Băng dữ liệu, đĩa mềm
Pb
CRT, Pin
Li
Hg

Pin Li
Đèn huỳnh quang


Gây ung thư gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ
thần kinh, hệ nội tiết, chức năng sinh sản….
Có thể gây tổn thương lâu dài đến sức khỏe
Tạo thành chất độc khi đốt
Khi cháy phát xạ nhiều độc chất
Dây cáp cách nhiệt ở nhiệt độ cao gấy ra nhiều
chất độc hại
Chất rất độc, gây ảnh hưởng sức khỏe lâu dài
Sinh ra khí nổ H2 khi ẩm ướt
Gây hại khi hít vào
Chất rất độc, gây ảnh hưởng sức khỏe lâu dài
Chất rất độc, gây ảnh hưởng sức khỏe lâu dài
Gây độc hại đến hệ thần kinh, hệ tuần hồn, thận,
ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sinh ra khí nổ H2 khi ẩm ướt
Chất rất độc, gây tổn thương lâu dài.
(UNEP, 2007)

Sản xuất cơ bản kim loại gây ra những tác động môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là
khai thác các kim loại quý từ quặng do hàm lượng của chúng rất thấp. Một lượng đáng kể
đất được sử dụng cho khai khoáng, nước thải và SO2 được tạo ra, năng lượng tiêu thụ và
lượng CO2 phát thải rất lớn [19].

13

do an


Bảng 1.2. Các kim loại quan trọng trong các thiết bị điện, điện tử và lượng
CO2 thải ra trong quá trình khai thác kim loại từ quặng

Sản lượng

Nhu cầu

Kim

từ khai

kim loại sản

loại

thác mỏ

xuất TBĐT

(tấn/năm)

(tấn/năm)

Phát

Lượng

thải CO2

CO2 phát

Các ứng dụng


từ khai

thải (triệu

chính

thác mỏ

tấn).

Chiếm
tỷ lệ
(%)

Các phần tiếp xúc,
Ag

20.000

6.000

30

144

0,86

chuyển mạch, mối
hàn
Dây liên kết, thiết


Au

2.500

300

12

16,991

5,10

bị kết nối, mạch
tích hợp

Pd

230

33

14

9,380

0,3

Pt


210

13

6

13,954

0,18

Ru

32

27

84

13,954

0,08

Cu

15.000.000

4.500.000

30


3,4

15,3

Sn

275.000

90.000

33

16,1

1,45

Sb

130.000

65.000

50

-

-

Co


58.000

11.000

19

7,6

0,08

Bi

5.600

900

16

-

-

14

do an

Tụ nhiều lớp, thiết
bị kết nối
Đĩa cứng, cặp nhiệt
điện, pin nhiên liệu

Đĩa cứng, màn
hình plasma
Cáp, dây, thiết bị
kết nối
Mối hàn
Chất chống cháy,
thủy tinh CRT
Pin có thể sạc lại
Mối hàn, tụ điện,
tản nhiệt...


Quang điện tử,
Se

1.400

240

17

-

-

máy photocoppy,
pin mặt trời...
Kính plasma, bán

In


480

380

682

142

0,05

dẫn, mối hàn khai
thác kim loại từ
quặng
(Oktoberdruck AG, 2009)

Hiện trạng phát thải và thu gom chất thải điện tử trên thế giới
Từ 2014 – 2019, tổng lượng chất thải điện tử trên thế giới mỗi năm dao động trong
khoảng 40 – 50 triệu tấn và mức phát thải bình quân dân số 6,5 – 7 kg/người. Trong 10
năm tiếp theo, chất thải điện tử có xu hướng gia tăng khơng ngừng (hình 1.1). Năm 2019,
khu vực Châu Á có tổng lượng phát thải cao nhất 24,9 triệu tấn nhưng Châu Âu và Châu
Đại Dương lại có hệ số phát thải cao nhất tương đương 16,2 và 16,1 kg/người [3].

Hình 1.1: Thống kê và dự báo lượng chất thải điện tử trên thế giới và mức phát thải
bình quân đầu người hằng năm trong khoảng từ 2014 - 2030
Trong khu vực Châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản là hai quốc gia đứng đầu với hệ số phát
thải tương ứng là 15,8 và 20,4 kg/người (2019). Việt Nam là một trong 3 nước có hệ số
phát thải thấp nhất với 1,34 kg/người [1]. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng đạt gấp đơi tính tới
thời điểm (2,7 kg/người) [3]. Điều này phản ánh mức độ tiêu dùng thiết bị công nghệ ở các
nước phát triển cao hơn phần còn lại của thế giới.


15

do an


Năng lực thu gom và tái chế phản ánh qua chỉ số thu hồi. Châu Âu có chỉ số thu hồi chất
thải điện tử cao nhất với 43% và vượt xa các khu vực còn lại gồm Châu Á (12%), Châu
Mỹ và Châu Đại Dương (9%), Châu Phi (1%) [2]. Chính sự chênh lệch khá lớn giữa các
khu vực về lượng thu hồi và nhu cầu sử dụng nguyên liệu tái chế đã tạo ra động lực của
dòng vật chất trên thế giới (hình 1.2) [11]. Một số quốc gia nhập khẩu bao gồm: Mexico,
Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và một số nước Châu Phi với 2 lý do
chính. Thứ nhất, nhu cầu nguyên liệu từ nguồn tái chế phục vụ cho hoạt động sản xuất
công nghiệp. Thứ hai là nhu cầu sử dụng thiết bị cũ do đời sống kinh tế xã hội còn chưa
cao. Thực tế cho thấy rằng có tồn tại sự vận chuyển và buôn bán chất thải điện tử trái phép,
sai mục đích và chủng loại [13]. Khu vực Đơng Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ là những
nơi được lựa chọn là điểm nhập khẩu trái phép [13]. Theo kết quả thống kê từ hệ thống
định vị vệ tinh, 34% tàu vận chuyển chất thải điện tử trên biển xuất phát từ Mỹ hoặc Châu
Âu, và điểm đến của chúng là Châu Á (93%), chỉ 7% đến Mexico/Canada [8].

Hình 1.2: Bản đồ xuất khẩu chất thải điện tử trên thế giới
Tái chế chất chải điện tử mang lại nhiều lợi ích trên 3 khía cạnh: kinh tế, môi trường và
sức khỏe. Từ 2005 – 2014, nhu cầu của thế giới về các kim loại sử dụng trong sản xuất
thiết bị điện tử gia tăng [7]. Giá kinh tế của một số kim loại quý được thu hồi từ chất thải
điện tử (bảng 1.2) [1]. Dựa trên tỷ lệ thu hồi chất thải điện tử toàn thế giới (17,4% - 53,6
Mt), lượng CO2 tương đương được giảm từ hoạt động tái chế là 15 Mt (2019) [3]. Ngoài
ra, khi chất thải điện tử được quản lý chặt chẽ sẽ hạn chế được các tác động xấu từ sự lan
truyền chất ô nhiễm cùng nước rỉ rác, phát tán theo khí thải sau đốt, bụi từ q trình tháo,
khí mang kim loại từ quá trình nấu chảy [16]


16

do an


Bảng 1.3: Giá trị kinh tế từ thu hồi kim loại trong chất thải điện tử
Kim loại
Fe
Cu
Al
Ag
Au
Pd

Lượng thu hồi (kt)
16283
2164
2472
1,6
0,5
0,2

Giá trị (triệu USD)
3582
9524
3585
884
18840
3369


1.1.3. Hệ thống quản lý chất thải điện tử
Chất thải điện tử chứa nhiều thành phần độc hại và chịu sự quản lý chặt chẽ theo hệ
thống pháp luật, tiêu chuẩn và các quy định đối với chất thải nguy hại. Khung quản lý
gồm 2 cấp độ: quốc tế và quốc gia hướng đến đảm bảo về các vấn đề liên quan đến chất
thải điện tử tại mỗi quốc gia. Ở phạm vi quốc tế, công ước Basel, công Rotterdam, công
ước Stockholm, nghị định thư Montreal, chiến lược quản lý hóa chất quốc tế (SAICM),
quy định từ các tổ chức và các tiêu chuẩn quốc tế. Ở phạm vi quốc gia, hệ thống pháp
luật sẽ có giá trị trong lãnh thổ quốc gia đó và chịu trách nhiệm điều chỉnh các hoạt động
phát sinh liên quan đến chất thải điện tử bao gồm: luật và văn bản dưới luật, các tiêu
chuẩn [9]. Riêng Khối Châu Âu EU, ngoài công ước Basel và quyết định C(2002)107 của
OECD về vận chuyển rác tái chế, quy định Ủy ban 1013/2006/EC về vận chuyển rác thải,
chỉ thị 2002/96/EC về rác thải điện – điện tử, chỉ thị RoHS 2002/95/EC giới hạn sử dụng
chất nguy hại, luật đăng ký-đánh giá-thẩm định hóa chất [5]. Mỹ là một trong số ít quốc
gia khơng tham gia cơng ước Basel, do đó Mỹ cho phép xuất khẩu rác thải điện tử từ Mỹ
sang các nước đang phát triển. Ngoài ra, hệ thống pháp luật tại mỗi ban tại Mỹ cũng có
sự khác biệt.
Trên thế giới, 17 quốc gia có luật hay chính sách quy định dành riêng cho chất thải
điện – điện tử và Việt Nam là một trong những nước còn lại [3]. Tuy nhiên, Việt Nam đã
xây dựng hệ thống Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật điều chỉnh về công
tác quản lý chất thải nguy hại, và chất thải điện tử được xem là một phần của chất thải
nguy hại gồm:
Nghị định 38/2015/NĐ-CP: Về quản lý chất thải và phế liệu
Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương
Thông tư 36/2015/TT- BTNMT: Về quản lý chất thải nguy hại
Thông tư 31/2015/TT-BTTTT: Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ đối với hoạt động xuất,
nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng
Thông tư 11/2018/TT-BTTTT: Công bố chi tiết danh mục sản phẩm công nghệ
thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS

17

do an


1.2. Tổng quan về chất thải là điện thoại di động

Số lượng bán (triệu chiếc)

1.2.1. Nhu cầu sử dụng điện thoại di động trên thế giới và Việt Nam

Hình 1.3: Doanh số bán điện thoại di động trên thế giới trong khoảng 2007 - 2020
Trước sự phát triển vượt bậc về công nghệ, nhu cầu sử dụng các thiết bị cầm tay ngày
càng lớn (hình 1.3) [14]. Đặc biệt trong giai đoạn 2010 – 2014, số lượng bán ra tăng gấp
3 lần. Trong 3 năm liên tiếp (2018 – 2020), con số này dao động hơn 1.5 tỷ chiếc. Năm
2020, bình qn 4,8 người sẽ có 1 chiếc điện thoại di động. Trong đó, một số nước như
Nga, Lithuania, Argentina, Nam Phi và Malaysia có tỷ lệ sử dụng điện thoại rất cao (hình
1.4) [10]. Việt Nam cũng là một trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ khá cao.

Hình 1.4: Bản đồ phân bố sở hữu điện thoại trong 100 người người dân

18

do an


Xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều tại Việt Nam (hình 1.5), kể
cả ở nơng thơn (hình 1.6). Điều này chuyển đổi nhanh chóng của người dùng điện thoại di
động mang lại lợi ích cho cả nhà bán lẻ và dịch vụ di động.
Điện thoại cơ bản


Smartphone

30%
52%
68%

78%

84%

22%

16%

2016

2017

70%
48%
32%
2013

2014

2015

Hình 1.5: Tỷ lệ người sử dụng lựa chọn loại điện thoại di động
Tại Việt Nam, các thương hiệu tham gia phân phối bao gồm: Samsung, Apple, Huawei,

Xaomi, Vivo, Bphone và Vsmart. Những năm gần đây, 2 thương hiệu Việt đã có những
sản phẩm điện thoại tham gia cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế khác.
1280×800 1.48%
600×976

2.42%

1440×2560

3.30%

1080×776
480×854

720×1184
540×960

4.07%
5.68%
7.71%
8.08%

480×800

10.15%

1080×1920

13.10%


720×1280
0.00%

20.65%
5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

Hình 1.6: Tỷ lệ phần trăm độ lớn của màn hình đang được sử dụng
19

do an

25.00%


1.2.2. Tác động môi trường của chất thải điện thoại di động
Rác thải này được tái chế một cách tự phát tại một số khu vực mà người dân tách
lấy vàng trong điện thoại, nhưng lại sử dụng hóa chất rất độc hại. Sau khi lấy một ít vàng,
các bộ phận khác đã hư hỏng đều bị thải ra môi trường, ô nhiễm nặng hơn. Các phương
pháp nấu pin thủ công gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại nhiều hơn lợi thu được [16].
Một số điện thoại di động và các phụ kiện của chúng có chứa các chất nằm trong số
10 chất nguy hiểm nhất đối với con người - cadmium, rhodium, palladi, beryllium và chì
hàn - và hầu hết trong số này được thải ra bãi rác hoặc biển. Cùng với các chất độc liên
quan đến chất thải điện thoại di động bao gồm kim loại nặng và chất độc, chẳng hạn như
asen, chì và thủy ngân [17]. Chất lỏng chảy vào đất từ điện thoại di động ra bãi rác cho

thấy lượng chì trong nước rỉ đủ cao để khiến điện thoại di động được phân loại là chất thải
nguy hại. [18]
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), việc đốt rác lộ thiên và nhúng linh
kiện vào axit để thu hồi các tài nguyên có giá trị buộc cơng nhân tiếp xúc với các hóa chất
độc hại như chì, thủy ngân, cadmium và asen.
Những hóa chất này có thể gây ra ung thư, sẩy thai, tổn thương thần kinh hoặc giảm
chỉ số thông minh nơi con người. Ngồi ra, các vật liệu độc hại có thể ngấm đất, nước…,
ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.
Dù các tổ chức quốc tế liên tục phản đối tình trạng rác thải điện tử bị đổ sang các
nước đang phát triển, nhiều núi phế liệu vẫn dồn về một số nước châu Phi, đặc biệt là
Ghana và Nigeria. Ở châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia khác cũng đang phải
đối mặt với những hiểm họa từ loại rác này.
Ngay lập tức, những bãi rác điện tử đã trở thành chốn mưu sinh của hàng nghìn
người dân nghèo, phần lớn là trẻ em. Họ tìm kiếm và bán lại những kim loại có giá trị cịn
nhựa, dây cáp, vỏ máy... Phần còn lại sẽ bị đốt cháy. Phương pháp này đặc biệt nguy hiểm
đến sức khỏe và mơi trường vì đa số rác điện tử chứa chì, thủy ngân và một số chất hóa
học độc hại khác. Tỷ lệ nhiễm chì trong máu của trẻ em ở thành phố Guiyu (Trung Quốc)
- nơi được coi là “kinh đô của rác thải điện tử” - lên tới 70% [18].
Một số hố chất như Berili tìm thấy bên trong các bo mạch chủ hay Cadmium bên
trong điện trở và chip bán dẫn đều vô cùng độc hại và có thể gây ra bệnh ung thư. Chưa
20

do an


hết, hố chất Crom trong đĩa mềm, chì trong pin và màn hình, hay thuỷ ngân trong pin
kiềm... đều gây tác hại đến sức khoẻ con người [19].
Khơng chỉ có vậy, những núi rác điện tử khi bị đốt để thiêu hủy, thường tác động
nguy hiểm đối với môi trường và con người. Các loại kim loại nặng khi bị đốt cháy có thể
gây ung thư. Nguồn đất và nước ở khu vực rác thải bị đốt cũng bị nhiễm độc nghiêm trọng.

1.2.3. Lợi ích của việc tái chế rác thải điện thoại di động
Tái chế chất thải điện tử cho phép thu hồi các kim loại có giá trị và các vật liệu khác
từ thiết bị điện tử, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (năng lượng), giảm thiểu ô nhiễm, bảo
tồn không gian bãi rác và tạo việc làm. Tái chế một triệu điện thoại di động có thể thu lại
75 pound vàng, 772 pound bạc, 35274 pound đồng và 33 pound palladi. [20]
Đối với các nước nghèo hay các nước thứ 3, nơi mà công nghệ tiên tiến hiện đại
đang cực kì thiếu thốn thì việc nhập rác thải điện tử lại mang một ý nghĩa khác. Việc tái sử
dụng những máy móc được coi là lạc hậu ở những nước phát triển đã góp phần xóa bỏ
những đống rác công nghệ ở Mỹ/Anh/Pháp… và đáp ứng nhu cầu thiết bị tối thiểu ở các
nước đang phát triển.
Đồng thời, việc tái chế rác thải điện tử tại các nước đang phát triển sẽ tạo việc làm,
giảm khí thải có hại và thu hồi nhiều kim loại quý như bạc, vàng, đồng.
Còn đối với những quốc gia phát triển, rác thải điện tử chính là một nguồn tài nguyên
phong phú nếu biết tận dụng. Theo tính tốn của các chuyên gia, rác điện tử có giá trị hơn
cả quặng vàng. Mỗi tấn phế thải linh kiện chứa lượng vàng nhiều gấp 17 lần so với một tấn
quặng kim loại quý này và 40 lần so với đồng. [18]
Mỗi năm có 40 triệu thiết bị điện tử trở thành rác thải và cùng với chúng là một
lượng lớn kim loại quý: trong 41 điện thoại di động có một lượng vàng tương đương lượng
vàng trong 1 tấn quặng vàng. Để khai thác kim loại, con người phải đào, thiết kế hầm lị ở
độ sâu hàng nghìn mét, phải phá cả một quả núi để sàng lọc, đãi cát cực kỳ vất vả [20].
Trong khi đó người ta có thể khai thác kim loại quý hiếm ít vất vả tốn kém hơn
nhiều: trong chất thải công nghiệp và thiết bị điện tử (điện thoại di động).
Một chuyên gia làm việc tại Trường đại học của Liên hợp quốc (UNU) cho rằng,
cần tăng cường tái chế nguồn tài nguyên phế thải này. Lượng kim loại quý hiếm được thu
21

do an


hồi từ thiết bị điện tử phế thải lớn hơn nhiều so với việc khai thác mỏ, từ đó khái niệm

"khai thác mỏ ở đô thị" ra đời.
Ngay cả các mỏ có tỉ trọng khai thác cao như mỏ Kalgold ở Nam Phi thì để lấy được
5gr vàng, người ta phải đào bới, vận chuyển 1 tấn đất, đá. Trong khi đó, Hãng tái chế
Umicore tại Brussel có hàng triệu tấm vi mạch máy tính và người ta có thể thu hồi được
250gr vàng từ 1 tấn tấm vi mạch này, cao gấp 50 lần so với mỏ Kalgold. [20]
Ngành kinh doanh tái chế điện tử ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Hiện nay xuất
hiện ngày càng nhiều các hãng tái chế điện tử ở châu Âu. Do những năm gần đây giá kim
loại không ngừng tăng nên các hãng này thu được lợi nhuận ngày càng cao. Cái khó là ở
chỗ phần lớn thiết bị điện tử phế loại không được thu gom để đưa vào tái chế.
Sự lãng phí nguồn tài nguyên này rất lớn, nhất là ở các nước nghèo. Theo một báo
cáo của Liên hợp quốc, thông thường ở các nước nghèo, thiết bị vi tính, điện thoại di động
hư hỏng đều bị vứt bỏ chứ không thu gom để tái chế. Riêng ở Trung Quốc, mỗi năm có
khoảng 4 tấn vàng, 28 tấn bạc và 6.000 tấn đồng trong máy tính và điện thoại di động hỏng
bị vứt vào bãi rác. Lượng vàng này trị giá 100 triệu Euro, tương đương lượng vàng được
khai thác ở một số nước [20].
Điện thoại di động và máy tính chiếm một khối lượng lớn kim loại: 15 % Cobalt,
13% palladium và 3% lượng vàng, bạc khai thác hàng năm trên thế giới được dùng trong
công nghiệp sản xuất điện thoại di động và máy tính. Phần lớn lượng kim loại quý hiếm
này cuối cùng lại trở thành rác thải. Trong năm 2008, riêng lượng vàng, bạc, đồng,
palladium và Cobalt dùng để sản xuất máy tính trị giá 2,7 tỉ Euro. [18]
Việc tái chế, thu hồi kim loại đồng cũng đạt được kết quả khá khả quan. Năm 2010,
Đức đã thu hồi được 50% lượng đồng đã sử dụng trong quá trình sản xuất, tuy nhiên, bất
chấp các quy định, một lượng lớn kim loại đã không được đưa vào hệ thống tái chế. [21]
Theo chuyên gia kinh tế Steiner (Đức): “Bằng cách hành động ngay từ bây giờ và
lập kế hoạch cho tương lai, nhiều quốc gia có thể biển những thách thức từ rác điện tử
thành cơ hội kinh tế”.

22

do an



1.2.4. Quản lý chất thải điện thoại di động
Điện thoại di động có cấu tạo gồm vỏ, bảng mạch điện tử, pin và màn hình. Những thành
phần này làm từ các vật liệu có khả năng tái chế cao (bảng 1.3) nhưng lại chứa khá nhiều
chất độc hại nếu không được thu gom và xử lý đúng (bảng 1.4) [15].
Bảng 1.4: Thành phần cấu tạo khác nhau của điện thoại di động
Bộ phận chi tiết
Bảng mạch

Thành phần
Đồng, vàng, chì, niken, kẽm, beryllium, tantalum và các kim
loại khác.

Màn hình tinh thể

Các chất tinh thể lỏng khác nhau, đều tự nhiên xảy ra (chẳng

lỏng (LCD)

hạn như mer-cury, một chất nguy hiểm tiềm tàng) hoặc do con
người tạo ra. LCD cũng yêu cầu sử dụng thủy tinh hoặc nhựa.

Pin sạc

Hydride kim loại niken (Ni-MH), lithium-ion (Li-Ion), nikencadmium (Ni-Cd) hoặc axit chì. Pin Ni-MH và Ni-Cdchứa
niken, coban, kẽm, cadmium và đồng. Pin Li-Ion sử dụng
lithium oxit kim loại và dựa trên carbon các lọai.
(Dr. Satyabrata Sahu, 2008)


Do đó, chất thải điện thoại cần được xem là chất thải nguy hại và phải quản lý chặt chẽ.
Quản lý chất thải điện thoại di động đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải hợp tác. Hiện tại,
có các chiến lược quản lý khác nhau đang được lựa chọn để xử lý chất thải điện thoại di
động. Chúng bao gồm việc tái sử dụng điện thoại di động; việc tái sử dụng linh kiện điện
thoại di động; tái chế vật liệu; và xử lý.
Bảng 1.5: Trung bình (% khối lượng) của các thành phần của điện thoại di động
Thành phần của điện thoại di động

Tỷ lệ % khối lượng

Acrylonitril butadien

29%

Xốp / Polycarbonate (ABS-PC)

3%

Gốm sứ

16%

Cu và các hợp chất

15%

Nhựa silicon

10%


Epoxy

9%

Nhựa khác

8%
23

do an


Sắt

3%

PPS

2%

Chống cháy

1%

Niken và các hợp chất

1%

Kẽm và các hợp chất


1%

Bạc và hợp chất

1%
ít hơn 1%

Al, Sn, Pb, Au, Pd, Mn, v.v.

(Dr. Satyabrata Sahu, 2008)
Để quản lý tốt/ triệt để chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng ở Việt Nam cần nhanh
chóng tiến tới thực thi cơ chế tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR). Theo cơ chế
EPR tức là bắt buộc nhà sản xuất phải phải chịu trách nhiệm thu gom, xử lý các sản phẩm
của họ sau khi bị người tiêu dùng thải bỏ. Cơ chế EPR sẽ bảo vệ sức khỏe, lợi ích của người
tiêu dùng, giúp phát triển công nghiệp tái chế và thúc đẩy nghiên cứu phát triển sản xuất
thiết bị điện – điện tử sạch hơn.
1.2.5. Thực trạng quản lý và tái chế rác thải điện tử (điện thoại di động) ở Việt Nam
1.2.5.1.

Cơ sở pháp lý và quy định thu gom rác thải điện thoại ở Việt Nam

Với mục đích làm sạch môi trường, từ ngày 1.1.2015, việc triển khai Quyết định
50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ sẽ được
triển khai mạnh mẽ. Tất cả điện thoại di động, máy tính bảng... hết thời hạn sử dụng sẽ bị
thu hồi. Tuy nhiên, trong thực tế, các thiết bị này đa số không ghi rõ hạn sử dụng.

Các văn bản pháp lý liên quan chủ yếu:
1. Luật Bảo vệ môi trường 2005: Cơ sở cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở Việt Nam.
2. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật

Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngồi: Đưa ra danh mục hàng hoá
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và bị kiểm soát xuất - nhập khẩu (trong 3 phụ lục).

24

do an


×