NGUYỄN NGỌC HUÂN –Sự luu hành Salmonella
1
SỰ LƯU HÀNH SALMONELLA TRÊN ĐÀN VỊT CV-SUPER M
NUÔI TẠI TRẠI VỊT GIỐNG VIGOVA
Nguyễn Ngọc Huân
1*
, Trần Xuân Hạnh
2
và Tô Thị Phấn
2
Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi
85/841 Nguyễn Văn Nghi - Phường 7- Quận Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh
2
Trung tâm Nghiên cứu Thú y – Cty NAVETCO
* Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Huân
Tel: (08) 8.942.474 / 0913.710.423; Fax: (08) 8.958.864; Email:
ABSTRACT
Circulation of Salmonella in CV- Super M kept in Vigova duck breeding farm
The study was carried out in Vigova duck breeding Farm from Feb., 2003 to Dec., 2004 in 3 types (duckling,
replacement and layer) of Vigova VC-Super M ducks, in 2 seasons of the year (dry and rainy) with 2 regimes of
disinfection (once a month and twice a week). The results showed that (i) there were 3 serovar of Salmonella:
Salmoella là S. typhimurium, senftenberg, S. Amsterdam; (ii) infection with Salmonella in ducks was 8.8% and
had a decreased tendency from duckling replacement layer. (iii), there were significant differences of
infection (%) with Salmonella in ducks between dry (3.95) and rainy (12.96) season and between regimes of
disinfection: twice a week (2.70) and once a month (12.46); (iv) Salmonella was sensitive (100%) to Amoxilline
and Norfloxacine.
Keywords: Duckling, replacement ducks, layer ducks, infection rate, Salmonella, resistant, sensitive.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vịt là loài thủy cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thích hợp cho việc chăn
thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thủy động vật và thóc lúa rơi vãi sau thu họach.
Những năm gần đây, chăn nuôi vịt phát triển mạnh với việc nhập giống vịt CV Super-M từ
Anh Quốc nuôi tại Trại Vịt giống VIGOVA thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao
Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi TP.Hồ Chí Minh. Hình thức chăn nuôi ở Trại là phương thức
chăn nuôi bán công nghiệp, nuôi nhốt, có sân chơi và ao tắm. Đây là dòng vịt có năng suất thịt
cao, qua nhiều năm chúng tỏ đã thích nghi với điều kiện nước ta, rất được người dân ưa
chuộng. Hiện nay, hình thành hệ thống nuôi giữ và chuyển giao con giống ra sản xuất theo sơ
đồ hình tháp gồm Trại Vịt giống VIGOVA, các trang trại tư nhân nuôi giống bố mẹ và nông
hộ nuôi thương phẩm.
Tuy nhiên, điều kiện nuôi vịt cần có nước là môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển bệnh
do vi khuẩn gây ra, trong đó Salmonella có vai trò quan trọng về dịch tễ, là một hạn chế đáng
kể trong việc phát triển mạnh giống gia cầm này. Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi vịt đều bị
vấy nhiễm Salmonella ở các mức độ khác nhau. Thiệt hại do bệnh này gây ra bao gồm vịt bị
bệnh, tỷ lệ vịt con chết và lọai thải cao, vịt chậm lớn, tiêu tốn thức ăn nhiều, sức đề kháng
bệnh giảm, ảnh hưởng đến chất lượng con giống, tỷ lệ ấp nở thấp. Đặc biệt, trong số các
chủng Salmonella thì S. enterica I là chủng gây bệnh thương hàn nguy hiểm ở người.
Có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Salmonella và bệnh do vi khuẩn này gây
ra ở vịt (Liu và cs, (1985); Barrow và cs (1999); UK. Govement, (2003); Tsai và cs (2005).
Trần Xuân Hạnh và cs (1999), nghiên cứu quy trình phát hiện nhanh chủng Salmonella (Trần
Linh Thước, 2005), hiện tượng đề kháng thuốc kháng sinh của các chủng Salmonella bê, nghé
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
2
(Nguyễn Văn Sửu và cs, (2005) ở trâu, bò, lợn (Phùng Quốc Chưởng, 2005). Tuy nhiên,
nghiên cứu xác định tình hình nhiễm khuẩn do các chủng Salmonella gây ra, tỷ lệ mang trùng,
sự lưu hành các serovar trên vịt, trong môi trường chăn nuôi, theo lứa tuổi vịt, theo mùa vụ
(mùa khô và mùa mưa) trong điều kiện trại vịt giống ở nước ta là hết sức quan trọng, chưa
được nghiên cứu. Nghiên cứu sự đề kháng và độ mẫn cảm với một số kháng sinh phổ biến
hiện nay của Salmonella phân lập từ vịt, có ý nghĩa thực tế đối với sản xuất. Kết quả nghiên
cứu trong điều kiện như vậy sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng quy trình phòng bệnh tổng
hợp cho vịt.
Để đáp ứng các yêu cầu trên đồng thời phù hợp với Dự án “Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng và
đánh giá một số tổ hợp lai các giống vịt hướng thịt có năng suất và chất lượng cao”, chúng
tôi tiến hành đề tài “Xác định lưu hành Salmonella trên đàn vịt CV- SuperM nuôi tại trại vịt
giống VIGOVA”
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Trên phân vịt, vịt con, trứng sát lò ấp (trứng chết tắc), mẫu nước ao, nước giếng uống.
Thu thập mẫu
Mẫu phân: Lấy phân tươi, lấy ngẫu nhiên, mỗi đàn vịt lấy 10%: Sử dụng Tampon hấp tiệt
trùng lấy phân lỗ huyệt vịt, cho vào lọ penicilline có môi trường nuôi cấy đem về phòng thí
nghiệm bảo quản tủ mát xét nghiệm trong vòng 3 ngày; Vịt con lọai, vịt con chết, trứng ung
sát, đem về phòng thí nghiệm nguyên con, nguyên quả.
Mẫu nước: Theo kỹ thuật lấy mẫu nước ao, nước giếng, mỗi mẫu lấy 1 lít.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trại Vịt giống VIGOVA số 94/1056 Dương Quảng Hàm,
phường 17, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh từ tháng 2 đến tháng 12/2003 và Trại Vịt giống
VIGOVA mở rộng (Trại Vịt giống Bình Dương) xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
từ 6/2003 đến 9/2004
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế khảo sát: Như Bảng 1
Yếu tố khảo sát: Loại mẫu là trứng sát của các lò ấp, vịt con, phân vịt; Mùa vụ: mùa mưa và
mùa khô; Yếu tố vệ sinh: vệ sinh tốt và vệ sinh chưa tốt.
Ghi chú và giải thích: Trại vịt giống VIGOVA tại Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh thành lập năm
1988, cho đến cuối năm 2003 thì ngừng họat động nuôi vịt do thực hiện quyết định di dời các
cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây áp dụng chế độ phun thuốc sát trùng
1 lần/tháng bằng Lindores-30 và formalin. Qua nhiều năm, mức độ ô nhiễm tại đây tăng dần,
ít nhiều ảnh hưởng đến sự nhiễm khuẩn ở vịt. Trước khi dịch cúm gia cầm xẩy ra ở nước ta,
Trại đã chủ động di dời đến địa điểm mới tại Bến cát, Bình Dương. Tại đây, Trại áp dụng lịch
phun phòng tẩy uế 2 lần/tuần bằng thuốc sát trùng BKA và Benkocide đều của Cty Thuốc
Thú y T.W (Cty NAVETCO), điều kiện vệ sinh duy trì khá tốt, cộng với trại mới xây dựng sự
ô nhiễm chưa tích tụ nhiều. Cho nên, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 trại chính là điều kiện vệ
sinh thú y. Cho nên chúng tôi sử dụng khái niệm Yếu tố vệ sinh và chia 2 cấp độ là vệ sinh
tốt và vệ sinh mức bình thường để tiện so sánh.
NGUYỄN NGỌC HUÂN –Sự luu hành Salmonella
3
Nội dung nghiên cứu
Chỉ tiêu theo dõi: Xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella ở mẫu xét nghiệm (phân vịt, vịt con, trứng
sát lò ấp, nước ao, nước giếng); Phân lập định danh vi khuẩn thu được; Làm kháng sinh đồ.
Tỷ lệ nhiễm Salmonella trong các mẫu xét nghiệm là tỷ số phần trăm (%) số mẫu dương tính
trên tổng mẫu xét nghiệm.
Bảng 1. Thiết kế khảo sát mẫu xét nghiệm
Điều kiện vệ sinh Loại mẫu Mùa Số lượng mẫu
Không P-VD Khô 24
Có P-VD Khô 15
Có P-VD Khô 10
Không P-VD Mưa 32
Không P-VD Mưa 27
Có P-VD Mưa 21
Không P-HB Mưa 20
Không P-HB Mưa 22
Có P-HB Mưa 15
Không P-HB Khô 21
Có P-HB Khô 20
Có P-HB Khô 15
Không P-VC Mưa 22
Không P-VC Mưa 17
Có P-VC Mưa 15
Có P-VC Khô 21
Không P-VC Khô 18
Có P-VC Khô 17
Không TS Mưa 25
Không TS Mưa 25
Có TS Mưa 7
Không TS Khô 27
Không TS Khô 11
Có TS Khô 10
Không VC Mưa 10
Không VC Mưa 6
Có VC Mưa 6
Có VC Khô 5
Có VC Khô 8
Không VC Khô 6
Tổng cộng - - 498
Ghi chú các chữ viết tắt
P-VD: Phân vịt đẻ; P-HB: Phân vịt hậu bị; P-VC: Phân v ịt con; TS: Trứng sát;
VC: Vịt con; Có và không là 2 cấp độ vệ sinh ; Dry và Raining là mùa khô và mùa mưa.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
4
Phương pháp nghiên cứu
Phân lập định danh vi khuẩn trong mẫu xét nghiệm: Phân lập theo sơ đồ của Edward P.R.,
Ewing W.H. có tham khảo phương pháp của Murray C.J., Barton M., Carter M.E. và
Chengappa M.M., Sử dụng phương pháp diệt pha của Verma J.C., Định danh vi khuẩn với các
kháng huyết thanh chuẩn và phản ứng sinh hóa đặc trưng theo sơ đồ của Kauffmann-White.
Kháng sinh đồ:Bằng phương pháp khuếch tán trên thạch có đĩa kháng sinh; giấy kháng sinh
đồ của Hãng Sanofi.
Xử lý số liệu
Số liệu về tỷ lệ nhiễm Salmonella được chuyển đổi sang arcsine (tỷ lệ nhiễm +1) và xử lý
bằng phần mềm SAS theo mô hình. GLM.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu xét nghiệm
Xét nghiệm tổng cộng 498 mẫu, bao gồm 110 mẫu phân vịt con, 113 mẫu phân vịt hậu bị, 129
mẫu phân vịt đẻ, 105 mẫu trứng sát lò ấp, 41 mẫu vịt con, 2 mẫu nước ao nuôi vịt và 2 mẫu
nước giếng, kết quả như sau. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các mẫu xét nghiệm ở Bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu xét nghiệm
TT Loại mẫu Số mẫu XN Số (+) Tỷ lệ (%)
1 Phân vịt con 110 12 10,91
2 Phân vịt hậu bị 113 4 3,54
3 Phân vịt đẻ 129 6 4,65
4 Trứng sát 105 17 16,19
5 Vịt con 41 5 12,19
6 Nước giếng 2 0 0
7 Nước ao 2 0 0
Tổng cộng 498 44 8,83
Kết quả Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ phân lập Salmonella ở các mẫu xét nghiệm tại Trại Vịt giống
VIGOVA theo phương thức nuôi nhốt thấp hơn so với kết quả của Trần Xuân Hạnh và cs
(1999) đã nghiên cứu tại Long An, Đồng Tháp và TP.Hồ Chí Minh thì vịt nuôi chăn thả ngoài
đồng có tỷ lệ (%) phát hiện nhiễm Salmonella ở mẫu phân vịt đẻ, phân vịt con, trứng chết
phôi lần lượt tương ứng là 8,8; 24,7 và 31,3%. Sự khác biệt này có lẽ là do điều kiện và
phương thức chăn nuôi khác nhau nên kết quả nhiễm khác nhau.
Tỷ lệ này trong các nghiên cứu ở nước ngoài cũng tương tự như của chúng tôi. Chẳng hạn,
4,6% số vịt kiểm tra và 20% số trại vịt ở Đài Loan bị nhiễm Salmonella (Tsai HJ và Hsiang
PH, 2001); tỷ lệ nhiễm Salmonella ở ngan, vịt tại Anh Quốc dao động từ 1,5% (năm 2001)
đến 10,5% (năm 2003)
(Nguồn DEFRA
1
, Anh Quốc)
Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các lọai mẫu xét nghiệm
NGUYỄN NGỌC HUÂN –Sự luu hành Salmonella
5
Kết quả phân tích (tính theo arcsine của tỷ lệ nhiễm) theo mô hình GLM cho kết quả Bảng 3
Bảng 3. So sánh tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các loại mẫu xét nghiệm
Loại mẫu
n Mean
(%)
Mean
(Arcsine)
SD
(Arcsine)
P
Phân vịt đẻ
129
4,65
(a)
1.3281
(a)
0,045
Phân vịt HB
113
3,54
(a)
1.3999
(a)
0,045
Phân vịt con
110
10,91
(b)
1.1569
(b)
0,044
Trứng sát
105
16,19
(b)
1.1501
(b)
0,044
Vịt con
41
12,19
(b)
1.1243
(b)
0,044
0,006
Các giá trị có cùng chữ cái (trong cùng cột) thì không khác nhau (P=0,006)
Kết quả Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các lọai mẫu khác nhau thì khác nhau
(P=0,006). Tỷ lệ nhiễm (%) cao nhất là ở trứng sát lò ấp, giảm dần ở vịt con, phân vịt con,
phân vịt đẻ, phân vịt hậu bị tương ứng là 16,19; 12,19; 10,05; 4,65 và 3,54. Nhận thấy có 2
nhóm mẫu xét nghiệm: nhóm (1) gồm mẫu phân vịt con, vịt con và trứng sát lò ấp và nhóm
(2) gồm phân vịt đẻ và phân vịt hậu bị. Tỷ lệ nhiễm (%) Salmonella các lọai mẫu trong cùng
nhóm là tương đương (P=0,006); tuy nhiên, giữa 2 nhóm thì khác nhau (P=0,006).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Xuân Hạnh và cs (1999), cho rằng, Salmonella
tìm thấy ở trứng chết phôi là cao nhất, sau đến ở phân vịt con, rồi đến ở phân vịt đẻ. So sánh
tỷ lệ nhiễm Salmonella, có thể nhận xét, vịt con nhiễm Salmonella cao hơn so với vịt đẻ và vịt
hậu bị. Vì vậy, cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh thương hàn ở vịt, nhất là vịt con
Tỷ lệ nhiễm theo mùa vụ (Ảnh hưởng yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt)
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm Salmonella theo mùa trong năm
Lọai mẫu
Mùa
n
(+)
Mean
(%)
Mean
(Arcsine)
SD
(Arcsine)
Phân vịt đẻ
Khô 49 1 2,04
Phân vịt đẻ
Mưa 80 5 6,25
Phân vịt hậu bị
Khô 57 3 5,26
Phân vịt hậu bị
Mưa 56 1 1,78
Phân v ịt con
Khô 54 9 16,67
Phân v ịt con
Mưa 56 3 5,36
Trứng sát lò ấp
Khô 57 14 24,56
Trứng sát lò ấp
Mưa 48 3 6,25
Vịt con
Khô 22 4 18,18
Vịt con
Mưa 19 1 5,26
Chung Khô 228 9 3,95
(a)
1,35 0,028
Chung Mưa 270 35 12,96
(b)
1,11 0,028
Các gíá trị có cùng chữ cái thì không khác nhau (P<0,0001)
Tỷ lệ nhiễm Salmonella mùa khô và mùa mưa khác nhau một cách rõ rệt (P<0,0001), cụ thể
như Bảng 4.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
6
Qua Bảng 4 ta thấy, mùa mưa (mưa nhiều, nền chuồng ẩm ướt) làm tỷ lệ nhiễm Salmonella ở
vịt (12,96%) cao hơn (P<0,0001) so với mùa khô (3,95%). Vì vậy, cần tăng cường các biện
pháp phòng bệnh thương hàn vịt về mùa mưa.
Ảnh hưởng của quy trình sát trùng đến tỷ lệ nhiễm Salmonella ở trại vịt
Điều này đã ảnh hưởng đến mức độ nhiễm khuẩn Salmonella ở vịt. Tỷ lệ nhiễm (%) giữa 2
chế độ vệ sinh thú y là khác biệt rõ rệt (P<0,0001) như Bảng 5.
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm Salmonella chịu ảnh hưởng của điều kiện vệ sinh thú y
Điều kiện vệ sinh thú y n (+) Mean
(%)
Mean
(Arcsine)
SD
(Arcsine)
Quy trình cũ (sát trùng 2 lần/tuần) 185 5 2,70
(a)
1,37 0,029
Quy trình mới (phun thuốc
1 lần/tháng)
313 39 12,46
(b)
1,09 0,027
Các gíá trị có cùng chữ cái thì không khác nhau (P<0,001)
Như vậy, việc chuyển nuôi vịt ở trại mới xây và thực hiện tốt vệ sinh Thú y đã làm giảm đáng
kể (P<0,0001) tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác
vệ sinh, sát trùng tiêu độc việc ngăn ngừa sự nhiễm vi khuẩn nói chung, Salmonella nói riêng.
Thành phần serovar Salmonella tìm thấy trên các mẫu xét nghiệm
Kết quả phân lập và định danh tại Bộ môn Vi trùng, Trung tâm nghiên cứu Thú y, NAVETCO
như sau: trong số 44 mẫu Salmonella phân lập, đã phát hiện được 3 chủng gây bệnh trình bày
ở Bảng 6.
Bảng 6. Các serovar Salmonella tìm thấy trên mẫu xét nghiệm ở vịt
TT Serovar Sal. n Số phát hiện %
1 S. typhimurium 44 16 36,36
2 S. Amsterdam 44 8 18,18
3 S. senftenberg 44 12 27,27
4 S. ssp 44 8 18,18
Kết quả Bảng 6 cho thấy, tần suất phân lập S.typhimurium là cao nhất (36,36%), giảm dần
theo thứ tự S. senftenberg (27,27%), S. Amsterdam (18,18%), còn lại (18,18% S.spp) không
xác định serovar chính xác được.
Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu trước đây của Trần Xuân Hạnh và cs (1999)
ngoài 3 chủng trên đây với tỷ lệ nhiễm cao, các tác giả còn phân lập được một số chủng khác
nữa (S. sandiago; S. bispebjerg; S. posdam; S. Norwich; S. irumu; S. sanuan; S. newland; S.
alford; S. anatum; S. taksony) với tần xuất thấp (0,6-5,7%)
Tsai HJ và Hsaing PH (2001) tìm thấy 10 chủng Salmonella trên vịt là: Potsdam (31.9% of
isolates), S. Dusseldorf (18.7%), S. Indiana (14.3%), S. Typhimurium (7.7%), S. Hadar
(5.5%), S. Newport (4.4%), S. Derby(4.4%), S. Montevideo (2.2%), S. Schwarzengrund
(2.2%), and S. Asinnine (1.1%). Sự khác biệt chủng Salmonella có lẽ do điều kiện địa lý, khí
hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Kết quả kháng sinh đồ
Khảo sát tính nhậy cảm, tính kháng thuốc của các chủng Salmonella phân lập được từ các
mẫu xét nghiệm đối với 10 kháng sinh tương đối phổ biến hiện nay. Kết quả ở Bảng 7.\
NGUYỄN NGỌC HUÂN –Sự luu hành Salmonella
7
Như vậy, phần lớn kháng sinh lựa chọn làm kháng sinh đồ (là những kháng sinh thông dụng
hiện nay) vẫn còn có hiệu quả đối với Salmonella: cao nhất là Amoxilline và Norfloxacine
(100% trường hợp), giảm dần theo thứ tự từ Bactrim, Gentamycine, Ampicilline, Neomycine,
Kanamycine, Colistine, Tetracycline, Streptomycine.
Bảng 7. Kết qủa kiểm tra kháng sinh đồ đối với Salmonella
Kết quả (%) n =17 TT Kháng sinh
Nhậy cảm Trung bình Kháng thuốc
1 Ampicilline 88,23 5,88 5,88
2 Amoxilline 100,0 - -
3 Streptomycine 47,06 35,29 17,65
4 Kanamycine 70,59 17,65 11,76
5 Neomycine 82,35 11,76 5,88
6 Gentamycine 88,23 5,88 5,88
7 Tetracycline 47,06 35,29 17,65
8 Colistine 64,71 23,53 11,76
9 Bactrim 94,12 5,88 -
10 Norfloxacine 100 - -
Ở đây, Tetracycline và Streptomycine là thuốc phòng trị khá thông dụng từ trước (từ thập niên
60-70 thế kỷ trước) cho đến nay, vì thế hiệu quả thấp. Khảo sát sự kháng thuốc cho kết quả
đáng lo ngại: ngoại trừ Amoxilline và Norfloxacine là những thuốc mới sử dụng gần đây, còn
lại các kháng sinh thử nghiệm (Bảng 7) đều bị Salmonella đề kháng ở mức độ khác nhau (từ
5,88 - 17,65% trường hợp).
Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Tsai và cs (2001) thấy rằng, cũng có sự kháng thuốc ở
các chủng Salmonella tại Đài Loan: Vi khuẩn này đều đã đề kháng với amoxicillin,
florfenicol, flumequine, josamicin/trimethoprim, nalidixic acid, nitrofurantoin, norfloxacin,
ofloxacin, polymyxin B, sulfamethoxazole/trimethoprim and tetracycline cũng được tìm thấy
trong campylobacter isolates.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI
Kết luận
Tỷ lệ nhiễm bình quân chung Salmonella trong mẫu xét nghiệm ở vịt CV- Super M nuôi nhốt
trong điều kiện trại giống là 8,88% (dao động từ 3,54 đến 16,19%); Tỷ lệ nhiễm Salmonella
khác nhau ở các loại mẫu xét nghiệm: cao nhất là ở trứng sát 16,19%, giảm dần theo thứ tự ở:
vịt con, phân vịt con, phân vịt đẻ, phân vịt hậu bị với tỷ lệ nhiễm (%) tương ứng là 12,19;
10,91; 4,65; 3,54.
Nếu so sánh tỷ lệ này ở mẫu phân vịt thì tăng dần từ vịt hậu bị, vịt đẻ, vịt con; Tỷ lệ nhiễm
Salmonella ở vịt CV- Super M có sự khác biệt giữa 2 mùa: mùa mưa tỷ lệ nhiễm (12,96%)
cao hơn mùa khô (3,95%).
Quy trình sát trùng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nhiễm Salmonella: sát trùng tiêu độc 2
lần/tuần và điều kiện vệ sinh thú y tốt, tỷ lệ nhiễm (2,70%) thấp hơn so với sát trùng tiêu độc
1 lần/tháng(12,46%). Phát hiện 3 chủng Serovar Salmoella là S. Typhimurium, Senftenberg,
S. Amsterdam với tần suất (%) tương ứng là: 36,36 ; 27,27 và 18,18%.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008
8
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy, dùng Amoxilline và Norfloxacine có hiệu quả cao (100%)
đối với các chủng Salmonella.
Đề nghị
Tăng cường hơn các biện pháp vệ sinh thú y, đặc biệt chế độ sát trùng tiêu độc 2lần/tuần,
chăm sóc nuôi dưỡng ở vịt, trước hết tập trung chú ý ở vịt con là đối tượng mẫn cảm với
Salmonella, mục đích phòng bệnh là chính, hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh phòng trị
bệnh. Không sử dụng các kháng sinh đã bị Salmonella đề kháng. Tiếp tục nghiên cứu đặc tính
sinh học các chủng Salmonella, nhất là đặc tính gây bệnh ở vịt, nghiên cứu hiệu lực các thuốc
sát trùng cũng như thay đổi thuốc sát trùng để xây dựng quy trình Thú y phòng bệnh hiệu quả
ở vịt CV- Super M.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Barrow PA, Lovell MA, Murphy CK, Page K. (1999) Salmonella infection in a commercial line of ducks;
experimental studies on virulence, intestinal colonization and immune protection. (Tài liệu Internet)
Liu, F. (1985) Some aspects of duck disease research in Mainland China. In: Duck production (Science and
world practice), ed.: Farrell, J.D. and Stapleton, P., Printed and Pub. By The Uni. Of New England,
Armidale, pp. 135-145.
Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thị Hạnh (2005). Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá và
yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella spp. phân lập từ bê, nghé tiêu chảy tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc. Khoa học kỹ thuật Thú Y, 2005, 01, Tr. 33-40.
Phùng Quốc Chướng (2005). Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với một số thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella phân lập được từ vật nuôi tại Đăk Lăk. Khoa học kỹ thuật Thú Y, 2005, 01, Tr. 47-53
Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (1999). Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella trên vịt ở
TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.
Trần Linh Thước, (2005). Nghiên cứu các vấn đề sinh học bằng kỹ thuật sinh học hiện đại. Tuyển tập các báo
cáo nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên. Trường Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
Tsai HJ, Hsiang PH. (2005). The prevalence and antimicrobial susceptibilities of Salmonella and Campylobacter
in ducks in Taiwan. Graduate Institute of Veterinary Medicine, National Taiwan University. Taipei,
Taiwan. (tài liệu Internet)
UK. Govement (2003). Salmonella in livestock production in Great Britain.
http: www.defra.gov.uk/corporate/vla/science.
*Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Nga, TS. Bạch Mạnh Điều