Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Cải Cách Hành Chính Tại Ủy Ban Nhân Dân Phường Thuộc Thành Phố Hà Nội (Qua Thực Tiễn Tại Ubnd Phường Thổ Quan - Quận Đống Đa- Thành Phố Hà Nội - Luận Văn Ths. Luật 6832572.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.87 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH NGUYÊN MẠNH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (QUA THỰC TIỄN
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỔ QUAN QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH NGUYÊN MẠNH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI (QUA THỰC TIỄN
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THỔ QUAN QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số

: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái

HÀ NỘI - 2013

2


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng

1.1.

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

8

Cơ sở khách quan dẫn tới phải cải cách hành chính

8

1.1.1. Thực trạng nền hành chính nhà nước


8

1.1.2. Khủng hoảng kinh tế

10

1.1.3. Đòi hỏi của người dân trong xã hội dân chủ

10

1.1.4. Do sự phát triển của khoa học cơng nghệ

11

1.1.5. Xu hướng tồn cầu hóa

12

1.2.

13

Mục tiêu của cải cách hành chính

1.2.1. Mục tiêu chung

13

1.2.2. Các mục tiêu cụ thể


14

1.3.

Các nội dung của cải cách hành chính

15

1.3.1. Cải cách thể chế hành chính nhà nước

15

1.3.2. Cải cách thủ tục hành chính

15

1.3.3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

16

1.3.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức

18

1.3.5. Cải cách tài chính cơng

19


3


1.3.6. Hiện đại hóa hành chính

19

1.3.7. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân
dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội
vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước

20

1.4.

21

Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường

1.4.1. Vị trí của Ủy ban nhân dân phường

21

1.4.2. Ý nghĩa của cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường

23

1.4.3. Nội dung cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường

25


Chương 2:

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN

31

NHÂN DÂN PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.

Tổng quan về thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân phường
thuộc thành phố Hà Nội

31

2.1.1. Thành phố Hà Nội

31

2.1.2. Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố Hà Nội

32

2.2.

40

Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân phường


2.2.1. Một số kết quả cải cách hành chính nói chung tại Ủy ban nhân
dân phường

40

2.2.2. Cải cách hành chính tại phường Thổ Quan

45

Chương 3:

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH

56

HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.

Định hướng, quan điểm chung về cải cách hành chính

56

3.1.1. Định hướng của Đảng về cải cách hành chính

56

3.2.


59

Các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại Ủy
ban nhân dân phường

3.2.1. Về cải cách thể chế

59

3.2.2. Cải cách tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân phường theo
chế độ thủ trưởng hành chính

65

3.2.3. Cải cách nguồn nhân lực

68
76

KẾT LUẬN

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

79



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCHC

: Cải cách hành chính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QLNN

: Quản lý nhà nước

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Các lĩnh vực cần phải thực hiện TTHC ở cấp xã, phường
trên địa bàn thành phố Hà Nội

26

2.1

Trình độ văn hóa

43

2.2

Trình độ chun mơn nghiệp vụ

43

2.3

Trình độ lý luận chính trị

43


2.4

Trình độ quản lý hành chính nhà nước

43

2.5

Trình độ tin học

44

2.6

Trình độ cán bộ phường Thổ Quan

46

7


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ máy hành chính nhà nước trực tiếp thực thi quyền hành pháp, tổ
chức và điều hành mọi hoạt động trong đời sống xã hội theo pháp luật. Đó là
bộ phận năng động nhất và thực hiện trực tiếp nhất chức năng quản lý nhà
nước (QLNN). Do đó, cải cách hành chính (CCHC) được coi là nội dung
trọng tâm trong cải cách bộ máy nhà nước của hầu hết các nước trên thế giới.
Trong quá trình phát triển của đất nước, cùng với việc thực hiện thắng lợi các

mục tiêu về kinh tế - xã hội thì cơng tác CCHC ln được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm và được Đảng và Nhà nước ta coi như một giải pháp tiên quyết để
thực hiện thắng lợi những mục tiêu về kinh tế - xã hội. Ở nước ta, từ sau Đại
hội Đảng lần thứ VI(1986), đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác
định phải cải cách bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản lý. Tại Báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng (1986) xác định cần thực hiện cải cách về tổ chức bộ
máy của các cơ quan nhà nước theo phương hướng: "Bảo đảm hiệu lực quản
lý tập trung thống nhất của trung ương trong những vấn đề có tầm quan trọng
đối với cả nước; đồng thời bảo đảm quyền chủ động của các cấp địa phương
trong việc quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn lãnh thổ" [714, tr. 12]. Từ đó,
tiến trình CCHC nhà nước được cụ thể hóa trong nhiều văn bản tiếp theo của
Đảng và Nhà nước.
Trên mỗi bước phát triển của đất nước, chúng ta đều nhận thấy được
tầm quan trọng của CCHC và ý nghĩa của quá trình cải cách trong thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội. Từ Nghị quyết số 38/CP ngày 04/05/1994 về cải cách
một bước thủ tục hành chính (TTHC) đã chỉ ra mục tiêu đó là hướng đến việc
giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng
doanh nghiệp. Đến Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 -

8

Formatted: Vietnamese (Vietnam)


2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001
của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định phải đẩy mạnh cải cách với mục tiêu
cơ bản là:
Bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng
trong khi giải quyết cơng việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục

rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn
cho dân. Mở rộng cải cách trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời
những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát, kiểm định, giám định [ 4].

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng là lúc mở ra những cơ hội và thách
thức không nhỏ cho nền hành chính nước nhà. Vì thế, u cầu về cải cách
càng trở nên bức thiết hơn lúc nào hết nhằm theo kịp sự phát triển của thế
giới. Bởi thế, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X ngày 01/08/2007 về tiếp tục
đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước
đã khẳng định một lần nữa:
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Phải tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem
đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi
hoạt động của người dân và doanh nghiệp, phải tiến hành rà sốt
các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục,
những quy định sai trái, không phù hợp và nguyên nhân cụ thể để
Formatted: Vietnamese (Vietnam)

kiên quyết sửa đổi [ 18].

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Cải cách TTHC lúc này đã được xác định là khâu đột phá để tạo ra một
sự thay đổi lớn trong hoạt động QLNN, điều này đã cho thấy được quyết tâm lớn
phải cải cách TTHC của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, cùng với việc thực hiện

Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, việc cải cách
TTHC đã gắn với cơ chế "một cửa" trên phạm vi tồn quốc, ngày 10-1-2007,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án

9


đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực QLNN giai đoạn 2007 - 2010 (gọi tắt là
Đề án 30), nhằm vừa tuân thủ cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại
Thế giới mà vừa để xây dựng một nền hành chính dân chủ, chun nghiệp,
hiệu quả, có hiệu suất cao, góp phần phịng chống tham nhũng, lãng phí và
đem lại cho nhân dân một sự phục vụ tốt hơn.
Trong bộ máy nhà nước chính quyền cơ sở là cầu nối giữa Nhà nước,
các tổ chức và cá nhân tại cơ sở, đại diện cho Nhà nước, nhân danh Nhà nước
để thực thi quyền lực nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện những chủ
trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở. Chính quyền
cấp xã hiện nay về cơ bản đã thể hiện được vai trị của mình tại cấp cơ sở, tuy
nhiên vẫn cịn nhiều bất cập về năng lực, trình độ, thái độ trong mối quan hệ với
các tổ chức, công dân làm giảm niềm tin của cơng dân vào chính quyền. Để thực
hiện tốt chức năng của chính quyền, hiện đang có những cải cách căn bản về
tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, đặc biệt là Nghị quyết số 17-NQ/TW
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày l tháng 8
năm 2007 về ''Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý bộ máy nhà nước''. Các địa phương đang tiếp tục triển khai thực hiện đề án
thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận và phường. Trong đó,
cơ sở thực hiện thí điểm căn cứ vào sự khác biệt giữa quản lý tại địa bàn nông
thôn và đô thị. Những cải cách về tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nói
chung và chính quyền địa phương cơ sở nói riêng đã bước đầu mang lại hiệu
quả thiết thực.

Hà Nội là thủ đơ của cả nước, trung tâm văn hóa - chính trị - xã hội
nên quản lý tại cấp cơ sở tại đây mang những nét đặc thù của quản lý đô thị.
Trong bối cảnh CCHC hiện nay, cải cách tại cấp cơ sở là khâu then chốt quyết
định tới hiệu quả của tồn bộ hệ thống bởi nó liên qua trực tiếp tới đời sống
của nhân dân. Mặt khác, mọi cải cách có thành cơng hay khơng đều phải được
bắt đầu từ cơ sở trên quan điểm công dân là "khách hàng" của nền hành chính

10


nhà nước. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quá trình CCHC nói chung và cải
cách tại cấp cơ sở nói riêng tại địa bàn thủ đơ nhằm phục vụ nhân dân ngày
một tốt hơn, tác giả lựa chọn đề tài: "Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân
dân phường thuộc thành phố Hà Nội (Qua thực tiễn tại Ủy ban nhân dân
phường Thổ Quan - quận Đống Đa - thành phố Hà Nội)" làm luận văn thạc
sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cải cách hành chính, nhất là về chính quyền địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng xu thế hội nhập là vấn đề được Đảng và
Nhà nước ta rất quan tâm. Đã có một số cơng trình nghiên cứu đề cập tới nội
dung này như sau:
- Tô Tử Hạ: "Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng
chức hiện nay", Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Cuốn sách giới thiệu
kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của các nước trên thế giới và q
trình hình thành, phát triển đội ngũ cơng chức nước ta từ sau cách mạng tháng
Tám. Nội dung cuốn sách giới thiệu và phân tích các hoạt động trong tổng thể
cơng tác quản lý cơng chức nói chung.
- Phạm Hồng Thái: "Công vụ, công chức nhà nước", Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2004. Cuốn sách tập trung giới thiệu những vấn đề lý luận về công vụ,
công chức trên cơ sở phân tích pháp luật thực định của Nhà nước ta từ năm

1945 đến nay và chỉ ra xu hướng điều chỉnh của pháp luật về công vụ, công
chức qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó có đi vào làm rõ và phân tích, đánh giá
các quy định pháp luật về công vụ, công chức ở nước ta, bao gồm các nội
dung tuyển dụng, tập sự, sử dụng và quản lý, quyền và nghĩa vụ, điều động,
kiêm nhiệm, thăng giáng chức, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, chế
độ hưu trí và chế độ thơi việc.
- Viện Nhà nước và pháp luật: "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà

11


Nội, 2002. Đây là cơng trình thể hiện sự nghiên cứu sâu sắc của tập thể các
nhà khoa học đầu ngành về chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay.
- Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức: "Cải cách chính
quyền địa phương, lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998,
đã nêu ra những cách thức CCHC chính quyền địa phương ở nước ta, trong đó
có chính quyền phường về tổ chức bộ máy, thể chế, tài chính, ngân sách, cán
bộ… Tuy nhiên, nội dung có liên quan đến chính quyền phường cịn ít, chưa
đề cập sâu đến những nội dung dành cho chính quyền phường ở đơ thị.
- Bùi Xn Đức: "Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai
đoạn hiện nay", Nxb Tư pháp, 2004. Tác giả đề cập đến đổi mới cấp hành
chính bên dưới cấp thành phố và mơ hình được tổ chức linh hoạt, khơng nhất
thiết cấp nào cũng như nhau, có thể có một hoặc hai cấp dưới cấp thành phố, có
thể là quận hoặc có thể là phường, nhưng bộ máy hành chính phải gọn nhẹ. Tác
giả đã khẳng định cấp chính quyền ở đơ thị không nhất thiết phải là ba cấp như
hiện nay. Tác giả đã thể hiện tư duy khoa học, cũng như quan điểm, nhận thức
phù hợp với thực tiễn hiện nay đòi hỏi bộ máy nhà nước cần phải đổi mới cơ
quan quyền lực, cũng như Ủy ban nhân dân (UBND) ở địa phương.
- Nguyễn Ký, Nguyễn Hữu Đức, Đinh Xuân Hà: "Đổi mới nội dung

hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Chính trị quốc gia, 2006 đã đề cập tới mối
quan hệ giữa điền kiện kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính với chính quyền
ở các cấp địa phương. Trong đó, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị về các
mô hình chính quyền địa phương trước sự tác động của điều kiện xã hội biến
đổi không ngừng và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Đề tài khoa học cấp Bộ "Đổi mới tổ chức chính quyền đơ thị" do TS
Dương Quang Tung làm chủ nhiệm đề cập tới sự trùng lắp trong tổ chức
chính quyền ở địa bàn đơ thị và nơng thôn để đề xuất cải tiến cơ cấu tổ chức
bộ máy ở mỗi cấp chính quyền.

12


- Một số tài liệu dịch như: "Nhà nước trong một thế giới đang chuyển
đổi: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997" của Ngân hàng thế giới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; "Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành
chính cơng trong một thế giới cạnh tranh" của S. Chiavo-Campo và P.S.A.
Sundaram, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,… đều đề cập tới các xu hướng cải
cách trong hoạt động của chính phủ các nước trên thế giới.
Các cơng trình khoa học nói trên đã đề cập tới CCHC dưới nhiều góc
độ. Tuy nhiên, các cơng trình này hầu hết đều tiếp cận nghiên cứu nhằm
hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện chế độ cơng vụ nói chung chứ chưa đề
cập cụ thể nội dung CCHC tại cấp cơ sở, đặc biệt là tại UBND phường. Vì
vậy, nghiên cứu những cơ sở và điều kiện cần thiết để CCHC, nâng cao hiệu
quả hoạt động của chính quyền phường là rất cần thiết hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của CCHC tạo tiền đề đổi mới, nâng cao
hiệu quả cải cách ở nước ta.
- Đánh giá thực trạng CCHC ở phường thuộc thành phố Hà Nội hiện

nay từ đó nêu lên những hạn chế, yếu kém và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả CCHC tại
UBND phường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác CCHC
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác CCHC
tại UBND phường thuộc thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lênin, các phương pháp: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh...

13


6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng CCHC tại UBND phường, tạo cơ sở
để đề xuất đổi mới hoạt động này tại thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả CCHC tại UBND
phường thuộc thành phố Hà Nội.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, trong quá trình CCHC tại Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở cải cách hành chính.
Chương 2: Thực trạng cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân
phường thuộc thành phố Hà Nội.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách hành chính tại

Ủy ban nhân dân phường thuộc thành phố Hà Nội.

14


Chương 1
CƠ SỞ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1.1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN DẪN TỚI PHẢI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Bộ máy hành chính nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền hành
pháp, tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong đời sống xã hội theo pháp
luật. Đó là bộ phận năng động nhất và thực hiện trực tiếp nhất chức năng
QLNN. Do đó, CCHC được coi là nội dung trọng tâm trong cải cách bộ máy
nhà nước. CCHC xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau.
1.1.1. Thực trạng nền hành chính nhà nước
Nền hành chính nhà nước là một cơ cấu phức tạp, bao gồm các yếu
tố: thể chế pháp lý, tổ chức, nhân sự và tài chính cơng. Nó là chiếc cầu nối
quan trọng giữa Đảng cầm quyền, Nhà nước với nhân dân, trực tiếp thực
hiện chức năng quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước, thường xuyên
tiếp xúc với dân, giải quyết các yêu cầu của dân. Đồng thời, nền hành chính
nhà nước là nơi biểu hiện trực tiếp nhất, rõ nhất, tập trung nhất những ưu
việt của chế độ, cũng như những nhược điểm, khuyết điểm của bộ máy nhà
nước. Hiện nay, Chính phủ các nước phải tiến hành cải cách là do nền hành
chính đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành cũng như
phục vụ xã hội. Vì vậy, các Chính phủ phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để
khắc phục những hạn chế đó nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
hành chính nhà nước.
Ở nước ta, nền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế

quản lý tập trung, bao cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý
mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực hiệu
quả QLNN chưa cao. Điều đó thể hiện ở một số điểm sau đây:

15


Chức năng, nhiệm vụ QLNN của bộ máy hành chính trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ ràng
và phù hợp. Sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật
rành mạch;
Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chống chéo và thiếu
thống nhất. TTHC trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, trật tự kỷ cương
chưa nghiêm;
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, phương thức quản lý
vừa tập trung quan liêu vừa phân tán, chưa thơng suốt, chưa có những cơ chế
chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ cơng;
Đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh
thần trách nhiệm, năng lực chun mơn, kỹ năng hành chính. Phong cách làm
việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân cịn tồn tại
trong một bộ phận cán bộ, cơng chức;
Bộ máy hành chính tại các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó
với nhân, khơng nắm chắc được các vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng bị
động khi xử lý các tình huống phức tạp [6, tr. 1-2].
Từ thực trạng nêu trên, công cuộc đổi mới ở nước ta đang đòi hỏi phải
củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đặt ra yêu cầu đổi mới
đối với nền hành chính nhà nước. Nhân dân đòi hỏi và mong muốn được thực
hiện quyền làm chủ một cách hợp pháp và đầy đủ, được làm ăn, sinh sống
trong một môi trường an ninh, trật tự, dân chủ, không bị phiền hà, sách nhiễu.

Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
trong thời kỳ mới đòi hỏi Nhà nước mà trực tiếp là nền hành chính phải hoàn
thiện thể chế và nâng cao hiệu lực pháp lý theo cơ chế mới để đảm bảo cho
đất nước phất triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự
mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương, đa dạng địi hỏi thể chế hành chính và

16


đội ngũ cán bộ, cơng chức phải thích ứng với pháp luật và trình độ quốc tế,
bảo vệ lợi ích quốc gia.
1.1.2. Khủng hoảng kinh tế
Suy thoái kinh tế và việc mở rộng sự tham gia của Nhà nước trong
cung cấp các dịch vụ công và đảm bảo phúc lợi xã hội ở các nước phát triển
thời kỳ cuối những năm 70 đã đẩy hầu hết các nước phát triển vào cuộc khủng
hoảng tài chính cơng. Từ những năm 1980, yêu cầu tái thiết nền kinh tế và
tăng cường vai trò định hướng của Nhà nước đối với sự phát triển địi hỏi
chính phủ các nước phải khơng ngừng mở rộng chức năng của mình dẫn đến
bộ máy phình to và áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Sự thâm hụt ngân
sách đặt các quốc gia trước hai lựa chọn là giảm bớt số lượng dịch vụ công
cần cung cấp hoặc tăng thuế. Mặc dù suy giảm kinh tế nhưng chi tiêu công ở
nhiều nước vẫn tiếp tục tăng dẫn tới mất cân đối cung - cầu dẫn tới suy thoái
kinh tế kèm theo giảm hiệu quả kinh tế và hiệu quả hoạt động của cả bộ máy.
Điều đó cho thấy một Nhà nước lớn về quy mô không hẳn đã đồng nghĩa với
một nhà nước hoạt động hiệu quả và một nhà nước hiệu quả phải là một nhà
nước làm nhiều hơn với chi phí ít hơn. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng trở
thành động lực thúc đẩy cải cách ở nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.3. Đòi hỏi của người dân trong xã hội dân chủ
Trong mơi trường xã hội dân chủ, người dân địi hỏi và mong muốn
được thực hiện quyền làm chủ hợp pháp một cách đầy đủ, được yên ổn sinh

sống, làm ăn trong môi trường an ninh, trật tự và dân chủ, khơng bị phiền hà,
sách nhiễu. Hành chính nhà nước phải phát huy dân chủ cơ sở, thu hút sự
tham gia của người dân vào quản lí nhà nước và phải cơng khai, minh bạch
trong các hoạt động của mình. Khi xã hội càng phát triển, trình độ dân trí
ngày càng cao và những đòi hỏi mở rộng dân chủ ngày càng cấp bách, việc
xây dựng một nền hành chính có hiệu lực, hiệu quả, coi cơng dân là khách
hàng, coi phục vụ cơng dân và xã hội là địi hỏi tất yếu và là mục tiêu chung
của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

17


Trong tiến trình CCHC nhà nước, vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến là mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được xác lập trên
nguyên tắc nào và nhà nước làm gì để đáp ứng nhu cầu của công dân. Một số
nước đã và đang áp dụng các nguyên tắc lấy công dân làm trung tâm của mọi
hoạt động và việc đáp ứng đòi hỏi của công dân là mục tiêu quan trọng trong
mọi chiến lược cải cách. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ một nền hành chính
"cai trị" sang nền hành chính "phục vụ dân" là một q trình khó khăn mà
trước hết cần thay đổi tư duy về vai trò của nhân dân. Tăng cường sự tham gia
của nhân dân vào QLNN, tạo ra hệ thống quản lý mở, tạo cơ hội để nhân dân
có thể bày tỏ quan điểm của mình để hồn thiện các chính sách, quyết định
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hành chính cơng.
1.1.4. Do sự phát triển của khoa học công nghệ
Những thành tựu của khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học…) đã tác động mạnh mẽ đến quá trình quản lý. Hiện đại
hóa nền hành chính trên thế giới đang được thực hiện bằng việc trang bị các
thiết bị kỹ thuật hiện đại như: máy tính, máy Fax, điện thoại vào các hoạt động
hành chính, nhất là hoạt động hành chính - văn phịng và thơng tin điều hành
nhằm đảm bảo thu thập, xử lý và truyền thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác

và thuận lợi. Ngồi ra, nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới việc xây dựng
chính phủ điện tử (E-Government) hoặc chính phủ kỹ thuật số (D-Government).
Thơng qua Chính phủ điện tử sẽ cung cấp các loại thơng tin của chính phủ
cho cơng dân, các doanh nghiệp ngay tại cổng Internet; Thực hiện trao đổi
thông tin giữa chính phủ và cơng dân, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức khác
thơng qua mạng dưới hình thức: thư điện tử (e.mail); hội nghị trực tuyến
(video-conference); đường dây nóng qua Internet; Cung cấp các loại dịch vụ
(dịch vụ hành chính/ pháp lý) cho công dân, doanh nghiệp qua mạng Internet:
đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép lái xe; đăng ký, kê khai, nộp thuế; trả
thanh toán các dịch vụ khác; đơn đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn... Điều

18


đó địi hỏi Nhà nước buộc phải cải cách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy,
đổi mới phương pháp quản lí để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới.
1.1.5. Xu hướng tồn cầu hóa
Vào những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX làn sóng tồn cầu hóa
bắt đầu xuất hiện. Tồn cầu hóa là một xu thế khách quan của quá trình phát
triển lực lượng sản xuất và tạo ra những bước tiến nhảy vọt dưới sự tác động
của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Điều này thúc đẩy phân công
lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc
tế, đầu tư và tích tụ tập trung tư bản trên phạm vi tồn cầu dẫn tới hình thành
nền kinh tế thế giới nhất thể hóa, tồn cầu hóa hiện nay. Tồn cầu hóa tạo ra
những quan hệ gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong các lĩnh vực hoạt động của
nền kinh tế, đem lại những thuận lợi trong thương mại, dịch vụ, đầu tư,
chuyển giao công nghệ, giao lưu kinh tế, hỗ trợ cho các quốc gia trong việc
tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội to lớn
cho các quốc gia đang phát triển trong việc rút ngắn khoảng cách về kinh tế
nhưng cũng sẽ xuất hiện các vấn đề xã hội chênh lệch giàu nghèo giữa các

quốc gia, mơi trường bị hủy hoại, bất bình đẳng xã hội gia tăng... Tồn cầu
hóa tác động đến tồn bộ nền kinh tế và QLNN của tất cả các quốc gia dẫn tới
các thể chế toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực dần dần được hình thành, làm cơ
sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các tổ chức toàn cầu và mối quan hệ
kinh tế xã hội tồn cầu.
Như vậy, có thể thấy xu hướng tồn cầu hóa nói trên tác động đến mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội buộc các Nhà nước phải hướng hoạt động của
mình vào việc hội nhập với các tổ chức kinh tế trong khu vực và toàn cầu, tận
dụng triệt để những lợi thế mà mình có để biến tiềm năng thành hiện thực, đối
phó với những thách thức của q trình tồn cầu hóa như sự cạnh tranh tồn
cầu do ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào thị trường chung, các quốc
gia phải nỗ lực vươn lên để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có lợi thế cạnh

19


tranh, giành lấy chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế hay đối phó với
những nguy cơ tụt hậu bằng việc các Nhà nước phải thích ứng nhanh với các
xu thế phát triển.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa đó, Việt nam đang trong thời kỳ chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều điều
kiện chưa đáp ứng được như trình độ phát triển nền kinh tế thị trường, hệ
thống pháp luật và thủ tục, cơ sở hạ tầng… chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Bởi vậy, Việt Nam cần nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi nền kinh
tế, mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương và đa dạng hóa. Tuy nhiên, tiến
trình này đang gặp khơng ít trở ngại xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống
quản lý hành chính. Do đó, cần tiếp tục CCHC trong đó đặc biệt chú trọng tới
chất lượng thực thi cơng vụ của đội ngũ cơng chức hành chính để thúc đẩy
q trình hội nhập vào tiến trình tồn cầu hóa, khu vực hóa. Việc tìm kiếm
các mơ hình tổ chức nền hành chính nhà nước nhằm đem lại hiệu lực, hiệu

quả cao hơn luôn là mục tiêu ưu tiên của nhiều nhà lãnh đạo nhà nước khi lên
nắm chính quyền. Các Chính phủ ln đưa ra các đề xuất nhằm thay đổi, cải
cách hoạt động quản lý của chính phủ sao cho phù hợp với xu thế vận động,
phát triển của mơi trường trong đó nền hành chính tồn tại.
1.2. MỤC TIÊU CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của CCHC nhà nước gắn chặt với công cuộc đổi mới chung
của đất nước. Công cuộc CCHC ở nước ta có mục tiêu là:
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một
nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện
đại; đội ngũ cán bộ, cơng chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ
thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù
hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

20



×