Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận đề tài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ góc nhìn của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 24 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA CƠ BẢN – BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

--------***--------

TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC

Đề tài:
VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM TỪ GĨC NHÌN
CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

Người thực hiện: Trịnh Thu Phương
Lớp: KTĐN CLC 13.2
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Hùng

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2022

1

Tieu luan


STT

NỘI DUNG

TRANG

1

PHẦN MỞ ĐẦU



3

CHƯƠNG I: QUAN
ĐIỂM CỦA TRIẾT
2

HỌC MÁC-LÊNIN VỀ
CẶP PHẠM TRÙ

6

NGUYÊN NHÂN VÀ
KẾT QUẢ
CHƯƠNG II: THỰC
3

TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CỦA AN

11

TOÀN THỰC PHẨM
CHƯƠNG III: CÁC
4

GIẢI PHÁP CHO VẤN
ĐỀ AN TOÀN THỰC

20


PHẨM
PHẦN KẾT LUẬN
5

23
TÀI LIỆU THAM

6

24

KHẢO

2

Tieu luan


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An tồn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với
thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Ngộ độc thực
phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây nhiều thiệt hại lớn về kinh
tế, đặc biệt là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An tồn thực phẩm không
chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn liên quan chặt chẽ đến năng
suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Thực phẩm
an tồn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con
người. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng
đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Việc sản xuất các sản phẩm kém chất lượng
hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường,… đang gây ảnh hưởng
xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Nếu công tác đảm bảo an tồn thực phẩm khơng
được cải thiện theo hướng tích cực thì hậu quả mà các thế hệ mai sau phải gánh chịu
là hết sức to lớn. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, tác giả đã chọn đề tài:
“Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ góc nhìn của cặp phạm trù ngun nhân, kết
quả”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận
 Mục đích của đề tài

3

Tieu luan


Giúp mọi người biết được về thực trạng, nguyên nhân, thành tựu và các hạn chế của
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ơ nhiễm
hoặc có chất độc. Đồng thời thấy được vấn đề đó qua góc nhìn của cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả trong triết học.
 Nhiệm vụ của đề tài
- Nêu bật cơ sở lý luận mà đề tài đề cập.
- Phân tích thực trạng an toàn thực phẩm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về vệ sinh an tồn thực
phẩm có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận.
 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường nước ở ngoại thành Hà

Nội.
 Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả của triết học Mác - Lênin, tiểu
luận chỉ tập trung làm rõ vấn đề bảo vệ môi trường nước ở ngoại thành Hà Nội hiện
nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận
 Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ
môi trường nước hiện nay. Tiểu luận sẽ kế thừa có chọn lọc các cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố.
 Phương pháp nghiên cứu
4

Tieu luan


Tiểu luận được nghiên cứu trên lập trường duy vật biện chứng và phương pháp biện
chứng duy vật để xem xét những vấn đề đặt ra.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đưa ra các giải pháp về vấn đề an toàn thực phẩm.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA AN TOÀN THỰC PHẨM
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM

5


Tieu luan


CHƯƠNG I
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ

1.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến dung để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa nguyên nhân là
phậm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với kết quả là phạm trù chỉ
những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc
giữa các sự vật gây ra với nhau, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các
sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Triết học Mác - Lênin cũng nhấn mạnh khi xem xét nguyên nhân, chúng ta
cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên
cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.
Nội hàm của khái niệm nguyên nhân vừa trình bày đưa lại cho chúng ta nhận
thức đầu tiên rất quan trọng, đó là sự vật hiện tượng khơng bao giờ là chính bản
thân ngun nhân, chỉ có sự tác động của các sự vật hiện tượng mới là nguyên
nhân.
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó
tồn tại ngồi ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức
được nó hay khơng. Vì mối quan hệ nhân qua là vốn có trong bản thân sự vật nên
khơng thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.
6


Tieu luan


1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối
quan hệ qua lại như sau:
 Nguyên nhân xuất hiện trước và sản sinh ra kết quả
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên ngun nhân ln ln có trước kết
quả, cịn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và bắt
đầu tác động. Tuy nhiên, không phải sự nối tiếp nào về mặt thời gian cũng là biểu
hiện mối liên hệ nhân quả. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Theo quan điểm của Triết học Mác-Lênin, nếu nguyên nhân khác nhau tác
động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy
nhanh sự hình thành kết quả. Nhiều nguyên nhân tác động đồng thời lên sự vật theo
các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.
Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Cùng một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau phụ thuộc vào
mỗi hàn cảnh. Và cùng một kết quả cũng có thể được gây nên từ những nguyên
nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng lúc.
Triết học Mác - Lênin khẳng định kết quả sau khi được sinh ra, tác động trở
lại đối với nguyên nhân. Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện,
kết quả lại có tác động trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra
theo hai hướng hoặc thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân theo hướng tích cực
hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân theo hướng tiêu cực.
Triết học Mác-Lênin nhấn mạnh khi xem xét mối quan hệ giữa nguyên nhân
và kết quả chúng ta cần phải xem xét kỹ nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị

7

Tieu luan



trí cho nhau. Căn cứ vào tính chất, vai trị của nguyên nhân đối với sự hình thành
nên kết quả, nguyên nhân có thể được phân loại thành:
- Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điề u này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mố i quan hệ này là
nguyên nhân, nhưng trong mố i quan hệ khác lại là kế t quả và ngược lại.
Nguyên nhân sinh ra kế t quả, nhưng chiń h nó khi sinh ra kế t quả lại đã là kế t
quả ở một mố i quan hệ nhân - quả trước đó. Ngược lại, kế t quả với tư cách là kế t
quả được sinh ra từ một nguyên nhân nhưng bản thân nó không dừng lại. Nó lại
tiế p tu ̣c tác động, lại gây ra những kế t quả khác. Vì vậy, ch̃i nhân quả không có
bắ t đầu và không có điể m dừng. Ví du ̣ tình trạng thấ t nghiệp gia tăng dẫn tới sự
mâu thuẫn trong xã hội. Những mâu thuẫn trong xã hội làm nảy sinh những tệ nạn
xã hội.

Những tệ nạn xã hội khiế n cho xã hội bi ̣xáo trộn và ảnh hưởng đế n sự

phát triể n của nề n kinh tế .
Bên cạnh đó, nguyên nhân sinh ra kế t quả, nhưng kế t quả lại có khả năng tác
động trở lại đố i với nguyên nhân. Trong mố i quan hệ này, khi kế t quả tác động trở
lại với nguyên nhân thì kế t quả lại có tư cách là nguyên nhân chứ không phải là kế t
quả nữa. Do đó có thể nói có sự hoán đổ i vi tri
̣ ́ giữa nguyên nhân và kế t quả ngay
trong cùng một mố i quan hệ nhân quả.
Vì vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằ ng: “Nguyên nhân và kế t quả là những khái
niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kế t quả khi được áp du ̣ng vào một trường


8

Tieu luan


hợp riêng biệt nhấ t đinh.”
Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng
̣
biệt ấ y trong mố i liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấ y

lại gắ n với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biế n,
trong đó nguyên nhân và kế t quả luôn thay đổ i vi ̣trí cho nhau.
Nguyên nhân sinh ra kế t quả, nhưng kế t quả không hoàn toàn thu ̣ động, nó
vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân. Điề u cần chú ý là tác động này có
thể diễn ra hai hướng, cả tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực. Ví du ̣, trình độ
dân trí thấ p là do nề n kinh tế kém phát triể n gây ra, nế u không được đầu tư cho việc
nâng cao dân trí của nhân dân sẽ gây cản trở đế n sự phát triể n kinh tế xã hội.Ngược
lại, trình độ dân trí cao là kế t quả của sự phát triể n xã hội cả về chính tri,̣ kinh tế ,
văn hóa..., kế t quả là tầng lớp trí thức và đội ngũ lao động với trình độ cao, sẽ đem
lại sự phát triể n tố t hơn cho nề n kinh tế quố c dân.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả,
Triết học Mác- Lênin đã nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ
này để ứng dụng vào thực tiễn và nhận thức, cụ thể như sau:
Mối liên hệ nhân quả có tính kahsch quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng
có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun nhân. Nhưng
khơng phải con người có thể nhận thức ngay được tất cả các nguyên nhân.
Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó.
Muốn tìm ngun nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật,

9

Tieu luan


hiện tương tồn tại trong thế giới vật chất chứ khơng tưởng tượng từ đầu óc con
người, tách rời thế giới hiện thực.
Vì ngun nhân ln xuất hiện trước kết quả nên nếu muốn tìm ra nguyên
của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những mối liên hệ của những sự kiện đã
xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, những ngun nhân đó có
vai trị khác nhau trong việc hình thành nên kết quả. Do vây, trong hoạt động thực
tiễn, chủ thể cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên
nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên
ngoài, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan,… Bên cạnh đó cũng cần
nắm được chiều hướng tác động của các ngun nhân, từ đó có biện pháp thích hợp
tạo điều kiện cho ngun nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự
hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

10

Tieu luan


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1 Khái quát thực trạng đề tài nghiên cứu
a. Thực trạng thực phẩm nước ta hiện nay
Một vấn đề đặt ra từ rất lâu nhưng vẫn chưa có cách giải quyết về vấn đề thị
trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam. Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất

không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Thực phẩm phong
phú, đa dạng có thể là thức ăn, đồ uống bao hàm cả những dạng thuốc bổ sung các
chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề con người đang phải đối mặt hiện
nay là thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh an tồn, khơng đảm bảo về chất lượng, độ
an toàn trong chế biến và sản xuất.
Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao của người dân thì
vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Thực
phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và gây nên các căn bệnh
đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến ung thư. Tình hình ngộ độc thực phẩm của
nước ta ngày càng gia tăng và nguyên ngân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của
con người.
b. Tình hình an tồn thực phẩm ở nước ta hiện nay
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường (tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ
bản trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận). Các loại
thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày
càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất càng ngày
càng trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong
pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò
11

Tieu luan


chả, ô mai… Nhiều loại thịt được bán trên thị trường khơng thơng qua kiểm duyệt
thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và
không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký
với cơ quan quản lý. Trên thực tế, chỉ cần vào Google, đánh từ khóa "thực phẩm
bẩn", có tới hơn 17 triệu kết quả được trả về chỉ trong 0,47 giây.
1


1

Tình hình ngộ độc thực phẩm 11 tháng năm 2019 và năm 2020 ở Việt Nam

12

Tieu luan


Gần đây nhất, có thể kể đến các vụ việc của một siêu thị ở Hà Nội, một trong
các hệ thống siêu thị lớn và đã tồn tại khá lâu ở Việt Nam. Sau sự phản ánh của
người tiêu dùng, phóng viên đã đến trực tiếp các siêu thị đó để tác nghiệp, kết quả
là hầu hết các mặt hàng hoa quả, thực phẩm và một số đồ gia dụng hồn tồn khơng
có tem mác xuất xứ, một số khay thực phẩm cịn khơng có cả hạn sử dụng… Sự
nhập nhằng của các siêu thị làm cho thị trường thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn
ở Việt Nam thực sự gặp nhiều khó khăn khi niềm tin của người tiêu dùng với các
sản phẩm này khơng cịn nhiều.
Ngồi ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định
gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Bên
cạnh đó việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách cũng đã tạo
điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực
phẩm.
Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, các bệnh do thực phẩm
gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà cịn là các bệnh mãn
tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ mơi trường bên ngồi vào thực phẩm,
gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung
thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành

động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên tồn cầu đã xác định được
ngun nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu
chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị
nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử
vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. (Nguồn:
Thực trạng quản lý an toàn thực phẩm: Buồn nhiều hơn vui!)
13

Tieu luan


Có thể thấy thực trạng thực phẩm ở nước ta hiện nay đã tới mức báo động,
đe dọa sức khỏe và cả tính mạng của cộng đồng. Hiện nay người dân vẫn chưa an
tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi, các loại thực phẩm sản xuất, nuôi trồng, chế
biến trong nước và nhập khẩu ngày càng nhiều và đa dạng chủng loại nhưng việc
quản lý nhà nước và tính chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao
nên nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên phổ biến.
c. Nguyên nhân dẫn đến việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta
hiện nay
Đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây thì
việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm là do quá trình trồng trọt, nhiều nơng dân đã sử
dụng q nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nhiều loại hóa chất phun tưới lên rau củ quả,
một lượng hóa chất dư thừa ngấm vào trong đất, ngấm vào nước và phát tán trong
khơng khí gây nên ơ nhiễm mơi trường.
Bên cạnh việc phun hóa chất lên các loại rau của quả thì việc vứt rác thải vô
tội vạ ra khắp nơi cũng là một trong những hành động đầu độc môi trường. Những
loại rác thải như bao bì, vỏ hộp hóa chất bảo quản thực vật, thuốc tăng trưởng hay
những loại thực phẩm vứt ra ngồi mơi trường mà khơng bỏ đúng nơi quy định sẽ
bị phân hủy ngoài tự nhiên, trong quá trình phân hủy sẽ sản sinh ra chất độc, vi
khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Đây là một trong những

nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho cây trồng, vật ni.
Cịn đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì hiện nay có rất
nhiều người sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn
công nghiệp mà trong đó chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, đấy cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

14

Tieu luan


Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm khơng thể khơng kể đến đó
là trong q trình chế biến thực phẩm. Đây là một trong những giai đoạn nếu thực
hiện khơng đúng quy định, khơng có những giải pháp thích hợp thì rất dễ dẫn đến
mất an tồn vệ sinh thực phẩm, khiến cho thực phẩm nhanh ôi thiu và hư hỏng:


Quy trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Quá trình thu hái lương thực,
rau, củ, quả không phù hợp với quy định vệ sinh an tồn thực phẩm.



Sử dụng chất phụ gia khơng đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực
phẩm.



Dụng cụ chứa hoặc lưu trữ thực phẩm như bàn chế biến thực phẩm và đồ
dùng bị ô nhiễm.




Người xử lý thực phẩm không rửa tay trước khi xử lý, đặc biệt là khi chuẩn
bị thức ăn cho trẻ em.



Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm làm chế biến thực phẩm. Các
bệnh truyền nhiễm gây ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy, đau bụng, sốt, ho,
nôn mửa hoặc nhiễm trùng da.



Sử dụng nước bị ô nhiễm để rửa thực phẩm và dụng cụ ăn uống.



Nấu thức ăn chưa nấu chín hoặc chưa nấu chín trước khi ăn.



Q trình chế biến sử dụng cùng một con dao và thớt với các loại thực phẩm
khác nhau. Hoặc đặt thực phẩm sống với thực phẩm nấu chín ở cùng một
nơi, trên cùng một thớt.
Hoặc do quá trình sử dụng và bảo quản thực phẩm khơng đúng như các

trường hợp sau:
• Dùng đồ sành sứ, nhựa tái chế,… bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm.
15


Tieu luan


• Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường, thức ăn không
được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật
khác có hại tiếp xúc gây ơ nhiễm.
• Do thực phẩm bảo quản khơng đủ độ lạnh hoặc khơng đủ độ nóng làm cho vi
khuẩn sinh sơi, phát triển.
• Sử dụng khăn bẩn để lau các đồ dùng ăn uống chẳng hạn như bàn, cốc, thìa,
dĩa, bát, đũa,…
• Các hố chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được
dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản
chống mốc, chất chống oxy hóa,…
• Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức
cho phép.
• Chất độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh,… hoặc
trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy,
gây mất trí nhớ,…
• Chất độc sinh ra trong q trình bảo quản các loại hạt ngơ, đậu tương, lạc,
hat dẻ bị mốc.
Không những thế, môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, mơi trường
có nhiều tác động gây ơ nhiễm sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, khơng khí hay
ơ nhiễm nguồn nước từ đó gây nên việc ơ nhiễm nguồn thực phẩm chăn ni, trồng
trọt. Ngồi việc hóa chất ngấm vào trong nguồn nước thì hóa chất trong quá trình
phun tưới lên rau củ quả sẽ lẫn vào khơng khí, bám vào đồ đạc ít nhiều, lâu dài sẽ
xâm nhập vào trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại Việt Nam, cứ mỗi năm thì có 150 nghìn người mới mắc ung thư do sử
dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc ung thư mỗi ngày và có đến 75 nghìn
16


Tieu luan


người chết do sử dụng và tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Đây là một trong những con
số thống kê tố cáo thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung
thư.

2.2 Những vấn đề đặt ra của vệ sinh an toàn thực phẩm
Hậu quả
Bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bẩn hoặc đồ ăn bị ô nhiễm không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà nó cịn kéo theo những hậu quả nghiêm
trọng gây ra thiệt hại trong các khía cạnh khác của cuộc sống như: chi tiền cho viện
phí, làm tốn thời gian cho bệnh nhân và người thân của người bệnh,…
* Đối với sức khỏe con người
Nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm bị mất vệ sinh thì mang lại hậu quả
khơn lường bởi nó có thể gây ra cho người ăn phải rất nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Nếu mức độ nhiễm độc cao có thể dẫn đến các loại bệnh như ung thư, vô sinh, rối
loạn các chức năng của cơ thể,… Ở cấp độ nhẹ hơn thì có thể là các triệu chứng
như rối loạn hệ tiêu hóa, co giật thần kinh nhẹ, rối loạn cấp tính có thể tự chữa khỏi
hoặc tự khỏi được.
Tiêu thụ thực phẩm bẩn làm gia tăng các bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh
tim. Theo thống kê, số lượng người thừa cân và béo phì tiếp tục tăng do tác động
của chế độ ăn không lành mạnh. Tác hại của thực phẩm ô nhiễm lên sức khỏe con
người được cho là vượt quá tác hại của hút thuốc lá. Đây là một vấn nạn của cả thế
giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Người tiêu dùng nếu ăn thực phẩm nhiễm hóa chất phụ gia trong thời gian
dài sẽ gặp những chứng bệnh nguy hiểm, chất kích thích tăng trọng sẽ tích tụ dần
17


Tieu luan


trong cơ thể. Đó là suy gan, suy thận, thối hóa hệ thần kinh trung ương, sa sút trí
tuệ, bệnh Parkinson, mất ngủ, lo âu, căng thẳng gây suy nhược thần kinh, suy giảm
trí nhớ, thậm chí suy tủy xương dẫn tới thiếu máu, giảm bạch cầu,…
Thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân bệnh nhân là chi phí khám bệnh và
phục hồi sức khỏe. Hoặc chi phí do chăm sóc bệnh nhân, mất thu nhập do vắng mặt
trong cơng việc.
Khơng chỉ có những người tiêu dùng mới chịu tác hại của thực phẩm bẩn mà
ngay cả những người sản xuất thực phẩm bẩn cũng bị chịu ảnh hưởng. Trên thực tế
những người nơng dần sử dụng hóa chất để phun tưới lên các loại rau củ quả,
những hóa chất này sẽ rơi xuống đất và ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của họ.
Với nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc, thói quen sử dụng nước ngầm, nước
giếng để chế biến thức ăn sẽ bị nhiễm độc cao hơn nhiều lần so với người tiêu dùng
sử dụng thực phẩm nhiễm bẩn.
Phụ nữ, nam giới trong độ tuổi sinh sản thường xuyên ăn phải thực phẩm
nhiễm hóa chất độc hại có thể gây tác động tiêu cực đến thế hệ sau. Nguyên nhân là
do tế bào sinh sản của hệ sinh dục là một trong các tế bào dễ bị tổn thương nhất.
Nếu bị tổn thương chắc chắn sẽ gây vô sinh, ức chế hoạt động của buồng trứng và
tinh hồn, tạo ra nhiều trứng non khơng đủ trưởng thành vẫn rụng trứng hoặc tạo ra
các tinh trùng dị dạng khó thụ thai. Nếu thụ thai được thì nguy cơ dị tật bẩm sinh
cao hơn bình thường, thai chậm tăng trưởng, sảy thai, sinh non. Đối với phụ nữ
đang mang thai, tác hại cịn có thể gây ra cho thai nhi như dị tật bẩm sinh, rối loạn
chuyển hóa,…
Trẻ em cũng là đối tượng đặc biệt, cơ thể đang tăng trưởng, nhu cầu hấp thụ
các chất dinh dưỡng rất cao để đáp ứng sự phát triển về thể chất, trí não để trưởng
thành. Việc trẻ ăn thường xuyên thực phẩm bẩn sẽ hạn chế tăng trưởng do nguy cơ
18


Tieu luan


thiếu chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa các hóa chất độc hại, cơ
thể khó đào thải và tích lũy dần trong người, gây suy gan, suy thận, tổn thương hệ
thần kinh,…
* Đối với nền kinh tế, xã hội
Thực phẩm luôn là sản phẩm chiến lược trong phát triển kinh tế của nước ta
và nhiều nước đang phát triển. Ngoài việc mang lại ý nghĩa to lớn trong phát triển
kinh tế, nó cịn có ý nghĩa chính trị và xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, sản xuất và kinh doanh
thực phẩm đóng một vai trị quan trọng trong khu vực kinh tế. Do đó, chất lượng vệ
sinh an tồn thực phẩm là chìa khóa để tiếp thị thành cơng nhất các sản phẩm ra thế
giới bên ngoài cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh. Nâng cao chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín và lợi nhuận lớn trong sản xuất, kinh doanh
thực phẩm.
Do đó, việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm để ngăn ngừa hậu quả của
mất an toàn thực phẩm là rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Và ảnh
hưởng đến việc bảo vệ môi trường sống của các nước phát triển và đang phát triển.

19

Tieu luan


CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
3.1 Về phía người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người trực tiếp sử dụng thực phẩm. Vì vậy, để

khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất thì họ chính là những thành
phần quan trọng để quyết định. Để hạn chế những rũi ro thấp nhất, những loại thịt
cá cần được rửa sạch và kỹ, nấu chín trước khi ăn để giảm khả năng nhiễm độc,
chọn những cơ sở uy tín để mua thịt cá, khi mua nên chọn những loại thịt cá có
nguồn gốc rỏ ràng. Các loại rau củ quả cũng cần được rửa sạch với nước, rửa sạch
tất cả kể cả những loại rau quả được gắn mác là “có thể dùng ngay khơng cần rửa
với nước”. Có thể ngâm với nước rửa rau quả để nhanh chóng trung hịa, loại bỏ
hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn hay ký sinh trùng bám trên rau củ quả.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần quan tâm đến thương hiệu thực phẩm mình
mua là gì, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ ở đâu, chỉ tiêu
dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được ghi trên bao
bì, nhãn hàng của sản phầm, nên chọn những thực phẩm sạch và tránh xa những
thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng trên thị trường.
Trong khâu bảo quản và chế biến thực phẩm cần ăn chín, uống sơi để đảm
bảo đúng nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu như thực phẩm đã bảo quản
quá lâu thì khong nên sử dụng tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm do ôi thiu, hư
hỏng.
Để tránh cho những loại rau củ quả không bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất bảo
vệ thực vật, người nông dân nên hạn chế việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng
hóa chất, sử dụng những biện pháp sinh học, giảm thiểu sử dụng lượng hóa chất ít
nhất có thể trong q trình chăm sóc rau củ quả của mình.
20

Tieu luan


3.2 Về phía nhà sản xuất
Nhà sản xuất đóng một phần quan trọng để có những giải pháp khắc phục vệ
sinh an toàn thực phẩm hiệu quả nhất. Đối với nhà sản xuất cần lưu ý đến những
điểm sau:

• Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ quy
định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được giám sát chặt chẽ của
cơ quan chức năng trong nước.
• Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước
ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, bởi thế đạo
đức trong sản xuất, phương châm vì sự an tồn cho khách hàng sẽ đóng vai
trị chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa. Thực chất, khơng ít các
nhà sản xuất chăm chút quá nhiều tới lợi ích riêng của mình, chẳng cần nghĩ
đến hệ quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra cho cộng đồng.
Nhằm đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm nhà sản xuất cần:
• Tuân thủ một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu
hành sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được
chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
• Khơng được dùng hố chất phụ gia ngồi danh sách cho phép, ngun liệu,
hố chất phụ gia khơng có nguồn gốc rõ ràng trong q trình sản xuất và chế
biến.
• Tn thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được
sản phẩm đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
• Phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nếu thuộc đối
tượng bắt buộc phải có.
3.3 Về phía cơ quan quản lý
21

Tieu luan


Bên cạnh pháp lệnh về thú y, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, luật về
thủy sản, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa và mới đây luật về chất lượng sản
phẩm hàng hóa đã được ban hành, việc quản lý về mặt nhà nước vẫn còn chồng
chéo, khó quy trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý.

Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa vẫn cịn gặp nhiều hạn chế do số phịng thử
nghiệm có trình độ và kinh nghiệm cịn ít và việc mở rộng hoạt động kiểm nghiệm
đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tổ chức, cá nhân trong và
ngồi nước chưa thật phổ biến.
Cơ quan quản lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và xử lý những cơ sở vi phạm cụ thể như sau:
• Cần ban hành luật và các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và
kiểm tra những cơ sở sản xuất trên thị trường. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ,
xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở khơng tn thủ quy định.
• Cần tổ chức những buổi công bố chất lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm
ngặt những buổi công bố này để đạt được chất lượng tốt nhất.
• Đối với những mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, các cơ quan ban ngành cần
kiểm định chất lượng rõ ràng, nghiêm khắc xử phạt những cá nhân lợi dụng
thuốc tăng trưởng, chất kích thích để bơm tẩm vào trong thịt, cá.

22

Tieu luan


KẾT LUẬN
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Kết
quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau.
Trong thời kỳ hiện nay của nước ta, vệ sinh an tồn thực phẩm đóng vai trị
rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Việc bảo đảm vệ sinh
an tồn thực phẩm khơng những cung ứng nguồn dinh dưỡng tốt cho cuộc sống,
làm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà cịn
góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một

đất nước. Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có thể thực hiện tốt
nếu có những biện pháp phù hợp, đồng bộ và quyết tâm thực hiện từ người quản lý,
người sản xuất, chế biến, kinh doanh, đến các hội khoa học kỹ thuật, hội bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Có thể nói, để phát huy vai trị của thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe con
người, đảm bảo sự phát triển giống nịi thì việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm
khơng chỉ riêng trong lĩnh vực quản lý của ngành chức năng, mà đòi hỏi “nhà sản
xuất thực phẩm có lương tâm” và mỗi người tiêu dùng đều “là nhà thông thái”,
nâng cao ý thức và hành động trong việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, để
đảm bảo cho lợi ích, sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Vì vậy, tất cả
mọi người hãy cùng phối hợp hành động để cơng tác bảo đảm vệ sinh an tồn thực
phẩm đi vào thực tiễn, có hiệu quả, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

23

Tieu luan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995
/> /> /> /> /> />
24

Tieu luan




×