1
Phần 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Pháp chế hay chế độ pháp luật là một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó
tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn
trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp
chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng khơng đồng nhất. Pháp
chế thể hiện sự địi hỏi và những yêu cầu đối với các chủ thể pháp luật, phải triệt
để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
Theo Lênin: Pháp chế xã hội chủ nghĩa, theo đó Pháp chế xã hội chủ
nghĩa được hiểu là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội, trong đó
tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và
thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập thể,
của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Như vậy, pháp chế là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật tương đối
hoàn thiện, đảm bảo cho việc thiết lập trật tự xã hội và quản lý nhà nước mà ở
đó địi hỏi các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, các tổ chức tồn
tại trong xã hội và mọi công dân phải thực hiện pháp luật thường xuyên
nghiêm chỉnh và triệt để.
Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội
không thể chỉ bằng đạo đức, tập quán, tổ chức, thuyết phục, tuyên truyền…
mà pháp luật bao giờ cũng được xác định là công cụ cơ bản nhất. Pháp luật là
tổng hợp những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị, có tính bắt buộc chung và được đảm bảo
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Ngay từ khi ra đời, pháp
luật đã trở thành phương tiện đặc biệt quan trọng trong việc quản lý Nhà nước
và xã hội. Bởi vì pháp luật có 3 chức năng cơ bản đó là: chức năng điều
chỉnh; chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục. Việc thực hiện tốt 3 chức
năng của pháp luật nói trên tạo nên trật tự pháp luật, nhưng pháp luật chỉ có
thể phát huy được hiệu lực phải dựa trên cơ sở vững chắc của pháp chế.
2
Để quản lý và điều hành đất nước - xã hội, bảo vệ thành quả cách
mạng, ngay sau khi được thành lập, cùng với việc sắp xếp kiện toàn bộ máy,
Đảng, Nhà nước ta đã khẩn trương soạn thảo, xây dựng, ban hành nhiều văn
bản pháp luật. Từ đó đến nay đã trên 50 năm, cùng với sự lớn mạnh, trưởng
thành và phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật cũng khơng ngừng được
đổi mới và hồn thiện. Hệ thống pháp luật đó thực sự phản ánh ý chí, nguyện
vọng của số đông người bao gồm: Giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân,
tầng lớp trí thức và những người lao động khác, hướng tới bình đẳng, tự do,
dân chủ, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Hệ thống pháp luật được
quan tâm xây dựng tương đối đầy đủ, từng bước được hồn thiện. Cơng tác
đào tạo cán bộ cơng chức có thẩm quyền thực thi pháp luật được chú trọng
bồi dưỡng. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng về vai trò quản lý pháp luật được
thể hiện đến tận cơ sở và ngày càng mang tính đại chúng. Ý thức pháp luật
của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động kiểm tra giám sát và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đang đi vào nề nếp. Pháp luật là nhu cầu
khách quan, là chuẩn mực, thước đo cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
và mọi công dân, “Được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm và chỉ
được làm những gì mà pháp luật cho phép, quy định”, đồng thời pháp luật
cũng tạo điều kiện mọi mặt để nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc
tham gia quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhất
là trong việc Nhà nước có thực quyền trấn áp các thế lực thù địch, bảo vệ an
ninh quốc phòng, quản lý xã hội. Trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế
nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mở đa phương hóa, đa
rạng hóa trong khu vực và thị trường quốc tế. Pháp luật phải tạo ra môi
trường, hành lang pháp lý thuận lợi, điều chỉnh các thành phần kinh tế đúng
định hướng, tạo bước chuyển biến đáng kể nền kinh tế đất nước, ngăn chặn
những khuynh hướng tiêu cực, ổn định chính trị, giữ vững được nền văn hóa
bản sắc dân tộc.
Song quá trình xây dựng đất nước mới ở chặng đường đầu của thời kỳ
đầu. Chúng ta vừa có lại vừa chưa có chủ nghĩa xã hội, nhất là trong cơ chế
3
kinh tế thị trường hàng ngày, hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa Tư bản, phân hóa giàu
nghèo, tiêu cực, tham nhũng, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách cịn nhiều
bất cập, chưa thật đồng bộ và thống nhất, chưa có một mơ hình nào làm tiền
lệ cho việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, cũng chính vì thế mà hệ thơng Pháp
luật của Nhà nước ta cịn bộc lộ những nhược điểm, tồn tại: Hệ thống pháp
luật chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa ổn định, có tình trạng vừa thừa lại
vừa thiếu. Có những văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp, chưa được sửa đổi
hoặc bãi bỏ, có những lĩnh vực kinh tế - xã hội cần phải có pháp luật điều
chỉnh thì lại chưa được xây dựng ban hành kịp thời. Có những văn bản pháp
luật đã được ban hành nhưng lại không phù hợp với trình độ phát triển kinh tế
- xã hội do đó khơng có tính khả thi. Việc ban hành một số văn bản pháp luật
- nhất là các văn bản dưới luật như Thơng tư, Nghị định, quyết định cịn thiếu
tơn trọng luật Nhà nước. Bộ máy nhà nước ta vừa bất cập về trình độ, năng
lực quản lý, vừa có bộ phận không nhỏ thiếu trong sạch, nhũng nhiễu gây
phiền hà cho nhân dân, hiệu lực quản lý điều hành chưa nghiêm, kỷ cương xã
hội bị buông lỏng. Ơ nhiều nơi, nhiều lúc cịn tình trạng thiếu dân chủ, thiếu
kỷ cương dẫn đến quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm. Tình trạng tham ơ,
lãng phí, quan liêu, cửa quền làm trái phái luật chưa bị ngăn chặn. Công tác
đào tạo đội ngũ cán bộ công chức làm công tác pháp lý cịn nhiều bất cập,
việc thi hành cơng vụ còn nhiều hạn chế.Việc thi hành pháp luật chưa nghiêm,
công tác kiểm tra, giám sát và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật chưa
thật sự chặt chẽ, chưa nghiêm minh và thiếu kịp thời. Sự lãnh đạo của Đảng
chưa được tăng cường đúng mức, nhiều cấp uỷ trình độ kiến thức và năng lực
lãnh đạo bị hạn chế, phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, còn nhiều
lúng túng.
Còn trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí pháp
lý, ý thức tơn trọng pháp luật “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”
chưa được các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội coi trọng đúng
mức, còn ỷ lại cho là trách nhiệm đó thuộc về các cơ quan bảo vệ pháp luật
hoặc cơ quan tuyên truyền thông tin đại chúng. Do vậy, mà pháp luật chưa
được xâm nhập vào quần chúng, quần chúng nhân dân chưa có tiềm thức
pháp luật, thậm chí khơng biết pháp luật quy định như thế nào mà tuân theo.
4
Mặt khác, việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu, cho nên pháp luật không
được thực hiện một cách nghiêm minh, kỷ cương, kỷ luật lỏng lẻo. Nhất là
cán bộ Đảng viên trong cơ quan nhà nước, có chức, có quyền vi phạm quyền
làm chủ của quần chúng nhân dân, độc đốn, gia trưởng, tham ơ, tham nhũng,
hống hách, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân không phải là hiện tượng hiếm
thấy hiện nay.
Những biểu hiện trên đây đã làm suy giảm lòng tin của quần chúng
nhân dân đối với Đảng, đối với chính quyền, là kẽ hở để kẻ thù lợi dụng
truyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, kích động quần chúng
nhân dân, do vậy, “tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa” là một trong số những mục tiêu chủ yếu mà Nghị
quyết Đại hội lần thứ XI đã chỉ ra, cần khẩn trương ngăn chặn, khắc phục.
Để khắc phục những yếu kém, bất cập của trong việc thực hiện pháp
luật của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, nâng cao pháp chế nói chung nên tơi
chọn đề tài “Nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử của
Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Mục tiêu của đề án là tăng cường pháp chế, nâng cao chất lượng xét xử
các vụ án của Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị chung của hệ thống Tịa án nhân dân. Cùng với đó, thơng
qua nghiên cứu và xây dựng đề án, học viên có nhận thức đầy đủ và sâu sắc
hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị mà mình cơng tác, vận dụng vào vị trí
cơng việc hiện tại và trong tương lai, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao,
đáp ứng tốt yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Tăng
cường Pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
1.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Đến năm 2020, giảm tỉ lệ các vụ án của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán xuống còn dưới 1,5%.
- Tăng số vụ án được xét xử lưu động tại các địa phương trong tỉnh.
- Đảm bảo 100% số phiên tòa được đảm bảo tranh tụng khách quan,
dân chủ, đúng pháp luật.
5
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỂ ÁN
- Về đối tượng: Là hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La.
- Về không gian: Đề án được thực hiện tại địa bàn Tỉnh Sơn La.
- Về thời gian: Đề án được thực hiện trong giai đoạn từ 01/10/2011 đến
ngày 30/4/2016.
6
Phần 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận.
Yêu cầu cơ bản của Pháp chế xã hội chủ nghĩa: Tôn trọng tối cao của
Hiến pháp và luật: Đó là yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm bảo
đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện
cho hệ thống phát triển ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở để thiết lập trật pháp
luật củng cố và tăng cường Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mơ tồn quốc: Thực
hiện tốt u cầu này là điều kiện quan trọng để thiết lập một trật tự kỷ cương
trong đó cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên
Các cơ quan xây dựng pháp luật, cơ quan tổ chức thực hiện và bảo vệ
pháp luật phải hoạt động một các tích cực, chủ động và có hiệu quả: một
trong những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa là phải có những biện
pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật. nhất là tội phạm.
Việc giải quyết vụ án của Tòa án sau khi thụ lý là một quá trình gồm
nhiều trình tự, thủ tục. Trong đó, xét xử là khâu cuối cùng và khâu quan trọng
nhất. Xét xử là một trong những phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước,
là hoạt động đặc trưng, là chức năng nhiệm vụ của Toà án. Toà án là cơ quan
nhà nước duy nhất được đảm nhiệm chức năng xét xử. Xét xử mang tính
quyền lực Nhà nước, được tuân theo trình tự tố tụng chặt chẽ nhất định. Tòa
án nhân danh Nhà nước, căn cứ vào pháp luật, tiến hành các thủ tục tố tụng
hình sự để đưa ra phán xét cuối cùng giải quyết một vụ án cụ thể (bằng một
bản án hoặc quyết định).
Phán quyết của Tòa án được thể hiện dưới dạng bản án, quyết định, có
hiệu lực bắt buộc. Mọi chủ thể liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành phán
quyết của Tịa án, khơng một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có quyền sửa
phán quyết của Tịa án. Hiệu lực của bản án, quyết định được bảo đảm thực
hiện bởi sự cưỡng chế của quyền lực nhà nước nếu các bên không tự nguyện
thi hành.
7
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì Tịa án
phải bảo đảm chất lượng xét xử. Chất lượng xét xử của Tòa án là khái niệm
để đánh giá kết quả công tác xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, trong quy định
của pháp luật cũng như thực tiễn nghiên cứu khoa học pháp lý, chưa được đặt
ra một cách đầy đủ và cụ thể mang tính khoa học về chất lượng xét xử của
Tịa án. Song trong hoạt động thực tiễn của hệ thống Tòa án cũng như phong
trào thi đua hàng năm thì vấn đề chất lượng xét xử các loại án được xem là
một nội dung cơ bản, là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của mỗi Tịa án cũng như mức độ hồn thành nhiệm vụ, năng lực
chuyên môn của từng cá nhân Thẩm phán trực tiếp tham gia xét xử.
2.1.2. Căn cứ chính trị pháp lý
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu “Xây dựng nền
tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng
bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa”; đưa ra các quan điểm chỉ đạo là: “Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân cơng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; cải cách đặt trong mối
quan hệ biện chứng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hoạt
động lập pháp và hành pháp, phát huy sức mạnh của quyền lực nhà nước
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn
xã hội trong quá trình cải cách tư pháp. Các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp
phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân. Từng bước
hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của
xã hội tương lai”.
Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đề án đổi
mới tổ chức và hoạt động của tòa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra đề ra
phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng với chủ
trương đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020,
xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng
8
và bảo vệ quyền con người. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án
nhân dân.
Các văn kiện trên đã thể hiện sự quan tâm, tập trung lãnh đạo của Đảng
về công tác cải cách tư pháp, trong đó có cơng tác của Tịa án nhân dân, nhằm
xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giầu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
2.1.3 Căn Cứ thực tiễn
Trong những năm gần đây tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh
Sơn La tương đối ổn định. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật nói chung
và tội phạm nói riêng trên địa bàn cịn diễn biến phức tạp, và có chiều hướng
gia tăng, với những vụ án nghiêm trọng, tinh vi, phức tạp hơn trước do vậy
yêu cầu đặt ra đối với Tòa án ngày càng cao, việc nâng cao chất lượng xét xử
các vụ án là nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị.
Chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La trong những năm
qua đều đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, thực tiễn công tác xét xử án hình sự của
Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La đảm nhiệm thời gian qua vẫn còn bộc lộ khơng
ít hạn chế, nhược điểm như vẫn cịn sai sót, sai sót lặp lại, chất lượng điều
hành phiên tịa của Thẩm phán cịn chưa cao, xử lý tình huống lúng túng, bị
động, chưa nâng cao được chất lượng tranh tụng tại phiên tịa do vậy ảnh
hưởng đến việc hồn thành tốt nhiệm vụ được giao nói riêng, nhiệm vụ chính
trị của Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La và đảm bảo Pháp chế nói chung.
Chính từ thực tiễn hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tịa án nhân
dân tỉnh Sơn La nói riêng và hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của
hệ thống Tịa án nói chung là cơ sở thực tiễn quan trọng để xây dựng đề án.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1. Thực trạng hoạt động giải quyết, xét xử án hình sự ở Tịa án
nhân dân tỉnh Sơn La.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mọi tổ chức hoạt động của các cơ
quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng trình tự, quy định của pháp
luật. Mọi nhân viên Nhà nước phải nghiêm chỉnh và triệt để thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình theo quy định của luật. Chống mọi biểu hiện lạm quyền
hoặc thối thác khơng tn theo và chấp hành nghĩa vụ pháp lý của mình.
9
Chính vì vậy mà hiến pháp nước ta mới quy định: Pháp chế xã hội chủ nghĩa
là một trong những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước. Nguyên tắc này thống nhất đối với tất cả các cơ quan trong bộ máy
Nhà nước - trước hết là đối với cơ quan quản lý, một mặt nó đảm bảo cho
hiệu lực quản lý; mặt khác nó giúp cho tránh được các lỗ hổng khơng để kẻ
thù lợi dụng phá rối trật tự, kỷ cương xã hội. Xuất phát từ ý nghĩa này mà
Lênin viết “Hễ hơi là trái pháp luật, hơi làm trái trật tự Xơ Viết một chút, thế
là đã có lỗ hổng cho bọn thù địch của người lao động lợi dụng ngay”. Chính
vì lẽ đó mà Hiến pháp năm 1980, 1992 quy định “Nhà nước quản lý xã hội
bằng pháp luật, không ngừng tăng cường Pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Hệ thống Tòa án nhân dân là một bộ phận cấu thành Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ trấn áp kẻ thù, trừng trị kẻ
phạm tội, hoạt động của Tịa án cịn tham gia tích cực vào q trình quản lý
xã hội, góp phần vào việc củng cố, xây dựng xã hội. Hoạt động của Tòa án
còn nhằm giáo dục mọi người về ý thức, trách nhiệm của công dân với Nhà
nước, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo cho các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước được thực hiện trên mọi mặt,
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành Tịa án nói chung và
Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La nói riêng, từ khi thành lập cho đến nay đã không
ngừng tăng cường phát huy cơng cụ chun chính của Đảng và Nhà nước,
góp phần cải tạo xã hội, xây dựng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, giữ vững và tăng cường kỷ cương Pháp luật, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và của cơng dân,
phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và cơng cuộc
cách mạng.
Thực trạng các tội phạm là một đặc điểm của tình hình các loại tội
phạm trên địa bàn tỉnh Sơn La, phản ánh mức độ của các loại tội phạm này.
Nội dung của thực trạng các tội phạm về ma tuý bao gồm toàn bộ số vụ và số
người phạm tội đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Sơn La và các hoạt động nhằm giải
quyết án hình sự.
10
Cơng tác giải quyết xét xử các vụ án hình sự
Trong q trình giải quyết án hình sự ngành Tịa án Sơn La đã thực
hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 48-CT/TƯ ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm
trong tình hình mới, đảm bảo đúng người, đúng tội, nghiêm minh và đúng
Pháp luật. Các Tòa án tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng
nên các vụ án hình sự đều được giải quyết, xét xử kịp thời đúng hạn luật định,
các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng hoặc dư luận xã hội quan tâm đều
được xét xử nghiêm minh, kịp thời đáp ứng u cầu của cơng tác đấu tranh
phịng ngừa tội phạm trên địa bàn tỉnh như: Vụ Bàn Văn Long cùng 14 đồng
phạm, phạm các tội mua bán trái phép chất ma túy, tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy, giết người, Tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí qn
dụng, Khơng tố giác tội phạm; vụ Đoàn Mạnh Thùy cùng 22 đồng phạm,
phạm tội mua bán trái phép chất ma túy; vụ Tráng A Trá phạm hai tội giết
người và tàng trữ trái phép vũ khí qn dụng; vụ Vì Văn Tới phạm ba tội giết
người, hiếp dâm và cướp tài sản.
Trong giai đoạn từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/4/2016 Toà án các
cấp tỉnh Sơn La đã thụ lý tổng số 5.784 vụ với 9.162 bị cáo. Trong đó đã xét
xử sơ thẩm tổng số 5.346 vụ với 8.458 người phạm tội nói chung. Trung bình
mỗi năm xét xử hơn một nghìn vụ án hình sự. Như vậy, số vụ án hình sự và
số người phạm tội trong tỉnh luôn ở mức cao. Số vụ án còn lại là những vụ án
trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, tạm đình chỉ hoặc chưa giải quyết. Từ năm 2006
đến năm 2010 Toà án các cấp tỉnh Sơn La đã xét xử sơ thẩm tổng số 6.910 vụ
với 10.092 người phạm tội nói chung. So sánh với giai đoạn trước thì tỉ lệ tội
phạm có giảm, nhưng mức độ giảm là không đáng kể.
Trong số các vụ án đã đưa ra xét xử, các tội phạm chiếm tỉ lệ cao, số
lượng hơn hẳn so với tổng số các tội phạm khác là:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy với 3.283 vụ và 4.387 người phạm tội, chiếm tỉ lệ 61,4% số vụ và 51,8%
số người phạm tội.
Tội trộm cắp tài sản với 934 số vụ và 1.519 người phạm tội, chiếm tỉ lệ
17,4% số vụ và 17,9% số người phạm tội.
11
Tội đánh bạc với 343 vụ và 1.472 người phạm tội, chiếm tỉ lệ 6,4% số
vụ và 17,4% số người phạm tội.
Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện gia thông đường
bộ với 178 vụ và 185 người phạm tội, chiếm tỉ lệ 3,3% số vụ và 2,1% số
người phạm tội.
Tội giết người với 90 vụ và 105 người phạm tội, chiếm tỉ lệ 1,6% số vụ
và 1,2% số người phạm tội.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với 82 vụ và 110 người phạm tội, chiếm
tỉ lệ 1,5% số vụ và 1,3% số người phạm tội.
Trong giai đoạn này, các tội phạm nêu trên chiếm tỉ lệ cao hơn so với
các loại tội phạm khác, tội phạm về ma tuý có số lượng hơn hẳn, lớn hơn một
nửa so với tổng số tội phạm, đứng thứ hai sau tội phạm về ma tuý là tội trộm
cắp tài sản. Ngồi ra, cịn nhiều loại tội phạm khác được thực hiện như : Tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội hiếp
dâm; tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng... Có thể nói tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn ra
khá phức tạp, nhiều loại tội phạm diễn ra với số lượng lớn, việc đảm bảo cho
các quy định của Pháp luật được thực hiện, nâng cao pháp chế là yêu cầu cấp
thiết trong giai đoạn hiện nay.
Về hình phạt: Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo đều đảm bảo
nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi và nhân thân của
người phạm tội trong từng vụ án, đáp ứng được u cầu của cơng tác phịng
chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án
treo, cải tạo không giam giữ được Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc kỹ
lưỡng, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, khơng bị Tịa án cấp phúc thẩm,
giám đốc thẩm sửa hoặc hủy án. Trong tổng số 8.458 bị cáo xét xử theo trình
tự sơ thẩm có 1.693 bị cáo được hưởng án treo chiếm tỉ lệ 20%, số được áp
dụng các hình phạt khác khơng phải là hình phạt tù chiếm tỉ lệ 8,72%. Việc áp
dụng hình phạt khơng phải là hình phạt tù đối với các bị cáo được thực hiện
đúng quy định của Pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm
tội của cá bị cáo.
12
Bên cạnh đường lối nghiêm trị, áp dụng các tình tiết tăng nặng của điều
39 Bộ luật hình sự, Tịa án đã chú trọng xem xét các tình tiết giảm nhẹ theo
điều 38 Bộ luật hình sự và thực hiện các thơng tư liên ngành hướng dẫn về
chính sách khoan hồng đối với kẻ phạm tội tự thú, vị thành niên, phạm tội ít
nghiêm trọng, ăn năn hối cải, khắc phục sửa chữa những thiệt hại do hành vi
phạm tội của bị cáo gây ra.
Các Tòa án đã nghiêm khắc trừng trị kẻ phạm tội, lưu manh, côn đồ, kẻ
chủ mưu cầm đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội dã man, vì động
cơ đê hèn, phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ gây hậu quả xấu về an ninh, trật tự
an toàn xã hội. Trong thời gian từ 01/10/2011 đến ngày 30/4/2016 các cấp
ngành Tòa án Sơn La đã tuyên rất nhiều loại hình phạt để đảm bảo răn đe,
giáo dục chung, phòng ngừa riêng cụ thể như:
Hình phạt ít nghiêm trọng từ ba năm tù trở xuống là 3.019 nghìn người;
hình phạt nghiêm trọng từ ba năm đến bảy năm tù là 930 người.
Hình phạt rất nghiêm trọng từ bảy đến mười lăm năm tù là 710 người.
Hình phạt đặc biệt nghiêm trọng từ mười lăm năm đến hai mươi năm,
tù trung thân và tử hình là 457 người, trong đó từ mười lăm năm đến hai mươi
năm là 325 người, tù trung thân là 100 người, tử hình là 32 người.
Số cịn lại là những bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
hoặc bị phạt tiền.
Trong đó, cán bộ phạm tội là 56 người; Đảng viên là 155 người; tái
phạm và tái phạm nguy hiểm là 560 người; người nghiện ma túy là 2.364
người; dân tộc thiểu số là 3.171 người; phụ nữ là 719 người.
Về độ tuổi: từ 14 đến dưới 16 tuổi là 24 người; từ 16 đến dưới 18 tuổi
là 286 người; từ 18 đến 30 tuổi là 3.291 người, như vậy phần lớn người phạm
tội là từ 30 tuổi trở lên.
Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung đảm bảo có
căn cứ, đúng pháp luật, trong số 187 hồ sơ (cấp tỉnh 18 hồ sơ, cấp huyện 169
hồ sơ) Tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung, có 185 trường hợp (bằng 98,93%)
được Viện kiểm sát chấp nhận, số lượng trả hồ sơ cho thấy trình độ năng lực
của một số Thẩm phán có chất lượng trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, để
tìm ra những thiếu sót tồn tại để đảm bảo tính đúng đắn của Pháp luật và phần
13
nào phản ánh chất lượng của cơ quan điều tra và cơ quan truy tố phần nào còn
hạn chế, chưa đầy đủ khi chuyển giao hồ sơ cho Tịa án.
Cơng tác xét xử lưu động các loại án, là một hình thức tuyên truyền
trực tiếp đạt hiệu quả rất cao, có sức tác động đến người nghe nhiều, hình
thức tun truyền diễn ra rất linh hoạt có thể tiến hành ở bất kỳ nơi nào, trong
bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào. Các Tòa án đã tổ chức 752 phiên tòa xét xử
lưu động tại địa phương nơi xảy ra vụ án (cấp tỉnh 52 vụ, cấp huyện 700 vụ),
qua đó góp phần khơng nhỏ vào việc tun truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật, ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao pháp chế cho đông đảo quần chúng
nhân dân, nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội phạm góp phần nâng cao ý thức
pháp luật và tinh thần đấu tranh phịng, chống tội phạm trong quần chúng
nhân dân.
Cơng tác thi hành án hình sự và xét miễn giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù, miễm giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước.
Cơng tác thi hành án hình sự: Trong giai đoạn trên, toàn tỉnh thụ lý
8.458 người bị kết án (cấp tỉnh 1.070 trường hợp, cấp huyện 7.478 trường
hợp), trong đó 05 người bị kết án chết trước khi ra quyết định thi hành án, ủy
thác thi hành án cho Tòa án khác ra quyết định thi hành án là 250 người bị kết
án; ra quyết định thi hành án đối với 8.203 người bị kết án mà bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật, đạt 100%.
Ra quyết định thi hoãn thi hành án đối với 27 trường hợp (cấp tỉnh 02,
cấp huyện 25 trường hợp), tạm đình chỉ thi hành án đối với 17 trường hợp,
truy nã 02 trường hợp.
Đối với hình phạt tử hình, đã thi hành đối với 13/34 trường hợp. Tiếp
tục phối hợp hiệu quả với Hội đồng thi hành án tử hình của các tỉnh Hịa
Bình, Lao Cai, Lai Châu, Điện Biên, Tun Quang trong cơng tác thi hành án
tử hình, các trường hợp thi hành án tử hình đều đảm bảo an tồn, đúng quy
định.
Cơng tác xét miễn giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù: Đây cũng là
nhiệm vụ thường xuyên của ngành Tòa án, trên cơ sở đề nghị của các Trại cải
tạo đối với những đối tượng cải tạo tiến bộ. Nhân dịp tết nguyên đán, ngày
30/4 và ngày 02/9 hàng năm, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã xét giảm một
14
phần thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 4.145 người bị kết án, giảm và được
ra tù trước thời hạn cho 352 người bị kết án.
Công tác xét miễm giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước: Tòa
án các cấp đã phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự và Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp xét miễn giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước cho
1.288 trường hợp với tổng số tiền được miễn, giảm trên 5,5 tỷ đồng. Việc xét
miễn, giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước đảm bảo đúng theo quy
định của Pháp luật.
Việc ra các quyết định thi hành án hình sự của các Tịa án đảm bảo kịp
thời, khơng để q hạn luật định; việc hỗn, tạm đình chỉ thi hành án, giảm
thời hạn chấp hành hình phạt tù có căn cứ và đúng đối tượng quy định. Các
Tòa án chủ động phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Cơng an
trong việc rà sốt danh sách những người bị kết án phạt tù đã có quyết định
thi hành án cịn tại ngoại để đơn đốc, bắt thi hành án, phối hợp chặt chẽ với
Chính quyền địa phương, trong việc quản lý đối tượng thi hành án treo, cải
tạo không giam giữ ở địa phương.
Công tác giám đốc kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo.
Công tác giám đốc kiểm tra: Trong giai đoạn qua, đã kiểm tra 7.722
bản án, quyết định đã có hiệu lực (trong đó cấp tỉnh 711 vụ, cấp huyện 7.011
vụ) của tồn ngành. Chánh án Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La đã kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm 02 vụ. Tuy nhiên, theo luật tổ chức Tịa án nhân
dân năm 2014 thì kể từ ngày 01.6.2015, thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm bản án đã có hiệu lực Pháp luật của Tòa án nhân dân
cấp tỉnh, huyện là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo: Công tác tiếp dân và giải
quyết đơn thư khiếu nại tố cáo được các Tòa án trong tỉnh quan tâm, thực hiện
đúng theo quy định của Pháp luật, tạo điều kiện để cơng dân được trình bày ý
kiến, lắng nghe ý kiến của công dân, phân công lãnh đạo phụ trách và cử cán
bộ, Thẩm phán trực tiếp dân để kịp thời giải quyết những khiếu nại, vướng
mắc của công dân theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
15
Toàn tỉnh tiếp nhận 278 đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Cụ thể như sau:
Khiếu nại 256 đơn (cấp tỉnh 227 đơn, cấp huyện 29 đơn). Đã giải quyết
256 đơn: Xem xét, giải quyết theo thẩm quyền 175 đơn; chuyển đến các cơ
quan khác có thẩm quyền xem xét, giải quyết 81 đơn.
Tố cáo 22 đơn (cấp tỉnh 22 đơn). Đã giải quyết 17 đơn: Xem xét, giải
quyết theo thẩm quyền 07 đơn; chuyển đến các cơ quan khác có thẩm quyền
xem xét, giải quyết 10 đơn; đang trong quá trình giải quyết 05 đơn.
Cơng tác tổ chức cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng.
Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, đặc biệt là sau thời điểm Luật tổ chức
Tòa án nhân dân năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/6/2015), Tịa án nhân dân
tỉnh Sơn La tiếp tục tập trung vào việc củng cố, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và
thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh Tư pháp, chức vụ
lãnh đạo cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014, cụ thể:
Về tình hình biên chế: Toàn tỉnh đã thực hiện được 178/181 biên chế
được phân bổ (cấp tỉnh 44/47 biên chế, cấp huyện 134/134 biên chế). Hợp
đồng lao động theo quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP với 27 đồng
chí (cấp tỉnh 04 đồng chí, cấp huyện 23 đồng chí). Số cơng chức tuyển dụng
mới giai đoạn 2011 - 2016 là 30 đồng chí.
Về tổ chức bộ máy: Tịa án tỉnh có 01 Chánh án và 02 Phó Chánh án.
Trong đó, đồng chí Chánh án Tòa án tỉnh mới được bổ nhiệm lại trong năm 2015.
Các Tòa chun trách: 3/4 Tịa chun trách có Chánh tịa (Chánh Tịa
hành chính do 01 đồng chí Phó Chánh án kiêm nhiệm); Tịa hình sự do 01
đồng chí Phó Chánh tịa phụ trách, chưa có Chánh tịa.
Bộ máy giúp việc (gồm Văn phòng, phòng Giám đốc kiểm tra, phòng
Tổ chức cán bộ): 1/3 phịng có Trưởng phịng; 3/3 phịng có Phó Trưởng
phịng (Văn phịng có 02 Phó trưởng phịng); 2/3 phịng (Văn phịng, Phịng
Tổ chức cán bộ) do 01 Phó Trưởng phòng phụ trách.
Tòa án nhân dân 12 huyện, thành phố: 12/12 Tịa án cấp huyện có
Chánh án; 11/12 Tịa án cấp huyện có từ 01 Phó Chánh án trở lên (riêng Tịa
án nhân dân huyện Mường La chưa có Phó Chánh án).
16
Về số lượng Thẩm phán: Tồn tỉnh hiện có 61 Thẩm phán, gồm 01
Thẩm phán cao cấp, 17 Thẩm phán trung cấp, 43 Thẩm phán sơ cấp. Trong
đó, Tòa án tỉnh có 11 Thẩm phán (gồm 01 Thẩm phán cao cấp và 10 Thẩm
phán trung cấp), các Tòa án cấp huyện có 50 Thẩm phán (gồm 07 Thẩm phán
Trung cấp, 43 Thẩm phán sơ cấp).
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn,
kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục được quan tâm,
thực hiện có hiệu quả nên đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ có chức danh tư
pháp được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng; thường xuyên rà soát, thực
hiện luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, thẩm phán để tăng cường và
nâng cao chất lượng xét xử cho các đơn vị có số lượng án nhiều. Trong nhiệm
kỳ 2011 - 2016, đã quyết định ln chuyển 05 Phó Chánh án Tịa án cấp
huyện; điều động 05 Thẩm phán sơ cấp và 20 Thư ký Tịa án; biệt phái 04
Thẩm phán.
Cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng được tăng cường, kịp thời chấn
chỉnh những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ. Các chế độ chính sách
đối với cán bộ, cơng chức đảm bảo được thực hiện đầy đủ, đúng quy định.
Kết quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân:
Tổng số Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ
2011 - 2016 được bầu ra là 243 đồng chí (cấp tỉnh 20 đồng chí, cấp huyện 223
đồng chí), đến nay, số Hội thẩm của Tịa án tỉnh Sơn La là 234 đồng chí (cấp
tỉnh 19 đồng chí, cấp huyện 215 đồng chí). Để chuẩn bị cho việc bầu Hội thẩm
Tòa án tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2016 - 2020, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã xây
dựng kế hoạch tổng kết công tác Hội thẩm nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Trong nhiệm kỳ 2011 - 2016, các vị Hội thẩm của Tòa án tỉnh Sơn La
được phân công tham gia đều các loại vụ án. Một số Hội thẩm mặc dù giữ
chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan, tổ chức song khi được phân công Hội đồng
xét xử đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sắp xếp thời gian nghiên
cứu hồ sơ vụ án, trang phục đúng quy định khi tham gia Hội đồng xét xử; một
số Hội thẩm đã chủ động xây dựng kế hoạch xét hỏi, thẩm tra chứng cứ tại
phiên tịa; sử dụng kiến thức chun mơn, chun ngành công tác phối hợp
cùng Thẩm phán làm rõ từng vấn đề trong vụ án, đảm bảo xét xử đúng người,
17
đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào xét xử oan người vô
tội hoặc bỏ lọt tội phạm,
Các vị Hội thẩm trong toàn tỉnh đã tham gia xét xử 6.297 vụ án các
loại, trong đó tham gia Hội đồng xét xử lưu động 752 vụ án. Thông qua hoạt
động xét xử, các vị Hội thẩm đã góp phần quan trọng trong việc tun truyền
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như nâng cao
nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong nhân dân. Khi tham gia Hội đồng xét xử, các Hội thẩm đều
thực hiện tốt nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, tất cả các vấn đề
cần quyết định trong bản án, Hội thẩm đều được nêu quan điểm của mình,
được biểu quyết để quyết định theo đa số và bình đẳng với Thẩm phán, do
vậy tất cả các vấn đề cần biểu quyết, quyết định của bản án, ý kiến của Hội
thẩm không bị phụ thuộc vào ý kiến của Thẩm phán, đảm bảo việc xét xử của
Tòa án thực sự khách quan.
Việc thực hiện các chế độ chính sách và công tác tập huấn nghiệp nhằm
nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm xét xử cho Hợi thẩm nhân dân
được Tịa án nhân dân tỉnh Sơn La chú trọng, thực hiện đúng quy định. Trong
nhiệm kỳ vừa 2011 - 2016, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức được 07
lớp tập huấn, với trên 1.400 lượt Hội thẩm của Tòa án tham gia tập huấn.
Để đánh giá hoạt động của Hội thẩm nhân dân, hàng năm, các Đoàn hội
thẩm đều tiến hành tổng kết cơng tác hội thẩm nhân dân, qua đó bình xét đề
nghị khen thưởng đối với những Hội thẩm có thành tích xuất sắc trong cơng
tác xét xử. Trong nhiệm kỳ 2011- 2016, có 09 Hội thẩm nhân dân được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen, 41 Hội thẩm được Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao tặng Bằng khen, 230 Hội thẩm được Chánh án Tòa án
nhân dân tỉnh Sơn La tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong cơng tác xét
xử của Tịa án.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân
dân tỉnh Sơn La còn một số hạn chế, tồn tại như:
Có Hội thẩm trong nhiệm kỳ được mời nhưng không tham gia xét xử
do bận công tác ở đơn vị của mình hoặc có tham gia nhưng ở mức độ cịn hạn
chế. Cơng tác xét xử vẫn chủ yếu tập trung vào các vị Hội thẩm đã nghỉ hưu,
18
có nhiều điều kiện về thời gian; một số ít Hội thẩm đương chức chưa thật sự
chủ động trong việc sắp xếp, bố trí thời gian cơng tác để tham gia xét xử, nhất
là đối với những vụ án theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có Hội thẩm
chuyên ngành tham gia; số lượng Đoàn Hội thẩm của một số huyện không ổn
định do Hội thẩm đương chức thường được điều động công tác hoặc đi học
dài hạn, việc bầu bổ sung Hội thẩm chưa được kịp thời, phần nào làm ảnh
hưởng đến kế hoạch xét xử của các Tịa án.
Một số ít Hội thẩm chưa nêu cao vai trị, trách nhiệm của mình trong
cơng tác xét xử, chưa giành nhiều thời gian để nghiên cứu án trước khi xét xử;
kỹ năng phối hợp với Chủ tọa phiên tòa trong việc điều khiển phiên tòa, kỹ
năng xét hỏi, phát biểu quan điểm khi nghị án còn hạn chế; một số ít Hội thẩm
do bận cơng tác nên khơng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do Tòa
án tỉnh tổ chức, phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của Tòa án.
Chế độ đối đãi ngộ với Hội thẩm mặc dù có được cải thiện hơn trước
nhưng cũng còn nhiều hạn chế như tiền phụ cấp cho Hội thẩm nhân dân khi
tham gia nghiên cứu án và xét xử còn thấp (90.000đồng/ngày) so với thù lao
trả cho Luật sư chỉ định.
2.2.2. Thiếu sót, tồn tại và nguyên nhân
Những hạn chế, tồn tại.
Bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực nêu trên, trong hoạt động xét xử
án hình sự cũng cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm, ảnh hưởng đến chất
lượng giải quyết án hình sự cũng như đảm bảo Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng Hình sự trong
hoạt động xét xử chưa triệt để. Việc bảo đảm các quyền của bị can, bị cáo vẫn
cịn mang tính hình thức. Chất lượng nghiên cứu hồ sơ vụ án, chuẩn bị phiên
tòa của Thẩm phán còn sơ sài, chủ quan; kỹ năng xét hỏi, điều khiển phiên tòa
của chủ tọa chưa khoa học. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa chưa cao và
còn có tính hình thức. Đóng góp của Hội thẩm nhân dân trong các phiên tòa
chưa cao.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nghiên cứu chưa kỹ các văn bản pháp
luật, còn cẩu thả, thiếu trách nhiệm trong nghiên cứu hồ sơ nên chất lượng
nghiên cứu hồ sơ chưa tốt, vẫn còn để xảy ra tình trạng ra quyết định tiếp tục
19
tạm giam đối với bị cáo đang bị tạm giam chưa đúng, ra quyết định đưa vụ án
ra xét xử cịn có sai sót… Việc xử lý các tình huống diễn ra ngoài dự kiến tại
phiên toà của chủ tọa cịn lúng túng, chưa có sự chuẩn bị đề cương xét hỏi
trước khi xét xử vụ án. Việc xét hỏi tại phiên toà chưa khoa học, chưa coi
trọng và quan tâm đúng mức về mặt hình thức tổ chức hoạt động của phiên
tòa. Việc ghi chép biên bản phiên tòa và viết bản án còn nhiều cẩu thả, lập
luận trong bản án chưa chặt chẽ, việc sử dụng ngôn ngữ viết bản án còn tùy
tiện. Xu thế coi trọng các chứng cứ buộc tội, xem nhẹ chứng cứ gỡ tội tại các
phiên tịa xét xử án hình sự cịn khá phổ biến thể hiện.
Về thực hiện tố tụng:
Có trường hợp bị cáo đang bị tạm giam khi xét xử được hưởng án treo,
quyết định của bản án không tuyên viện dẫn áp dụng điều 227 Bộ luật tố tụng
hình sự tuyên trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa nếu không bị giam giữ về hành
vi phạm tội khác (vụ Sồng A Thái và đồng phạm, phạm tội bắt giữ người trái
Pháp luật).
Tăng cường cơng tác sốt án văn trước khi sao gửi để hạn chế việc
thông báo sửa đổi bản án. Trong các bản án có tuyên bồi thường dân sự, quyết
định bản án phải tuyên theo điều 28 Luật thi hành án dân sự.
Đối với các trường hợp xét xử người phạm tội là Đảng viên thì sau khi
xét xử cùng với việc gửi bản án có hiệu lực cho Cấp ủy đảng, Tịa án cần có
cơng văn đề nghị cấp ủy Đảng có thẩm quyền gửi thông báo kết quả xử lý kỷ
luật đối với Đảng viên, để Tòa án lưu hồ sơ theo quy định chung.
Nâng cao hơn nữa về chất lượng án văn, khắc phục một số tồn tại như:
Có bản án khơng tun hoặc tuyên không đúng quyền kháng cáo cho
người bị hại, người liên quan đến vụ án, cá biệt có trường hợp không tuyên
quyền kháng cáo cho bị cáo xét xử vắng mặt tại phiên tòa (vụ Nguyễn Tiến
Hải, phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, xét xử ngày 15.4.2013). Một số
bản án chưa nhận định về thời gian tạm giam, tạm giữ để có căn cứ ấn định
thời gian thử thách của án treo.
Đối với hồ sơ vụ án cần khắc phục các nội dung như: Một số hồ sơ
không lưu đủ các thông báo kết quả xét xử cảu Tịa án cho Chính quyền địa
phương theo quy định tại điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự.
20
Đối với vụ án Nguyễn Tiến Hải phạm tội mới đang trong thời gian
được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Theo quy định tại điểm b khoản 4 điều
32 Luật thi hành án hình sự thì trước khi xét xử Tịa án khơng thơng báo cho
Tịa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa biết việc Nguyễn Tiến Hải phạm tội mới
trong thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, để Chánh án Tòa án
nhân dan tỉnh Thanh Hóa ra quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành
án phạt tù đối với Nguyễn Tiến Hải nà vẫn tiến hành xét xử và tổng hợp hình
phạt là không đúng. Hiện nay Nguyễn Tiến Hải vẫn đang được Tịa án nhân
dân tỉnh Thanh Hóa cho tạm đình chỉ thi hành án phạt tù nhưng Tòa án nhân
dân huyện Thuận Châu lại ra quyết định thi hành án phạt tù là mâu thuẫn.
Việc xác định người thạm gia tố tụng cần rút kinh nghiệm đối với
trường hợp: Sau khi uống rượu say Lò Văn Trường đã thực hiện hành vi đập
phá tài sản của gia đình, đuổi đánh bố đẻ, anh Lị Văn Qn là Cơng an viên
đến can ngăn và lập biên bản, Trường dùng cuốc bổ vào lưng anh Quân làm
anh Quân bị thương nhẹ. Lò Văn Trường bị truy tố xét xử về tội chống người
thi hành cơng vụ. Tịa án nhân dân huyện n Châu xác định anh Lò Văn
Quân tham gia tố tụng là người bị hại là không đúng. Căn cứ vào khách thể bị
xâm hại phải xác định anh Lò Văn Quân tham gia tố tụng là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án mới chính xác.
Khắc phục một số thiếu sót trong việc xác định người thạm gia tố tụng
trong các vụ án xâm hại về rừng, Tòa án nhân dân huyện Yên Châu cần nắm
vững hướng dẫn số 59/CV-LN ngày 19/3/2013 của Liên ngành Chi cục kiểm
lâm, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La
hướng dẫn xử lý các vụ án về tội hủy hoại rừng để xác định đúng tư cách
người thạ gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của người thạm gia tố tụng theo đúng
quy định của Pháp luật.
Về đường lối giải quyết:
Về ấn định thời gian thử thách của án treo, co một số trường hợp chưa
đúng theo quy định tại điều 60 Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại mục 6.4 mục
6 Nghị quyết 01/2007 HĐTP ngày 02.10.2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án tối cao cụ thể như: Tòa án nhân dân huyện Yên Châu tuyên phạt Lò Văn
Trường 07 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 13 tháng 06