Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh s b b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.7 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu là một phần tài sản, là
yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là
một phần của tài sản nên sự biến động của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tài
sản của doanh nghiệp. Hơn nữa chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi phí sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, quản lí tốt ngun vật
liệu sẽ giúp doanh nghiệp quản lí được tài sản, tiết kiệm được chi phí, hạ giá
thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quản lí chặt chẽ nguyên
vật liệu ngay từ khâu thu mua tới khâu bảo quản, sử dụng và dự trữ là một trong
những nội dung quan trọng trong cơng tác quản lí tài sản doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt kết quả
kinh tế cao với chi phí thấp nhất.
Để quản lí và điều hành một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì người
quản lí doanh nghiệp cần phải biết kết hợp tốt các công cụ quản lí trong đó có
cơng cụ kế tốn. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí doanh
nghiệp.
Để quản lí tốt nguyên vật liệu trong doanh nghiệp thì cần thiết phải tổ chức
cơng tác kế tốn ngun vật liệu.
Cơng tác kế tốn ngun vật liệu là cơng cụ giúp các nhà quản lí của các
doanh nghiệp quản lí được tồn bộ hoạt động liên quan đến nguyên vật liệu của
doanh nghiệp, giúp nhà quản lí ra quyết định đúng đắn ngay từ khâu mua (như
lựa chọn nguồn mua, giá mua, chi phí vận chuyển) đến việc dự trữ, bảo quản và
sử dụng nguyên vật liệu như thế nào cho phù hợp và tiết kiệm.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp



Trang: 1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Thực tế, cơng tác quản lí ngun vật liệu trong doanh nghiệp là cơng việc
khó khăn và phức tạp, địi hỏi người lãnh đạo phải biết tổ chức thu mua, dự trữ,
cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, tạo sự ổn định liên tục trong sản xuất,
giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Quản lí nguyên vật liệu là một cơng
việc vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ thuật.
Qua q trình thực tế tại cơng ty TNHH S.B.B tôi nhận thấy rằng công tác tổ
chức quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty là tương đối hồn thiện,
nhưng bên cạnh đó cịn có những tồn tại nhất định:
Do tính chất sản xuất liên tục, số lượng NVL xuất phục vụ cho sản xuất
trong một ngày rất lớn với nhiều chủng loại phức tạp. Do vậy, chứng từ xuất kho
không thể lập riêng cho từng phiếu để xuất mà tập hợp phiếu đề nghị xuất vật tư
trong ngày, sau đó kế tốn nhập vào máy theo từng chủng loại NVL, in bảng kê
ngày lập PXK theo giá trị của ngày đó vào đầu buổi sáng hơm sau, rồi trình ký
và lưu chứng từ theo quy định. Đây là một khó khăn cho việc quản lý NVL.
Sản xuất của công ty liên tục trong 3 ca/ngày nhưng kế toán phần hành NVL
và thủ kho thì chỉ làm việc trong giờ hành chính do vậy việc nhập xuất kho NVL
cũng được bố trí là ca 1 và ca 2 phải nhận NVL cho ca 3, nên đã gây khó khăn
trong quản lý, đặc biệt khi cơng ty thực hiện hạch tốn giá thành đến từng loại
sản phẩm.
Ở các doanh nghiệp sản xuất chi phí vật tư thường chiếm tỷ trọng lớn (65%80%) trong tổng chi phí sản xuất tồn doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp
phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng điều tiên quyết là doanh nghiệp phải biết ứng
xử giá một cách linh hoạt, biết tính tốn chi phí bỏ ra, biết khai thác khả năng

của mình để giảm chi phí một cách thấp nhất để sau một chu kỳ kinh doanh sẽ
thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy, doanh nghiệp phải chú trọng vào công tác

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

tổ chức hạch tốn vật liệu, cơng cụ - dụng cụ thật tinh tế, thật đầy đủ chính xác
thì mới phục vụ cho việc phân tích đánh giá kết quả hồn thiện bộ máy tổ chức
quản lý, tổ chức sản xuất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Từ những vấn đề
đó cùng với kiến thức đã được học ở trường và thơng qua q trình tìm hiểu thực
tập tại Công ty TNHH S.B.B, em càng thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên
cứu "Kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ" là một khâu quan trọng của
công tác kế tốn.Vì thế, em đã chọn và hồn thành báo cáo thực tập của mình với
đề tài “ Kế tốn Ngun vật liệu tại Cơng ty TNHH S.B.B”.
Báo cáo thực tập được trình bày bao gồm những chương sau:
Chương 1:Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại cơng ty TNHH S.B.B
Chương 2: Thực trạng kế tốn nguyên vật liệu tại công ty TNHH S.B.B
Chương 3: Đánh giá thực trạng và giải pháp hồn thiện kế tốn nguyên vật liệu
tại công ty TNHH S.B.B
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH S.B.B căn cứ vào lý thuyết cùng với
sự vận dụng thực tế, em đã trình bày một số hoạt động lao động sản xuất và quản
lý tại Công ty. Trong quá trình thực hiện do yếu tố chủ quan về nhận thức và

cách nhìn nhận của một sinh viên thực tập vì vậy đề tài của em sẽ có những thiếu
sót nhất định. Vậy em mong nhận được sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng các cô chú trong phòng kế toán giúp bài
viết em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, Tháng 7 năm 2012
Sinh viên
Lê Văn Thái

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY TNHH S.B.B.
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công Ty
1.1.1. Đặc điểm của NVL:
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh, chỉ khác ở chỗ vật liệu tham gia vào chu kỳ sản xuất nhất định. Dưới sự
tác động của lao động, giá trị nguyên vật liệu chuyển hết một lần vào giá trị sản
phẩm làm ra.
Công ty TNHH S.B.B với chức năng hoạt động chính là sản xuất và kinh

doanh mặt hàng là Gỗ ván sàn và các thành phẩm gỗ liên quan, nguyên vật liệu
của Công ty khá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Điều này địi hỏi q
trình tổ chức quản lý Ngun vật liệu trong Công ty phải được chú trọng đúng
mức cần thiết.
Do sự quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên
doanh nghiệp cần phải tiến hành tổ chức tốt việc quản lý và hạch tốn q trình
thu mua, vận chuyển bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu. Tổ chức tốt cơng tác
hạch tốn ngun vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong quá
trình hoạt động của mỗi Doanh nghiệp.
Những loại sản phẩm chính của cơng ty:
Tên sản phẩm

Kiểu vân

Kích thước

Độ chống trầy

Ván sàn gỗ Teck

Vân sần

8x1283x193

1

VST

Ván sàn gỗ Sồi đỏ


Vân sần

8x1283x193

1

VSSĐ

Ván sàn gỗ Gõ đỏ

Vân sần

8x1283x193

1

VSG

Ván sàn gỗ Bằng lăng

Vân sần

8x1283x193

1

VSB

SVTH: Lê Văn Thái


Lớp 11B-Kế toán tổng hợp



Trang: 4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Ván sàn gỗ Pomu

Vân sần

8x1283x193

1

VSP

Ván sàn gỗ Sồi trắng

Vân sần

8x1283x193

1

VSST


Và một số loại ván sàn với công nghệ hiện đại khác nữa.
1.1.2. Phân loại NVL:
Phân loại vật liệu là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một
căn cứ nhất định nhưng tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng doanh
nghiệp theo từng loại hình sản xuất, theo nội dung kinh tế và công dụng của vật
liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
NVL sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại,nhiều thứ khác
nhau. Mỗi loại vật liệu có cơng dụng khác nhau và chúng có thể dự trữ bảo quản
ở các bộ phận khác nhau.Vì vậy, việc phân loại NVL một cách khoa học là cơ sở
quan trọng để quản lý và sử dụng NVL sao cho có hiệu quả nhất. Dựa vào tính
chất và vai trị của NVL trong sản xuất, NVL ở công ty được phân loại như sau:
-Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất thì cấu thành thực thể chính của sản phẩm. Nguyên vật liệu chính
cũng bao gồm cả nữa thành phẩm mua ngồi với mục đích tiếp tục quá trình sản
xuất,chế tạo sản phẩm như: gỗ, giấy phơi gỗ các loại, Giấy chà nhám, trục, sơn
các loại, giao, keo, đá mài giao, đá mài lưỡi cưa, khởi động từ…
-Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào q trình sản xuất,
khơng cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật liệu
chính làm thay đổi màu sắc, tăng thêm chất lượng của sản phẩm như: Như dầu,
mỡ để bôi trơn máy móc SX cơng nghiệp.
-Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong q trình
sản xuất kinh doanh, thực chất là loại vật liệu phụ Gồm xăng, dầu, mỡ để phục
vụ cho xe nâng, máy cẩu hàng. Hơi đốt, than, củi …để phục vụ cho lị sấy gỗ.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế tốn tổng hợp

Trang: 5



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

-Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế sữa chữa máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải, cơng cụ dung cụ như: vịng bi, dây Curoa, Aftormat
3F6A, cơng tắc 3 vị trí, lưỡi cưa, xăm lốp, trục bánh xe…
-Vật liệu và thiết bị XDCB: Là những loại vật liệu và thiết bị sử dụng cho
việc XDCB, đối với thiết bị XDCB bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị khơng
cần lắp, cơng cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình XDCB.
-Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu không thuộc những loại vật liệu đã
nêu ở trên, thường là những vật liệu được loại trừ ra quá trình sản xuất hoặc phế
liệu tu hồi từ thanh lý TSCĐ như: gỗ vụn, giấy chà nhám vụn,
sắt vụn, thép, bao dứa, thùng các- tơng…
Ngồi ra, để phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý chặt chẽ các loại nguyên vật
liệu, đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu xử lý thơng tin trên máy vi tính thì cơng ty
tổ chức lập sổ danh điểm nguyên vật liệu trong đó nguyên vật liệu được chia
thành từng loại, từng nhóm, từng thứ chi tiết. Sổ danh điểm nguyên vật liệu được
xây dựng trên cơ sở quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã số cho từng nhóm,
từng vật liệu. (Ví dụ: NVL chính là 1521; Nhóm NVL chính gỗ là 1521B; Nhóm
vật liệu phụ gỗ là 1522B…).
Việc phân loại Nguyên vật liệu một cách rõ ràng, cụ thể theo phương pháp
trên đã giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt công tác bảo quản, dự trữ. Đồng thời
cũng giúp cho doanh nghiệp tổ chức tốt cơng tác hoạch tốn tổng hợp và chi tiết
nguyên vật liệu, đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.
Để thuận tiện cho việc quản lý NVL, công ty TNHH S.B.B đã tiến hành
mã hóa NVL tới từng danh điểm, lập danh điểm NVL với mỗi NVL là một tên
gọi hay ký hiệu riêng.


SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
Ký hiệu
Nhóm

Danh điểm
NVL

1

Tên nhãn hiệu, qui

Đơn vị

Đơn giá

cách, NVL

tính


hạch tốn

3

4

5

2

1521-01 1521-01-01 Gỗ Teck

Ghi chú

6

m3

1521-01-02 Gỗ sồi đỏ

m3

1521-01-03 Gỗ PoMu

m3

………….
1521-02 1521-02-01 Gỗ dán 4ly


m2

1521-02-02 Gỗ dán 6ly

m2

1521-02-03 Gỗ dán 8ly

m2

………….
1521-50 1521-50-01 Sơn PU mã TP 807

kg

1521-50-02 Sơn UV lót 105

kg

1521-50-03 Sơn UV mờ 487 A

kg

…………

1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công Ty TNHH S.B.B
Nhập NVL chủ yếu là mua ngoài từ các nguồn như:
Gỗ thường được nhập từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là thường nhập khẩu từ
Lào, Thái Lan, và các nước lân cận khác. Các loại gỗ trước tiên được đưa về
xưởng xẻ, sau giai đoạn đó thì các loại gỗ đã được xẻ sẽ được chuyển sang


SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

xưởng để kiểm tra và phan loại và sau đó sẽ được đưa vào phân xưởng để sản
xuất ván sàn.
Các loại sơn màu, keo và các vật liệu khác đều được mua ngồi và được
dùng vào trong q trình tạo ra các lọai gỗ ván sàn. Ví dụ như sơn thì để tạo màu
gỗ, các loại keo dùng để kết dính các loại vật liệu khác cần dùng và gỗ chính để
ép và tạo nên sản phẩm.
Tất cả NVL thì đều được lấy từ nguồn dữ trữ mua sắm là nguồn vốn kinh
doanh và phát triển của Công ty.
Để sản xuất được gỗ ván sàn thì cần một lượng gỗ rất lớn và thường xuyên
phải đáp ứng được lượng gỗ cần thiết để sản xuất không bị ngưng trệ, để giải
quyết được vấn đề này thì cơng ty thường xun đặt hàng với một số lượng
lớn.Với số lượng gỗ và gỗ ván sàn lớn thì khâu giữ trữ rất là quan trọng, đồng
thời khí hậu ở nước ta với độ ẩm lớn dễ dẫn tới các mặt hàng bị ẩm mốc, điều
này bắt buộc phải thường xuyên dọn vệ sinh bến bãi sạch sẽ, kho chứa phải
thống mát, khơ ráo, phải có chế độ thơng khí và chống ẩm.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công Ty
Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành đều đặn, liên tục, thường xuyên đảm bảo các nguồn NVL đủ về số lượng,

chất lượng, kịp thời gian. Đấy là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì khơng thể
có q trình sản xuất sản phẩm được. Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết
kiệm các loại NVL có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

Quản lý tốt NVL cho phép công ty sử dụng tốt hơn nguồn VLĐ của mình,
tiết kiệm được các chi phí, duy trì và bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

tục, tránh thiệt hại vì ngừng sản xuất do thiếu vật tư cung ứng. Ngồi ra quản lý
tốt NVL cịn giúp cơng ty giảm được các hao phí từ khâu vận chuyển, lưu kho
cho đến khâu xuất NVL cho sử dụng. Điều này góp phần khơng nhỏ trong việc
tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh
của sản phẩm. Để làm được điều đó công ty phải quản lý chặt chẽ NVL ở tất cả
các khâu:
- Khâu thu mua và tiếp nhận NVL: Xuất phát từ kế hoạch và yêu cầu của
bộ phận kế hoạch hoạt động SXKD, cần chủ động trong công tác thu mua NVL
sao cho đảm bảo đúng yêu cầu: kịp về thời gian, đầy đủ về số lượng, đồng bộ về
quy cách phẩm chất, chủng loại và đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Ngồi ra cịn
hạn chế tối đa sự mất mát và hao hụt ngoài định mức, đồng thời phải tìm hiểu về

giá cả thị trường, về nguồn cung cấp để mua được vật liệu đạt chất lượng với giá
cả hợp lý và tối thiểu hóa chi phí thu mua.
- Khâu bảo quản: Việc dữ trữ vật liệu tại kho, bãi cần được thực hiện
theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu phù hợp với tính chất lý, hóa
của mỗi loại, mỗi quy mơ tổ chức của doanh nghiệp tránh tình trạng thất thoạt,
lãng phí vật liệu, đảm bảo an toàn là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật
liệu. Thủ kho luôn phải có trách nhiệm và ln chú ý tổ chức tốt kho tàng bến
bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độ bảo quản với
từng loại vật liệu, tránh hư hỏng mất mát, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sản xuất
một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cơng ty phải tổ chức phân cơng giao quyền trách
nhiệm cụ thể trực tiếp đến từng cán bộ làm công tác quản lý.
- Khâu dự trữ: Xuất phát từ đặc điểm của vật liệu, việc dự trữ NVL như
thế nào để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại là điều hết sức quan

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

trọng. Mục đích của dự trữ là đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không ứ
đọng vốn và không làm gián đoạn quá trình sản xuất, hơn nữa doanh nghiệp phải
xây dựng định mức dự trữ vật liệu cần thiết, tối đa, tối thiểu cho sản xuất, xây
dựng các định mức tiêu hao vật liệu. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều hay quá ít đều
gây ra những thiệt hại về kinh tế. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ

hợp lý và tiến hành các biện pháp quản lý vật tư đạt hiệu quả cao. Định kỳ phải
kiểm kê hàng hóa vật tư để tránh tình trạng vật liệu bị thiếu hụt, mất mát.
- Khâu sử dụng: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán
xây dựng nhằm hạ thấp mức tiêu hao NVL trong giá thành sản phẩm, đảm bảo
cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả. Cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình
hình xuất và sử dụng vật liệu thường xuyên, liên tục và chính xác, thực hiện
kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm đảm bảo thống nhất số liệu cũng như
tăng cường quản lý sử dụng NVL. Bên cạnh đó cần phải tiến hành đổi mới cơng
nghệ sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề cũng như ý thức sử dụng tiết kiệm vật
liệu của công nhân. Từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tóm lại: Quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua tới khâu bảo quản, sử
dụng và dự trữ là những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản ở
doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho vật liệu về số lượng, chất lượng đáp
ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.
Việc tổ chức và quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa và tác dụng rất lớn. Kế tốn
nói chung là cơng cụ của cơng tác quản lý kinh tế tài chính và kế tốn ngun vật
liệu nói riêng là cơng cụ đắc lực của cơng tác quản lý vật liệu. Kế tốn vật liệu có
chính xác, kịp thời hay khơng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả, tìnhg hình quản

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương


lý của doanh nghiệp. Để tăng cường công tác quản lý vật liệu phải khơng ngừng
cải tiến và hồn thiện cơng tác kế toán. Kế toán nguyên vật liệu cung cấp kịp
thời, chính xác các thơng tin về tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng
nguyên vật liệu, chất lượng cơng tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Như vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu rất quan trọng và cần thiết, là tất yếu
đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
Để đáp ứng được yêu càu quảnlý, kế toán vật liệu phải thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau :
- Ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời tình hình hiện có ( tình
hình tồn kho), tình hình biến động ( tình hình nhập, xuất) ở cả hai chỉ tiêu hiện
vật và giá trị ( số lượng, chủng loại, giá mua, chi phí mua).
- Tính tốn và xác định giá trị thực tế ngun vật liệu xuất dùng theo đúng
nguyên tắc và chế độ quy định, phân bổ hợp lý cho từng đối tượng chi phí, đối
tượng tính giá thành.
-Vận dụng phương pháp hạch toán nguyên vật liệu theo đúng chế độ hướng
dẫn của các đơn vị. Các đơn vị, phòng ban trực thuộc đơn vị phải thực hiện chế
độ ghi chép chứng từ ban đầu về nguyên vật liệu, mở các sổ kế toán cần thiết
theo đúng phương pháp, chế độ quy định để đảm bảo tính thống nhất trong kế
tốn.
- Tham gia kiểm kê đánh giá lại nguyên vật liệu theo đúng quy định. Phát hiện
kịp thời nguyên vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có
biện pháp xử lý kịp thời, nhằm hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại có thể xảy
ra. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 11



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU TẠI CƠNG TY TNHH
S.B.B
2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu
2.1.1. Chứng từ kế tốn sử dụng
Theo chế độ kế tốn hiện hành thì chứng từ kế tốn NVL gồm:
- Chứng từ nguồn: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thơng thường, các
chứng từ thanh tốn.
- Chứng từ thực hiện: Cơng ty sử dụng danh mục chứng từ áp dụng theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Phiếu nhập kho

Mẫu số 01-VT

Phiếu xuất kho

Mẫu số 02-VT

Chứng từ ghi sổ

Mẫu số S02a-DN

- Sổ kế tốn sử dụng: Cơng ty sử dụng danh mục sổ kế toán áp dụng theo Quyết
định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.

Thẻ kho (Sổ kho)

Mẫu số S12-DN

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Mẫu số S02b-DN

Sổ cái

Mẫu số S02c1-DN

Mẫu số S10-DN

2.1.2. Quy trình luân chuyển chứng từ nhập – xuất kho NVL
2.1.2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL
* Đối với NVL mua ngồi:
Phịng vật tư tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp và gửi ĐĐH.Khi hàng về, đối với
các loại NVL cần được kiểm nghiệm thì phịng KCS sẽ tiến hành kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm sẽ được ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Chứng từ phản ánh tình hình nhập kho về số lượng, chất lượng, giá trị là “
Phiếu nhập kho” do phòng vật tư lập, gồm 3 liên: 1 liên do thủ kho giữ để làm
căn cứ ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng tài vụ làm căn cứ ghi sổ; 1 liên lưu
ở phòng vật tư, 1 liên được cán bộ thu mua chuyển cho kế tốn thanh tốn cùng
hóa đơn thuế GTGT để làm căn cứ thanh toán cho khách hàng và ghi sổ. Thủ
kho tiến hành kiểm nghiệm và nhận vật tư, ghi sổ thực nhập vào thẻ kho.
*Đối với NVL tự gia công chế biến: “Phiếu nhập kho” do phòng vật tư lập
bao gồm 3 liên: 1 liên lưu tại phòng vật tư; 1 liên thủ kho giữ để ghi thẻ kho rồi
chuyển lên phòng tài vụ để ghi sổ chi tiết; 1 liên giao cho đơn vị gia công. Phiếu
nhập kho của công ty đã được tách giá trị thực tế nhập kho của NVL, thuế GTGT
đầu vào và tổng giá thanh tốn của NVL đó. Như vậy, kế toán thanh toán cũng
như kế toán vật tư sẽ dễ dàng hơn trong việc hạch tốn vì giá trị NVL, thuế
GTGT và giá thanh toán đã được xác định rõ ràng. Phiếu nhập kho sử dụng tại
công ty thường chỉ dùng để theo dõi về mặt số lượng của NVL ở mỗi lần nhập
mà thơi, cịn đơn giá, thành tiền của NVL chủ yếu căn cứ vào hóa đơn GTGT.
2.1.2.2.Quy trình ln chuyển chứng từ xuất kho NVL
Việc xuất kho NVL ở công ty được tiến hành định mức. Hàng tháng phòng kế
hoạch – kỹ thuật lập kế hoạch sản xuất, xây dựng định mức tiêu dùng, cán bộ
định mức của công ty gửi định mức sản lượng kế hoạch xuống các PX, từ đó các
PX sẽ tính tốn mức tăng vật tư. Khi có nhu cầu sử dụng vật tư, cán bộ của bộ
phận sử dụng viết giấy đề xuất rồi gửi cho giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển
xuống phịng vật tư. Phịng vật tư sẽ viết PXK gồm 3 liên: liên 1 giao cho người
nhận vật tư; liên 2 giao cho phòng kế hoạch – kỹ thuật, liên 3 giao thủ kho giữ.
Sau mỗi lần xuất kho, thủ kho căn cứ PXK để ghi số thực xuất vào thẻ kho, sau

SVTH: Lê Văn Thái


Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

đó chuyển chứng từ cho phịng kế tốn, kế tốn vật tư phân loại chứng từ, định
khoản, ghi đơn giá,tính thành tiền trên phần mềm kế toán.
Đối với NVL xuất kho cho một số nhu cầu khác như trả nợ, xuất bán…thì
PXK sẽ được lập ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Ngồi ra, cơng ty cịn
sử dụng PXK kiêm vận chuyển nội bộ đối với các NVL được nhập, xuất giữa các
kho với nhau, và các chứng từ khác theo quy định như: biên bản kiểm kê vật
tư…
2.2. Kế tốn chi tiết ngun vật liệu tại Cơng Ty
Kế tốn chi tiết NVL là cơng việc hạch tốn kết hợp giữa kho và phịng kế
tốn với nhiệm vụ phản ánh chính xác, đầy đủ sự biến động của vật liệu làm cơ
sở ghi sổ kế toán.Kế toán chi tiết NVL tại cơng ty được thủ kho và phịng kế tốn
thống nhất sử dụng phương pháp thẻ song song.
Tổ chức kế tốn chi tiết vật tư trong Cơng ty cần kết hợp chặt chẽ với
hạch toán nghiệp vụ ở kho bảo quản nhằm giảm bớt việc ghi chép trùng lặp giữa
các loại hạch tốn, đồng thời tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát của kế toán
đối với hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản.
Vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường bao gồm
nhiều chủng loại khác nhau, nếu thiếu một chủng loại nào đó có thể gây ngừng
sản xuất. Chính vì vậy hạch tốn NVL phải đảm bảo theo dõi được tình hình
biến động của từng chủng loại vật liệu. Đây là công tác phức tạp và khó khăn địi
hỏi phải ghi chép thường xun liên tục sự biến động nhập xuất tồn của từng loại

vật liệu sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về số lượng, chủng
loại và giá trị.
Công ty TNHH S.B.B kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo Phương pháp thẻ
song song.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

2.2.1 Chứng từ kế toán sử dụng và phương pháp hạch toán
2.2.1.1 Chứng từ kế toán sử dụng
- Chứng từ nguồn: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thơng thường.
- Chứng từ thực hiện: Công ty sử dụng danh mục chứng từ áp dụng theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Phiếu nhập kho

Mẫu số 01-VT

Phiếu xuất kho

Mẫu số 02-VT

- Sổ kế tốn sử dụng: Cơng ty sử dụng danh mục sổ kế toán áp dụng theo

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Thẻ kho (Sổ kho)

Mẫu số S12-DN

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S10-DN

2.2.1.2 Phương pháp hạch tốn
Việc hạch toán chi tiết NVL được tiến hành như sau:
Thủ kho tiến hành mở các thẻ kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi
tình hình nhập – xuất – tồn kho của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng.
Hàng ngày khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho thủ kho tiến hành kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ, sắp xếp phân loại cho từng thứ vật
liệu theo từng kho và ghi số lượng thực nhập, thực xuất và thẻ kho. Mỗi chứng
từ được ghi vào một dòng trên thẻ kho, cuối ngày thủ kho phải tính ra số lượng
tồn kho của từng thứ vật liệu trên thẻ kho. Định kỳ sau 15 ngày thủ kho có nhiệm
vụ chuyển tồn bộ chứng từ lên phịng kế tốn để làm căn cứ ghi sổ. Giữa thủ
kho và kế tốn tại phịng kế tốn lập phiếu giao nhận chứng từ có chữ ký xác
nhận của cả hai bên khi kế toán được nhận chứng từ này.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Công ty chọn phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết NVL.
Phương pháp này hồn tồn thích hợp cho việc ghi chép, theo dõi tình hình nhập
xuất diễn ra thường xun với cơng việc kế tốn khá lớn.
Kế tốn vật liệu ở công ty sử dụng sổ chi tiết vật tư để ghi chép tình hình
nhập – xuất – tồn kho của từng thứ, từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng đối
với xuất kho vật liệu và theo dõi cả hai chỉ tiêu: số lượng và giá trị đối với nhập
kho vật liệu.
Sổ chi tiết vật liệu là một sổ bao gồm các chỉ tiêu: ngày tháng, số hiệu
chứng từ nhập – xuất, diễn giải, chỉ tiêu nhập – xuất – tồn. Sổ chi tiết NVL được
mở là để theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của
từng thứ NVL ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
Định kỳ khoảng 8 -10 ngày, kế toán vật liệu xuống kho lấy chứng từ rồi
tiến hành sắp xếp, phân loại theo thứ tự của phiếu nhập, phiếu xuất. Căn cứ vào
phiếu nhập, phiếu xuất kế toán vào sổ chi tiết vật liệu. Do vậy, các phiếu nhập,
phiếu xuất, hóa đơn kiểm kê phiếu xuất kho là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết
vật liệu.
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn: Kế toán tập hợp các sổ chi tiết để lấy số
liệu về tổng giá trị và số lượng tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối
kỳ của NVL để mở Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho NVL. Từ bảng tổng hợp
này kế tốn có nhiệm vụ so sánh đối chiếu với Sổ cái NVL xem tình hình nhập
xuất NVL có khớp nhau hay khơng.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 16



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

2.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Thẻ hoặc
sổ chi tiết
vật tư,
sản
phẩm,
hàng hóa

Bảng tổng hợp nhập,
xuất, tồn kho vật tư,
sản phẩm, hàng hóa

Kế tốn tổng hợp

Phiếu xuất
kho

2.2.3 Kế tốn tăng Nguyên vật liệu
* Thủ tục và chứng từ nhập kho NVL:

Theo chế độ kế toán quy định tất cả các NVL khi về đến Công ty đều phải
làm thủ tục kiểm nghiệm và nhập kho. Đối với NVL mua ngồi chứng từ mà kế
tốn sử dụng là “Phiếu nhập kho”
Trên cơ sở mua sắm NVL cho dự trữ sản xuất, tìm kiếm thị trường sao cho
phù hợp nhất. Khi hàng về, đối với các loại vật tư cần thiết phải được kiểm
nghiệm thì cơng ty sẽ lập Ban kiểm nghiệm, kết quả kiểm nghiệm được ghi vào:
“Biên bản kiểm nghiệm”. Trên cơ sở hóa đơn, biên bản kiểm nghiệm và các
chứng từ liên quan (nếu có) bộ phận cung ứng sẽ lập phiếu nhập kho. Phiếu này
được lập thành 3 liên, có thể lập cho một hoặc nhiều thư NVL cùng loại, cùng
một lần giao nhận và cùng một kho.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Bên cung cấp sẽ viết hóa đơn và giao liên 2 cho nhân viên thụ mua nguyên
vật liệu thuộc phòng kinh doanh. Trong hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu : Tên
nguyên vật liệu, chủng loại, đơn giá, thành tiền,…
Khi ngun vật liệu về đến cơng ty thì nhân viên cung ứng báo với thủ kho
để xác định phẩm chất, chủng loại, quy cách, số lượng nguyên vật liệu mua về.
Sau đó căn cứ vào Hóa đơn GTGT cùng với Biên bản kiểm nghiệm, Phịng kế
tốn lập Phiếu nhập kho, chuyển cho Bộ phận kho để tiến hành nhập Nguyên vật
liệu.

Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho ghi vào thẻ kho và chỉ theo dõi về số
lượng nhập - xuất - tồn của từng loại nguyên vật liệu, mà khơng theo dõi về chỉ
tiêu giá trị. Phịng kế tốn căn cứ vào Hóa đơn GTGT và phiếu nhập kho tiến
hành vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu, theo dõi cả về số lượng và giá trị của từng
loại NVL.
Phiếu nhập kho lập làm 3 liên:
- 01 liên kẹp với hóa đơn mua hàng làm chứng từ thanh tốn.
- 01 liên giao cho thủ kho.
- 01 liên gốc
Trong trường hợp kiểm nghiệm phát hiện vật tư thừa, thiếu kém phẩm chất,
không đúng quy cách mẫu mã đã ghi trên chứng từ thủ kho phải báo ngay cho
phòng quản lý dự án biết cùng với phịng bộ phận kế tốn vật tư lập biên bản xử
lý (có xác nhận của người giao hàng). Thông thường người bán giao hàng tận
kho của Cơng ty thì thủ kho chỉ kiểm nghiệm nhập kho số NVL đủ phẩm chất, số
lượng, số cịn lại khơng đúng phẩm chất thì hồn trả lại cho người bán.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Sơ đồ kế toán chi tiết tăng Nguyên vật liệu tại Cơng ty

Hàng mua

về đến
Cơng ty

Kiểm tra về
số lượng và
chất lượng

Hóa đơn
GTGT

Kế toán lập
Phiếu nhập
kho

Kế toán vật tư vào
sổ chi tiết và Bảng
tổng hợp chi tiết

Thủ kho vào Thẻ
kho, theo dõi về số
lượng

2.2.4 Kế toán giảm Nguyên vật liệu
* Thủ tục và chứng từ xuất kho NVL:
Quản lý vật tư không chỉ quản lý tình hình thu mua, bảo quản và dự trữ
vật tư mà còn phải lý việc xuất dùng vật tu. Đây là khâu quản lý cuối cùng rất
quan trọng trước khi vật liệu chuyển giá trị của nó vào giá trị sản phẩm chế tạo.
Chi phí về vật tư chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất cho nên kế tốn
phải xác định chính xác giá trị từng loại vật tư sử dụng là bao nhiêu và theo dõi
được vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng. Bởi vậy hạch toán tổng hợp vật liệu

phải phản ánh kịp thời cho từng bộ phận sử dụng cũng như xuất dùng cho các
đối tượng khác. Tổ chức tốt khâu hạch toán xuất dùng vật liệu là tiền đề cơ bản
để hạch tốn chính xác đầy đủ giá thành sản phẩm, đặc biệt là khâu tính giá.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Khi có nhu cầu NVL phục vụ cho q trình SX sản phẩm thì tổ trưởng phân
xưởng viết Giấy đề nghị xuất vật tư liệt kê danh mục vật tư cụ thể về Tên, chủng
loại và số lượng trình Giám đốc xét duyệt. (Công ty chưa tiến hành lập Phiếu yêu
cấu xuất vật tư theo mẫu mà chỉ dựa vào Kế hoạch sản xuất đã đề ra)
Sau khi được phê duyệt, nhu cầu NVL phục vụ cho quá trình SX sản phẩm
thì tổ trưởng phân xưởng viết Giấy đề nghị xuất vật tư liệt kê danh mục vật tư cụ
thể về Tên, chủng loại và số lượng trình Giám đốc xét duyệt. (Cơng ty Phịng kế
tốn tiến hành lập phiếu xuất kho chuyển xuống bộ phận kho để tiến hành xuất
vật tư cho bộ phận Sản xuất)
Kế toán căn cứ vào phiếu này kiểm tra định mức sử dụng và yêu cầu của
sản phẩm cần sản xuất thì tiến hành phân loại vật liệu và tính giá xuất kho vật
liệu đồng thời viết giấy xuất kho chuyển cho thủ kho. Thủ kho kiểm tra đầy đủ
các thông số trên phiếu xuất kho và cho xuất kho. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ
chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan.
Phiếu xuất kho được viết làm 3 liên:

- 01 liên lưu tại phịng kế tốn làm chứng từ
- 01 liên thủ kho giữ
- 01liên chuyển cho bộ phận vật tư.

SVTH: Lê Văn Thái

Lớp 11B-Kế toán tổng hợp

Trang: 20



×