Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Thảo luận môn Luật Tố tụng hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.17 KB, 65 trang )

Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của LTTHS.
I. Nhận định
1.
Quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh khi có quyết định KTVAHS của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhận định này là sai.
CSPL: Điều 143 BLTTHS.
Giải thích: Quan hệ pháp luật TTHS đã phát sinh khi giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự bắt đầu, từ lúc cơ quan có thẩm quyền có các căn cứ khởi tố vụ án theo quy
định tại Điều 143 BLTTHS. Cơ quan có thẩm quyền sau khi tiếp nhận thông tin về
tội phạm sẽ tiến hành các biện pháp điều tra sơ bộ nhằm xác định sự việc xảy ra có
dấu hiệu tội phạm hay khơng để ra quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án
hình sự. Quyết định khởi tố sẽ là cơ sở khởi động bộ máy tố tụng để giải quyết vụ
án hình sự và chuyển sang giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
2.
Quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật
hình sự.
- Nhận định này là sai.
+ Về lý thuyết, khi hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm trong
Bộ luật Hình sự xảy ra sẽ làm phát sinh trách nhiệm của người thực hiện hành vi
đó trước Nhà nước, tức là phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Quan hệ pháp
luật TTHS sẽ phát sinh sau và trên cơ sở quan hệ pháp luật hình sự, từ lúc hành
vi đó được cơ quan có thẩm quyền biết được và bắt đầu giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự.
+ Nhưng trên thực tế có trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố
giác tội phạm và khởi động giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, làm xuất hiện quan
hệ pháp luật TTHS nhưng sau khi xác minh thì thơng tin đó là khơng chính xác,
khơng có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong BLHS, nghĩa là quan hệ
pháp luật HS chưa phát sinh.
Chẳng hạn TH không xác định được dấu hiệu tội phạm thì khơng có quan hệ PLHS
nhưng lại có quan hệ PL TTHS.


VD: Tội phạm che giấu tinh vi, quan hệ PL TTHS thực thực các hoạt động khám
nghiệm hiện trường, tử thi,.. để xác định tội phạm. Khi này quan hệ PLTTHS phát
sinh để chứng minh có quan hệ PLHS
3.
Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật TTHS.
- Nhận định này là sai.
- CSPL: điều 55 BLTTHS 2015.
+ Đối tượng điều chỉnh của luật TTHS là nhóm những quan hệ xã hội phát sinh
giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với người tham gia tố
tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự: mối quan hệ giữa các
cơ quan có thẩm quyền tố tụng với nhau, mối quan hệ giữa những người tiến
hành tố tụng với nhau, mối quan hệ giữa người tham gia tố tụng với cơ quan và
người THTT,... Có thể thấy rằng quan hệ pháp luật TTHS mang tính quyền lực


nhà nước và Luật TTHS điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá
trình giải quyết vụ án mà trong đó có ít nhất một bên chủ thể mang quyền lực
nhà nước.
+ Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội chỉ là quan hệ giữa các chủ
thể là người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 55 BLTTHS, không mang
quyền lực nhà nước.
=> Quan hệ này có thể được xem là quan hệ được điều chỉnh bởi luật khác không
phải luật TTHS.
4. Quan hệ của CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp
luật tố tụng hình sự.
Nhận định này là đúng
CSPL: khoản 9 Điều 55, điểm a khoản 1 điều 34 BLTTHS 2015
Theo điểm a khoản 1 điều 34 thì Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự.

Theo khoản 9 điều 55 thì nguyên đơn dân sự là người tham gia tố tụng hình
sự.
Như vậy quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong một VAHS là mối
quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình
điều tra và xét xử VAHS, CQĐT thực hiện các hoạt động như điều tra, lấy lời
khai và các hoạt khác thơng qua đó làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình
sự với người tham gia tố tụng.
5. QHPL mang tính quyền lực nhà nước là QHPL TTHS
Nhận định này là sai
Giải thích: QHPL TTHS là quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
và thỏa mãn những điều kiện về chủ thể, khách thể và đối tượng điều chỉnh của
quan hệ tố tụng hình sự.
Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước chưa chắc là quan hệ pháp luật
tố tụng hình sự vì ngồi ra có các quan hệ pháp luật như QHPL hành chính,
QHPL tố tụng hành chính,... cũng là những quan hệ pháp luật mang tính quyền
lực nhà nước, có sự tham gia của CQNN, đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và
những quan hệ này khơng phải là QHPL TTHS.
PS: Có nhiều quan hệ khác khơng phải quan hệ TTHS. Ví dụ: quan hệ pháp luật
hành chính và quan hệ pháp luật tố tụng hành chính đều mang tính quyền lực nhà
nước nhưng chúng k phải là quan hệ pháp luật tố tụng hs
6. Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các
CQTHTT
Nhận định này là sai
PP phối hợp chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan và cả người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau chứ không chỉ điều chỉnh mỗi các quan
hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Ví dụ: Điểm a, b, k1 điều 4, k1 điều 35 BLTTHS 2015. Cụ thể là điểm a k1
điều 164



Ví dụ: Điểm a b k1đ4, khoản 1 điều 35
Cụ thể là điểm a khoản 1 điều 165, phát sinh quan hệ giữa VKS và cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra, cơ quan này cũng chịu sự cơng tố
của VKS, có sự phối hợp và chế ước
7. Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương
pháp quyền uy.
Nhận định đúng
CSPL: K2 Đ34, K17 Đ55
Giải thích: Điều tra viên là đại diện cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
và người bào chữa đại diện cho cho người tham gia tố tụng. Sự bất bình đẳng về
địa vị pháp lý trong mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với
người tham gia tố tụng nên các quyết định của họ có tính chất bắt buộc với các chủ
thể tham gia tố tụng. Vì vậy, phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh
mối quan hệ giữa 2 chủ thể trên.
8. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án chỉ được quy định trong pháp luật
TTHS.
- Nhận định này là SAI
- CSPL: Điều 15 BLTTHS 2015
- Giải thích: Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án ko chỉ là nguyên tắc cơ
bản được quy định trong pháp luật TTHS mà còn có trong TT dân sự, TT
hình sự. Tinh thần mà các ngành luật Tố tụng muốn hướng đến là tìm ra sự
thật khách quan của vụ án nhằm giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, tùy vào các
ngành luật mà nguyên tắc xác định sự thật vụ án sẽ được quy định phù hợp
với từng chế định của ngành luật đó.
9. Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả các phiên tịa hình sự.
Nhận định này là sai
CSPL: Điều 25 BLTTHS 2015, TTLT 06
Giải thích: Về nguyên tắc thì mọi phiên tịa đều phải được mở xét xử công
khai. Tuy nhiên, xét xử công khai không được áp dụng cho tất cả các phiên tịa
hình sự. Theo đó, vụ án sẽ được tiến hành xét xử kín và phải tuyên án công khai

đối với trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân
tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng
của đương sự. Xét trên thực tế thì việc quy định những trường hợp ngoại lệ này để
Tòa án được quyền khơng thực hiện xét xử cơng khai là hồn tồn cần thiết và hợp
lý.
điều 423 => bv bí mật đời tư
10. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong Luật
TTHS.
- Nhận định này là sai.
- CSPL: điều 26 BLTTHS 2015, điều 24 BLTTDS 2015, điều 18 BLTTHC
2015.


- Giải thích: Theo đó, ngun tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm không
chỉ được ghi nhận trong tố tụng hình sự (điều 26 BLTTHS) mà cịn được ghi
nhận tố tụng dân sự và cả tố tụng hành chính. Cụ thể trong luật tố tụng dân
sự nguyên tắc này được ghi nhận trong điều 24 BLTTDS 2015 hay trong BL
TTHC 2015 cũng ghi nhận tại điều 18. Điều này thể hiện quá trình thay đổi
về nhận thức của cơ quan lập pháp, là sự thể chế hóa chiến lược cải cách tư
pháp của Bộ Chính trị.
11. Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để
TA ra bản án, quyết định.
Nhận định này là sai
CSPL: điều 15, 26 BLTTHS 2015
Giải thích: Không phải kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là
căn cứ duy nhất để TA ra bản án, quyết định. Theo đó bản án, quyết định của Tòa
án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại
phiên tịa, tức đây khơng phải là căn cứ duy nhất để TA đưa ra bản án hoặc quyết
định. Mà theo điều 15 BLTTHS thì CQ có thẩm quyền có trách nhiệm xác định sự
thật của vụ án một cách khách quan, tồn diện, đầy đủ thơng qua các chứng cứ xác

định có tội, chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, kết quả tranh tụng tại phiên tịa,...Do đó, để TA ra quyết định hay
bản án thì khơng chỉ dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tịa.
Ngắn gọn:
Nhận định: SAI.
→ CSPL: Điều 26 BLTTHS 2015.
→ Ngồi việc dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tịa thì Tịa án
cịn phải dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa để Tòa án có thể ra bản án, quyết
định một cách hợp lý, đúng đắn và khách quan, công bằng,
12. Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân
tộc mình.
- Nhận định này là sai
- CSPL: Điều 29 BLTTHS 2015
- Chỉ người TGTT mới có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
khi TGTT, tuy nhiên, họ phải có người phiên dịch.
II. Bài tập:
Bài tập 1:
Trong lúc đang trộm cắp tài sản của D, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không
bắt được. Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên
đã tố giác với cơ quan công an nơi đây. Công an phường X tiến hành kiểm tra, xác
minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận. Vụ án được khởi tố, Điều
tra viên N là người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới
sự kiểm sát của Kiểm sát viên M. Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định
luật sư C làm người bào chữa. CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn


TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. Điều tra viên N được phân
cơng chủ trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A và bị hại D. Trong biên bản hòa
giải, các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, bị can A xin lỗi người bị

hại D.
Câu hỏi:
1. Xác định tất cả QHXH giữa các chủ thể trong vụ án trên thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TTHS?
2. Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?
Trả lời: Phân theo hai nhóm để khỏi thiếu:
Nhóm 1: giữa cơ quan có thẩm quyền với nhau.
+ Cơng an Phường X và CQĐT ca quận: thông qua việc Công an phường X
tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển hồ sơ cho CQĐT công an
quận. -> Phối hợp - chế ước
+ Điều tra viên N và KSV M: thông qua việc Điều tra viên N là người được
phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của
người Kiểm sát viên M. -> Phối hợp - chế ước.
+ Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Điều tra viên N: thông qua việc
phân cơng điều tra viên N hịa giải vụ án -> Mệnh lệnh - quyền uy.
Nhóm 2: giữa cơ quan có thẩm quyền với người tham gia tố tụng.
+ B và CA Phường X: thông qua việc B tố giác với công an Phường X ->
PPĐC: mệnh lệnh- quyền uy
+ Tịa án và ls C: thơng qua việc Tịa án chỉ định luật sư C làm người bào chữa
cho A. -> mệnh lệnh - quyền uy
+ CQĐT và A: thông qua việc CQĐT quyết định miễn TNHS đối với A và áp
dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng. -> Mệnh lệnh - quyền uy
+ Điều tra viên N và bị can A, cha mẹ bị can A và bị hại D qua việc Điều tra
viên N chủ trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A và bị hại D -> mệnh
lệnh - quyền uy.
Bài tập 2:
A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội
trộm cắp tài sản. Trong quá trình tố tụng, A nhờ luật sư B bào chữa cho mình. Vì A
khơng sử dụng được tiếng Việt nên cơ quan có thẩm quyền đã nhờ C phiên dịch
cho A. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra đã làm bản kết luận

điều tra và đề nghị viển kiểm sát truy tố A về tội trộm cắp tài sản. VKS đã làm bản
cáo trạng để truy tố A về tội danh trên. Sau đó Tịa án tiến hành xét xử sơ thẩm và
tuyên phạt 05 năm tù.
Trả lời:
1. Trong quá trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những
chủ thể nào?
- Thứ 1: Quan hệ giữa bị can A và CQĐT tỉnh X
- Thứ 2: Quan hệ giữa A và B
- Thứ 3: Quan hệ giữa CQĐT với C là người phiên dịch cho A


-

- Thứ 4: Quan hệ giữa CQĐT và VKS qua việc lập bản kết luận điều tra và đề
nghị VKS truy tố A
- Thứ 5: Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A 05 năm tù đối với
A.
- Thứ 6: Quan hệ giữa A và C
- Thứ 7: Quan hệ giữa VKS và Tòa án.
2. Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật
TTHS?
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật TTHS:
Quan hệ giữa bị can A và CQĐT tỉnh X qua việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can về
tội trộm cắp tài sản: quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền THTT và người tham gia
tố tụng.
Quan hệ giữa CQĐT với C là người phiên dịch cho A: quan hệ giữa cơ quan có
thẩm quyền THTT và người tham gia tố tụng.
Quan hệ giữa CQĐT và VKS qua việc lập bản kết luận điều tra và đề nghị VKS
truy tố A: quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT.
Quan hệ giữa VKS và Tịa án: quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT.

Quan hệ giữa VKS và A qua việc lập bản cáo trạng để truy tố bị can: quan hệ giữa
cơ quan có thẩm quyền THTT và người tham gia tố tụng.
Quan hệ giữa Tòa án và A qua hoạt động xét xử sơ thẩm: quan hệ giữa cơ quan có
thẩm quyền THTT và người tham gia tố tụng.
3. Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật TTHS?
Phương pháp Quyền uy: CQTT với Người tham gia tố tụng
+
CQTT với A
+
CQTT với Luật sư B
+
CQTT với phiên dịch C
Phương pháp phối hợp - chế ước: điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan
có thẩm quyền TTHT
+
CQĐT với VKS
+
CQĐT với Tịa án
+
Tịa án với VKS XX
Bài tập 3
A sinh năm 1976, cư trú huyện X, tỉnh Y, là người Hoa gốc Việt ( trình độ văn hóa
1/10), có hành vi mua bán 1,75 kg ma túy, bị công an phát hiện và bắt quả tang.
Tại bản án hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh Y tuyên A tử hình về tội mua bán trái phép
chất ma túy.
1. Giả sử A là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc đối
tượng được hưởng đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi, miễn trừ về
lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên thì vụ án được giải quyết như thế nào?



-> K2 Điều 3 BLTTHS → Giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc
theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó khơng quy định hoặc
khơng có tập qn quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con
đường ngoại giao.
-> CSPL: k2 điều 3 BLTTHS 2015
2. Nếu A không sử dụng thành thạo tiếng Việt và đề nghị có người phiên dịch
cho mình thì u cầu này có được chấp nhận không?
CSPL: khoản 1 Điều 70 BLTTHS 2015
Căn cứ theo điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Người phiên dịch, người dịch
thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng khơng sử
dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu Tố tụng khơng thể hiện bằng tiếng Việt.”
yêu cầu phải được chấp nhận
3. Giả sử A khơng có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì cơ quan tiến hành tố
tụng sẽ giải quyết như thế nào?
- CSPL: Điểm a khoản 1 điều 76 BLTTHS 2015 quy định: “1. Trong các trường
hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ
khơng mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ
định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình
phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình”
A là người đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự (sinh năm 1976) và bị
tuyên hình phạt tử hình về tội mua bán trái phép chất ma túy, trong trường hợp A
khơng có khả năng nhờ luật sư bào chữa thì theo quy định trên, cơ quan tiến hành
tố tụng tiến hành chỉ định người bào chữa cho A.
Chương 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.
1.

Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT
Nhận định này là sai.
CSPL: khoản 2 điều 34, điều 35, Điều 39 BLTTHS 2015.
Giải thích: Theo đó, chủ thể giải quyết vụ án hình sự bao gồm: Chủ thể tiến hành
tố tụng và một số chủ thể đặc biệt khác theo luật định tại Điều 35 Bộ Luật tố tụng
hình sự quy định. Mà chủ thể tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Còn các chủ thể đặc
biệt khác như: Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Cảnh sát biển; Kiểm ngư.
Do đó, người có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự khơng phải chỉ có người tiến
hành tố tụng.
2.
Giám thị, Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra.
Nhận định này là đúng.


CSPL: điểm g khoản 2 điều 35 BLTTHS 2015
Theo đó, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ
quan khác trong Quân đội nhân dân bao gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam,
Thủ tướng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương. Chính vì vậy Giám thị,
Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra.
3.
Thẩm quán chủ tọa phiên tòa phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người
thân thích của kiểm sát viên trong cùng VAHS.
Nhận định này là đúng.
CSPL: Khoản 3 điều 49, khoản 1 điều 53 và điểm c mục 4 phần I NQ 03/2004/NQHĐTP
Giải thích: Theo điểm a khoản 1 điều 53 quy định về thay đổi Thẩm phán, hội
thẩm khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Mà tại khoản 3
điều 49 quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền

tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể khơng vơ tư
trong khi làm nhiệm vụ. Đồng thời tại điểm c mục 4 phần I NQ 03/2004/NQHĐTP quy định về trường hợp cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho
rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tịa
xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tịa án là
người thân thích với nhau. Do đó khi thẩm phán phiên tòa trong cùng một phiên
tòa là người thân thích với kiểm sát viên thì phải từ chối hoặc bị thay thế.
KSV tham gia trước và thẩm phán tham gia sau nên bị thay đổi.
***Thẩm phán và hội thẩm đều phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay
đổi nếu là người thân thích với nhau trong cùng một vụ án.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 1 điều 53 BLTTHS 2015, điểm a mục 6 phần I NĐ 03/2004
Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 53 BLTTHS thì nếu thẩm phán, hội thẩm
trong cùng 1 hội đồng xét xử là người thân thích với nhau thì phải từ chối tham gia
xét xử hoặc bị thay đổi. Thêm vào đó, điểm a, mục 6 phần 1 NQ 03/2004 thì khi có
hai người thân thích với nhau thì chỉ có 1 người phải từ chối hoặc bị thay đổi.
4.
Chỉ có kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố mới có quyền trình bày
lời buộc tội tại phiên tòa
Nhận định Sai
CSPL: Khoản 3 điều 62 BLTTHS 2015
Căn cứ theo k3 điều 62 BLTTHS , trong Th vụ án đc khởi tố theo yêu cầu của bị
hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tịa.
5.
Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách trong cùng
một VAHS.
Nhận định Đúng
CSPL: Điểm b khoản 2 Điều 72, khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015
Giải thích: Điểm b khoản 2 Điều 72, trường hợp vừa là người đại diện, vừa là
người bào chữa. Hai tư cách tố tụng phải có quyền và lợi ích khơng mâu thuẫn và



trái ngược nhau. Theo quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015, pháp nhân
cũng có thể tham gia tố tụng với hai tư cách là người đại diện và người bào chữa
cho bị cáo.
6.
Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS có quyền
đề nghị thay đổi người THTT
Nhận định Sai
CSPL: điều 50 BLTTHS 2015
Giải thích: Theo Điều 50 BLTTHS, những người có quyền đề nghị thay đổi người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm: Kiểm sát viên; người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; người
bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự. Do đó, những người tham gia tố tụng khác như người làm chứng,
người phiên dịch... khơng có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.
7. Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch.
=> Nhận định này sai.
CSPL: điểm g khoản 1 điều 4, điểm e khoản 2 điều 63, điểm g khoản 2 điều 64,
khoản 2 điều 65 BLTTHS 2015.
Điểm g khoản 1 điều 4 BLTTHS quy định đương sự bao gồm nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tuy
nhiên, căn cứ theo điểm e khoản 2 điều 63, điểm g khoản 2 điều 64, khoản 2 điều
65 BLTTHS 2015 thì chỉ có ngun đơn dân sự, bị đơn dân sự mới có quyền đề
nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch cịn người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hình sự thì khơng có quyền này.
8. Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án có quyền nhờ
luật sư bào chữa cho mình.
Nhận định này sai.
Cơ sở pháp lý: điểm g khoản 1 điều 58, điểm d khoản 2 điều 59, điểm h khoản 2

điều 60, điểm g khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015.
Căn cứ theo điểm g khoản 1 điều 58, điểm d khoản 2 điều 59, điểm h khoản 2 điều
60, điểm g khoản 2 điều 61 và những những quy định tại chương IV BLTTHS về
người tham gia tố tụng thì chỉ có người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp,
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa hoặc nhờ
người khác bào chữa cho mình vì họ là những người bị buộc tội còn những người
tham gia tố tụng khác thì khơng có quyền này. Vì vậy, chỉ có người bị tạm giữ
trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
mới có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.
9. Chỉ có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mới có quyền tự bào chữa, nhờ
người khác bào chữa.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: điểm đ khoản 1 điều 4, điều 16, điểm g khoản 1 điều 58, điểm d
khoản 2 điều 59, điểm h khoản 2 điều 60, điểm g khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015.


Căn cứ vào điều 16 BLTTHS 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào
chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” mà người bị buộc tội theo quy định
tại điểm đ khoản 1 điều 4 BLTTHS 2015 bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo nên quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa không chỉ thuộc về
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà còn thuộc về người bị bắt.
Ngoài ra, tại điểm g khoản 2 điều 58, điểm d khoản 2 điều 59, điểm h khoản 2 điều
60, điểm g khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015 cũng chỉ ra người bị bắt, người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo là những chủ thể có quyền này.
Theo điều 74 thì người bị bắt bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố
tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
10. Trong mọi trường hợp, người bảo chữa phải bị thay đổi nếu là người thân
thích của người THTT.
Nhận định này là SAI.

Căn cứ vào mục 1, phần II NQ 03/2004 thì căn cứ vào thời điểm mà người bào
chữa tham gia để quyết định thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu người bào chữa
không tham gia trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu mà có quan hệ thân thích
với người đã và đang tiến hành tố tụng thì sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận người
bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó. Cịn nếu người bào chữa tham gia
trong các giai đoạn tố tụng ngay từ đầu thì sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào
chữa và người bị thay đổi trong trường hợp này là người tiến hành tố tụng có
mối quan hệ thân thích với người bào chữa. Như vậy, khơng phải trong mọi
trường hợp, người bào chữa phải bị thay đổi nếu là người thân thích của người tiến
hành tố tụng.
ĐIỀU 72 KHOẢN 4
Người nào tham gia sau thì phải thay đổi người tham gia sau=> Để đảm bảo quyền
bào chữa của người bào chữa.
11. Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo
Nhận định này là đúng.
CSPL: Điều 66 BLTTHS 2015
Theo quy định tại khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 quy định về hai trường hợp
không được làm chứng thì người thân thích của bị can, bị cáo khơng nằm trong hai
trường hợp đó. Nếu người thân thích của bị can, bị cáo là người biết được những
tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm
quyền tố tụng triệu tập đến làm chứng thì người thân thích của bị can, bị cáo vẫn
được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng theo khoản 1 Điều 66
BLTTHS 2015. Vậy nên người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị
cáo.
PS: Lời khai của người làm chứng chỉ là nguồn của vụ án.
12. Người thân thích của Thẩm phán khơng thể tham gia tố tụng với tư cách
là người làm chứng trong vụ án đó.
Nhận định này là sai.



CSPL: Điều 66 BLTTHS 2015
Theo quy định tại khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 quy định về hai trường hợp
không được làm chứng thì người thân thích của Thẩm phán khơng nằm trong hai
trường hợp đó. Nếu người thân thích của Thẩm phán là người biết được những tình
tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền
tố tụng triệu tập đến làm chứng thì người thân thích của Thẩm phán vẫn được tham
gia tố tụng với tư cách là người làm chứng theo khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015.
Vậy nên Người thân thích của Thẩm phán có thể tham gia tố tụng với tư cách là
người làm chứng trong vụ án đó.
13. Người giám định có thể là người thân thích của bị can, bị cáo.
Nhận định sai
CSPL: K5 Đ68 BLTTHS 2015
Người giám định khơng được là người thân thích của bị can, bị cáo. Nếu rơi vào
trường hợp này người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi.
14. Yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội dưới 18
tuổi và người đại diện của họ luôn được chấp nhận.
Nhận định sai
CSPL: K3 Đ77 BLTTHS 2015, điểm c.1 Khoản 3 mục II NQ 03/2004/NQ-CP
Không phải mọi trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa chỉ định của người bị
buộc tội dưới 18 tuổi và người đại diện của họ ln được chấp nhận. Theo đó,
trường hợp nếu Thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa dựa vào căn cứ
quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 72 BLTTHS để quyết định chấp nhận hay
không chấp nhận việc thay đổi. Nếu chấp nhận việc thay đổi thì áp dụng theo quy
định tại Khoản 3 Điều 77 BLTTHS 2015. Trường hợp khơng chấp nhận việc thay
đổi thì phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết trong đó có nêu rõ căn
cứ của việc khơng chấp nhận.
[NQ 03/2004 => từ chối là cả 2 cùng từ chối thì mới chấp nhận (bao gồm người bị
buộc tội dưới 18 và người đại diện của họ]
15. Một người khi thực hiện hành vi tội phạm là người chưa thành niên,
nhưng khi khởi tố VAHS đã đủ tuổi thì họ không thuộc trường hợp quy định

tại Điểm b Khoản 1 Điều 76 BLTTHS.
Nhận định sai
CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015.
Một người khi thực hiện hành vi tội phạm là người chưa thành niên, nhưng khi
khởi tố VAHS đã đủ tuổi thì họ vẫn có thể thuộc trường hợp quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 76 BLTTHS. Khi người đó đã đủ 18 tuổi nhưng có nhược điểm về
thể chất mà không thể tự bào chữa hoặc người đã đủ 18 tuổi nhưng có nhược điểm
về tâm thần.
16. Đầu thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về
hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát
hiện
Nhận định sai.


→ CSPL: Điểm i Khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015.
→ Theo BLTTHS 2015, nhận định trên đang trình bày định nghĩa về tự thú, còn
đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện thì họ đã tự nguyện ra trình
diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
17. Người có nhược điểm về thể chất có thể tham gia tố tụng với tư cách là
người làm chứng
- Nhận định đúng.
- Giải thích:
+ CSPL: Điểm b khoản 2 điều 66 BLTTHS
Theo quy định này thì người có nhược điểm về thể chất mà khơng có khả năng
nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc
khơng có khả năng khai báo đúng đắn sẽ thuộc nhóm người khơng được làm
chứng.
Như vậy, người có nhược điểm về thể chất vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách
là người làm chứng khi người này có khả năng nhận thức được những tình tiết liên
quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án và có khả năng khai báo đúng đắn.

18. Chức danh Điều tra viên chỉ có trong TTHS.
→ Nhận định sai.
→ CSPL: Điều 81 LCT 2018.
→ Chức danh điều tra viên cũng được quy định trong LCT 2018. Cụ thể, điều tra
viên trong LCT 2018 là điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
19. Trong VAHS, có thể khơng có người TGTT với tư cách bị hại.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Điều 62, Điều 63 BLTTHS.
Giải thích: Theo quy định tại k1 Đ62 BLTTHS thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài
sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Thiệt hại đó phải có mối quan
hệ nhân quả với hành vi phạm tội, đây là căn cứ quan trọng để xác định cá nhân, cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại là bị hại hay là chỉ là nguyên đơn dân sự trong VAHS.
Đồng thời, cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư
cách là bị hại khi được cơ quan tiến hành tố tụng cơng nhận. Ví dụ: Tội đầu cơ
(Điều 196 BLHS), Tội đánh bạc (Điều 321 BLHS),...
Không thể xác định NN là bị hại: ví dụ các tội phạm xâm phạm an ninh tổ quốc,
xâm phạm đến rừng, tội phạm ma túy,...
→ Nhận định đúng.
→ Trong trường hợp là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm
phạm trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng, ma túy, bài bạc thì
khơng có người bị hại cụ thể nên sẽ khơng có người tham gia tố
tụng với tư cách là người bị hại.


IV. Bài tập
Bài tập 1:
A thuê một chiếc xe ô tô của công ty X (do N làm Giám đốc) để đi du lịch nhưng
sau đó lại sử dụng chở B đi trộm cắp tài sản của công ty Z (do M làm chủ tịch Hội
đồng quản trị). Vụ việc bị quần chúng nhân dân phát hiện và báo với cơ quan công

an. CQĐT khởi tố VAHS, khởi tố bị can đối với A, B và làm bản kết luận điều tra
đề nghị truy tố. VKS hoàn thành cáo trạng và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra
xét xử.
Câu hỏi:
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong
vụ án trên tại phiên tòa sơ thẩm?
Tư cách tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phiên tịa sơ
thẩm.
- Bị cáo: A và B
- Bị hại: Cơng ty Z
- Người đại diện theo pháp luật của bị hại là M
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: công ty X
- Người đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là N.
Mấu chốt để xác định nguyên đơn chính là bị thiệt hại, mà sau đó có đơn yêu cầu
bồi thường thiệt hại
Tình tiết bổ sung thứ nhất
Sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, phát hiện D (Hội thẩm nhân
dân) tham gia trong Hội đồng xét xử là anh em kết nghĩa với A, nên M đề nghị
thay đổi D.
2. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này? Ai có thẩm quyền
giải quyết?
Theo quy định tại khoản 1 điều 53 thì Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc
bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật
này. Mà theo khoản 3 điều 49 quy định các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ
có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ.
Do đó trong TH này thì D là Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án khi bị cáo A
chính là anh em kết nghĩa của mình nên Hội thẩm nhân dân phải bị thay đổi. Căn
cứ vào điểm c mục 4 phần I NQ 03/2004/NQ-HĐTP thì TH anh em kết nghĩa là
một trong những căn cứ để cho rằng họ có thể khơng vơ tư trong khi làm nhiệm vụ.

Như vậy khi M là người đại diện theo pháp luật của bị hại cũng chính là người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại theo điểm b khoản 2 điều 84 BLTTHS
2015 có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng theo khoản 2 điều 50 của
Bộ luật này.
Căn cứ vào khoản 2 điều 53 BLTTHS 2015 thì việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tịa án được phân cơng
giải quyết vụ án quyết định. Do đó trong TH này khi M là là người đại diện theo


pháp luật của bị hại đề nghị thay đổi D là Hội thẩm nhân dân thì sẽ do Chánh án
hoặc Phó Chánh án Tịa án giải quyết.
Tình tiết bổ sung thứ hai
Tại phiên tòa sơ thẩm, phát hiện luật sư F (người đã tham gia bào chữa cho A từ
khi khởi tố bị can) là con nuôi của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nên Kiểm sát viên
đã đề nghị phải thay đổi luật sư F.
3. Đề nghị của Kiểm sát viên có hợp lý khơng? Tại sao?
Đề nghị của Kiểm sát viên là chưa hợp lý. Bởi vì
Mặc dù theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 72 thì người khơng được bào chữa là
người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó. Trong TH này
thì người bào chữa là F lại là con ni của Thẩm phán chủ tọa phiên Tịa, mà theo
điểm e khoản 1 điều 4 thì người thân thích của người tham gia tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng có bao gồm con ni. Đồng thời theo quy định tại
điểm k khoản 1 điều 42 thì Kiểm sát viên có quyền u cầu thay đổi người bào
chữa.
Tuy nhiên căn cứ theo quy định điểm b mục 1 Phần II NQ 03/2004/NQ-HĐTP thì
“Trường hợp trong các giai đoạn tố tụng trước đó, bị can, bị cáo, người đại diện
hợp pháp của họ đã có nhờ người bào chữa và nay vẫn tiếp tục nhờ người đó bào
chữa thì cần phải xem xét người đó có quan hệ thân thích với người nào (Thẩm
phán, Hội thẩm, Thư ký Tịa án) được phân cơng tiến hành tố tụng trong vụ án hay
khơng. Nếu có quan hệ thân thích với người nào đó được phân cơng tiến hành tố

tụng trong vụ án, thì cần phân cơng người khác khơng có quan hệ thân thích với
người được nhờ bào chữa thay thế tiến hành tố tụng và cấp giấy chứng nhận
người bào chữa cho người được nhờ bào chữa đó”
Do đó trong TH này việc kiểm sát viên đề nghị thay đổi luật sư F là chưa hợp lý
bởi vì luật sư này đã tham gia bào chữa cho A từ các giai đoạn tố tụng trước đó cụ
thể là từ khi khởi tố bị can, do đó trong tình huống này cần phải tiến hành thay đổi
Thẩm phán, chủ tọa phiên tịa.
Bài tập 2: Gia đình A bị cưỡng chế thu hồi đất và N ( 17 tuổi, con của A) đã có
hành vi chốnh người thi hành cơng vụ ( gây thương tích cho B nhưng khơng cấu
thành tội độc lập).
Câu hỏi:
1. Xác định tư cách TGTT của B trong các TH sau:
Tư cách TGTT của B trong các TH sau: Do hành vi của N không cấu thành tội độc
lập, nên vụ án chỉ khởi tố điều tra với tội danh chống người thi hành công vụ:
a.
B làm đơn yêu cầu BTTH
Tư cách tham gia tố tụng của B là (nguyên đơn dân sự vì chủ thể này cũng bị thiệt
hại nhưng là thiệt hại gián tiếp)
b.
B không làm đơn yêu cầu BTTH
Tư cách tham gia tố tụng của B là người có quyền và nghĩa vụ liên quan vì họ có
lợi ích.


2. Xác định tư cách TGTT của A và N trong giai đoạn điều tra. Nếu N chỉ mới
14 tuổi 06 tháng thì tư cách tham gia tố tụng của A có thay đổi khơng? Tại
sao?
Tư cách tham gia tố tụng của A: người đại diện hợp pháp (Căn cứ vào Điều 9
TTLT 06/2018 quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi thì để đảm
bảo việc có mặt và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người

dưới 18 tuổi là N thì A sẽ đại diện cho N).
Tư cách tham gia tố tụng của N:là bị can (theo khoản 1 điều 60 BLTTHS 2015)
Nếu N chỉ mới 14 tuổi 06 tháng thì tư cách tham gia tố tụng của A có thay đổi. Bởi
vì 17 tuổi thì đã đủ cấu thành tội chống thi hành công vụ nên A bị truy cứu TNHS
về tội chống người thi hành công vụ ở điều 330 BLHS 2015 và A trở thành người
đại diện theo pháp luật và cũng là người đại diện tham gia tố tụng nhưng nếu N 14
tuổi 6 tháng thì chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm HS về tội này theo khoản 2 điều
12 BLHS. Vì thế trong trường hợp N 14 tuổi 6 tháng thì N sẽ không bị truy cứu
TNHS về tội chống người thi hành công vụ nên A cũng sẽ không phải là chủ thể
đại diện cho N trong vụ án
Căn cứ vào khoản 3 điều 157, căn cứ không được khởi tố VAHS: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự”
3. Giả sử B khơng bị thiệt hại về sức khỏe thì B có thể tham gia tố tụng với tư
cách gì?
Nếu B khơng bị thiệt hại về sức khỏe thì B vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách
là người làm chứng theo điều 66 BLTTHS 2015.
4. Giả sử Điều tra viên K trong vụ án này là người trước đây 02 năm đã từng
trực tiếp tiến hành điều viên N trong một vụ án khác về tội gây rối trật tự
công cộng (Vụ án N đã được xác định là bị oan). Nếu N đề nghị thay đổi Điều
tra viên K thì có được chấp nhận khơng? Tại sao?
Nếu N đề nghị thay đổi điều tra viên K thì theo em sẽ không được chấp nhận.
Căn cứ vào điều 51 BLTTHS quy định về việc thay đổi điều tra viên nếu Điều tra
viên đó đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra
viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tịa án. Theo đó trong tình
huống này N đề nghị thay đổi điều tra viên K với lý do là người này trước đây 02
năm từng trực tiếp tiến hành điều tra N trong một vụ án về tội gây rối trật tự công
cộng. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định trên thì đây là lý do không hợp pháp để đề
nghị thay đổi điều tra viên. Cụ thể là quy định thay đổi điều tra viên nếu điều tra
viên đó đã từng tiến hành tố tụng trong vụ án đó, cịn trong TH này thì điều tra
viên tiến hành tố tụng trong 2 vụ án khác nhau. Đồng thời căn cứ theo Khoản 3

Điều 49 BLTTHS 2015 thì cũng khơng đủ căn cứ để cho rằng K sẽ không vô tư
khi làm nhiệm vụ trong vụ án này vì người này trước đây 2 năm đã từng trực tiếp
tiến hành điều tra N trong vụ án khác (Vụ án đó N đã được xác định là bị oan). Do
đó thì nếu N đề nghị thay đổi điều tra viên K thì theo em sẽ khơng được chấp nhận.
Bài tập 3:
A (17 tuổi) là con ông B và bà C. Ngày 20/7/2015 A lẻn vào nhà ông D hàng xóm
trộm được 01 chiếc xe máy, 02 lượng vàng và 10 triệu đồng. Sau đó, A mang chiếc


xe máy cầm cố cho ông X được 10 triệu đồng, 02 lượng vàng A mang ra doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh vàng bạc do ông Y làm chủ để bán (ông X và ông Y khi
cầm cố chiếc xe và mua số vàng không biết là tài sản do phạm tội mà có). Tồn bộ
số tiền trộm cắp được A đã tiêu xài hết. Sau đó hành vi phạm tội của A bị phát
hiện. CQĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với A. Trong quá
trình giải quyết vụ án, gia đình A nhờ luật sư K làm người bào chữa cho A, cịn
ơng D nhờ luật sư L bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
1.
Xác định tư cách của các chủ thể TGTT trong vụ án trên?
- A (17 tuổi): do A đã bị CQĐT ra quyết định khởi tố bị can nên A TGTT với tư các
là bị can theo quy định tại Điều 60 BLTTHS 2015.
- Ông B và bà C: do A là người chưa thành niên (17 tuổi) và là con của ông B và bà
C nên trong trường hợp A khơng có tài sản độc lập để bồi thường thiệt hại thì
người giám hộ của A có nghĩa vụ bồi thường thay cho A. Vì vậy, ơng B và bà C có
thể TGTT với tư cách là bị đơn dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS
2015.
- Ông D: hành vi trộm cắp của A đã trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại về tài sản đối
với ông D nên ông D sẽ TGTT với tư cách là bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều
62 BLTTHS 2015.
- Luật sư K: do gia đình bị can A nhờ luật sư K bào chữa cho A trong quá trình giải
quyết vụ án nên K TGTT với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội là A

theo quy định tại khoản 1 Điều 72 BLTTHS 2015.
- Luật sư L: do bị hại D nhờ luật sư L bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
nên luật sư L sẽ TGTT với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 84 BLTTHS 2015.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: X, Y => ngay tình.
2. Giả sử trong quá trình điều tra, Điều tra viên được phân cơng phụ trách
giải quyết vụ án là cháu ruột của D thì có ảnh hưởng gì đến việc giải quyết vụ
án khơng?
- Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 51 và khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2015, mục 1
khoản 4 NQ 03/2004 thì Điều tra viên trong trường hợp này là người thân thích của
đương sự (cháu ruột của đương sự) nên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay
đổi nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan trong quá trình giải quyết vụ án.
- Bị can và người bào chữa có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng nếu như biết về quan hệ giữa các chủ thể trên và Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định thay đổi Điều tra viên.
3. Giả sử trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên phát hiện Điều tra viên được
phân công phụ trách giải quyết vụ án là cha của luật sư K thì phải giải quyết
như thế nào?
- Nếu luật sư K là người đại diện cho A thì căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 51 và
khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2015 thì Điều tra viên trong trường hợp này phải từ
chối hoặc bị thay đổi.


- Trường hợp luật sư K không phải người đại diện của A thì có thể căn cứ quy định
tại khoản 3 Điều 49 và điểm c mục 4 phần I NQ 03/2004 xác định căn cứ cho rằng
họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ để đề nghị thay đổi người THTT.
Xem ai là người tham gia trước, người tham gia trước thì sẽ được giữ lại.
4. Giả sử trong quá trình giải quyết vụ án A khơng nói được tiếng Việt thì cha
mẹ của A là ơng B và bà C có thể tham gia vụ án để làm người phiên dịch cho
con mình hay không? Tại sao?

=> Trường hợp A không sử dụng được tiếng Việt thì cha mẹ A là ơng B và bà C
không thể tham gia vụ án để phiên dịch cho con mình do ơng B và bà C là người
thân thích và cũng là người đại diện theo pháp luật của bị can thuộc trường hợp
phải từ chối hoặc bị thay đổi làm người phiên dịch khi tham gia TTHS theo quy
định khoản 4 Điều 70 BLTTHS 2015.
5. Giả sử toàn bộ hành vi của A bị con gái của D (8 tuổi) chơi bên nhà hàng
xóm nhìn thấy. Trong q trình giải quyết vụ án, con gái ơng D có thể tham
gia tố tụng với tư cách người làm chứng hay không? Tại sao?
- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 BLTTHS thì trong tình huống con gái
của D nhìn thấy hành vi phạm tội diễn ra và cơ quan có thẩm quyền THTT xác
định không thuộc trường hợp “Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà
khơng có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội
phạm, về vụ án hoặc khơng có khả năng khai báo đúng đắn” thì có thể tham gia tố
tụng với tư cách người làm chứng do pháp luật hiện nay không có quy định về độ
tuổi tối thiểu của người làm chứng.
Lời khai chỉ là nguồn của chứng cứ, do đó có dùng hay khơng dùng thì do người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bài tập 4: Xác định tư cách tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan trong
Th sau:
1.
A và B cùng đi trộm cắp tài sản của cơ quan X, trên đường đi thì gặp C (17
tuổi, con ông H) nên đã rủ C cùng đi. Tới nơi chúng để C ở ngoài canh gác. Sau
khi lấy được một số tài sản, chúng còn lấy trộm chiếc xe xích lơ của anh N để chở
tài sản đi tiêu thụ. Hôm sau C đến cơ quan công an để tự thú và C được miễn
TNHS.
- C: Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 BLTTHS 2015, C tự thú thì tư cách tố
tụng của C có thể là người bị tạm giữ. Tùy vào từng giai đoạn tố tụng tiếp theo mà
tư cách của C có thể thay đổi. Nhưng C lại được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
thì C có thể tham gia tố tụng với vai trò là người làm chứng.
- A và B: Nếu A và B bị khởi tố hình sự thì tư cách của A và B là bị can, nếu A và

B đã bị Tòa án đưa ra xét xử thì tư cách của A và B là bị cáo.
- N: tư cách tham gia tố tụng của N là người bị hại vì N bị thiệt hại về vật chất do
hậu quả của A, B, C gây ra
- H: Do C là con của H và vẫn là người chưa thành niên (17 tuổi), trong trường hợp
này nếu C khơng có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại thì H có trách nhiệm bồi
thường thay cho C. Như vậy, H là bị đơn dân sự.


- Cơ quan X: Nếu cơ quan X có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì cơ quan X sẽ
tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự.
2.
D: bị can - Bị cơ quan điều tra khởi tố về tội cướp tài sản (Theo khoản 1 Điều 60
BLTTHS 2015)
E: bị hại - Trực tiếp bị thiệt hại về tài sản là chiếc xe máy, cụ thể E được cơ quan
giao xe để công tác, xe được quản lý bới E nên khi chiếc bị cướp thì trực tiếp bị
thiệt hại tài sản là E
(Theo khoản 1 Điều 62 BLTTHS 2015)
Cơ quan của E: Người có quyền và nghĩa vụ liên quan (Theo Khoản 1 Điều 65
BLTTHS 2015)
A: người bào chữa cho D nếu A không thuộc trường hợp không được bào chữa
theo quy định tại khoản 4 điều 72 BLTTHS 2015. (Theo khoản 1 điều 72
BLTTHS)
Bài tập 5:
1. Tư cách tham gia tố tụng được xác định như sau:
A: bị hại (theo quy định tại Điều 62 BLTTHS 2015), vì A bị thiệt hại trực tiếp từ
hành vi phạm tội của B, C. Cụ thể, A bị thiệt hại 1 chiếc túi xách trong đó có một
sợi dây chuyền vàng và một khoản tiền mặt.
B: bị can (theo quy định tại Điều 60 BLTTHS 2015), vì B đã bị CQĐT khởi tố.
C: bị can (theo quy định tại Điều 60 BLTTHS 2015) vì C đã bị CQĐT khởi tố.
D: người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (theo quy định tại Điều 65 BLTTHS

2015) nếu cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập.
M: nguyên đơn dân sự (theo quy định tại Điều 63 BLTTHS 2015) nếu M có đơn
u cầu BTTH, vì hành vi phạm tội của B, C đã gây thiệt hại về tài sản cho anh M,
cụ thể anh M bị thiệt hại các mặt hàng trên kệ trưng bày bị chị A đụng trúng do B,
C xô.
H: người làm chứng (theo quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015) nếu được cơ quan
tiến hành tố tụng triệu tập vì H là người chứng kiến toàn bộ sự việc.
X: X là bố của C, vì C dưới 18 tuổi nếu C khơng có tài sản riêng để bồi thường thì
người đại diện sẽ thực hiện bồi thường => X là bị đơn dân sự
TH2: X là người đại diện của C nếu C đủ tài sản để tự bồi thường
2. Nếu B và C khơng u cầu người bào chữa và người thân thích của B, C cũng
đồng thời không yêu cầu người bào chữa thì CQĐT sẽ phải tiến hành chỉ định
người bào chữa cho C theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015,
vì khi thực hiện hành vi phạm tội C mới chỉ 17 tuổi (chỉ chỉ định người bào chữa
cho B nếu B thuộc các trường hợp được chỉ định người bào chữa theo Khoản 1
Điều 76 BLTTHS 2015. ví dụ: B có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào
chữa).
=> Theo Đ.60.2.h, B và C có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa.


Đối với B đã đủ 18 tuổi, B không yêu cầu người chữa cho mình thì B có quyền tự
bào chữa cho mình.
Đối với C dưới 18 tuổi, vì C thuộc TH tại Điều 76.1.b nên CQĐT phải chỉ định
người bào chữa cho họ ngay cả khi C không yêu cầu người bào chữa cho mình.
Đối với B, nếu tội phạm thuộc quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20
năm tù, tù chung thân, tử hình (khoản 4 Điều 171 BLHS) thì CQĐT phải chỉ định
người bào chữa cho B. Nếu không thuộc trường hợp trên, theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2019/TT-BCA: “Trường hợp người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can đang bị tạm giam chưa yêu cầu nhờ người bào chữa thì trong lần
đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can,

Điều tra viên hoặc Cán bộ điều tra phải hỏi rõ người bị bắt, người bị tạm giữ, bị
can có nhờ người bào chữa hay khơng và phải ghi ý kiến của họ vào biên bản. […]
Trường hợp họ khơng nhờ người bào chữa thì trong thời hạn 12 giờ sau khi lấy lời
khai người bị bắt, người bị tạm giữ, 24 giờ kể từ khi hỏi cung bị can lần đầu, Điều
tra viên, Cán bộ điều tra đã lấy lời khai, hỏi cung có trách nhiệm thơng báo cho
người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can
đang bị tạm giam.” Như vậy, CQĐT phải hỏi rõ ý kiến của B về việc có nhờ người
bào chữa hay khơng và ghi đầy đủ ý kiến của B vào văn bản. Nếu B vẫn không nhờ
người bào chữa, người của CQĐT có trách nhiệm thơng báo cho người đại diện
hoặc người thân thích của B.
3. Nếu VKS phát hiện điều tra viên trong vụ án trên là anh rể của B thì VKS giải
quyết như thế nào?
=> Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 thì Điều tra viên phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi rơi vào trường hợp được quy định tại Điều 49. Vì
Điều tra viên trong vụ án là anh rể của B nên có căn chứng để cho rằng Điều tra
viên sẽ không vô tư khách quan khi làm việc. Do đó, theo quy định tại khoản 3
Điều 49 thì cần thay đổi Điều tra viên. Theo quy định tại khoản 15 Điều 50 thì
Kiểm sát viên của VKS có thể đề nghị thay đổi Điều tra viên.
Chương 3: Chứng cư và chứng minh trong TTHS
Nhận định
1.
Chứng cứ trực tiếp có độ tin cậy và giá trị chứng minh cao hơn chứng
cứ gián tiếp.
Nhận định này là sai
CSPL: Điều 15, Điều 85, Điều 86 BLTTHS 2015
Giải thích: Theo đó khơng phải lúc nào chứng cứ trực tiếp cũng có độ tin cậy và
giá trị chứng minh cao hơn chứng cứ gián tiếp. Mà mỗi loại chứng cứ đều có
những vai trị quan trọng trong q trình chứng minh sự thật vụ án hình sự. Mặc dù
chứng cứ trực tiếp có giá trị chứng minh rất cao nhưng lời nhận tội của bị can, bị
cáo không được sử dụng làm chứng cứ duy nhất để buộc tội.

Vì vậy, trong quá trình chứng minh, cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập, kiểm
tra, đánh giá đầy đủ, khách quan các chứng cứ, không coi trọng hay xem nhẹ
chứng cứ nào. Bởi vì thực tiễn cho thấy trong nhiều vụ án chứng cứ trực tiếp thu


thập được rất hạn chế mà phải dùng các chứng cứ gián tiếp để giải quyết vụ án
hoặc thông qua chứng cứ gián tiếp để tìm ra chứng cứ trực tiếp.
2.
CQĐT khơng có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội
hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: điều 15, khoản 3, khoản 6 điều 85, điểm a khoản 1 điều 34
BLTTHS 2015
Căn cứ theo quy định tại điều 15 BLTTHS 2015 thì Trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các
biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện
và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết
tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Ngoài
ra tại khoản 3, khoản 6 điều 85 BLTTHS 2015 thì những tình tiết giảm nhẹ, tăng
nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, những tình tiết khác liên quan đến
việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt là
những vấn đề cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh trong vụ
án hình sự.
Mà theo điểm a khoản 1 điều 34 BLTTHS 2015 CQĐT là CQ có thẩm quyền tiến
hành tố tụng nên CQĐT có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định vô tội
hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị can.
3.
Chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý chứng cứ.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 điều 106 BLTTHS 2015.

Theo khoản 1 điều 106 thì: Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được
đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ
ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai
đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
Như vậy khơng phải chỉ có CQTHTT mới có quyền xử lý vật chứng mà quyền xử
lý vật chứng cịn có thể do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra.
4.
Vật chứng chỉ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp
khi vụ án bị đình chỉ.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1, khoản 3 Điều 106 BLTTHS.
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 106 thì vật chứng chỉ
được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp khi vụ án bị đình chỉ
trong trường hợp tài sản thu giữ khơng phải là vật chứng hoặc trường hợp nếu xét
thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Và trong trường hợp vụ
án bị đình chỉ nhưng vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể



×