Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt về yếu tố hình học lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.45 KB, 20 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1.Lời giới thiệu:
Nền móng của việc học tập cũng như năng lực, phẩm chất của một học sinh
phải được rèn giũa, phát triển từ những lớp đầu cấp Tiểu học. Luôn tạo cho trẻ
một thói quen suy luận hợp lí, thành thạo những phép tính từ lớp dưới giúp trẻ
có một nền móng vững chắc để phát triển cho các lớp học tiếp theo.
Những kiến thức đã tích lũy được, từ khái quát hóa và hệ thống hóa được qua
các hoạt động thực tế để cho các thế hệ phát triển và tiếp tục đưa xã hội không
ngừng vận động đi lên, mang lại loài người ngày càng nhiều phúc lợi, làm cho
chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Bởi vậy việc giải tốn góp phần
bồi dưỡng, củng cố kiến thức, kĩ năng tốn học, rèn luyện sự nhanh trí, óc sáng
tạo và cách suy luận đúng, hợp lý, góp phần bước đầu phát triển năng lực tư
duy, phát triển khả năng suy luận, hợp lý của diễn đạt đúng, gần gũi trong cuộc
sống, kích thích trí tưởng tượng gây hứng thú trong học tốn cho học sinh.
Mơn tốn ln ln tạo cho học sinh hình thành các phương pháp học tốn,
cách làm việc có kế hoạch, khoa học, ln chủ động, linh hoạt và sáng tạo cho
học sinh. Cùng với kiến thức của Tốn lớp 3 nó bổ sung hồn thiện tồn bộ kiến
thức trong chương trình mơn Tốn của bậc học tiểu học.
Kiến thức mơn tốn lớp 3 luôn thực tế đối với người học và người dạy ở tiểu
học các bài tốn có nội dung hình học được rất nhiều người quan tâm. Nhiều bài
toán phân chia hình rất hay và lý thú nhưng nhiều em chưa hiểu được cách giải.
Chính vì vậy, tơi nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về
yếu tố hình học lớp 3” hy vọng một phần nào đó giúp các em phát triển tư duy
và làm tốt bài tập khi gặp các dạng bài đó.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt về yếu tố hình học
lớp 3”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Minh Đức.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Quang Yên-Sông Lô-Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 097 326 7618


E_ mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Lê Minh Đức
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
1

skkn


Tơi nghiên cứu đề tài này với mục đích giúp học sinh lớp 3A2 nói riêng, học
sinh khối 3 nói chung học tốt hơn về các dạng tốn có yếu tố hình học. Đồng
thời có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong cùng khối lớp vận dụng
vào việc dạy học đạt hiệu quả cao trong học tập của học sinh.
6. Sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu ngày tháng 10/2021
7. Mô tả bản chất sáng kiến:
7.1. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quy nạp và suy luận : Suy luận đi từ cái cụ thể để rút ra kết luận
tổng quát, đi những cái riêng đến cái chung và ngược lại phép suy luận đi từ cái
chung đến cái riêng, từ quy tắc tổng quát được áp dụng tùy vào từng trường hợp
cụ thể.
- Phương pháp phân tích: Là đường lối suy nghĩ đi ngược dần dần từ câu hỏi của
bài toán trở về những cái đã cho. Khi cần suy nghĩ để tìm cách giải một bài tốn
thì đây là phương pháp hay dùng nhất.
- Phương pháp tổng hợp: Là những vấn đề của những cái đã cho trong đề tốn
đến cái phải tìm.
- Phương pháp giảng giải: Trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động và chính
xác để vừa đưa ra vấn đề vừa giải thích nội dung vấn đề cho học sinh hiểu và
tiếp thu dễ dàng.
- Phương pháp đàm thoại: Giáo viên nêu vấn đề của sự việc và đặt câu hỏi cho

học sinh trả lời, Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận.
- Phương pháp trực quan: Là phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở những hình
ảnh cụ thể: hình vẽ, đồ vật và thực tế xung quanh để hình thành kiến thức cho
học sinh.
- Phương pháp thực hành -luyện tập: Học sinh được thực hành luyện tập thông
qua các bài tập nhằm giúp các em khám phá được các kiến thức và kĩ năng mới.
Phương pháp này có ưu thế là phát huy được tốt nhất tính độc lập của học sinh .
7.1.2.Cơ sở pháp lí và lí luận:
A. Mục tiêu các yếu tố hình học là:
- Học sinh có được những biểu tượng chính xác về một số hình học đơn giản
và một số đại lượng hình học thơng dụng.
- Học sinh ln rèn luyện một số kĩ năng thực hành, tăng khả năng phát triển
một số năng lực trí tuệ.

2

skkn


- Học sinh tích lũy kiến thức hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt hàng
ngày và trong học tập
của học sinh.
Ngay từ đầu cấp học học sinh đã được làm quen với một số hình hình học
thường gặp. Dựa trên thực tế cuộc sống mà các em có thể nhận biết hình một
cách tổng thể. Khi học tiếp lên các lớp trên việc nhận biết hình qua tiết học
thơng qua việc tìm hiểu thêm các đặc điểm ( về cạnh, góc, đỉnh.…) của hình.
Đồng thời ở cấp tiểu học học sinh cũng được đo độ dài, đo diện tích và thể tích
của hình, được luyện tập ước lượng số đo đoạn thẳng, tính diện tích. Các kiến
thức đã học nhằm giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại
lượng hình học .Hình học có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em

định hướng trong không gian, gắn liền việc học tập với cuộc sống xung quanh
và chuẩn bị học mơn hình học ở bậc học tiếp theo.
Khi học về các yếu tố hình học lớp 3, học sinh được tập sử dụng các dụng cụ
như: thước kẻ, ê - ke, com pa để đo độ dài, đo và tính chu vi, diện tích… Những
kĩ năng này luyện tập, thực hành theo từng bài học, từ thấp đến cao.
Qua việc học tập các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng trên, một số năng lực
trí tuệ của học sinh như phân tích tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, dự
đốn, trí tưởng tượng khơng gian được phát triển.
Ngồi ra các yếu tố hình học giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực trí
tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu
đáo, khéo léo, chính xác, làm việc có kế hoạch… Nhờ đó tạo cho học sinh có
tiền đề để học các mơn khác ở tiểu học, để dần dần tiếp cận các giáo trình tốn
học có hệ thống ở bậc trung học cơ sở và thích ứng tốt hơn với mơi trường tự
nhiên và xã hội xung quanh.
Ta thấy mơn tốn lớp 3 được thể hiện hai quan điểm trong chương trình học :
-Dạy phát huy tính tích cực của học sinh.
-Dạy hướng học sinh vào trung tâm.
B. Về nội dung kiến thức hình học mơn Tốn lớp 3 :
- Hình chữ nhật, hình vng.
- Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- Com pa, hình trịn, tâm, bán hính, đường kính.
- Chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vng.
- Dùng chữ để ghi hình.
- Đỉnh, cạnh, góc của một hình.
3

skkn


- Góc vng, góc khơng vng.

- Sử dụng ê –ke.
- Giải các bài tập về phân tích, tổng hợp hình.
- Vẽ hình, cắt, ghép, gấp, xếp hình.
- Các đơn vị đo độ dài: cm, mm…Đo đạc, đổi đơn vị, tính toán với các số đo
độ dài theo những đơn vị đã học.
C. Về kiến thức và kĩ năng:
Nhận biết được các yếu tố đỉnh, cạnh, góc của một hình và xác định được
chúng trong những trường hợp cụ thể:
- Biết dùng chữ để đặt tên cho các đỉnh của hình tam giác, tứ giác, biết gọi tên
hình theo các đỉnh.
-Nhận dạng được góc vng, góc khơng vng. Biết dùng Ê –ke để kiểm tra
lại.
-Nhận dạng và phân biệt được hình tam giác có góc vng và góc khơng
vng.
-Nhận dạng và phân biệt được hình vng, hình chữ nhật với hình tứ giác,
biết vẽ hình tam giác, tứ giác bằng cách chấm các điểm rồi nối lại bằng thước
kẻ.
-Biết dùng thước kẻ và eke để vẽ góc vng, hình tam giác (có góc vng),
hình vng, hình chữ nhật.
Nhận biết và nắm được các đơn vị đo độ dài Đề-ca-met, Héc- tô-mét, tên
gọi, kí hiệu, Bảng đơn vị đo độ dài đã học.
-Biết thực hành đo.
-Dùng thước dây đo kích thước của phịng học, sân trường( dài khơng q
100m), dùng thước có vạch milimet để đo bề dày của một tấm kính hoặc bề dày
một miếng ván ép.
-Biết ước lượng các độ dài 5dm, 1m, 1m5dm…sau đó biết dùng thước kẻ để
kiểm tra kết quả ước lượng.
-Biết cộng, trừ hai số đo độ dài, biết nhân, chia một số đo độ dài với một số.
-Biết giải các bài tốn có liên quan chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình
vng.

7.2.Biện pháp thực hiện:
7.2.1. Giảng dạy cách dùng chữ để ghi hình:
4

skkn


Cách dùng chữ để ghi hình là cách dùng chữ để ghi các điểm quan trọng của
hình đó,chẳng hạn:
-Đối với đoạn thẳng thì ta ghi hai điểm đầu mút của nó.
-Ví dụ: Đoạn thẳng AB.
-Đối với tam giác( tứ giác) thì ta ghi tên các đỉnh của nó.
-Ví dụ: Tam giác ABC
A

B

C

Dùng chữ ghi hình có vai trị hết sức quan trọng trong Tốn học nói riêng và
khoa học, kĩ thuật nói chung. Vì thế, việc dạy học sinh cách ghi hình bằng chữ
vừa giúp rèn luyện cách dùng kí hiệu toán học cho trẻ vừa giúp trang bị cho các
em một cơng cụ hữu hiệu để học tốt Tốn học.
7.2.2. Dạy vẽ hình:
Ở lớp 3, học sinh phải biết dùng thước để vẽ các hình tam giác, tứ giác và biết
dùng thước phối hợp với ê - ke để vẽ hình chữ nhật và hình vng có kích thước
cho trước.
Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh “ vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 6cm và 4cm” ta
cần phải thực hiện qua các bước:
Giáo viên cho học sinh lấy ê-ke, bút chì và vở bài tập. Giáo viên kiểm tra

thước thước thẳng , ê –ke, bút chì.
-Một học sinh đọc đề bài, một em khác nhắc lại.
-Giáo viên vẽ phác một hình chữ nhật và dựa vào đó nhắc lại rõ ràng cơng
việc phải làm, rồi có thể hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
+ Bước 1: Dùng ê –ke vẽ một góc vng đỉnh A
+ Bước 2 : Trên 2 cạnh góc vng đó, dùng thước có vạch xen-ti-met để xác
định các đoạn thẳng AB= 6cm và AD = 4cm.
+ Bước 3: Dùng ê – ke vẽ thêm một cạnh góc vng đỉnh B. Trên cạnh đó
dùng thước để xác định đoạn thẳng BC = 4cm. Hoàn thành hình vẽ ta hình chữ
nhật ABCD có chiều dài 6 cm,chiều rộng 4 cm.
C

B

A

C

D

skkn

5


6cm
7.2.3. Góc vng, góc khơng vng và ê–ke:
Cùng với việc nắm bắt kiến thức sơ giản về góc thì kiến thức ở lớp 3 cịn học
được về góc vng, góc không vuông. Đây là sự chuẩn bị trước cho việc học chi
tiết hơn về góc và các loại góc, về đặc điểm của hình vng và hình chữ nhật ở

lớp 4. Đồng thời ở lớp 3, học sinh bắt đầu được học cách sử dụng một dụng cụ
vẽ hình rất quan trọng là cái ê – ke để kiểm tra góc vng và vẽ góc vng.
Ví dụ: Có thể dạy về góc vng, góc khơng vng và ê -ke qua các bước:
- Giới thiệu góc vng, góc khơng vng và ê –ke (Xem kỹ cách nhận dạng)
- Giáo viên cầm cái ê –ke, nói: “ Đây là cái ê –ke” (Học sinh quan sát)
- Giáo viên chỉ vào góc vng của cái ê –ke, nói “ Đây là góc vng (Học
sinh theo dõi)
- Giáo viên chỉ vào góc khơng vng của ê – ke nói “ Đây là một góc không
vuông” ( Học sinh quan sát)
+ Giáo viên vẽ mẫu góc vng bằng cách sử dụng ê - ke để học sinh biết bằng
cách giáo viên lấy phấn mầu đỏ tơ màu vào góc vng vừa vẽ để học sinh làm
theo dõi hình vẽ trên bảng.
+ Giáo viên đính một góc vng lên bảng rồi đặt ê–ke để kiểm tra góc vng,
rồi giới thiệu tác dụng của ê–ke để kiểm tra góc vng hay góc khơng vng .
7.2.4. Đỉnh, cạnh, góc của một hình:
Ở cuối lớp 3 học sinh được học về các yếu tố: đỉnh, cạnh, góc của một hình.
Đây là sự chuẩn bị cần thiết để học sinh có thể đi sâu vào mơ tả đặc điểm của
các hình hình học. Ngồi ra biểu tượng về góc ở lớp 3 được hình thành bằng
hình ảnh một cặp cạnh có chung một đầu mút của hình tam giác, tứ giác. Qua đó
học sinh có thể nhận biết được một đặc điểm của hình: hình tam giác có 3 góc,
hình tứ giác có 4 góc.
Ví dụ: Giới thiệu đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
Giáo viên cầm mơ hình tam giác bằng bìa cho học sinh quan sát và giới thiệu 3
đỉnh, 3 cạnh của hình tam giác.Học sinh mở vở bài tập xem bài 3 rồi lấy đầu bút
chì lần lượt chỉ vào các đỉnh của tam giác vẽ trong đó và nói: Tam giác ABC có
3 đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
-Tương tự, học sinh lấy đầu bút chì dị theo các cạnh của tam giác ABC, nói:
“ Tam giác ABC có 3 cạnh là cạnh AB, cạnh BC, cạnh CA”

6


skkn


Học sinh điền từ vào“ 3 đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B. đỉnh C. 3 cạnh là: AB, BC,
CA.
Giáo viên nêu tiếp: “Hình tam giác ABC có 3 góc là : Góc đỉnh A có các cặp
cạnh AB, AC, góc đỉnh B có các cặp cạnh AB, BC, góc đỉnh C có các cặp cạnh
BC và CA.
-Học sinh điền từ vào có 3 góc là: Góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C.
7.2.5. Các bài tập về phân tích, tổng hợp hình và xác định yếu tố chung :
Ví dụ 1: Trên hình H có bao nhiêu:
a. Hình tam giác ?

b. Hình vng ?

c. Hình tứ giác ?

M

N
3

1
A

2

5


Q

4

6

P

B

Hình H
- Học sinh có thể đánh số để thấy có 6 hình tam giác nhỏ 1, 2, 3, 4, 5, 6 và:
- 4 hình tam giác gồm 2 tam giác nhỏ ghép lại là (2, 3); (3, 4); (4,5); (5,2).
- 2 hình tam giác gồm 3 tam giác nhỏ là (1, 2, 5); (5, 4, 6).
- Vậy có tất cả: 6 + 4 + 2 = 12 (hình tam giác).
+ Có 1 hình vng là hình (2, 3, 4, 5)
+ Có 2 tứ giác gồm 2 tam giác nhỏ là (1, 2); (4, 6)
+ Có 2 tứ giác gồm 3 tam giác nhỏ là (1, 2, 3); (3, 4, 5)
+ Có 1 tứ giác gồm 4 tam giác nhỏ là (2, 3, 4, 5)
+ Có 2 tứ giác gồm 5 tam giác nhỏ là (1, 2, 3, 4, 5); (2, 3, 4, 5, 6)
+ Có 1 tứ giác gồm 6 tam giác nhỏ là (1, 2, 3, 4, 5, 6)
- Vậy có tất cả 2 + 2 + 1 + 2 + 1 = 8 (hình tứ giác)
Đáp số: a, 12 hình tam;
b, 1 hình;
c, 8 hình tứ giác

7

skkn



Cùng với việc học các yếu tố: đỉnh, cạnh, góc của hình thì ở lớp 3, học sinh
được luyện tập giải các bài tập tìm yếu tố chung của các hình.
Ví dụ 2: Đoạn thẳng AB ở hình G là cạnh của những hình tam giác, hình tứ
giác nào ?
A

B

D

M

C

Hình G
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh suy nghĩ, chẳng hạn:
-Mỗi tứ giác có 4 đỉnh. Đã biết 2 đỉnh A và B rồi. Cứ ghép thêm vào A, B
2 đỉnh nữa là được một tứ giác có cạnh là AB.
-Nếu ghép thêm M, D ta được tứ giác ABMD.
-Nếu ghép thêm M, C ta được tứ giác ABCM.
-Nếu ghép C, D ta được tứ giác ABCD.
Vậy AB là cạnh chung của 3 tứ giác: ABMD, ABCM và ABCD
Ví dụ 3: Có bao nhiêu hình tam giác trong hình bên?

A

Ta thấy:
+ Có 5 tam giác nhận AB làm cạnh (A)
+ Có 4 tam giác nhận AD làm cạnh.

+ Có 3 tam giác nhận AE làm cạnh.
+ Có 2 tam giác nhận AG làm cạnh.
+ Có 1 tam giác nhận AH làm cạnh
Vậy có tât cả : 5 + 4 + 3 + 2 + 1 =15 (tam giác)
B

C

D

E

G

H

7.2.6. Đơn vị đo độ dài:
a. Học sinh lớp 2 đã học về ki-lô-mét và mi-li-mét. Học sinh lớp 3 được học
về các đơn vị đo độ dài hé-tô-mét và đề-ca-mét và bảng đơn vị đo độ dài.
1km = 1000m ; 1m = 1000mm.
8

skkn


b.Khi giới thiệu về ki-lô-mét hoặc mi-li-mét giáo viên cần chỉ cho học sinh
thấy rằng trong thực tế người ta luôn phải chọn những đơn vị đo lường, phù hợp
với các vật cần đo. Người ta không nên đo bề dày của một tấm thép bằng mét,
cũng như không thể đo khoảng cách từ Hồ Chí Minh đến Hà Nội bằng đơn vị
xentimét…

Cần sử dụng thước 2dm có vạch xen-ti-mét, mi-li-mét, để giúp học sinh hình
dung được 10 đơn vị milimét và thấy rõ mối quan hệ giữa xen-ti-mét và mi-limét, giữa đề-xi-mét và mi-li-mét.
Ví dụ: 1cm = 10 mm

1dm = 100mm

Ngoài ra cũng cần cho học sinh tập đo bề dày của một số vật thể chẳng hạn
một tấm ván ép, một tấm thép, một tấm gỗ…….và ghi lại kết quả theo đơn vị
mi-li-mét.
c. Ki-lô-mét là đơn vị đã học lớp 2 nhưng còn trừu tượng trong thực tế, giáo
viên cần giúp học sinh hình dung được đơn vị đo bằng cách nêu những quãng
đường quen thuộc như: Quãng đường từ trường em đến Ủy ban nhân dân xã dài
khoảng 1km, quãng đường từ xã Quang Yên lên huyện Sông Lô dài khoảng
12km, hoặc cầu Thăng Long-Hà Nội dài 5km, cầu Long Biên dài 2km…
d. Bên cạnh các việc làm trên, giáo viên cũng nên cho học sinh làm các bài tập
có u cầu “chọn số đo thích hợp” chẳng hạn:
 Khoanh trịn độ dài thích hợp mà em chọn:
-Bàn học dài 1dm, 1m, 1mm
-Cầu Chương Dương dài 2m, 2mm, 2km
-Cầu Sông Hàn dài 487.7 m
-Tấm thép dài 7m, 7dm, 7mm
 Điền đơn vị thích hợp vào chỗ chấm:
-Thước kẻ học sinh dài 20...

(20cm)

-Bàn giáo viên cao 75 …

(75cm)


-Hà nội cách Hải Phịng 102 …

(102km)

-Sách tốn 3 dày 1…

(1cm)

e. Việc đổi đơn vị đo độ dài đối với các số đo có nhiều loại đơn vị thường gây
lúng túng cho học sinh. Cần giúp các em khắc phục những khó khăn đó bằng
cách sử dụng các bảng tương tự bảng “Đọc, viết, phân tích số trong phạm vi
1000” để đổi. Chẳng hạn:
Ví dụ 1:
9

skkn


8m 9dm =….cm
m dm cm
8

9

0

Vậy 8m9dm = 890cm
Ví dụ 2:
6dm 0cm 7mm =….mm
dm cm mm

6

0

7

Vậy 6dm 0cm 7mm = 607mm
Ngoài ra cũng có thể cho học sinh so sánh với cách viết số:
-Nếu coi mi-li-mét giống như “đơn vị”.
-Thì xen-ti-mét cũng giống như “chục”.
-Còn đề-xi-mét cũng giống như “trăm”.
Và “mét” cũng giống như “nghìn”.Vì thế: 6dm 0cm 7mm = 607mm
6trăm 0 chục 7 đơn vị = 607 đơn vị
Việc giải các bài tập về so sánh, sắp xếp thứ tự các số đo độ dài như ở lớp 2.
Học sinh đổi các số đo ra cùng một đơn vị rồi so sánh:
Ví dụ:

5m 6dm 3cm …560cm
Nghĩa là : 5m 6dm 3cm = 563cm

Vậy 5m 6dm 3cm > 560cm
Khi học sinh đã hiểu biết tương đối rõ ràng về các đơn vị nào đó thì giáo viên
có thể cho các em thực hành tập đo và ước lượng. Để tiến hành tốt việc tập đo
giáo viên cần phải:
- Chuẩn bị cho từng em hay từng nhóm học sinh có đủ thước mét hoặc thước
dây.
- Tổ chức tốt việc thực hành: Có ghi chép kết quả đo đạc, có giáo viên hướng
dẫn, kiểm tra và uốn nắn kịp thời từng động tác sai sót …Đảm bảo kết quả đo
đạc chính xác và hình thành cho học sinh thói quen tốt trong đo lường.
-Nếu cần đo một đoạn thẳng, giáo viên cần tập cho học sinh kẻ một đường

thẳng dọc theo đoạn đường và đo trên đường thẳng đó.
- Ở lớp 3, cho học sinh ước lượng bằng bước chân, sải tay hoặc gang tay.
Trước khi ước lượng chiều dài một đoạn thẳng, một quãng đường. Giáo viên cần
10

skkn


cho học sinh tự đo một bước đi bình thường của em xem dài bao nhiêu. Khi ước
lượng độ dài một đoạn đường, hướng dẫn học sinh bước đều theo chiều dài đoạn
đường ấy và đếm số bước đi được. Sau đó lấy chiều dài của một bước đi nhân
với số bước để tính chiều dài đoạn đường. Nếu số bước đi khơng phải là số tự
nhiên thì phải ước lượng thêm chiều dài phần đường chưa đủ bước rồi cộng với
chiều dài tính được ở trên. Cuối cùng dùng thước đo lại để kiểm tra và báo cáo
kết quả.
7.2.7. Cách tạo hình:Các bài tập về cắt, gấp, xếp…hình ở lớp 3
Ví dụ 1:
a. Lấy 17 que diêm xếp thành 6 hình vng bằng nhau.
b. Bỏ 5 que diêm trên hình đó để cịn lại 3 hình vng bằng nhau.
GV có thể gợi ý cho học sinh suy nghĩ như sau:
a. Nếu xếp 6 hình vng rời nhau thì ta cần:
4 x 6 = 24 (que diêm)
Nhưng ta chỉ có 17 que diêm nên số que là cạnh chung của hai hình vng:
24 – 17 = 7 ( que diêm)
Có thể xếp 7 que diêm đó như hình sau để được 6 hình vng bằng nhau

Hình A

Hình B


b. Nếu bỏ bớt 5 que diêm thì chỉ cịn lại: 17 – 5 = 12 (que diêm)
Với 12 que diêm muốn xếp được 3 hình vng nhỏ bằng thì ta phải xếp mỗi
hình vng bằng: 12 : 3 = 4 (que diêm)
Các que diêm nằm ở vị trí các nét đứt ở hình C là 5 que diêm cần bỏ bớt.

Hình C

11

skkn


Ví dụ 2: Cắt hình 20 thành 5 mảnh để ghép lại được một hình vng.
 Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh suy nghĩ như sau:
+ Nối các điểm ABCD ta sẽ được một hình vng ABCD. Vì 4 tam giác
AKQ, BEM, CGN, DHP và 4 tam giác 1, 2, 3, 4 cùng bằng nhau nên ta có thể
cắt 4 tam giác đầu rời khỏi “Hình chữ thập” rồi ghép vào vị trí 4 tam giác sau
để được hình vng:
+ Từ đó ta có thể cắt ghép như sau: Nối AQ, BM, CN, DP
B
M 1

2N

A
C

Q
3


4

P

D

Hình 20

Hình 21

- Cắt hình chữ nhật thành 5 mảnh theo các đường AQ, BM, CN, và DP.
- Ghép 4 tam giác nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4, ta được một hình vng.
Ví dụ 3: Cắt rồi ghép các hình 1, 2, 3, 4 ở hình 22 thành 1 tam giác.
- Để giải bài này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ hình vng sau đó vẽ
các hình 1, 2, 3, 4, và cắt rời ra.
7.2.8. Giải toán có nội dung hình học :
Giải tốn có nội dung hình học gồm các bước :
- Bước 1 : Đọc kỹ đề toán và xác định cái đã cho và cái phải tìm.
Ở bước này giáo viên thường nêu 2 câu hỏi :
+ Bài tốn cho biết gì ?
+ Bài tốn hỏi gì ?
- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm bằng cách tóm
tắt nội dung bài tốn dưới dạng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngơn ngữ ngắn gọn.
Ví dụ : Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ nhật là 60m và
chiều rộng là 20m (sách toán 3 trang 89)
Tóm tắt :

?m

20m


Nửa chu vi :
Chiều dài

chiều rộng
12

skkn


60m
-Bước 3:Phân tích đề tốn để thiết lập trình tự giải
Học sinh cần suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài tốn: cần biết gì, phải
thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ các số đã cho và điều kiên của bài tốn,
có thể biết gì, có thể tính gì, phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài tốn
khơng ? Trên cơ sở đó suy nghĩ để thiết lập trình tự giải tốn.
Ví dụ 1:Với đề tốn:“ Tính chiều dài hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ
nhật là 60m và chiều rộng là 20 m.
* Giáo viên đặt câu hỏi sau:
Bài tốn cho biết những gì ?
-(Bài tốn cho biết nửa chu vi của hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m)
- Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì ?
(Nửa chu vi của hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của
hình chữ nhật đó).
- Bài tốn hỏi gì ?
(Bài tốn hỏi chiều dài của hình chữ nhật)
- Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật ?
(Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết)
-Bước 4:Thực hiện phép tính theo trình tự giải đã có để tìm đáp án và viết bài
giải

Sau mỗi bước giải cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa ?Viết câu trả lời đã
hợp lý chưa ? Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời đúng
câu hỏi của bài tốn, có phù hợp với các điều kiện của bài tốn khơng.
Dựa vào ví dụ và phân tích ở bước 3, ta viết bài giải như sau:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là :
60 – 20 = 40 (m)
Đáp số: 40 m
Ví dụ 2: Với đề tốn: “Mỗi viên gạch hình vng có cạnh 20cm. Tính chu vi
hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch như thế (Xem hình vẽ bài tập 3-trang 88)
* Tương tự như trên
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ.
13

skkn


(Quan sát hình: giáo viên đã phóng to và đính trên bảng lớp)

-Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta phải biết được điều gì?
(Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật)
+ Hình chữ nhật được tạo bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu?
(Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình vng)
-Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình
vng ?
(Chiều dài của hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vng)
Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch là :

(60 + 20 ) x 2 = 160 (cm)
Đáp số : 160cm
Ví dụ 3: Với đề tốn: “ Tính cạnh hình vng biết chu vi hình vng là 24cm”
(Sách Toán 3 bài 3- trang 89)
- Bài toán cho biết gì ?
(Biết chu vi của hình vng là 24cm)
- Bài tốn hỏi gì ?
(Tìm cạnh của hình vng)
- Muốn tính cạnh của hình vng ta làm như thế nào?
(Ta lấy chu vi chia cho 4. Vì chu vi bằng cạnh nhân với 4 nên cạnh sẽ bằng
chu vi chia cho 4)
Bài giải:
Cạnh của hình vng đó là :
24 : 4 = 6 (cm)
Đáp số : 6cm
* Xây dựng quy tắc cách tính diện tích hình chữ nhật:
14

skkn


- Giáo viên nêu hình chữ nhật ABCD, có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3cm

1cm2

A

B

C


D

- Nhìn vào hình vẽ hướng dẫn học sinh:
+ Tính số ơ vng trong hình chữ nhật ABCD:
4 x 3=12 (ơ vng)
Diện tích mỗi ơ vng trong hình chữ nhật ABCD là 1cm2..
+ Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
4 x 3=12 (cm2)
+ Học sinh nhận biết được biết 4 cm là số đo chiều dài, 3 cm là số đo chiều
rộng và 12 cm2 là diện tích hình chữ nhật.
Học sinh rút ra quy tắc : Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy số đo chiều
dài nhân với số đo chiều rộng (cùng một đơn vị đo).
* Xây dựng quy tắc cách tính diện tích hình vng.
- Giáo viên đưa ra hình vng ABCD có cạnh 3 cm.
A

D
Nhìn vào hình vẽ hướng dẫn học sinh theo các3cm
bước :

B

C

+ Tính số ơ vng trong hình vng ABCD
3 x 3=9 (ơ vng)
+ Nhận biết diện tích mỗi ơ vng trong hình vng ABCD là 1 cm2
+ Tính diện tích hình vng ABCD là:
3 x 3 = 9 (cm2)

Học sinh rút ra quy tắc : Muốn tính diện tích hình vng ta lấy độ dài một
cạnh nhân với chính nó.
15

skkn


7.3. Ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy:
7.3.1.Quá trình áp dụng:
Sau một thời gian áp dụng giảng dạy mơn tốn: “Một số biện pháp giúp
học sinh học tốt về yếu tố hình học lớp 3” với các biện pháp thực hiện như trên
tôi thấy kết quả chuyển biến tốt, học sinh nắm được bài và giải bài tập một cách
dễ dàng, thực hiện đúng các bài tốn có yếu tố hình học. Học sinh có thói quen
đọc kĩ đề bài toán, gạch chân những dữ kiện của đề bài và tóm tắt đề tốn trước
khi giải. Học sinh có hứng thú học tốn, tạo cho lớp học sơi nổi, nhẹ nhàng, học
sinh dễ tiếp thu kiến thức. Giáo viên tổ chức luyện tập thực hành theo quy trình,
trên cơ sở lựa chọn một hệ thống, bài tập đa dạng, phong phú, nâng dần độ khó
sẽ góp phần nâng cao chất lượng giải tốn cho học sinh.
7.3.2. Hiệu quả áp dụng:
Ví dụ: a. Tôi thực hiện dạy ở lớp 3A2:
+ Lần 1(ngày 27/10/2021). Bài : Góc vng, góc khơng vng (trang 51)
+ Lần 2( ngày 28/10/2021). Bài : Bảng đơn vị đo độ dài (trang 45).
b. Tôi thực hiện dạy ở lớp 3A2:
+ Lần 1(ngày 8/12/2021). Bài: Chu vi hình chữ nhật (trang 87).
+ Lần 2( ngày 27/1/2022). Bài: Diện tích hình vng (trang 153)
Kết quả khảo sát lần đầu:
Tổng số
Hồn thành tốt
HS


40

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%

14

35

15

37,5

11

27,5


Kết quả khảo sát sau khi áp dụng vào giữa học kì 2
Tổng số
Hồn thành tốt
HS

40

Hồn thành

Chưa hồn thành

SL

%

SL

%

SL

%

31

77,5

9

22,5


0

0

Vậy để làm được những việc này, địi hỏi người giáo viên phải tận tuỵ với
công việc, nhiệt tình với học sinh. Tìm hiểu kĩ học sinh để phát hiện ra nguyên
nhân khiến học sinh đạt được cũng như chưa đạt được kết quả trong học tập.
16

skkn


Người giáo viên phải có kiến thức vững vàng và chắc phương pháp giảng dạy.
Luôn luôn tự học và học hỏi đồng nghiệp, khơng ngừng nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ.
7.3.4. Bài học kinh nghiệm:
Khi dạy các yếu tố hình học ở lớp 3 đạt hiệu quả cao thì giáo viên cũng
phải quan tâm đến các vấn đề :
+Tổ chức các hoạt động thực hành trong các tiết về yếu tố hình học.
+ Tăng cường so sánh đối chiếu để hệ thống hóa các quy tắc và cơng thức tính
tốn, giúp học sinh hiểu và nhớ lâu.
Lưu ý đúng mức đến việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh:
+ Coi trọng việc làm rõ mối quan hệ giữa các cơng thức tính tốn.
+ Coi trọng việc giúp học sinh áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung bài để xây dựng một hệ thống câu
hỏi chính và những câu hỏi phụ có tính chất gợi ý.
Đặt câu hỏi có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy, phát triển
hứng thú nhận thức của học sinh.
Trong giờ học, giáo viên nên chọn thời điểm thích hợp để đưa ra câu hỏi

mang tính tổng quát để tự học sinh hệ thống hóa và khái quát hóa những tri thức
đã tiếp thu.
Khi chuẩn bị lên lớp cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để tìm những phần
học sinh có thể tự đọc và hiểu được, những phần học sinh đọc hiểu nhưng cần
được giải thích, chứng minh thêm bằng bài giảng, bằng thực tế, những phần học
sinh khơng tự hiểu được, những phần có thể nâng cao hay mở rộng, những ý có
thể dựa vào đó để đặt ra câu hỏi, để ra bài tập theo sách.
Đối với các bài luyện tập, thực hành giáo viên nên căn cứ vào nội dung từng
bài tập mà xác định yêu cầu dự kiến thời gian làm bài và phân công cho từng đối
tượng học sinh. Khi dạy học về các đơn vị đo độ dài phải sử dụng phương pháp
thực hành, luyện tập mà nhớ tên gọi, nhớ cách viết tắt tên từng đơn vị đo, ghi
nhớ mối quan hệ giữa một đơn vị đo thường gặp trong đời sống hằng ngày.
Sử dụng phương pháp thực hành, luyện tập trong dạy học Toán ở tiểu học chủ
yếu để tăng cường hoạt động thực hành luyện tập, tăng cường thời gian thực
hành luyện tập cho học sinh. Vì vậy cần tạo điều kiện để học sinh được thực
hành và luyện tập nhiều và đặc biệt là cần tổ chức, hướng dẫn học sinh chủ
động, tích cực, sáng tạo trong thực hành luyện tập, tránh làm thay hoặc áp đặt
cho học sinh.
17

skkn


Dùng ê – ke và một số mơ hình tam giác, chữ nhật, hình vng để xác định
góc vng, góc khơng vng. Giáo viên giúp học sinh biết về góc vng bằng
Ê-ke và thước thẳng. Dùng mơ hình chữ nhật, hình vng để dạy một số đặc
điểm của những hình đó kết hợp tranh vẽ các hình.
8. Những thơng tin cần được bảo mật ( nếu có): khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
Sáng kiến được áp dụng mang lại hiệu quả cao, giáo viên cần lưu ý cho học sinh

thường xuyên rèn các kỹ năng tính tốn, kĩ năng về phương pháp giải bài tập có nội dung
hình học. Học sinh cần rèn luyện kĩ năng tính tốn thơng qua các dạng bài tập. Giáo viên
phải ln tìm tịi nghiên cứu tài liệu có liên quan. Nghiên cứu, sắp xếp bài tập,
lựa chọn phương pháp để cung cấp cho học sinh những dạng bài điển hình. Giáo
viên tổ chức các hoạt động dạy học sao cho phù hợp, giúp cho học sinh lĩnh hội
kiến thức bài một cách tích cực chủ động, sáng tạo. Các em tự thực hành luyện
tập theo đúng khả năng của mình.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp
dụng sáng kiến :
Sáng kiến này áp dụng rộng rãi với tất cả học sinh ở lớp học. Áp dụng rất
hiệu quả học sinh nhận thức cịn chậm và rất tơt cho học sinh có năng khiếu về
mơn Tốn dự thi Violympic trên mạng Internet. Kết quả qua các kì khảo sát mơn
tốn ở nhà trường, của Phòng Giáo dục, lớp 3A2 đều xếp đầu khối.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến này giúp giáo viên nhanh chóng định hình các phương pháp
giảng dạy cần thực hiện trong một tiết dạy liên quan đến “Một số biện pháp giúp
học sinh học tốt về yếu tố hình học lớp 3”. Giáo viên ln ln có sự chủ động,
sáng tạo trong quá trình dạy học, học sinh hiểu bài bài và làm được bài tập, tạo
niềm tin học tập trong lớp đạt hiệu quả cao.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Học sinh hiểu sâu sắc, dễ tiếp thu và dễ dàng tìm ra cách giải dạng bài
tốn cơ bản về yếu tố hình học lớp 3.
Kết quả áp dụng sáng kiến cho thấy kĩ năng học sinh học tốt về yếu tố
hình học lớp 3 của học sinh luôn luôn đạt kết quả qua bài tập, qua khảo sát. Học
sinh có hứng thú học tập mơn tốn, đặc biệt là về bài tập có yếu tố hình học.
Học sinh phát triển tư duy sáng tạo và hướng tiếp cận giải quyết một tập một
18


skkn


cách dễ dàng. Trang bị tốt kiến thức cho học sinh trong kì thi học sinh năng
khiếu giải tốn bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh trên mạng Internet .
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:
ST Tên tổ chức/
T cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/lĩnh vực

1

Lớp 3A2- Trường Một số biện pháp giúp
Tiểu học Quang Yên học sinh học tốt về yếu tố
hình học lớp 3.

Áp dụng sáng kiến

Học sinh lớp 3A2

..................,ngày......tháng.....năm 2022 Quang Yên,ngày 16 tháng 5 năm 2022
Hiệu trưởng

Tác giả /các tác giả
(Kí, ghi rõ họ tên)

Lê Minh Đức

....................,ngày......tháng.....năm 2022
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN

19

skkn


20

skkn



×