Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.75 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022

33

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC HÒA NHẬP
TRẺ KHUYẾT TẬT CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trường Mầm non Hoa Hồng
Tóm tắt: Bài viết quan tâm xem xét đến quản lí, bồi dưỡng năng lực giáo dục hịa nhập trẻ
khuyết tật cho giáo viên trường mầm non. Xuất phát từ thực tế một ngành giáo dục cho đối
tượng đặc thù, trên cơ sở những quy định đã được ban hành, từ thực tiễn hoạt động nghề
nghiệp, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên trường mầm non theo hướng tiệp cận nhất với thực tế,
trong đó, đặc biệt quan tâm tới việc kết nối giáo dục tồn diện giữa nhà trường, gia đình
và mơi trường giáo dục để công tác quản lý, bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật cho giáo viên đạt kết quả tốt nhất.
Từ khóa: Bồi dưỡng, cán bộ quản lý, giáo dục hòa nhập, giáo viên mầm non, quản lý, trẻ
khuyết tật.
Nhận bài ngày 17.3.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh; Email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục hòa nhập (GDHN) là một phương thức giúp trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em
trong nhà trường ngay tại nơi trẻ sinh sống. Thực tế đã chứng minh rằng, việc một trẻ khuyết
tật được học cùng trẻ em trong nhà trường mình sinh sống sẽ đem lại kết quả tích cực hơn
việc tách biệt trẻ ra môi trường khác, hoặc xem trẻ như một đối tượng phải thực hiện những
giải pháp giáo dục đặc biệt. Luật Người khuyết tật: Điều 30: Các cơ sở giáo dục phải “Bảo
đảm các điều kiện dạy và học phù hợp đối với người khuyết tật, không được từ chối tiếp
nhận người khuyết tật nhập học trái với quy định của pháp luật. Thực hiện việc cải tạo, nâng
cấp cơ sở vật chất dạy và học chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật và
còn nhiều nội dung khác. Hiện nay, GDHN ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu điển hình


như: đội ngũ giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về GDHN trẻ khuyết tật tăng
về số lượng và chất lượng. Quan điểm đánh giá, nhìn nhận và sự cảm thông của xã hội về
trẻ khuyết tật cũng nhân văn hơn, khách quan hơn và đặc biệt là cảm thơng hơn, ít cịn định
kiến xã hội về trẻ khuyết tật hơn so với trước đây. Các cấp, ban ngành, đoàn thể cũng dành
sự quan tâm tới các trường mầm non về việc thực hiện chương trình GDHN cho trẻ khuyết


34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

tật. Theo Thơng tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Lớp
học hồ nhập là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không khuyết tật trong
cơ sở giáo dục”. Các cơ sở giáo dục thực hiện GDHN sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp
với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hồ nhập có khơng q 02 người khuyết tật. [3]
Tuy nhiên, vẫn cịn những yếu tố chủ quan và khách quan làm cho công tác tổ chức, quản lý
và chỉ đạo thực hiện GDHN trẻ khuyết tật cịn nhiều hạn chế, do đó, thực tế vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của xã hội, đồng thời, vẫn còn những biện pháp GDHN vẫn chưa đem lại
kết quả như mong muốn. Vì vậy, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, xây dựng được những
biện pháp phù hợp với cấp học mầm non nhằm nâng cao chất lượng GDHN trẻ khuyết tật
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung trong các trường mầm non.

2. NỘI DUNG
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Giáo dục hòa nhập: Theo tổ chức UNESCO thì GDHN là một q trình thay đổi tồn
diện hệ thống giáo dục nhờ xác định và đáp ứng nhu cầu đa đạng của tất cả học sinh, không
phân biệt về hồn cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa, ngơn ngữ, thể chất, hoặc các yếu tố thể chất
khác [2.tr.4].
Trẻ khuyết tật: Trong những năm gần đây, UNESCO đã đưa ra định nghĩa: Khuyết tật
là hiện tượng đa chiều gây ra do tác động qua lại giữa con người và môi trường. Theo Khoản

1 Điều 3 Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/06/2010, khái niệm về người
khuyết tật như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp khó khăn”
Các dạng khuyết tật: có 06 dạng tật sau: Khuyết tật vận động: Là tình trạng giảm hoặc
mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di
chuyển. Khuyết tật nghe, nói: Là tình trạngagiảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe
cả nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thơng tin
bằng lời nói. Khuyết tật nhìn: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh
sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng, mơi trường bình thường. Khuyết
tật thần kinh, tâm thần: Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm sốt hành vi,
suy nghĩ vàacó biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. Khuyết tật trí tuệ: Là tình
trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc khơng thể
suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. Khuyết tật khác: Là tình trạng
giảm hoặc mất chức năng cơ thể cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
mà khơng thuộc các trường hợp trên.
Bồi dưỡng: Theo Từ điển tiếng Việt: "Bồi dưỡng là trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng
nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể" [8].
“Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng chuyên môn cho đội ngũ
khi mà những kiến thức, kĩ năng được đào tạo trước đây khơng đủ để thực hiện có hiệu quả
hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường” [4]


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022

35

Năng lực: Tác giả Hồng Hịa Bình bàn về cấu trúc năng lực, năm 2015, trong bài Năng
lựcavà đánh giá theoanăng lực”, nhấn mạnh hai đặc trưng cơ bản của năng lực là: được bộc
lộ qua hoạt động và đảm bảoahoạt động có hiệu quả. Theo tác giả, cách hiểu về năng lực

chính là cơ sở để đổi mới biện pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục [1, tr.21-32].
Năng lực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật: Tác giả Nguyễn Xuân Hải cũng có đề cập
đến năng lực thực hành nghề nghiệp trong giáo dục hịa nhập cho rằng: "Đó là khả năng thực
hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục người khuyết tật theo các yêu cầu đặt ra đối với từng
nội với sự phát triển


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022

37

tồn diện của trẻ, từ đó mỗi giáo viên sẽ có những hành động đúng, có kế hoạch và quyết
tâm khắc phục khó khăn, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, đồng thời tích cực, chủ động,
sáng tạo trong tự học, tự bồi dưỡng để hồn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Xây
dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên tích cực học tập,
bồi dưỡng chuyên môn.Xây dựng môi trường làm việc và học tập thân thiện, tạo điều kiện
về vật chất và thời gian để giáo viên yên tâm khi tham gia hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm soát cơng việc của
mình, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn. Tổ
chức các phong trào thi đua chăm sóc, giáo dục trẻ, học tập các cá nhân điển hình tiên tiến.
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề tập huấn nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ cho giáo viên mầm non, tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động giáo dục trẻ.
Đổi mới xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho
giáo viên mầm non. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho giáo
viên mầm non bao gồm kế hoạch dài hạn có tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn đảm bảo
tính cần thiết của nội dung cần bồi dưỡng, kế hoạch phải mang tính thống nhất, tồn diện,
tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và biện pháp bồi dưỡng. Tác giả Trần Kiểm đã chỉ
ra: "Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực tạo hiệu quả
hoạt động cho toàn bộ tổ chức" và kế hoạch hóa bao gồm: "Việc xây dựng mục tiêu, chương

trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một
thời gian xác định của hệ thống quản lý và chủ thể quản lý" [6]. Để đảm bảo các điều kiện
và quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho giáo viên mầm
non. Kế hoạch xây dựng phải tuần tự từng bước, không đốt cháy giai đoạn. Lên kế hoạch về
điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ngân sách cụ thể cho từng đợt bồi dưỡng GDHN trẻ
khuyết tật. Xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá thực hiện bồi dưỡng năng lực
GDHN trẻ khuyết tật cho giáo viên. Có kế hoạch về thời gian tiến hành hoạt động bồi dưỡng:
tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, cập nhật những kiến thức mới, những thông tin
khoa học mới… Lên kế hoạch về cách thức kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động bồi
dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật một cách cụ thể cho từng đợt bồi dưỡng. Có kế hoạch
thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên sau các đợt bồi dưỡng chuyên môn. Lập
kế hoạch xây dựng môi trường GDHN thân thiện, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất,
phương tiện trong GDHN trẻ khuyết tật.Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường,
chính quyền địa phương và gia đình trong GDHN trẻ khuyết tật. Có kế hoạch, mức thưởng
về nêu gương, khen thưởng đối với các cá nhận, tổ nhóm thực hiện tốt bồi dưỡng GDHN trẻ
khuyết tật, áp dụng hiệu qảu vào thực tế. Bên cạnh đó cũng đưa ra các hình thức xử lý đối
với các cá nhân, tổ nhóm thực hiện khơng hiệu quả nội dung này.
Chỉ đạo đổi mới nội dung, biện pháp, hình thức và đánh giá quản lý bồi dưỡng năng lực
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên mầm non. Xác định các nội dung bồi dưỡng
năng lực GDHN trẻ khuyết tật một cách cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của giáo


38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

viên mầm non. Lựa chọn được thời gian, hình thức, địa điểm bồi dưỡng phù hợp. Lựa chọn
đối tượng bồi dưỡng. Bồi dưỡng đội ngũ cũng được tổ chức và thực hiện phong phú, linh
hoạt về nội dung hình thức đáp ứng được nhu cầu GDHN trẻ khuyết tật. Hình thức bồi dưỡng

gồm có bồi dưỡng định kì, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng trong năm học, bồi dưỡng
hè. Đa dạng hoá các biện pháp, hình thức và đánh giá bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết
tật cho giáo viên mầm non.
Phát huy vai trò của đội ngũ cốt cán trong quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên mầm non. Phát huy vai trò, chức năng của đội ngũ cốt cán
trong hoạt động bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho giáo viên mầm non. Đối với
cấp học mầm non phịng GD&ĐT có trách nhiệm tuyên truyền, định hướng, kiểm tra, giám
sát việc thiết kế các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; chương trình, kế hoạch năm học trong
các nhà trường; viết sáng kiến kinh nghiệm phổ biến cách làm hay về bồi dưỡng năng lực
GDHN cho trẻ khuyết tật,… Đối với các nhà trường: Đội ngũ cốt cán, tổ trưởng, tổ phó
chuyên môn sẽ giúp tư vấn cho Ban giám hiệu nhà trường và tập thể sư phạm về kế hoạch
năm học, hỗ trợ các hoạt động chung trong nhà trường, các hoạt động chuyên môn của
GDHN cho trẻ khuyết tật. Tăng cường các điều kiện phục vụ tốt nhất cho hoạt động bồi
dưỡng năng lực trẻ khuyết tật cho giáo viên mầm non tại các nhà trường.
Kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật cho giáo viên mầm non, kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Kiểm tra giúp
cho việc nắm bắt tình hình cơng việc kịp thời, thấy được những ưu điểm cũng như những
hạn chế và bất cập trong việc thực hiện, qua đó điều chỉnh, đơn đốc, đẩy mạnh việc thực hiện
kế hoạch bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho giáo viên. Kiểm tra đánh giá và phải
được tiến hành bằng nhiều hình thức: Trực tiếp hoặc dán tiếp, thường xuyên hoặc định kỳ
nhằm so sánh, đối chiếu kết quả của hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng với mục tiêu và
kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở đó có sự điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng năng lực
GDHN trẻ khuyết tật tiếp theo cho phù hợp hơn. Kiểm tra, đánh giá phải kịp thời phát hiện
những sai lệch trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để kịp thời uốn nắn và tìm ra
những nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời tìm ra những nhân tố tích cực, những
giáo viên có năng lực, có trình độ chun mơn vững vàng làm nịng cốt của nhà trường, giúp
đỡ những giáo viên mới vào nghề, giáo viên cịn hạn chế về chun mơn và kỹ năng nghề
nghiệp. Đảm bảo tính chính xác, cơng bằng, khách quan; Phản ánh trung thực đúng thực
trạng kết quả bồi dưỡng đạt được của từng giáo viên mầm non; thực hiện đúng theo các văn
bản được quy định cho kiểm tra, đánh giá; hiệu quả, công khai, dân chủ. Việc kiểm tra, đánh

giá phải được thực hiện thường xuyên và liên tục sau mỗi đợt bồi dưỡng để kịp thời điều
chỉnh việc quản lý bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho giáo viên nhằm bám sát
thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của từng giáo viên mầm non, tình hình thực tiễn
của lớp, trường.
Đẩy mạnh cơng tác thi đua, khen thưởng trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực giáo
dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên mầm non. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng
nhằm tạo động lực cho hoạt động học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022

39

vụ của giáo viên; khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân và tập thể tích cực học tập
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời nêu gương cho các tập thể và cá nhân
khác học tập. Làm tốt sẽ kích thích, lơi cuốn mọi người hăng say phấn đấu, rèn luyện để đạt
được thành tích cao nhất trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch thi đua theo từng kỳ, năm học
cho từng cá nhân. Mục tiêu thi đua phải được xác định cụ thể và rõ ràng, thiết thực. Phát
động các phong trào thi đua như: làm đồ dùng, đồ chơi, tạo mơi trường hoạt động trong và
ngồi lớp theo chủ đề sự kiện, thi đua sáng tạo phần mềm trong giảng dạy, ứng dụng công
nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục…Tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng đảm
bảo đúng quy trình, dân chủ, cơng khai, khách quan, cơng bằng, chính xác, phát huy quyền
làm chủ của cán bộ, giáo viên. Sau mỗi tháng, các tổ bình xét thi đua, hội đồng thi đua tiến
hành bình xét, xếp loại giáo viên hàng tháng, tiến hành khen thưởng theo quy chế nội bộ và
làm căn cứ đề nghị về phòng Giáo dục và Đào tạo khen thưởng vào thười điểm sơ kết học kì
hoặc cuối năm học. Có chế độ khen thưởng kịp. Động viên kịp thời bằng vật chất cho những
người đã đạt thành tích trong các phong trào thi đua, có các hình thức khen thưởng tạo ra
khơng khí trang trọng, vinh dự, mức thưởng phải tương xứng với thành tích đã đạt được.

3. KẾT LUẬN

Quản lý việc bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho giáo viên trường mầm non
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay. Việc quản lý này cần được
thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học, phù hợp đối với từng cơ sở giáo dục. Nhà
quản lý cần có kế hoạch chỉ đạo, triển khai hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ
khuyết tật cho giáo viên mầm non một cách thường xuyên, liên tục. Đẩy mạnh việc đổi mới
quản lý theo hướng hiệu quả, quan tâm làm tốt lập kế hoạch phát triển nhà trường và phát
triển đội ngũ giáo viên. Quan tâm, tạo điều kiện cho giáo tự bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ
khuyết tật. Khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu khoa học và sáng tạo, đặc biệt là
việc đổi mới biện pháp GDHN trẻ khuyết tật. Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời
những giáo viên thực hiện tốt.
Đối với phịng giáo dục và Đào tạo: Có kế hoạch chỉ đạo, triển khai hoạt động quản lý
bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật cho CBQL, giáo viên mầm non một cách thường
xuyên, liên tục. Tăng cường tổ chức sinh hoạt chun mơn, có sự giao lưu, học hỏi giữa các
trường trong quận và với các trường ở quận, huyện khác hoặc tỉnh/thành phố khác về nội
dung này. Hỗ trợ các trường mầm non về đội ngũ chun viên, giảng viên, báo cáo viên có
trình độ chun môn và hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ tham gia bồi dưỡng và giải quyết
những vấn đề thắc mắc của giáo viên trong thời gian bồi dưỡng, tập huấn. Tham mưu với
cấp trên về chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương cho giáo viên.
Đối với Hiệu trưởng trường mầm non: Đẩy mạnh việc đổi mới quản lý theo hướng hiệu
quả, quan tâm làm tốt công tác lập kế hoạch phát triển nhà trường và phát triển đội ngũ giáo
viên. Nghiêm túc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng GDHN trẻ khuyết tật thường
xuyên một cách chủ động và hiệu quả. Quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình


40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

độ chun mơn, nghiệp vụ, phát huy năng lực tự bồi dưỡng. Khuyến khích giáo viên tích

cực nghiên cứu khoa học và sáng tạo, đặc biệt là việc đổi mới biện pháp GDHN trẻ khuyết
tật. Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên thực hiện tốt.
Đối với giáo viên mầm non: Cần chủ động nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật
của ngành, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để có kế hoạch phấn đấu cá nhân. Căn cứ
vào kế hoạch bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật của nhà trường, mỗi giáo viên cần
tham gia đầy đủ, phù hợp với nội dung bồi dưỡng năng lực GDHN trẻ khuyết tật và trình độ.
Đồng thời phải lập kế hoạch cá nhân để tự học và tự nghiên cứu để nâng cao năng lực của
bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Hịa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí khoa học đọc hiểu, ĐHSP
TP HCM số 6 (71).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - UNESCO tại Việt Nam (2014), Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên giáo dục hòa nhập, Tài liệu 1- Giới thiệu - Tài liệu hiệu chỉnh, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập
đối với người khuyết tật, Hà Nội.
4. Trần Ngọc Giao – Lê Văn Tạc (Đồng chủ biên) và các tác giả (2010), Quản lý giáo dục hòa nhập,
Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Hải (8/2015), “Nghiên cứu năng lực thực hành nghề nghiệp trong giáo dục hịa nhập
của giáo viên phổ thơng”, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, Volume 60, số 6BC, 2015,
ISSN 0868-3719, tr22-30.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật người khuyết tật, số
51/2010/QH12, ngày 17/6/2010, Hà Nội.
7. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nxb. Đà Nẵng.

INCLUSIVE EDUCATION CAPACITY MANAGEMENT CHILDREN
WITH DISABILITIES FOR PRESCHOOL TEACHERS
Abstract: The article is interested in reviewing and evaluating management skills and
capacity building for inclusive education of children with disabilities for preschool
teachers. Deriving from the reality of an education for a specific audience, on the basis of
the issued regulations and the practice of professional activities, the author offers solutions

to manage and foster educational capacity, integrate children with disabilities for
preschool teachers in the direction that is closest to the reality. Most importantly, it is
essential to pay attention to the comprehensive educational connection between the school,
family and the educational environment in order to effectively manage children with
disabilities as well as improve the capacity of inclusive education for children with
disabilities for teachers.
Keywords: Fostering, administrators, inclusive education, preschool teachers, managers,
children with disabilities



×