Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng và sử dụng hồ sơ sinh viên (E-portfolio) trong quá trình đào tạo ở trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.9 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022

105

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ SINH VIÊN
(E-PORTFOLIO) TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Nguyễn Hồng Chiến, Phạm Ngọc Sơn, Hồ Thị Như Vui,
Nguyễn Thị Mai Anh, Đỗ Tiến Dũng
Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội
Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng các công cụ trong hệ sinh thái của Google để xây dựng
ứng dụng di động E-portfolio. Ứng dụng E-portfolio lưu giữ, quản lí q trình học tập của
sinh viên ở trường đại học, gồm các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện kĩ
năng nghề nghiệp. Ứng dụng giúp sinh viên kiểm soát được kết quả học tập và rèn luyện
của bản thân, giúp giảng viên, cán bộ quản lí theo dõi sự tiến bộ của sinh viên từ đó có
điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Về mặt vĩ mơ, ứng dụng có thể kết nối với
nhiều ứng dụng khác, tạo thành một hệ sinh thái quản lí của trường đại học.
Từ khố: Đại học thông minh, E-portfolio, hồ sơ sinh viên, theo dõi học tập, quản lí sinh viên.
Nhận bài ngày 11.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022
Liên hệ tác giả: Nguyễn Hồng Chiến; Emai:

1. MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày nay, rất nhiều thứ phục vụ cho cuộc sống con người được thiết kế
theo hướng thông minh: Nhà cửa, thiết bị, xe hơi thậm chí trường học hay thành phố. Trường
học thơng minh đã được nghiên cứu và có những bước phát triển nhanh chóng dẫn đến sự
chuyển đổi giáo dục; tính kết nối giữa các nhà quản lí giáo dục, giảng viên và sinh viên được
đẩy mạnh. Electronic portfolio (viết tắt là e-portfolio) là sản phẩm sử dụng các công nghệ
điện tử để tạo ra và xuất bản một hồ sơ mà có thể đọc được với máy tính hoặc thiết bị di
dộng. Hồ sơ học tập của sinh viên giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của các ứng
tuyển viên, một “hồ sơ năng lực” có chất lượng tốt sẽ là một lợi thế cho sinh viên khi ứng
tuyển vào các đơn vị sử dụng lao động. Đối với giáo dục, khi quyền tự chủ trong các cơ sở


giáo dục công lập được nâng cao, cùng với đó là các cơ sở giáo dục dân lập, quốc tế, chất
lượng cao ngày càng phát triển thì việc tuyển dụng dựa theo năng lực học tập của mỗi cá
nhân càng được coi trọng, hồ sơ học tập của sinh viên khi ra trường khơng chỉ có kết quả
học tập mà còn phản ánh kết quả của nhiều năng lực, khả năng khác sẽ giúp nhà tuyển dụng
dễ dàng lựa chọn giáo viên phù hợp.


106

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

Hiện nay, chưa có một hệ thống nào để sinh viên có thể trực tiếp quản lí, xây dựng hồ
sơ học tập cá nhân trong suốt quá trình học tập tại trường đại học. Do đó, việc xây dựng ứng
dụng giúp sinh viên chủ động quản lí và xây dựng hồ sơ học tập cá nhân là rất cần thiết có
tính thực tiễn cao. E-portfolio được xây dựng trên nền tảng internet cùng với cơng nghệ AI,
blockchain, cloud, app mobile có tác dụng: nâng cao trách nhiệm, nỗ lực học tập, rèn luyện
của bản thân, giúp nhà trường, giảng viên, cán bộ quản lí và cả gia đình sinh viên có thể theo
dõi q trình học tập đến từng sinh viên hay cả tập thể. Đồng thời giúp nhà tuyển dụng có
một nguồn thơng tin hữu ích, dễ dàng tiếp cận được với các ứng cử viên tiềm năng, có chất
lượng và đáp ứng u cc học của mình và do đó, được chuẩn bị tốt hơn để theo đuổi các mục tiêu nghề nghiệp
trong tương lai (Bhattacharya & Hartnett, 2007). Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm
kiểm tra nhận thức của sinh viên về e-portfolio. Theo đó, e-portfolio đã giúp sinh viên hiểu
rõ hơn về mục tiêu học tập (88%), suy nghĩ về những gì họ đã học được ở trường đại học
(89%), và phản ánh về kiến thức và kỹ năng mà họ đã phát triển (91%) (Buzzetto-More,
2010). Sử dụng e-portfolio giúp gia tăng hiệu quả của việc giảng dạy (Nguyen Mai Linh et
al., 2017), giúp sinh viên phát triển tính tự chủ thể hiện ở ý thức trách nhiệm và động lực học
tập (Nga et al., 2020), giúp việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên công bằng hơn, là
một cách để rèn luyện khả năng tự thể hiện năng lực của học sinh (Thi & Ha, 2010). Nghiên
cứu của C. K. Chang chỉ ra rằng e-portfolio giúp sinh viên thu thập kiến thức một cách có
hệ thống với các mục tiêu nhằm quản lý tri thức (Chang et al., 2013a).

E-portfolio có khả năng thay đổi bản chất của môi trường học tập và cách thức thúc
đẩy quá trình học tập của sinh viên thơng qua các phương thức học tập khác nhau (Ayala,
2006). Cho phép lưu trữ thơng tin, truy cập, cập nhật và trình bày dưới nhiều định dạng điện
tử khác nhau như một hồ sơ hoặc bằng chứng về kết quả học tập và thành tích của sinh viên
(Chau & Cheng, 2010). Việc học tập suốt đời trở nên thuận tiện hơn, các khái niệm về eportfolio và học tập suốt đời sẽ được đồng hành cùng nhau trong một thời gian dài của sinh
viên, ngay cả khi đã ra trường (Baris & Tosun, 2011). E-portfolio rất hữu ích trong việc thu
hút sinh viên tham gia các hoạt động rèn luyện nghề nghiệp hay phục vụ cộng đồng. Đó là
những trải nghiệm quý giá của sinh viên cần được lưu giữ (Chau & Cheng, 2010).
2.2. Nền tảng công cụ
AppSheet (AppSheet [online], 2021) là một nền tảng trực tuyến của Google, cho phép
xây dựng ứng dụng di động hoạt động trên máy tính bảng, thiết bị thông minh và web, cơ sở
dữ liệu được xây dựng trên nền tảng công nghệ đám mây, mà không cần bất kỳ mã hóa nào.
Appsheet là một trong
những ứng dụng
thuộc hệ sinh thái của
Google WorkSpace
(Gmail, Google doc,
Google Form, Google
Sheet,
Google
Drive,…), có khả
năng kết nối với nhiều


108

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ứng dụng khác hiện
nay đang sử dụng rất

phổ biến (Hình 1).

Hình 1. Appsheet trong hệ sinh thái của Google

AppSheet cung cấp các tính năng học máy và AI nâng cao, chẳng hạn như dự đoán giá
trị, nhận dạng ký tự quang học (OCR), phân tích tình cảm và phát hiện bất thường. Các ứng
dụng di động dựa trên AppSheet đã được được sử dụng như một giải pháp hiệu quả trên
nhiều lĩnh vực. Để truy cập Appsheet người dùng cần phải kết nối internet, ứng dụng có thể
được phân phối bởi Google Play hoặc Apple App Store. Ngồi ra, ứng dụng cịn chạy trên
nền tảng web, điều này rất thuận tiện cho các thao tác sử dụng máy tính, làm việc với tập
thơng tin lớn. Appsheet chủ yếu dựa trên cơ sở hạ tầng đám mây của Google, qua đó giúp người
sử dụng có thể tuỳ biến dung lượng theo nhu cầu, đồng thời vấn đề bảo mật được đảm bảo.
2.3. E-portfolio sinh viên
Xây dựng e-portfolio. Trước hết thiết kế mơ hình của ứng dụng, bao gồm các phân hệ
Menu; Học thuật; Nghiên cứu khoa học; Hoạt động cộng đồng; Kĩ năng; Cá nhân và quản lí
người dùng. Cơng cụ để xây dựng ứng dụng là Appsheet kết hợp các công cụ khác như Apps
Script, Sheet,… Ứng dụng được triển khai trên các thiết bị di động và có giao diện web để
thuận tiện cho người dùng. Để sử dụng, người dùng cần đăng kí tài khoản và được sự cho
phép của nhà quản lí. Các cấp độ sử dụng gồm admin dành cho quản trị hệ thống, giảng viên
cấp tài khoản, quản lí người dùng, quản lí thơng tin và kết quả học tập, sinh viên quản lí các
thơng tin cá nhân, các hoạt động khác như khoa học, phục vụ cộng đồng (hình 2)…

Hình 1. Giao diện chính của e-portfolio
Hoạt động học thuật, chứa thông tin kết quả học tập trong suốt quá trình học tập của
sinh viên tại trường đại học. Kết quả học tập được quản lí bởi chuyên viên hoặc giảng viên
do nhà trường phân công. Kết quả học tập được trích xuất dữ liệu từ hệ thống quản lí học tập
của Nhà trường. Ngồi ra, các hoạt động học thuật khác như chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ,
chuyên môn được sinh viên tự cập nhật. Kết quả học tập được cập nhật thường xuyên, điều
này giúp sinh viên theo dõi được tiến độ học tập của mình, qua đó tạo động lực để cố gắng



TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022

109

đạt kết quả tốt hơn. Nghiên cứu khoa học là mục thông tin kết quả hoạt động khoa học của
sinh viên. Tại mục này, cá nhân sinh viên tự cập nhật các thành tích khoa học của mình như
các đề tài khoa học, cuộc thi khoa học kĩ thuật hay các sản phẩm khoa học khác. Mục kĩ
năng chứa các thông tin về kĩ năng nghề nghiệp mà sinh viên tích luỹ được như kĩ năng
thuyết trình, kĩ năng dẫn chương trình, kĩ năng viết chữ đẹp,... Các hoạt động thiện nguyện,
tình nguyện được cập nhật vào mục hoạt động cộng đồng, đây là các hoạt động hữu ích của
sinh viên cần được lưu trữ. Bên cạnh các thành tích trong học tập và rèn luyện nghề nghiệp,
e-portfolio cũng là nơi để sinh viên lưu giữ những hình ảnh, sự kiện, kỉ niệm đẹp, ấn tượng
trong quá trình học tập. Giảng viên và bạn học cũng có thể nhận xét, góp ý, khen ngợi, biểu
dương thành tích cho cá nhân sinh viên. Tổng hợp các kết quả đã lưu giữ, sinh viên có thể
lựa chọn để xuất bản lên trang web hoặc xuất thành file pdf bổ sung vào hồ sơ xin việc.
Sử dụng e-porfolio. Ứng dụng được xây dựng và triển khai hoàn toàn trên cơ sở dữ liệu
của Google, ứng dụng được xuất bản dưới dạng ứng dụng di động (phát hành trên google
play, app store) hoặc trên nền tảng web, cả hai nền tảng này được đồng bộ với nhau. Nhà
trường cấp tài khoản cho sinh viên trên cơ sở danh sách sinh viên có sẵn hoặc đăng kí sử
dụng. Khi đã được cấp tài khoản, người dùng có thể cài đặt ứng dụng vào thiết bị thông minh
hoặc sử dụng trực tiếp từ website nhà trường.

3. KẾT LUẬN
E-portfolio là nơi tổng hợp, lưu trữ hồ sơ học tập, các công trình nghiên cứu khoa học,
các kĩ năng, năng lực, hoạt động phục vụ cộng đồng của sinh viên. Hồ sơ e-portfolio rất hữu
ích cho sinh viên đang học tập tại trường đại học, kể cả sau khi đã tốt nghiệp, là nơi phô bày
năng lực của cá nhân đến với nhà tuyển dụng, cơ quan ứng tuyển, là một công cụ đánh giá
kết quả học tập xuyên suốt, tạo cơ hội cho người học, người sử dụng có thể tự đánh giá được
kết quả học tập, qua đó có kết quả của cả quá trình học, tạo sự tự ý thức, động lực tiếp tục,

nâng cao trách nhiệm trong việc học. Giảng viên có thể theo dõi, đánh giá tiến độ học tập
của người học, từ đó đánh giá được những kiến thức, kỹ năng người học tích lũy được, và
đưa ra những ý kiến phản hồi, hỗ trợ người học kịp thời trong học tập. Một e-portfolio hoàn
chỉnh sẽ khiến hồ sơ của sinh viên được đánh giá cao hơn trong mắt hội đồng xét tuyển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alexiou, A., & Paraskeva, F. (2010), “Enhancing self-regulated learning skills through the
implementation of an e-portfolio tool”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 2(2), 3048–
3054, DOI: />2. Ayala, J. I. (2006), “Electronic portfolios for whom?”, Educause Quarterly, 29(1), 12–13.
3. Baris, M. F., & Tosun, N. (2011), “E-portfolio in lifelong learning applications”, Procedia - Social
and Behavioral Sciences, 28, 522–525, DOI: />4. Barrett, H. C., & Garrett, N. (2009), “Online personal learning environments: structuring
electronic portfolios for lifelong and life‐wide learning”, On the Horizon, 17(2), 142–152. DOI:
/>

110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

5. Beachboard, J., Tubaishat, A., Lansari, A., & Al-Rawi, A. (2009), “Innovations in Practice Eportfolio Assessment System for an Outcome-Based Information Technology Curriculum Eportfolio Assessment System IIP-44”, Journal of Information Technology Education (Vol. 8).
6. Bhattacharya, M., & Hartnett, M. (2007), Session T1G E-portfolio Assessment in Higher Education.
7. Buzzetto-More, N. (2010), Assessing the Efficacy and Effectiveness of an E-Portfolio Used for
Summative Assessment.
8. Chang, C. C., Tseng, K. H., Liang, C., & Chen, T. Y. (2013a), “Using e-portfolios to facilitate
university students’ knowledge management performance: E-portfolio vs. non-portfolio”,
Computers and Education, 69, 216–224, DOI: />9. Chang, C. C., Tseng, K. H., Liang, C., & Chen, T. Y. (2013b), “Using e-portfolios to facilitate
university students’ knowledge management performance: E-portfolio vs. non-portfolio”,
Computers and Education, 69, 216–224, DOI: />10. Chau, J., & Cheng, G. (2010), “Towards understanding the potential of e-portfolios for independent
learning: A qualitative study”, Australasian Journal of Educational Technology, Vol. 26, Issue 7.
11. Greene, M., & Ferrell, M. (2007), “Electronic Portfolios: Designing Innovative Artifacts that
Meet Program Standards”, In R. Carlsen, K. McFerrin, J. Price, & R. Weber & D. Willis (Eds.),
Proceedings of SITE 2007--Society for Information Technology & Teacher Education

International Conference (pp. 3370–3375), Retrieved April 20, 2022 on
/>12. Kimball, M. (2005), “Database e-portfolio systems: A critical appraisal”, Computers and
Composition, 22(4), 434–458, DOI: />
BUILDING AND USING AN E-PORTFOLIO
IMPORTANT TRAINING PROCESS AT UNIVERSITY
Abstract: This study uses tools in the Google ecosystem to create a mobile electronic
portfolio. The application portfolio keeps and manages the learning process of
students at the university, such as learning activities, Scientific research, and training
career skills. The application allows students to check their own learning and training
results. Lecturers and department managers monitor student progress, thus making
adjustments to improve training quality. The application can connect with many other
applications, forming an ecological management system for the university.
Keywords: E-portfolio, learning tracking, student records, smart university.



×