Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số biện pháp của hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm tp hcm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

HỒNG MẠNH KHƢƠNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƢỞNG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP.HCM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
TỪ 1995 ĐẾN 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2002

Luan van


Luan van


1

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng KHCN – SĐH trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung Ương III, đã tạo điều
kiện giúp đỡ chúng tơi trong suốt khố học và trong việc hồn thành luận văn này.
Xin chân thành biết ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn, cung cấp tài liệu
học tập, mang lại cho chúng tôi tri thức quý báu, thiết thực.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy Hồng Tâm Sơn, đã tận tình


hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng tơi trong quá trình học tập, nghiên cứu để luận văn này
được hồn thành. Xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Việt Bắc, Hiệu
phó chun mơn trường Cao đẳng Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã động viên, giúp đỡ chúng tơi
tận tình trong q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn, phòng; cán bộ
giảng dạy và các chuyên viên phòng Giáo vụ của trường Cao đẳng Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,
cùng toàn thể đồng nghiệp, bạn bè đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện giúp đỡ chúng tơi hồn
thành luận văn này.
Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn của các Thầy,
Cơ, các đồng chí và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2002.

HOÀNG MẠNH KHƢƠNG

Luan van


2

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. CBGD:

Cán bộ giáo dục, Cán bộ giảng dạy

2. CBQL:

Cán bộ quản lý

3. CĐSP:


Cao đẳng sư phạm

4. CĐSPMGTW3:

Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3

5. CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

6. CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

7. CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

8. Đ/c, đ/c:

Đồng chí, đồng chí

9. ĐHSP:

Đại học sư phạm

10. ĐH, CĐ:

Đại học, Cao đẳng


11. ĐTGV Tiểu học:

Đào tạo Giáo viên Tiểu học

12. Đoàn TNCS HCM:

Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

13. GD - ĐT:

Giáo dục - Đào tạo

14. GD và ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

15. GNP:

Gross National Product

16. GS, PGS:

Giáo sư, Phó Giáo sư

17. GV:

Giảng viên, Giáo viên

18. HT:


Hiệu trưởng

19. KH:

Khoa học

20. KHCB:

Khoa học cơ bản

21. KHCN:

Khoa học công nghệ

22. KH - CN:

Khoa học - Công nghệ

23. KHCN - SĐH:

Khoa học công nghệ - Sau đại học

24. KH và CN:

Khoa học và Công nghệ

25. KH - CN và MT:

Khoa học - Công nghệ và Môi trường


26. KHGD:

Khoa học giáo dục

27. KHKT:

Khoa học kỹ thuật

Luan van


3
28. KHIN:

Khoa học tự nhiên

29. KHXH:

Khoa học xã hội

30. KTCN:

Kỹ thuật công nghiệp

31. KT nữ công:

Kỹ thuật nữ công

32. KT - XH:


Kinh tế - Xã hội

33. LĐSX:

Lao động sản xuất

34. LL:

Lý luận

35. NCKH:

Nghiên cứu khoa học

36. PP:

Phương pháp

37. QLGD:

Quản lý giáo dục

38. SV:

Sinh viên

39. TBCN:

Tư bản chủ nghĩa


40. THCS:

Trung học cơ sở

41. THCN:

Trung học chuyên nghiệp

42. TP.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

43. TS:

Tiên sĩ

44. TTGD:

Thực tiễn giáo dục

45. XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

Luan van


4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................1
BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................2
MỤC LỤC ........................................................................................................4
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................9
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 9
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............................................................ 13
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 13
2.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU...................................................................................... 13
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 13
4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 13
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 13
5.1. LÀM RÕ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. .................... 13
5.2. LÀM RÕ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
NCKH CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CĐSP TP.HCM ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN VÀ
SINH VIÊN TỪ 1995 ĐẾN 2000 Ở CÁC MẶT SAU ĐÂY: ................................................ 13
5.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN
VÀ SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH. ................................ 14
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 14
6.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ............................................................... 14
6.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN ......................... 14
6.3. PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐÀM (TRÒ CHUYỆN - PHỎNG VẤN) ................................. 14
6.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM ........................................................... 14
6.5. PHƢƠNG PHÁP TỔNG KẾT KINH NGHIỆM .......................................................... 14

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...........................................15
1.1. KHÁI NIỆM CÔNG CỤ TRONG ĐỀ TÀI .................................................................... 15
1.1.1. Quản lí ...................................................................................................................... 15
1.1.2. Quản lí giáo dục (QLGD) và quản lí trƣờng học (QLTH) ....................................... 17


Luan van


5
1.1.3. Bản chất quản lí giáo dục (tính chất, đặc trƣng của QLGD) .................................. 17
1.1.4. Mục tiêu quản lí giáo dục ......................................................................................... 21
1.1.5. Biện pháp quản lí giáo dục ....................................................................................... 22
1.1.6. Hoạt động ................................................................................................................. 27
1.1.7. Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) ................................................................ 27
1.1.8. Đặc điểm trƣờng cao đẳng ....................................................................................... 28
1.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 30
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VE QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CƠNG
NGHỆ (KHCN) ...................................................................................................................... 35
1.3.1. Vai trị hoạt động KHCN trong hệ thống trƣờng ĐH, CĐ đối với sự phát triển của
đất nƣớc ta .......................................................................................................................... 35
1.3.2. Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH để thực hiện tốt vai trò, chức
năng của các trƣờng sƣ phạm ............................................................................................ 37
1.4. HOẠT ĐỘNG NCKH – ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÍ CỦA NGƢỜI QUẢN LÍ (HT)
TRƢỜNG SƢ PHẠM............................................................................................................. 40
1.4.1. Mục tiêu NCKH ........................................................................................................ 40
1.4.2. Nội dung NCKH........................................................................................................ 41
1.4.3. Phƣơng pháp NCKH ................................................................................................ 41
1.4.4. Tổ chức NCKH ......................................................................................................... 41
1.4.5. Ngƣời dạy ................................................................................................................. 42
1.4.6. Ngƣời học ................................................................................................................. 42
1.4.7. Trƣờng lớp và thiết bị ............................................................................................... 42
1.4.8. Mơi trƣờng NCKH .................................................................................................... 42
1.4.9. Quản lí NCKH .......................................................................................................... 43
1.4.10. Kết quả NCKH ........................................................................................................ 43
1.5. NGƢỜI QUẢN LÍ (HT) THƠNG QUA CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÍ ĐỂ TÁC

ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG NCKH ....................................................................................... 43
1.5.1. Chức năng quản lí .................................................................................................... 43
1.5.2. Các nguyên tắc quản lí cơ bản ................................................................................. 45

Luan van


6
1.6. SỬ DỤNG TỐT CÁC CƠNG CỤ QUẢN LÍ ĐỂ TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN PHÁP
QUẢN LÍ NHAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA TRƢỜNG SƢ
PHẠM ..................................................................................................................................... 48
1.6.1. Các cơng cụ quản lí .................................................................................................. 48
1.6.2. Tăng cƣờng các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH .......... 50

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...................................................52
2.1. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 52
2.2. KHÁI QUÁT QUAN DIÊM NGHIÊN CỨU ................................................................. 52
2.2.1. Quan điểm tiếp cận xã hội lịch sử ............................................................................ 52
2.2.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống .................................................................................... 52
2.3. XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................................. 52
2.3.1. Nguyên tắc xây dựhg phiếu trƣng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGP và SV .................. 52
2.3.2. Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến HT, CBQL, CBGD và SV .................................... 53
2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 54
2.5. TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 54
2.5.1. Tổ chức khảo sát bằng phiếu trƣng cầu ý kiến ......................................................... 54
2.5.2. Khảo sát thực trạng thông qua nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động quản lí ... 54
2.5.3. Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với Hiệu trƣởng .................................... 55
2.5.4. Khảo sát thực trạng qua trao đổi, phỏng vấn sâu về công tác quản lí hoạt động
NCKH của CBQL phụ trách cơng tác NCKH của phòng giáo vụ và một số Khoa, Tố bộ
môn trong trƣờng CĐSP TP.HCM: .................................................................................... 55

2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU ................................................................................ 55

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA HIỆU
TRƢỞNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP.HCM QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TỪ 1995
ĐẾN 2000........................................................................................................57
3.1. VÀI NÉT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ...................... 57
3.1.1. Sự ra đời ................................................................................................................... 57
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng ........................................................................ 58

Luan van


7
3.1.3. Tình hình chung của Trƣờng năm học 2000-2001 ................................................... 59
3.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH Ở TRƢỜNG CAO
ĐẲNG SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 61
3.2.1. Mục tiêu, yêu cầu hoạt động NCKH đối với giảng viên và sinh viên ...................... 62
3.2.2. Quản lý nội dung, chƣơng trình NCKH ................................................................... 67
3.2.3. Quản lý kế hoạch NCKH .......................................................................................... 71
3.2.4. Quản lý công tác tố chức hoạt động NCKH ............................................................. 74
3.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ
PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH .................................................................................................. 80
3.3.1. Hiệu quả trong của hoạt động NCKH ...................................................................... 80
3.3.2. Hiệu quả ngoài của hoạt động NCKH ..................................................................... 92
3.3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động NCKH ............................................. 96

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU
TRƢỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA
GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐANG sƣ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................116
4.1. CƠ SỞ ĐỀ RA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ............................................................. 116
4.1.1. ................................................................................................................................. 116
4.1.2. ................................................................................................................................. 116
4.1.3 .................................................................................................................................. 116
4.1.4. ................................................................................................................................. 119
4.1.5. ................................................................................................................................. 120
4.1.6. ................................................................................................................................. 120
4.2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ......................................................................................... 120
4.2.1. Cải tiến mục tiêu, yêu cầu; nội dung, chƣơng trình; kế hoạch hoạt động NCKH . 120
4.2.2. Tăng cƣờng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL, CBGD
.......................................................................................................................................... 124
4.2.3. Tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động NCKH và kiểm tra chặt chẽ công tác
NCKH ............................................................................................................................... 127

Luan van


8
4.2.4. Nâng cấp, bổ sung các phƣơng tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
NCKH ............................................................................................................................... 129
4.2.5. Tăng cƣờng vốn tài chính phục vụ cho cơng tác NCKH ........................................ 130
4.2.6. Nâng cao đời sống vật chất của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên của
Trƣờng .............................................................................................................................. 131
4.2.7. Thành lập phòng quản lý khoa học ........................................................................ 131

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................134
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 134
1.1. .................................................................................................................................... 134
1.2. .................................................................................................................................... 134

1.3. .................................................................................................................................... 134
1.4. .................................................................................................................................... 134
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 135
2.1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN ................................................................................................... 135
2.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .............................................................................................. 135
3. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 135
3.1. ĐỐI VỚI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .................................................................. 135
3.2. ĐỐI VỚI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM.
.......................................................................................................................................... 135
3.3. ĐỚI VỚI HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CĐSP TP.HCM ............................................. 136

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................138

Luan van


9

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đề cập đến nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo, nghị quyết Trung ƣơng hai, khóa VIII
chỉ rõ: "Phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt yếu kém theo hướng chấn
chỉnh cơng tác quản lí, khẩn trương lập lại trật tự, kỷ cương, kiên quyết đẩy lùi tiêu cực, sắp
xếp và củng cố hệ thống GD - ĐT và mạng lưới trường lớp; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
giáo dục - đào tạo; phát triển quy mô GD - ĐT; chuẩn bị tiền đề cho những bước phát triển
mạnh vào đầu thế kỷ 21" [53, tr.34] và giải pháp đổi mới cơng tác quản lí giáo dục: "Đổi mới
cơ chế quản lí bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lí
GD - ĐT... tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu,
để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học... coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học

giao dục, nhằm giải đắp những vấn đề lí luận và thực tiễn giáo dục" [53, tr.46]. Như vậy
việc nâng cao chất lượng hiệu quả GD - ĐT được Đảng và Nhà nước coi là một nhiệm vụ quan
trọng ương chiến lược phát triển GD - ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước.
Trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả GD - ĐT, có thể nói đẩy mạnh hoạt động
NCKH, công tác tổ chức NCKH là khá quan trọng, do: "NCKH như là một phương pháp đào
tạo" [35, tr.139]
"1... kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục
vụ xã hội, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, cơng nghệ của địa phương
hoặc của cả nước.
2. Trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất có trách
nhiệm phối hợp trong việc đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh
tế-xã hội" [26, tr.13]; "la. Thực hiện các hoạt động NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ,
tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước; 2b... NCKH
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục..." [26, tr.39, 40] và thực tiễn có một số nơi: "hoạt động
GD - ĐT chưa gắn mật thiết với các hoạt động sản xuất và NCKH" [26, tr.28]. Vì thế tăng

Luan van


10
cường đổi mới cơng tác quản lí là điều cần thiết, rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển GD
- ĐT.
Trường CĐSP TP.HCM là một cơ sở đào tạo giáo viên, một cơ sở nghiến cứu KHGD
nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong cả nước có nhiệm vụ vừa NCKH, vừa
đào tạo đội ngũ giáo viên THCS, Tiểu học có những phẩm chất và năng lực cơ bản Ương cấu
trúc nhân cách của người giáo viên trong nhà trường XHCN; có đủ trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đổi mới mục tiếu, nội dung, phương pháp giáo dục - dạy học ở
cấp THCS; có tiềm lực để khơng ngừng hồn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng
những yêu cầu mới.

Trong nhiều năm qua, trường CĐSP TP.HCM đã từng bước vươn lên và ngày càng phát
triển, đáp ứng được yêu cầu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS cho TP.HCM; đồng
thời Trường cũng luôn luôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng là một trung tâm văn hóa KHGD
sư phạm của TP.HCM. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vấn đề về công tác NCKH
của Trường còn đang được xem xét, tranh luận. Đó là việc hoạt động NCKH của giáo viên
chưa thật sự khởi sắc, còn bị động,... đối với sinh viên thì hoạt động NCKH bị chững lại...
Vấn đề quản lí tổ chức hoạt động NCKH tại một trường Đại học, Cao đẳng là một trong
những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm, bởi vì chất lượng GD - ĐT có đảm bảo
hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động NCKH. Chúng tôi điểm lại một số
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này.
Tại CHLB Đức có một số bài viết của Thômaxơ Bơlankê, Heinrich Weiss - Hans Peter
Stihl - Hermann Franzen - Tiến sĩ Klaus Murmann bàn về một số vấn đề NCKH và quản lí
hoạt động NCKH tại các trường đại học: các trường đại học phải thực hiện mối liên hệ giữa
nghiên cứu và giảng dạy. Thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu áp dụng, ứng dụng, sự
cộng tác giữa người dạy và người học trong NCKH...
Còn tại Việt Nam có một số quyết định, nghị định, thơng tư .... và luật về NCKH và quản
lí hoạt động NCKH đã được ban hành:


Nghị định số 35/HĐBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cơng tác

quản lí KHCN.


Nghị định số 324/CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tổ

chức lại mạng lưới các cơ quan NCKH và phát triển công nghệ.

Luan van



11


Quyết định số 419/TTg ngày 21/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ về cớ chế quản

lí hoạt động NCKH và phát triển công nghệ.


Quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp

xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ.


Luật Khoa học và công nghệ (22/06/2000): quy định về tổ chức và hoạt động

khoa học và công nghệ.


Quyết định số 06/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc ban hành "Quy định về tổ chức thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ"
[...]
Công tác NCKH và quản lí hoạt động NCKH của ngành giáo dục tại các trường ĐHSP,
CĐSP, Viện KHGD,.... cùng được Bộ giáo dục tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm: 1975 - 1985
tại Hà Nội, 8/1985: đề cập đến tình hình và đặc điểm hoạt động NCKH, những thành tích và
tồn tại, đề ra một số chủ trương và biện pháp lớn về NCKH của ngành Giáo dục trong 1986 1990.
Ngoài ra một số trường Đại học, Trung tâm, Viện cũng có những báo cáo kinh nghiệm về
cơng tác NCKH và quản lí NCKH:



Đại học Bách khoa Hà Nội: Cơng tác NCKH và chuyển giao công nghệ của trung

tâm nghiên cứu vật liệu Polyme.


Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội: chú ý đến NCKH - công

nghệ phục vụ sự nghiệp đào tạo với chất lượng cao.


Đại học Kinh tế quốc dân: hoạt động NCKH sinh viên trong giai đoạn 1990 -

1995 và việc đổi mới cơng tác NCKH sinh viên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.


Đại học Kỹ thuật TP.HCM: Những đánh giá và kinh nghiệm về hoạt động khoa

học - cơng nghệ, cơng tác quản lí hoạt động này tại trường.


Đại học Mỏ - Địa chất: một số đặc điểm tình hình hoạt động KHCN 91 - 95 và

kinh nghiệm trong việc quản lí đề tài khoa học các cấp của trường.
 Đại học Nông lâm Huế: về công tác quản lí các đề tài NCKH phục vụ sản xuất.

Luan van


12



Đại học Nơng nghiệp ì - Hà Nội: nhấn mạnh vai trị của khoa học cơng nghệ nơng

nghiệp, thực trạng, giải pháp và những kiến nghị đối với hoạt động khoa học công nghệ của
trường.


Đại học Sư phạm TP.HCM: Những bài học kinh nghiệm ương cơng tác quản lí

khoa học cơng nghệ của phịng quản lí khoa học.


Đại học Tây Nguyên: đề cập đến việc đẩy mạnh hoạt động NCKH để phục vụ

cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên.


Học viện kỹ thuật quân sự: NCKH của sinh viên là một biện pháp quan trọng để

nâng cao chất lượng đào tạo.


Trung tâm Đào tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu: Tổng kết hoạt động khoa học

công nghệ 5 năm 1991 - 1995 và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí khoa học cơng nghệ.


Viện KHGD: Vai trị của việc quản lí cơng tác nghiên cứu nhằm đảm bảo chất


lượng, hiệu quả nghiên cứu.
Nhìn chung tất cả những cơng trình, văn bản, báo cáo, ... nếu trên tập trung theo từng mặt,
góc độ, khía cạnh khác nhau. Ngồi ra vì thời gian có hạn nên chúng tơi đã tiến hành tìm hiểu
thêm về vấn đề này tại những nơi sau đây:
 Phòng KHCN - SĐH trường ĐHSP TP.HCM.
 Trường Cán bộ quản lí Giáo dục và Đào tạo Trung Ương li. .
 Trường CĐSP TP.HCM.
 Trường CĐSP Mẫu giáo Trung Ương HI.
 Viện nghiên cứu Khoa học - Giáo dục phía Nam.
Đây là một vấn đề rất thực tiễn của q trình quản lí tuy nhiên tại những nơi này cho đến
nay chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể về quản lí tổ chức hoạt động NCKH ở các trường sư
phạm một cách có hệ thống. Nhất là nghiên cứu các biện pháp quản lí để nâng cao hiệu quả của
hoạt động NCKH ở địa bàn trường CĐSP TP.HCM thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Để góp
phần giải quyết vấn đề trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp của
Hiệu trƣởng trƣờng CĐSP TP.HCM quản lí hoạt động NCKH của giảng viên & sinh viên
từ 1995 đến 2000" với mong muốn đi sâu tìm hiểu thực trạng và biện pháp quản lí nhằm nâng
cao hiệu quả của cơng tác quản lí hoạt động NCKH ở trường CĐSP TP.HCM. Việc nghiên cứu

Luan van


13
đề tài là hết sức cần thiết, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên THCS, Tiểu học
ở trường CĐSP TP.HCM đồng thời là sự quán triệt sâu sắc hơn nữa nghị quyết Hội nghị lần
thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học.
2.2. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM.

3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiệu quả hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên phụ thuộc vào biện pháp quản lí
của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM.
4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Làm rõ một số biện pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM về quản lí hoạt động
NCKH của giảng viên và sinh viên từ 1995 đến 2000 và kết quả của chúng.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số biện pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP TP.HCM về quản lí hoạt
động NCKH của giảng viên và sinh viên đòi hỏi phải đi sâu vào nhiều khía cạnh, song do khả
năng và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn ở một số nhiệm vụ
sau đây:
5.1. LÀM RÕ CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
5.2. LÀM RÕ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT
ĐỘNG NCKH CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG CĐSP TP.HCM ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN
VÀ SINH VIÊN TỪ 1995 ĐẾN 2000 Ở CÁC MẶT SAU ĐÂY:
Xác định các mục tiêu, yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học; xây dựtag kế hoạch và tố
chức thực hiện; xây dựng lực lượng; quản lí chế độ chính sách - phương tiện, trang thiết bị
phục vụ hoạt động NCKH.

Luan van


14
5.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA GIẢNG
VIÊN VÀ SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NCKH.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hệ thống phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, bao gồm:
6.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
Nhằm thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm sáng tỏ những khái
niệm cơ bản, chỉ đạo cho việc nghiên cứu thực tiễn.

6.2. PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Thu thập thông tin qua "phiếu trưng cầu ý kiến Hiệu trưởng", "phiếu trưng cầu ý kiến
CBQL, CBGD" và "phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên".
6.3. PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐÀM (TRÒ CHUYỆN - PHỎNG VẤN)
Thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL, CBGD
và sv của Trường để có thể nắm bắt đầy đủ những thơng tin thiết thực cho nội dung nghiên cứu
đề tài.
6.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM
Thông qua các bản số liệu thống kê về xây dựng đội ngũ cán bộ của Nhà trường; về diễn
biến số lượng, chất lượng đề tài NCKH của giảng viên, sinh viên trong các năm học; về cơ sở
vật chất, trang thiết bị của Nhà trường; về số lượng, chất lượng học tập và rèn luyện của sv qua
các năm học,....
Thông qua việc xem xét hồ sơ báo cáo, tài liệu, văn bản, nghị quyết,... của Trường, Khoa
(Tổ bộ mơn) để tìm hiểu cơng tác quản lí hoạt động NCKH của Trường và các Khoa (Tổ bộ
môn).
6.5. PHƢƠNG PHÁP TỔNG KẾT KINH NGHIỆM

Luan van


15

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. KHÁI NIỆM CƠNG CỤ TRONG ĐỀ TÀI
1.1.1. Quản lí
Đại từ điển Tiếng Việt [59, tr.827] viết: Quản lí (manage, control) là tổ chức, điều khiển
hoạt động của một đơn vị, của một cơ quan.
Bách khoa tồn thư Liên Xơ (cũ): Quản lí là chức năng của những hệ thống có tổ chức
với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sinh vật, xã hội) nó bảo tồn cấu trúc xác định của
chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. [ 17, tr.

15].
Hoạt động có sự tác động qua lại, giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lí được hiểu
là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi
trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với những hồn cảnh mới. [17, tr. 15].
Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người -thành viên của
hệ, nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến [17, tr. 15].
Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt
động của họ trong quá trình lao động. [17, tr.15].
Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến
thành những thành tựu của xã hội. [17, tr. 15].
Quản lí là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin
của chủ thể đến khách thể của nó [17, tr.15]. Quản lí là cai trị (gouverner) một tổ chức bằng
cách:
 Đặt ra các mục tiêu và hoàn chỉnh các mục tiêu cần phải đạt.
 Lựa chọn và sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu đã định [17 , tr.9].
Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người
có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian tiền bạc, vật chất và sự không thỏa mãn
cá nhân ít nhất, hoặc ở đó họ có thể đạt được mục tiêu mong muốn tới mức có thể đạt được với
nguồn lực sẩn có. [17, tr.25].
Các khái niệm trên đây cho thấy:
 Quản lí được tiến hành ương một tổ chức hay một nhóm xã hội.

Luan van


16


Quản lí gồm những cơng việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác


thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm.
Một số nhà nghiên cứu giáo dục của nước ta trong quá trình nghiên cứu về lí luận quản lí
để vận dụng trong việc nghiên cứu quản lí giáo dục đã nêu định nghĩa về "quản lí" như sau: Hà
Sỹ Hồ cho rằng: "Quản lí là một q trình tác động có định hƣớng (có chủ đích), có tổ chức,
lựa chọn trong các tác động có thể có dựa trên các thơng tin về tình trạng của đối tƣợng và
môi trƣờng, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tƣợng đƣợc Ổn định và làm cho nó phát triển
tới mục đích đã định" [60]. TS. Nguyễn Văn Lê định nghĩa: "Quản lí một hệ thống xã hội là
khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con ngƣời nhằm đạt
hiệu quả tối ƣu theo mục tiêu đề ra" [60]. GS. Hà Thế Ngữ và GS. Đặng Vũ Hoạt nêu "Quản
lí là một q trình định hƣớng, q trình có mục tiêu quản lí một hệ thống là quá trình tác
động đến hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Nhƣng mục tiêu này đặc trƣng
cho trạng thái mới của hệ thống mà ngƣời quản lí mong muốn" [60]. GS. Hoàng Chúng và
Phạm Thanh Liêm nêu lên định nghĩa "Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những
con ngƣời nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ, động viên kích thích họ trong q trình
lao động" [60].
Quản lí và lãnh đạo
Nhiều tài liệu về quản lí (hay quản trị) cịn có thuật ngữ "lãnh đạo". Trong thực tiễn quản
lí, các nhà quản lí thường cho rằng hai khái niệm này là rất giống nhau; trong lí luận về quản lí
thì có những cách hiểu khác nhau.
Thật ra lãnh đạo, quản lí có nội hàm như nhau. Quyền điều khiển thuộc về người lãnh
đạo. Quản lí và lãnh đạo thường được coi là những hoạt động giống nhau. Mặc dù sự thật là
một nhà quản lí giỏi hầu như chắc chắn là một nhà lãnh đạo giỏi. Như vậy lãnh đạo là một chức
năng cơ bản của các nhà quản lí. Tất cả các chức năng quản lí sẽ khơng hồn thành tốt nếu các
nhà quản lí khơng hiểu được yếu tố con người trong các hoạt động của họ và không biết lãnh
đạo con người để đạt kết quả như mong muốn.
Lãnh đạo là một khía cạnh quan trọng của quản lí, khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một
trong những chìa khóa để trở thành một nhà quản lí. Lãnh đạo là chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và
đi trước. Cái mà một nhà lãnh đạo có hiệu quả làm trong một hồn cảnh xác định khơng có gì
khác hơn là để trở thành một nhà quản lí giỏi. Vì lãnh đạo là lĩnh vực thực hành giữa người với


Luan van


17
người và việc lãnh đạo hữu hiệu có tầm quan trọng sống cịn để quản lí có kết quả. Lãnh đạo là
một nghệ thuật hay một quá trình tác động tới con người sao cho họ đóng góp một cách tự
nguyện và nhiệt tình theo các mục tiêu tổ chức. Qua chức năng lãnh đạo, các nhà quản lí giúp
cho mọi người thấy được rằng họ có thể thỏa mãn được các nhu cầu riêng, sử dụng tiềm năng
của họ ương khi họ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu cơ sỡ. Do vậy nhà quản lí cần
phải có sự hiểu biết về vai trị của một người, cá tính và nhân cách của họ. Điều khiển con
người địi hỏi người quản lí phải vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật (làm cho người
lao động chấp nhận, kiên trì thực hiện cơng việc, làm chủ hoạt động, qua đó có được nhân cách
của mình).
1.1.2. Quản lí giáo dục (QLGD) và quản lí trƣờng học (QLTH)
 QLGD nằm trong quản lí văn hóa - tinh thần.


Quản lí hệ thống giáo dục có thể xác định là tác động của hệ thống có kế hoạch,

có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ
thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên
cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như quy luật của quá trình
giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lí trẻ em.


QLTH là quản lí vi mơ, nó là một hệ thống con của quản lí vĩ mơ: QLGD, QLTH

có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lí (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang
tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia

vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn
thành những mục tiêu dự kiến.
1.1.3. Bản chất quản lí giáo dục (tính chất, đặc trƣng của QLGD)
1.1.3.1. Vị trí của quản lí


Quản lí là một trong 5 nhân tố của phát triển: vốn, nguồn lao động, khoa học kĩ

thuật, giao lưu và quản lí.


Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đã nêu 5 nhân tố: con người

- vị trí địa lí - tài nguyên - khoa học kĩ thuật - nguồn lực ngoài nước.

Luan van


18
Trong nhân tố khoa học kĩ thuật có quản lí.


Những năm sau chiến tranh, Anh không lạc hậu nhiều lắm so với Mĩ trong lĩnh

vực khoa học và công nghệ. Song năng suất lao động trong công nghiệp của Anh thấp so với
Mĩ, chỉ vì trình độ tổ chức và quản lí ở Anh thấp hơn. Sau 15 năm Nhật Bản đã vươn lên hàng
thứ hai trong giới tư bản về khối lượng sản xuất cơng nghiệp vì họ đã rất quan tâm đến yếu tố
quản lí. Do đó Nhật đưa ra thuyết "nhân tố thứ tƣ" của sản xuất (ngoài "3 nhân tố" là: lao động,
ruộng đất, tư bản). Cần nhớ rằng thuyết nhân tố và nhân tố thứ tư là phản khoa học bởi vì Mác
đã chỉ ra rằng trong thuyết này hiện thực của các quan hệ TBCN đã được phản ánh một cách

dối trá, huyền bí. Nêu yếu tố quản lí để thấy tầm quan trọng của nó trong sự phát triển kinh tế
mà ngay các nhà tư bản cũng phải thừa nhận.
1.1.3.2. Quản lí là sự thống nhất của tất cả các mặt
Trong tác phẩm của mình về quản lí. P.U.Taylo chỉ chú ý đến mặt kinh tế - kỹ thuật của
sản xuất. Actua Koun, giáo sư trường đại học tổng hợp Havơt đã nhận xét một cách có phê
phán rằng các nhà kinh doanh khi nói về kinh tế chỉ thấy "những tấn thép, những kilơốt / giờ,
số cơng nhân…".


Các học thuyết tư sản về quản lí sản xuất, sau này đã xuất hiện các tư tưởng của

các quan điểm tổng hợp. Đặc điểm nổi bật của lí luận quản lí là ở chỗ nó có tham vọng nghiên
cứu một cách đồng bộ vấn đề quản lí sản xuất, khơng chỉ trên các mặt tổ chức - kĩ thuật và kinh
tế, mà còn cả trên những mặt triết học, tâm lí học và xã hội học nữa... Để đảm bảo quản lí tốt
q trình sản xuất các nhà lãnh đạo quá trình sản xuất của CNTB hiện đại - các nhà quản lí vừa
phải là các nhà chính khách, nhà ngoại giao, vừa phải là các nhà xã hội học, tâm lí học. Đó là
những yêu cầu của "nền đại kinh doanh" (Đ.M. Gơvisiani: xã hội học của người kinh doanh).


Đương nhiên các học giả tư sản không thể nào xây dựng được một quan điểm

đồng bộ chân chính. Vì trên thực tế việc chạy theo lợi nhuận là mục đích chủ yếu của nhà kinh
doanh. Chỉ trên nền tảng triết học Mác xít mới có thể đem lại bức tranh thực sự khoa học về
quản lí. Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người và người được thực hiện với sự tham gia của ý
thức. Cơ sở của những quan hệ ấy là các quan hệ được hình thành quan hệ vật chất. Thực ra,
nổi bật lên chính là quan hệ xã hội.


Hiếm có trường hợp một quan hệ xã hội cụ thể chỉ quan hệ với kinh tế hoặc luật


pháp. Thường trong một quan hệ cụ thể có nhiều loại quan hệ khác nhau được hòa lẫn, liên kết,

Luan van


19
quyện chặt với nhau: quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ pháp lí v.v... V.I. Lênin đã viết:
"Những nhà Mác xít là những nhà xã hội đầu tiên đề xuất vấn đề của sự cần thiết phải phân
tích khơng chỉ độc một mặt kinh tế mà phải phân tích mọi mặt của đời sổng xã hội".
1.1.3.3. Bản chất và các đặc trƣng cụ thể của quản lí
Với tính cách là một thành phần bắt buộc của hoạt động thực tiễn có tính chung của lồi
người, quản lí là một hiện tượng có tính lịch sử, tính xã hội. "Quản lí xã hội một cách khoa học,
khơng phải cái gì khác mà chính là việc tác động một cách hợp lí đến hệ thống xã hội, việc làm
cho hệ thống đó phù hợp với tính quy luật vốn có của nó, và làm nhƣ vậy có nghĩa là để xây
dựng lí luận về quản lí một cách khoa học, và thực hiện nó trong thực tiễn, cần phải xây dựng
khoa học về xã hội, về các quy luật phát triền của nó". (Aphanaxep - Quản lí xã hội một cách
khoa học. 1973)
Nói tới bản chất xã hội phải đề cập đến bản chất giai cấp của quản lí. Trong xã hội có giai
cấp bóc lột, hoạt động quản lí là vì lợi ích của giai cấp tư sản. Lênin đã nói: bản chất của nó là
ở chỗ "quản lí bằng cách cƣớp bóc và cƣớp bóc bằng cách quản lí".
Trong XHCN, hoạt động quản lí được tiến hành một cách khoa học nhằm làm cho đời
sống của những nhà lao động ngày càng được cải thiện, tạo cho họ những khả năng hưởng thụ
các phúc lợi xã hội. Bản chất xã hội của quản lí được thể hiện trong tính hướng đích của quản
lí.
Bản chất xã hội của quản lí được biểu hiện bởi những đặc trưng sau:
 Đó là q trình quản lí một cách có ý thức.


Dưới CHXH có thể và cần phải quản lí và tập trung xã hội như một hệ thống


hoàn chỉnh trong sự thống nhất của các mặt kinh tế, xã hội và tinh thần.


Quản lí XHCN là quản lí khoa học được thực hiện trên cơ sở nhận thức và vận

dụng những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.


Quản lí dưới CHXH khơng phải đặc quyền của một số người ưu tú, nhiều tiền

của, mà là sự sáng tạo của bản thân quần chúng nhân dân.
a. Đặc trƣng pháp lí của quản lí


Q trình quản lí càng phức tạp đòi hỏi phải quy định chặt chẽ hơn quá trình đó

về mặt pháp luật.

Luan van


20


Các chuyên gia pháp lí đều thiên về phân tích q trình quản lí ở trạng thái tĩnh:

cơ cấu, quyền hạn, chức năng, tiêu chuẩn...


Bất kì một xã hội nào cũng cần có tổ chức, kỉ luật, quyền uy. Những nhà sáng lập


chủ nghĩa Mác-Lênin đã phân biệt rõ quyền uy vốn có trong bất cứ xã hội trong khía cạnh xã
hội học rộng lớn với quyền uy chính trị Các mác viết: "Bộ phận thống trị của xã hội quan tâm
đến việc làm sao cho biến hiện trạng thành luật pháp và duy trì những chế ƣớc của xã hội do
tập tục và truyền thống đẻ ra nhƣ những chế ƣớc của luật pháp".


Bất kì một sự quản lí nào trong các tập thể người cũng là một trong những hình

thức tách biệt, nhưng chính trong hình thức Nhà nước, sự tách biệt đó mới đạt tới mức lổn nhất.


Việc đề cập đến khía cạnh pháp lí của quản lí trước hết phải đề cập đến những

đặc điểm của Nhà nước và do đó cũng riêng có đối với quản lí trong mức độ mà nó mang hình
thức Nhà nước - pháp lí.


Trong quản lí Nhà nước XHCN, pháp lí có tính cách mới, pháp lí thể hiện lợi ích

của tồn dân và việc điều hịa pháp lí dựa vào uy thế đạo đức của các quy phạm pháp lí, vào
lịng tin và ý thức giác ngộ của người công dân nhiều hơn là dựa vào cưỡng bức.


Đảng ta đã có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa

VII. Đó chính là sự tập trung cải cách hành chính nhằm mục đích tăng cường tính chất pháp lí hành chính trong các hoạt động quản lí cũng như trong các cơ quan quản lí nhà nước.
b. Đặc trƣng cơng nghệ của quản lí



Một trong những kết quả to lớn của sự phát triển các cơng trình NCKH trong mấy

chục năm qua là phát triển cách giải thích q trình quản lí như trong q trình biến đổi thơng
tin và khám phá ra những quy luật điều khiển học chung của các quá trình quản lí.


Điều khiển học nghiên cứu những nguyên tắc chung của quản lí. Việc nghiên cứu

hệ thống (ví dụ hệ quản lí) là đối tượng của phân tích hệ thống. Đối tượng của điều khiển học
là những hệ thống xác suất phức tạp có bản chất nội cân bằng và đề ra những nguyên tắc xây
dựng hệ thống nội cân bằng.


Theo quan điểm của điều khiển học q trình quản lí là q trình thu nhận, biến

đổi truyền đạt thơng tin. Điểm tập trung của quá trình này là việc đề ra quyết định, nhờ đó mà

Luan van


21
thơng tín quản lí - chỉ thị - kế hoạch, định mức... Việc tổ chức q trình quản lí dựa trên việc sử
dụng các cơ cấu thứ bậc cho phép điều chỉnh các dịng thơng tin và làm dễ dàng rất nhiều cho
các q trình xử lí thơng tin.
c. Quản lí vừa là khoa học vừa là nghệ thuật


Quản lí là một trong những hoạt động lâu đời nhất của con người, khi quản lí

chưa dựa trên cơ sở khoa học thì yếu tố quyết định là vốn sống và kinh nghiệm của người quản

lí. Nhưng khi quản lí trở thành một khoa học thì có người lại cho rằng tài năng của con người
chỉ là thứ yếu. Cả hai khuynh hướng trên đều khơng đúng.


Quản lí một cách khoa học địi hỏi ở người quản lí những hiểu biết khoa học về

đối tượng quản lí, về mơi trường... nhưng năng lực quản lí lại phụ thuộc vào khả năng vận dụng
một cách khôn khéo và hiệu quả các quy luật, sử dụng các phương pháp thích hợp vào tình
huống cụ thể. Do đó quản lí xã hội nói chung, và quản lí giáo dục nói riêng vừa là khoa học vừa
là nghệ thuật.


Năng lực quản lí và trình độ thành thục cao hơn là tài nghệ quản lí là sự kết hợp

hữu cơ giữa 3 yếu tố: khoa học, nghệ thuật và sự thực hành bền bỉ lâu dài.
1.1.4. Mục tiêu quản lí giáo dục


Mục tiêu quản lí là yếu tố cơ bản của hệ thống quản lí. Mục tiêu quản lí là trạng

thái của hệ thống mà ta muốn thu được. Trạng thái hay kết quả đó hiện chưa có hoặc đang có
nhưng ta muốn duy trì. Trạng thái hay kết quả đó chỉ đạt được thơng qua các tác động quản lí.
 Có nhiều loại mục tiêu quản lí:
+ Mục tiêu lâu dài, trước mắt.
+ Mục tiêu chung, mục tiêu bộ phận.
+ Mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể.
+ v, v...


Mục tiêu được phát triển một cách xác định. Mục tiêu định lượng -mục tiêu định




Trong việc xác định các mục tiêu phải biết phân biệt mục tiêu chủ yếu mục tiêu

tính.
chính, phụ, các ưu tiên...

Luan van


22


Kèm theo việc xây dựng mục tiêu phải xác định các tiêu chuẩn đánh giá việc thực

hiện mục tiêu. .


Trong giáo dục các mục tiêu phải được phân chia theo ngành học, cấp học, theo

vùng lãnh thổ, theo các mặt hoạt động giáo dục... các loại mục tiêu giáo dục đã được trình bày
trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, ưong chỉ thị năm học hàng năm của Bộ GD - ĐT.


Việc xác định mục tiêu giáo dục phải dựa vào yêu cầu khách quan của quy luật

giáo dục. Quy luật giáo dục được chia làm 2 loại: quy luật phát triển giáo dục (hay phát triển
nền học vấn) và quy luật q trình nâng cao văn hóa xã hội, phổ cập giáo dục... Loại thứ hai chi
phối quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học.



Việc đề ra các mục tiêu quản lí phải chú ý đến giai đoạn phát triển của đối tượng,

trình độ quản lí của chủ thể và những đặc trưng của thực tiễn quản lí.
1.1.5. Biện pháp quản lí giáo dục
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt [59, tr.161]: "Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành,
giải quyết một vấn đề cụ thể" và "Phƣơng pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao".
Như vậy, biện pháp là cách làm cụ thể được chủ thể sử dụng trên cơ sở các phương pháp đã xác
định. Muốn hiểu rõ khái niệm biện pháp quản lí giáo dục, trước hết chúng ta xem xét đến các
phương pháp quản lí giáo dục.
"Phƣơng pháp quản lí" là cách thức tác động, là cách sử dụng các biện pháp, thủ thuật,
các phƣơng tiện của hệ thống quản lí đến hệ thống bị quản lí nhằm đạt đƣợc các mục tiêu quản
lí. [60]
Phương pháp quản lí là bộ phận năng động nhất, linh hoạt nhất trong hệ thống quản lí,
phương pháp quản lí cũng thể hiện rõ nhất tính năng động, sáng tạo của chủ thể quản lí. Trong
mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định, người cán bộ quản lí phải biết sử dụng phương pháp
quản lí thích hợp, hoặc biết kết hợp nhiều phương pháp một cách khôn khéo để đạt được mục
tiêu cao nhất. Tính hiệu quả của quản lí phụ thuộc một phần quan trọng vào việc lựa chọn đúng
đắn và áp dụng linh hoạt nhất các phương pháp quản lí.
Do đối tượng quản lí phức tạp địi hỏi những phương pháp quản lí cũng rất đa dạng. Hệ
thống giáo dục là hệ thống rất phức tạp, do đó phương pháp quản lí giáo dục cũng đa dạng linh

Luan van


23
hoạt. Các phương pháp quản lí liên quan với nhau hết sức chặt chẽ, lập thành một hệ thống các
phương pháp quản lí. Trong quản lí giáo dục thường có các phương pháp quản lí sau đây:
1.1.5.1. Phƣơng pháp hành chính - tổ chức

Các phương pháp hành chính tổ chức trong quản lí bao gồm các biện pháp tác động trực
tiếp về mặt tổ chức và hành chính nhằm bảo đảm tính nhịp nhàng, đồng bộ và tính liên tục của
các quá trình lao động trong các tổ chức giáo dục, nó thể hiện ở những quyết định, mệnh lệnh
dứt khốt mà người cán bộ quản lí giáo dục ban hành cho những người dưới quyền của mình,
hay ở các quy định có tính chất bắt buộc mà ương khi hành động mọi người phải tuân theo và
những người trong hệ thống bị quản lí phải phục tùng thực hiện đầy đủ.
Hình thức thể hiện của phương pháp hành chính tổ chức là lời hoặc văn bản có tính chất
mệnh lệnh, truyền đạt các thông tin chỉ huy tác động tới các đối tượng quản lí.
Tác động của phương pháp hành chính, tổ chức lên hệ thống quản lí có hai loại sau:
Tác động về tổ chức
Những phương pháp hành chính tổ chức tạo nên tác động tổ chức có mục đích xây dựng
những hệ thống bị quản lí và quản lí tối ưu những điều kiện nhất định của lao động. Các hình
thức thể hiện của phương pháp hành chính Tổ chức là những văn bản pháp quy như nghị quyết,
nghị định, quyết định, điều lệ, quy chế, nhằm tiêu chuẩn hóa về mặt tổ chức sự hoạt động của
các tập thể hoặc của những người lao động và các định mức tổ chức, định mức thời gian, và
công việc.
Kết quả của tác động tổ chức mang lại sự hình thành được cơ cấu và mối liên lạc giữa các
yếu tố Ương một hệ thống để bảo đảm cho hệ thống đó hoạt động có hiệu quả.
Tác động điều chỉnh
Tác động điều chỉnh đi liền sau tác động tổ chức, dựa trên cơ sở tác động tổ chức và bổ
sung cho tác động tổ chức hợp thành một hệ hồn chỉnh của phương pháp hành chính tổ chức
để tác động chung đến hoạt động của hệ thống. Tác động điều chỉnh chỉ có hiệu quả cao khi
thực hiện tốt các việc kiểm tra, quán triệt các điều lệ, quy chế của tổ chức hoạt động chung. Đó
là mối quan hệ hữu cơ giữa hai tác động. Người quản lí phải chú ý không bao giờ tự tạo ra sự
mâu thuẫn giữa các loại tác động này. Các mệnh lệnh chỉ thị miệng trực tiếp của người quản lí

Luan van



×