Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về ly hôn qua nghiên cứu áp dụng bản án số 382019hngđ st tại tand tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.38 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................i
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN.........................................................................2
1.1. Những lý luận cơ bản về ly hôn.......................................................2
1.1.1. Nguồn gốc và quan điểm của các nước về ly thân......................2
1.1.2. Căn cứ ly thân và hậu quả pháp lý của ly thân............................2
1.2. Thực trạng pháp luật và về vấn đề ly thân....................................3
1.2.1. Thực trạng pháp luật ly hôn........................................................3
1.2.2. Thực trạng về vấn đề ly thân ở nước ta hiện nay........................3
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN QUA NGHIÊN CỨU ÁP
DỤNG BẢN ÁN SỐ 38/2019/Hơn nhân gia đình - ST CỦA TOÀN ÁN
NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................................................5
2.1. Tóm tắt nội dung bản án quyết định..............................................5
2.2. Đánh giá việc áp dụng cở sở pháp lý trong bản án.......................6
2.3. Nhận xét việc áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc ly hơn..........6
2.4. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về pháp luật ly hôn.....................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................11

i


PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay cuộc sống vợ chồng rất phức tạp và không thể tránh khỏi
những mâu thuẫn xích mích giữa hai vợ chồng dẫn đến hơn nhân rơi vào tình
trạng bế tắc. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà họ không muốn ly hôn để
chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật hoàn toàn, do đó họ chọn giải
pháp ly thân. Vậy ly thân là như thế nào, ly thân xuất phát từ đâu, tại sao họ


lại chọn ly thân, có nên quy định ly thân trong luật Hơn nhân và gia đình Việt
Nam hay không, …
Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về ly hôn qua nghiên
cứu áp dụng bản án số 38/2019/Hơn nhân gia đình - ST tại TAND tỉnh
Thừa Thiên Huế

1


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN
1.1. Những lý luận cơ bản về ly hôn
1.1.1. Nguồn gốc và quan điểm của các nước về ly thân
Ly thân( Ly hôn) là chấm dứt nghĩa vụ sống chung giữa vợ chồng trong
khi quan hệ hôn nhân không chấm dứt.
Trong thực tế cuộc sống chung giữa vợ và chồng có nhiều trường hợp
vì nhiều ngun nhân, lí do, động cơ mà nảy sinh xung đột, mâu thuẫn sâu
sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung. Pháp luật theo quan
điểm tôn giáo thường cấm vợ chồng ly hôn và chế định ly thân được quy định
trong luật với mục đích ban đầu coi ly thân là giải pháp nhằm giải tỏa xung
đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng “sống riêng”.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nước công nhận quyền được ly thân của
vợ chồng và quy định về ly thân. Một số nước phân biệt ly thân về pháp lý với
ly thân thực tế. Ly thân về pháp lý là trường hợp vợ chồng yêu cầu ly thân và
Tịa án ra quyết định cơng nhận ly thân. Ly thân thực tế là trường hợp vợ
chồng tự nguyện sống riêng mà chưa có quyết định của một có quan thẩm
quyền . Pháp luật một số nước quy định ly thân thực tế là một trong những
căn cứ để giải quyết cho vợ chồng ly hơn, ví dụ: pháp luật Singapore,
Philippin, Pháp, Canađa… Pháp luật một số nước không quy định ly thân

như: Việt Nam, Trung Quốc , Nhật Bản…
1.1.2. Căn cứ ly thân và hậu quả pháp lý của ly thân
Pháp luật của mỗi quốc gia quy định về căn cứ ly thân có khác nhau.
Nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định căn cứ ly thân giống như căn cứ
ly hôn.
Hậu quả pháp lý về ly thân về bản chất là hoàn toàn khác với hậu quả
pháp lý về ly hôn. Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng mà chỉ
chấm dứt việc sống chung. Tuy nhiên, do vợ chồng không cùng sống chung
với nhau nên phát sinh vấn đề là giải quyết về tài sản và con chung. Những
nước mà pháp luật quy định vợ và chồng có tài sản chung thì khi ly thân tài
2


sản chung được chia. Nguyên tắc chia tài sản chung giống như khi vợ chồng
ly hôn. Một nguyên tắc mà các quốc gia đều áp dụng là ly thân sẽ dẫn đến biệt
sản. Về vấn đề con chung thì các nước đều quy định phương thức giải quyết
giống như khi vợ chồng ly hôn.
1.2. Thực trạng pháp luật và về vấn đề ly thân
1.2.1. Thực trạng pháp luật ly hôn
Hiện nay, pháp luật Việt Nam khơng có quy định cụ thể về vấn đề ly
thân. Trong quá trình xây dựng Luật hơn nhân và gia đình 2014, từng có
những đề xuất bổ sung “chế định ly thân” trong Luật hôn nhân và gia đình
2014 với lý do là để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tốt hơn. Tuy
nhiên, đề xuất này đã bị Quốc hội bác bỏ, như:
Nếu quy định “chế định ly thân” thì vợ chồng sẽ phải đưa nhau ra Tòa
án để đăng ký ly thân. Việc Tòa án can thiệp vào quan hệ vợ chồng khi họ
chưa có ý định ly hơn là điều tối kỵ đối với văn hóa Việt Nam. Và có thể gây
thêm tổn thương cho tình nghĩa vợ chồng mà còn ảnh hưởng xấu đến tâm lý
của con cái, họ hàng 2 bên nội – ngoại.
Nhiều cặp vợ chồng chọn ly thân như giải pháp tạm thời để giải quyết

mâu thuẫn khi cảm thấy hôn nhân chưa bế tắc đến mức phải ly hôn. Trong
thời gian ly thân họ sẽ tĩnh tâm, suy nghĩ kỹ lại những rạn nứt để có thể hàn
gắn quan hệ và yêu thương nhau hơn. Việc vợ chồng phải đưa nhau ra Tòa án
để đăng ký ly thân rất có thể sẽ khoét sâu hơn mâu thuẫn vợ chồng và khiến
họ nhanh chóng tiến tới ly hôn
1.2.2. Thực trạng về vấn đề ly thân ở nước ta hiện nay
Theo thống kê, tỷ lệ ly hơn của các gia đình tại Việt Nam ngày càng gia
tăng, đặc biệt là trong các gia đình trẻ ở các thành phố lớn.
Trong thực tế, trước khi ly hôn các cặp vợ chồng thường có quãng thời
gian sống ly thân với nhau và có thể hiện vẫn đang sống ly thân nhưng chưa
ly hôn. Tỷ lệ ly thân chiếm một con số không hề nhỏ trong đời sống của các
cặp vợ chồng. Vậy nên dù muốn hay khơng thì vẫn phải thừa nhận ly thân là
một hiện tượng xã hội đã đang và sẽ tiếp tục tồn tại. Có khá nhiều nguyên do

3


mà nhiều cặp vợ chồng tuy xác định mâu thuẫn không thể hàn gắn, nhưng vẫn
không ly hôn mà chọn cách ly thân.
Trong khi xét xử một số vụ việc cụ thể, thẩm phán vẫn xem xét đến
tình trạng ly thân như một trong những cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng
kéo dài, không thể hàn gắn để cho ly hơn. Nhưng vì khơng được luật quy định
nên ngay cả việc xác định một cặp vợ chồng nào đó trong tình trạng ly thân
hay khơng cũng khơng dễ dàng.
Trong khi đó, ly thân (được hiểu là vợ chồng khơng cùng chung sống,
khơng có quan hệ tình cảm, khơng thiết lập khối tài sản chung… với nhau) lại
nảy sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.
Trong thời gian ly thân, nhiều người đã tìm cách tẩu tán, hợp thức hóa
tài sản chung thành tài sản riêng, hoặc cố tình vay mượn để bắt người kia phải
chung trách nhiệm “vợ chồng” trả nợ… Đặc biệt, con cái là đối tượng bị ảnh

hưởng nhiều vì ly thân vẫn đang là thời kỳ hơn nhân, song do không cùng
chung sống, nên ai là người có trách nhiệm trực tiếp ni dưỡng con cái cũng
phát sinh nhiều mâu thuẫn.

4


CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ LY HÔN QUA NGHIÊN CỨU ÁP
DỤNG BẢN ÁN SỐ 38/2019/Hơn nhân gia đình - ST CỦA TỒN
ÁN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tóm tắt nội dung bản án quyết định
Ngày 16 tháng 7 năm 2019, tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
mở phiên tịa xét xử sơ thẩm cơng khai vụ án Hơn nhân và gia đình thụ lý số:
28/2019/TLST-Hơn nhân gia đình ngày 20 tháng 5 năm 2019 về ly hơn. Theo
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 107/2019/QĐXXST-Hôn nhân gia đình
ngày 01/7/2019, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Cẩm H, sinh năm 1988.
Địa chỉ: thị trấn Thuận A, huyện Phú V, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có mặt.
Bị đơn: Ông Hồ Kiến N (Ho N Kien), sinh năm 1989.
Địa chỉ: Hoa Kỳ. Có đơn xin xét xử vắng mặt.
Nhận định của tòa án
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại
phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa và ý kiến của Viện kiểm
sát, Hội đồng xét xử nhận định:
[1] Bà Nguyễn Thị Cẩm H và ông Hồ Kiến N kết hôn với nhau trên cơ
sở hoàn toàn tự nguyện, đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp
giấy chứng nhận kết hôn.
[2] Sau khi kết hôn với nhau một thời gian ngắn thì ơng N trở lại Hoa
Kỳ. Do điều kiện mỗi người ở một nơi nên tình cảm vợ chồng ngày càng phai
nhạt. Trong quá trình xác minh và tại phiên tịa bà H vẫn xin được ly hơn với

ơng N. Đối với ông N, cũng đã đồng ý ly hôn với bà H.
Hội đồng xét xử xét thấy, tình cảm vợ chồng khơng cịn, mục đích hơn
nhân khơng đạt được nên chấp nhận yêu cầu của các bên đương sự, cho bà H
được ly hôn ông N để ổn định cuộc sống riêng của mỗi người
[3] Về con chung, tài sản chung: Bà H và ơng N khai khơng có và
khơng u cầu nên Tịa án khơng xem xét giải quyết.
5


[4] Về án phí sơ thẩm: Bà H phải chịu theo quy định của pháp luật.
Quyết định
Áp dụng Điều 56, Điều 123, Điều 127 của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tịa án,
xử:
[1] Về hơn nhân: Cho bà Nguyễn Thị Cẩm H ly hôn với ông Hồ Kiến N
(Ho N Kien).
[2] Về con chung và tài sản: Bà Nguyễn Thị Cẩm H và ông Hồ Kiến N
không yêu cầu, nên Tồ án khơng xem xét giải quyết.
[3] Về án phí sơ thẩm: Bà Nguyễn Thị Cẩm H phải chịu 300.000 đồng,
nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí đã nộp 300.000 đồng tại biên lai số
005515 ngày 17/5/2019 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Đánh giá việc áp dụng cở sở pháp lý trong bản án
Quan bản án Số 382019HNGĐ -ST, việc Tịa án chấp nhận u cầu ly
hơn của cả hai bên( Bà Nguyễn Thị Cẩm H và Ông Hồ Kiến N) trong trường
hợp họ hết tình cảm với nhau, khơng có mâu thuẫn trong quan hệ hơn nhân,
muốn ly hơn bằng việc xem xét tình trạng hơn nhân, và đưa ra quyết định
“cơng nhận thuận tình ly hơn”. Trường hợp cả hai bên cùng đồng ý u cầu ly
hơn thì chứng tỏ cả hai đã khơng cịn quan hệ tình cảm với nhau, việc Tịa án
ra quyết định ly hơn là một giải pháp tốt nhất đối với họ. Tuy nhiên để chấp
nhận CNTTLH cần buộc họ phải cam kết Tiến tới ly hơn khơng vì mục đích

khác như trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3, tránh chính sách dân số, kế
hoạch hóa gia đình, xuất ngoại, vì mục đích khác….Để giải quyết các vấn đề
trên, pháp luật cần phải có những bước sửa đổi, bổ sung để hồn thiện hơn.
2.3. Nhận xét việc áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc ly hôn
Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó thì Tịa án
mới có thể giải quyết ly hơn: Tuy nhiên, thực tế giải quyết vụ việc Hôn nhân
gia đình cịn nhiều bất cập:
Thứ nhất, bất cập trong việc CNTTLH. Vì phải được đảm bảo quyền tự
do, tự nguyện trong ly hôn, trong việc tiến tới ly hôn không cần phải căn cứ
6


vào yếu tố lỗi, không cần phải căn cứ vào yếu tố “hơn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân không đạt
được” mới được ly hôn. Các đương sự không cần chứng cứ chứng minh ai là
người gây ra lỗi dẫn đến tình trạng hơn nhân trầm trọng...và Tịa án cũng
không phải thu thập chứng cứ chứng minh vấn đề đó; mà Tịa án chỉ căn cứ
vào ý chí thật sự tự nguyện mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân của cả vợ
và chồng, đồng thời họ thống nhất được tồn bộ các vấn đề liên quan khác thì
sẽ đủ điều kiện CNTTLH hơn cho họ. Do đó, thực tế có khơng ít những cặp
vợ chồng trên thực tế vẫn chung sống với nhau, quan hệ hôn nhân của họ vẫn
tồn tại nhưng vì muốn trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba; ly
hôn giả vì mục đích xuất ngoại; vì chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
… nên đã nộp đơn u cầu Tòa án giải quyết CNTTLH Tòa án đã ra Quyết
định CNTTLH cho vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ Hai, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân
trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng. Khoản 1 Điều 56
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng u cầu ly hơn mà
hịa giải tại Tịa án khơng thành thì Tịa án giải quyết cho ly hơn nếu có căn
cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng

quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt
được”. Đây là một quy định mới, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, việc
quy định về căn cứ ly hơn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung. Khi
giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp
vợ chồng, mỗi vụ án ly hơn thường có mâu thuẫn cũng như hồn cảnh khơng
giống nhau. Trong khi đó, khơng có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là
“làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể
kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế nào là hành vi “vi phạm
nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn, vướng
mắc.
Thứ ba, đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế: Luật Hơn
nhân gia đình năm 2014 khơng quy định ly thân là căn cứ cho ly hôn. Tuy
nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để
7


giải quyết cho ly hôn. Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây khó
khăn trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly thân hay
không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly thân, nên việc giải quyết
án ly hôn thường phải kéo dài khiến cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong
việc xây dựng cuộc sống mới.
Thứ tư, trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp
hành án phạt tù, trốn truy nã: Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 chưa quy
định căn cứ ly hơn trong trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt
tù, trốn truy nã. Vì vậy, trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn với chồng hoặc
vợ đang chấp hành án phạt tù, trốn truy nã thì khơng đủ cơ sở giải quyết cho
ly hôn. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề
nghị giải quyết cho ly hôn.
Thứ năm, bất cập trong trường hợp Cha, mẹ, người thân thích khác

cũng có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hơn khi một bên vợ, chồng do bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ
của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của họ. Khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì mục đích của hơn nhân đã
khơng đạt được cho nên có hay khơng là nạn nhân của bạo lực gia đình cũng
cần chấp nhận giải quyết cho ly hôn. Đây là bất cập về áp dụng căn cứ ly hơn
cần có hướng dẫn thống nhất.
2.4. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về pháp luật ly hơn
Pháp luật về Luật Hơn nhân gia đình đang ngày càng được hoàn thiện,
đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội. Tuy
nhiên, qua thực trạng xây dựng luật cũng như áp dụng luật nói chung, căn cứ
ly hơn nói riêng trong pháp luật Hơn nhân gia đình hiện hành cịn chưa thực
sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự
của các thành viên trong gia đình.
Thứ nhất, cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ
cho ly hơn: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp dụng
căn cứ ly hơn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
8


“Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình thì vợ hoặc
chồng được Tịa án giải quyết cho ly hơn khi có căn cứ sau: Đối với hành vi
bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm
cho người bị ngược đãi, hành hạ ln bị giày vị về mặt tình cảm, bị tổn thất
về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà
chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối
với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm danh dự,
nhân phẩm và uy tín.

Thứ hai, pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là
một trong những căn cứ để cho ly hôn: Căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong
trường hợp vợ chồng đã sống ly thân từ trên 2 năm mà vẫn không thể quay về
với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân trên 2 năm theo quyết
định của Tịa án thì Tịa án giải quyết cho ly hôn mà không phải xem xét,
đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và các bên không phải chứng minh tình
trạng trầm trọng của hơn nhân”.
Thứ ba, cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm
tội và đang chấp hành án phạt tù, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng truy nã:
Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và đang chấp
hành án phạt tù, đang bị cơ quan tiến hành tố tụng truy nã. Cụ thể như sau:
“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đang chấp hành án phạt tù, đang
bị cơ quan tiến hành tố tụng truy nã u cầu ly hơn thì Tịa án giải quyết cho
ly hôn”.
Thứ tư, cần đưa ra quy định cụ thể về bên thứ ba có quyền yêu cầu Tịa
án giải quyết việc ly hơn: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu
Tịa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Hiện
pháp luật chưa quy định cụ thể về việc cha mẹ là cha mẹ ruột của vợ hoặc
chồng, hay là cả hai bên cha mẹ đều có quyền? Cha mẹ ni của vợ hoặc
chồng có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hơn hay khơng, pháp luật vẫn
chưa có quy định cụ thể. Từ đó, dẫn tới việc áp dụng pháp luật khơng thống
nhất trong thực tiễn, địi hỏi cần phải có quy định cụ thể, chi tiết hơn về chủ
thể liên quan này.
9


10



KẾT LUẬN
Trong cuộc sống hơn nhân, thực trạng cịn nhiều vấn đề giữa hai vợ
chồng mà không nhất thiết luật pháp cần can thiệp. Nó mang ý muốn chung
của cả hai người và họ có thể tự thỏa thuận được với nhau. Ly thân là một
trong số những vấn đề đó. Hơn nữa ly thân có thể giúp cho mâu thuẫn của cặp
vợ chồng được hòa giải. Theo thống kê tìm hiểu thì 70% các cặp vợ chồng
hiện nay ly hơn rồi lại có ý muốn tái hợp cùng người vợ, chồng cũ. Như vậy
nếu hai vợ chồng tự thỏa thuận lựa chọn giải pháp ly thân cũng là tự mở cho
cuộc hơn nhân của mình một lối thốt.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Ngô Thị Hường. Tập bài giảng: Pháp luật hơn nhân và gia đình một số
nước trên thế giới.
2. TS Nguyễn Văn Cừ. Tạp chí luật học số 6 năm 1997
3. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Bộ Luật Dân sự của nước cộng hịa pháp, Nxb
Chính Trị Quốc Gia năm 1998
4. Dự thảo Luật Hơn nhân và Gia đình 2014;
5.Ths. Đồn Thị Ngọc Hải, Sự cần thiết luật hóa chế định ly thân trong Luật
Hơn nhân và Gia đình;
6. Phan Thị Vân Hương - Trần Minh Tuấn, Một số ý kiến về chế định “Ly
thân” trong dự thảo sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình;

12




×