Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

tiểu luận phân tích và đánh giá công ty tập đoàn dầu khí anpha (asp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 21 trang )

[Type text] Page 1


TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ÐÀO TẠO SAU ÐẠI HỌC






Tiểu luận môn học:
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đề tài:
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TY TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
ANPHA (ASP)


GVHD : TS. Ngô Quang Huân
Lớp : QTKD Đêm 2 – K21
SVTH : Nguyễn Đức Nam


TP HCM, năm 2013


MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 3
1. Lịch sử hình thành 3


2. Lĩnh vực kinh doanh 4
3. Chiến lược phát triển và đầu tư 4
4. Năng lực công ty 4
5. Vị thế công ty 5
6. Các dự án lớn 5
7. Triển vọng công ty 5
8. Rủi ro kinh doanh 6
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ ANPHA 7
1. Tốc độ tăng trưởng 7
2. Khả năng thanh toán 7
3. Hiệu quả hoạt động 9
4. Khả năng sinh lời 9
5. Quản trị nợ 11
6. Giá trị thị trường 12
7. Đòn bẩy tài chính 13
8. Mô hình Z 14
PHẦN III: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN ASP 15
1. Theo phương pháp P/E 15
2. Theo phương pháp định giá trên giá trị TS ròng 16
3. Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập FCFF 17
PHẦN IV: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ 19
1. Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của chứng khoán ASP 19
2. Chọn chứng khoán để thiết lập danh mục đầu tư 20
3. Tỷ trọng đầu tư, hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của bộ chứng khoán
ASP & IMP 21
Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ ANPHA
Tên quốc tế: ANPHA PETROL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ASP
Trụ sở chính: D1 – 14 Khu phố Mỹ Giang 2, P. Tân Phong, Q. 7, TP.HCM
Website: www.anphapetrol.com
Ngành: Dầu khí

1. Lịch sử hình thành
Tháng 4/2004 Công ty Cổ phần Dầu khí Anpha S.G được thành lập với mục đích đầu tư và
quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng như kho dự trữ đầu mối và vận tải LPG cho đối tác chiến lược và
các công ty kinh doanh gas dân dụng thương hiệu Gia Đình Gas (bao gồm: Công ty TNHH TM-
DV Gia Đình - Thành Phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Khí Đốt Gia Định - Hà Nội). Vốn
điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng.


Ngày 01/03/2007: Tăng vốn điều lệ lên 126 tỷ đồng.


Tháng 3/2007 Công ty Cổ phần Dầu khí Anpha S.G trở thành Công ty đại chúng. Sở
hữu 99% vốn điều lệ của Công ty TNHH DV TM Gia Đình (TP HCM) với thương
hiệu Gia Dinh Gas.


Tháng 04/2007: Sở hữu 51% vốn điều lệ của Công ty TNHH SX TM L.P.G Minh
thông với thương hiệu JP Gas.


Tháng 05/2007: Sở hữu 60% vốn điều lệ Công ty TNHH Khí đốt Gia Định (Hà Nội)
với thương hiệu Gia Dinh Gas.



Tháng 06/2007: Thành lập Công ty Dầu khí An Pha Tây Nguyên (công ty nắm 55%
vốn điều lệ) và mua lại DNTN Hoàng Minh sở hữu thương hiệu Dakgas.


Tháng 10/2007: Bán 105 cổ phần cho NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam và 8% cho
Công ty Chứng khoán SK (Hàn Quốc).


Ngày 15/02/2008: Cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên sàn HOSE.


Ngày 06/02/2009: Tăng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng.


Ngày 15/06/2009: Tăng vốn điều lệ lên 228,9 tỷ đồng.


Tháng 07/2009: Mua 100% cổ phần của CTCP Dầu khí An Pha Tây Nguyên, công ty
này trở thành Công ty TNHH MTV Khí đốt Gia Đình.
Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 4



Tháng 08/2009: Mua 100% cổ phần của Công ty TNHH TM DV Minh Thông, công
ty này trở thành Công ty TNHH MTV Dầu khí An Pha Tây Ninh.



Tháng 11/2009: Khánh thành nhà máy chiết nạp LPG, sơn sửa vỏ bình Gas tại KCN
Ninh Hiệp - Gia Lâm - Hà Nội.

2. Lĩnh vực kinh doanh


Mua bán khí hoá lỏng (LPG), vật tư - thiết bị dầu khí.


Đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt.


Kinh doanh vận tải sản phẩm dầu khí theo đường bộ, đường biển.


Chiết nạp sản phẩm dầu khí (không chiết nạp tại trụ sở).


Lắp đặt, bảo dưỡng các công trình ngành dầu khí. Cho thuê kho bãi, phương tiện vận
tải chuyên dụng ngành dầu khí đường bộ, đường thủy.


Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.
3. Chiến lược phát triển và đầu tư


ANPHA PETROL là nhà phân phối gas dân dụng số 1 Việt nam với hiệu quả cao.


Xây dựng được hệ thống nhà phân phối, hệ thống đó phải thực sự được kiểm soát bởi

ANPHA PETROL.


Mở rộng, đa dạng thêm loại hình kinh doanh, đầu tư khác, chú trọng mảng đầu tư khu
công nghiệp tại một số địa phương lân cận TP HCM, thủy điện, đầu tư tài chính.


Tìm kiếm đối tác có năng lực phù hợp mục đích của Công ty để thực hiện các dự án
lớn trong lĩnh vực kinh doanh LPG và đầu tư bất động sản như khu công nghiệp, khu
dân cư.
4. Năng lực công ty
Anpha S.G có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh – đơn vị chuyên kinh doanh về vận tải
gas bằng tàu biển được thành lập vào tháng 4/2004. Vốn điều lệ hiện tại đầu năm 2009 là 210 tỷ
đồng. Hoạt động kinh doanh chính là Mua bán khí hoá lỏng, vật tư thiết bị dầu khí; Kinh doanh
vận tải sản phẩm dầu khí theo đường bộ, đường biển; Cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải
chuyên dụng ngành dầu khí đường bộ, đường thủy trong và ngoài nước. Công ty Anpha S.G đã
trang bị đội tàu gas gồm 4 chiếc có sức chở từ 600 đến 1.200 tấn hàng, ngoài ra công ty còn sở
hữu kho chứa LPG lớn với sức chứa 3.100 tấn. Hiện nay công ty sở hữu 2 khó chứa LPG lớn tại
Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 5

cảng Đình Vũ - Hải Phòng sức chứa 1.800 tấn và tại cảng Bourbon - Long An có sức chưa 1.300
tấn, ngoài ra còn trạm chiết nạp tại các công ty thành viên có tổng sức chứa khoảng 600 tấn.

5. Vị thế công ty
Công ty có đội tàu khí hoá lỏng gồm 04 chiếc đứng trong top 3 Công ty có số lượng tàu và tải
trọng lớn nhất (PTSC-Petro Vietnam, Shinpetrol-Vinashin và Anpha Petrol). Là một trong bốn
công ty có hệ thống kho chứa LPG đầu mối ở cả 2 miền Nam Bắc (Petrolimex Gas, Total-Elf,
Petronas-Thăng Long Gas, Petro VietNam Gas và Anpha Petrol).

Công ty sở hữu 2 khó chứa LPG lớn. 1 tại cảng Đình vũ - Hải phòng có sức chứa 1.800 tấn
và tải cảng Bourbon - Long an có sức chứa 700 tấn, ngoài ra còn có trạm chiết nạp gas tại các
công ty thành viên với tổng sức chứa khoảng 600 tấn.
Sở hữu 2 trạm chiết áp lớn tại Ninh hiệp và Bến Lức, tổng công suất khoảng 150.000
tấn/năm. Đội xe vận chuyển gas chuyên dụng khoảng 100 chiếc.
Công ty đứng thứ 111/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2011 do Vietnam
Report công bố.
Thị phần của công ty chiếm khoảng 13 - 14% LPG dân dụng ở Việt Nam.
6. Các dự án lớn
 Tên dự án: Thủy điện Nậm Hóa Tại xã Mường Bám, Huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn La .
 Mục tiêu đầu tư dự án: Sản xuất điện năng bán cho hệ thống điện quốc gia với điện lượng
bình quân hàng năm 100,39 triệu KWh.
 Hình thức đầu tư: Xây dựng - Sở hữu – Kinh doanh (BOO) - Công suất lắp máy (2 bậc):
26MW - Sản lượng điện trung bình hàng năm: 100,39 triệu KWh.


Tổng mức đầu tư: 498,198 tỷ đồng. Nguồn đầu tư: 30% tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn
tự có và từ huy động, 70% bằng nguồn vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.(Tỷ lệ
sở hữu của ASP là 55%)
Khu công nghiệp và tái định cư tại xã Long Phụng - Cần Giuộc - Long An: cuối năm 2012
công ty dự kiến triển khai đền bù, giải tỏa mặt bằng để tiến hành xây dựng dự án này.

7. Triển vọng công ty
Mục tiêu của công ty là những khách hàng lớn sử dụng gas công nghiệp như các công ty
luyện thép, công ty sản xuất gốm sứ, gạch men.
Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 6

Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sản phẩm nào có ưu thế hơn để có thể thay thế sản phẩm gas

nên chắc chắn nhu cầu tiêu thụ gas rất lớn trong thời gian tới.

8. Rủi ro kinh doanh
Sản lượng khan hiếm một số đối tác lâu năm của Công ty tại Thái Lan đã ngừng cung cấp
LPG buộc Công ty phải tìm nhà cung cấp thay thế.
Do việc mua các công ty con bằng nguồn vốn ngắn hạn nên trong thời gian khá dài nên thiếu
vốn kinh doanh, để bổ sung sự thiếu hụt này Công ty phải huy động từ các tổ chức tín dụng
khiến chi phí tài chính tăng cao ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh.















Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 7

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN
DẦU KHÍ ANPHA
1.Tốc độ tăng trưởng



Nhìn vào 3 năm 2010, 2011, 2012, ta thấy
doanh thu thuần
2011 đạt mốc cao nhất với tốc
độ tăng trưởng đạt 21.32%. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì tốc độ này lại giảm lại 20.81%. Tuy
năm 2011, doanh thu là cao nhất nhưng
lợi nhuận trước thuế và sau thuế
đều sụt giảm nghiêm
trọng và âm lần lượt là 8,926 triệu và 11,779 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi phí tài chánh quá
lớn, trong đó phần lớn là do tác động của chi phí lãi vay với lãi suất quá lớn lên đến mức 18,5%
vào tháng 06/2011 và 18,73% vào tháng 08/2011.









2. Khả năng thanh toán




Doanh Thu

Lợi Nhuận Trước Thuế


Lợi Nhuận Sau Thuế

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 8

Tỷ số thanh khoản hiện thời (
CR
) cho biết cứ mỗi
đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh
nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng
để thanh toán. Thông thường chỉ số này nên lớn hơn 1, và
ở mức 2-3 là tốt, tuy nhiên CR quá cao lại không tốt vì
thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của công ty không cao.
Ở đây, tỷ số này của cả 3 năm 2010, 2011, 2012 đều nhỏ
hơn 1 thì có nghĩa là Công ty Anpha không đủ tài sản có
thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp
đáo hạn. Nếu so sánh với CR của Ngành (2.08) thì CR
của Anpha vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên chỉ số này được
cải thiện tăng lên vào năm 2012 (tuy vẫn chưa đến mức
1).
Trong chỉ số về khả năng thanh toán nhanh (
QR
) thì thứ tài sản lưu động duy nhất được dùng
để tính tỷ số thanh khoản nhanh là lượng tiền mặt doanh nghiệp có cho nên phải loại trừ giá trị
hàng tồn kho mặc dù trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các
khoản hàng tồn kho để biến thành tiền mặt thật nhanh. Do không có biến động quá lớn ở giá trị
hàng tồn kho các năm, mức QR của Anpha ở cả 3 năm đều tương đương với CR và thấp hơn 1,
nếu năm 2013 Anpha duy trì đà tăng và tăng lên ở 2-3 thì tốt, tuy nhiên không nên tăng quá mức
này vì lúc đó hiệu quả sử dụng tài sản là thấp.

Chỉ số thanh toán tiền mặt (
CaR
) cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền
(ví dụ chứng khoán khả mại) của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

So với chỉ
số thanh toán hiện thời (CR), hay chỉ số thanh toán nhanh (QR), CaR đòi hỏi khắt khe hơn về
tính thanh khoản. Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp
ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng
1 cho nên ở đây cty Anpha cũng không ngoại lệ. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Ta giả
sử nếu Anpha giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các
khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc Anpha
không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Anpha hoàn
toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ
cho vay ngắn hạn).
CR & QR

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 9

3. Hiệu quả hoạt động

Vòng quay tổng tài sản (
TAT
) là một tỷ số tài chính, là
thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Cứ mỗi đồng tài sản tạo ra cho Anpha vào năm
2010, 2011, 2012 thì đem lại cho công cty lần lượt là 1.91,
2.68, 2.41 đồng doanh thu. Do đó cho thấy việc sử dụng tài

sản của Anpha vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu
quả nhất là vào năm 2011 sau đó giảm dần 2012 nhưng giảm
không đáng kể.
So với các doanh nghiệp trong ngành, Anpha có chỉ số
vòng quay hàng tồn kho (
ITA
) cao hơn với trên 67
vòng/năm. Có thể hình dung đơn giản, trong 1 năm, một
đơn vị hàng tồn kho của công ty quay vòng được trên 67
lần. Thử tính toán đơn giản vòng quay hàng tồn kho năm
2012 của một số công ty kinh doanh Gas khác như GAS,
PGC, PGD, có thể thấy được sự so sánh.

Thông thường, chỉ
số vòng quay hàng tồn kho cao cho ta thấy hoạt động hiệu
quả của một doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hàng tồn
kho là nhiều vấn đề đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên
chỉ số cao bất thường có thể cho thấy công ty "không kịp"
tích trữ hàng hóa để sản xuất kinh doanh.

4. Khả năng sinh lời

So sánh TAT của ASP qua các năm

So sánh chỉ số ITA với các cty
trong ngành

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 10


So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp biên (
GPM
) qua
các năm ta thấy có xu hướng giảm dần từ năm 2010,
2011 đến 2012, qua đó chứng tỏ mức độ hiệu quả
khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động…)
kém dần trong quy trình sản xuất của Anpha. Ngoài
ra, nếu so sánh chỉ số này với chỉ số của ngành thì
rõ ràng tỷ số của các công ty đối thủ như đều cao
hơn, Anpha rất khó cạnh tranh được với công ty
cùng ngành này và cần cần phải có đối sách cải
thiện hiệu quả sử dụng của các yếu tố đầu vào.





So sánh tỷ suất danh lợi ròng (
NPM
) qua các năm ta
thấy : Năm 2011, tuy doanh thu tăng cao nhất trong 3 năm
nhưng LN ròng lại giảm thấp nhất và bị âm. Nguyên nhân
là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi
phí (bao gồm chi phí mua hàng bán và chi phí quản lý) ,
các lý do khác liên quan đến thuế. Ngoài ra chi phí tài
chánh, trong đó chi phí lãi vay vượt trội vào năm 2011
khiến LN ròng Anpha bị sụt giảm nghiêm trọng.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (

ROA
) và tỷ số lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (
ROE
) càng cao cho thấy doanh
nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Vào năm 2011, 2 chỉ số này
âm cho thấy Anpha làm ăn bị lỗ chủ yếu là lỗ do hoạt động
tài chánh. Vào năm 2012, ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa
là đòn bẩy tài chính của Anpha đã có tác dụng tích cực,
nghĩa là Anpha đã thành công trong việc huy động vốn của
So sánh NPM của Anpha qua các năm

So sánh GPM của cty Anpha qua các năm

So sánh chỉ số GPM với các cty trong
ngành

So sánh ROA, ROE
của Anpha qua các năm

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 11

cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi
mà công ty phải trả cho các cổ đông.

Năm 2012, nếu so sánh ROA và
ROE của Anpha với các cộng ty cùng
ngành thì hiệu quả của cả 2 chỉ số này

đều thấp hơn GAS, PGC, PGD, PGS và
Ngành cho thấy hiệu quả quản lý và sử
dụng tài sản để tạo ra thu nhập của
doanh nghiệp không được tốt.



5. Quản trị nợ


Tỷ số nợ trên tài sản (
D/A
) này cho biết có bao
nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi
vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính
của doanh nghiệp.
So sánh 3 năm ta thấy chỉ số này
giảm dần, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của Anpha
ngày càng tốt hơn, không phải đi vay nhiều hơn.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (
D/E
) cho biết quan hệ
giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. So
sánh chỉ số này trong năm 2012 với ngành thì thấy Anpha
phụ thuộc lớn vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ;
có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro cao. Tuy nhiên,
nhìn vào 1 góc độ khác thì nó cũng có thể chứng tỏ Anpha
So sánh D/A của Anpha qua các năm

So sánh D/E của Anpha với Ngành


So sánh chỉ số ROA & ROE với các cty trong ngành

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 12

biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của
hiệu quả tiết kiệm thuế.

6. Giá trị thị trường

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (
EPS
)

là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần
thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả
năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. So sánh 3 năm, ta thấy ngoại trừ năm 2011 LNST của
Anpha là âm khiến EPS âm, các năm còn lại đều dương và tăng trần vào năm 2012 với 1103
đ/CP.
Chỉ số giá trên thu nhập (
P/E
) là một trong những
chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư
chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ
có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ
phiếu đó. Năm 2012, P/E cho thấy giá cổ phiếu của
Anpha hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó 4.08
lần. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp và ngành

thì P/E của Anpha tương đối thấp, điều này có nghĩa là
người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức là thấp trong
tương lai; cổ phiếu Anpha có rủi ro cao nên người đầu
tư không thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường cao;
dự đoán Anpha có tốc độ tăng trưởng thấp và sẽ trả cổ
tức thấp.
Chỉ số thị giá trên thư giá (
P/B
) thể hiện lợi nhuận
mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho P/B đồng
kỳ vọng. Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ
có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà phần
lớn thị trường bỏ qua. Năm 2012, P/B của Anpha bằng
So sánh P/E của Anpha với Ngành

So sánh P/B của Anpha với Ngành

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 13

0.4 thấp hơn so với các công ty trong ngành cùng toàn
ngành và nhỏ hơn 1. Có 2 trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là
thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của Anpha đã bị
thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của
Anpha là quá thấp. Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các
nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu của Anpha bởi vì
giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị
trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ
hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty

hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những
triển vọng kinh doanh cho Anpha.

7. Đòn bẩy tài chính

Đòn cân định phí (
DOL
) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của EBIT so với phần
trăm thay đổi của DT. Vào năm 2011, do EBIT âm và DT dương nên khi DT tăng lên 1% thì
Anpha sẽ giảm lỗ đi 15.98%. Vào năm 2012, do EBIT dương và DT giảm nên khi DT giảm di
1% thì Anpha sẽ giảm lãi là 4.93%.
Đòn cân tài chính (
DFL
) được định nghĩa như là phần trăm thay đổi của EPS hay ROE so
với phần trăm thay đổi của EBIT. Vào năm 2011, do EBIT âm và EPS cũng âm nên khi EBIT
giảm đi 1% thì cũng làm ROE giảm đi 0.4%. Vào năm 2012, do EBIT dương và EPS cũng
dương nên khi EBIT tăng lên 1% giúp EPS hồi phục và tăng 1.22%.
Đòn cân tổng hợp (
DTL
) cho thấy sự thay đổi của EPS khi DT thay đổi. Vào năm 2011, DT
tăng hơn so với năm 2010 tuy nhiên do EBIT âm nên EPS âm cho nên khi DT tăng lên 1% thì
EPS sẽ giảm lỗ đi 6.31%. Ngược lại, vào năm 2012, DT lại bị sụt giảm nhưng EBIT lại chuyển
từ âm sang dương và EPS cũng chuyển từ âm sang dương cho thấy DT giảm đi 1% thì EPS giảm
lãi đi 6.01% .


Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 14


8. Mô hình Z

Chỉ
tiêu
Nội dung 2010

2011

2012

X1 Tỷ số TS lưu động/ Tổng TS 0.34 0.28 0.40
X2 Tỷ số LNGL/ Tổng TS 0.02 0.00 0.03
X3 Tỷ số LN trước lãi vay và thuế/ Tổng TS 0.01 -0.01 0.04
X4
Tỷ số giá trị thị trường của Vốn CSH/ giá trị sổ sách
của tổng nợ
0.78 0.31 0.40
X5 Tỷ số DT/ Tổng TS 1.91 2.68 2.41
Z Z= 1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.64X4+0.999X5 2.89 3.19 3.31

Qua 2 năm 2011 và 2012 ta thấy hệ sô Z lần lượt là 3.19 và 3.31 (lớn hơn 2.99) thì công ty
Anpha vẫn nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.















Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 15

PHẦN III: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN ASP
Với những giả định sau:
 Thuế suất thuế TNDN t =25% (mức thuế suất theo qui định),
 g: mức tăng trưởng doanh thu thuần dự kiến 2013 so với 2012 là 2.93%. Mức tăng
trưởng
 g’: tăng trưởng kỳ vọng là mức tăng trưởng bình quân của lợi nhuận thuần giai đoạn
2012-2013 là 10%
 Lãi suất đầu tư phi rủi ro: K
rf
=9% là lãi suất trung hạn của trái phiếu chính phủ (5
năm) phát hành 2013
 Lãi suất bình quân thị trường : K
m
= 12% (Thông tin hoạt động Ngân hàng trong
tuần của NN VN 01/04/2013).
 Hệ số bê-ta (b) ngành Dầu khí là 1.29 (tham khảo tại

 Chi phí sử dụng nợ sau thuế K
d
= 18% x (1-25%)=13.50% (theo báo cáo của Ngân

hàng Nhà nước phát hành ngày 01/01/2013).

1. Theo phương pháp P/E
Đây là phương pháp định giá chứng khoán phổ biến nhất, theo đó giá chứng khoán sẽ
phụ thuộc vào 2 yếu tố: EPS của công ty và P/E trung bình của ngành.
Giá chứng khoán = EPS dự kiến x P/E
TB


CK
Tên công ty P/E EPS ROA ROE Beta
ASP
Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An
Pha
3.9 1,156 3% 11% 1.08
DPM
Tổng công ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí - CTCP
5.7 7996 31% 36% 1.18
PIV
Công ty CP Đầu tư và Thẩm định
giá Dầu khí PIV
-5.6 -427 -3% -5% -0.07
PLC Công ty CP Hóa dầu Petrolimex 4.8 3,364 6% 17% 1.18
Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 16

PPE
Công ty CP Tư vấn Điện lực Dầu

khí Việt Nam
-1.1 -2,374 -15% -25% -0.04
PVC
Tổng công ty CP Dung dịch
khoan và Hóa phẩm Dầu khí
4.1 3,081 13% 31% 1.59
PVD
Tổng công ty CP Khoan và Dịch
vụ khoan dầu khí
6.6 6,272 8% 22% 1.2
PVE
Công ty CP Tư vấn đầu tư và
Thiết kế dầu khí
8.7 792 2% 5% 1.19
PVS
Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ
thuật Dầu khí Việt Nam
3.9 3,648 6% 20% 0.92

P/E trung bình ngành 2012 là 8.6, với tỉ lệ tăng trưởng của lãi ròng g’ = 10%, EPS dự
kiến 2013 sẽ bằng
EPS
2013
= 1,102 x (1+10%) = 1,213 đồng
Giá cổ phiếu ASP dự kiến 2013 là P = 10,433 đồng

2. Theo phương pháp định giá trên giá trị TS ròng
Trong đó Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả
Giá chứng khoán dự kiến năm 2013 được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu năm 2012 theo
phương pháp định giá tài sản ròng nhân với mức tăng trưởng kỳ vọng g’= 10%


STT Nội dung 2012
1 Tổng tài sản (A)
860,751,668,491

2 Nợ phải trả (TD)
588,319,168,305

3
Giá trị tài sản ròng:
(3)=(2)-(1)
272,432,500,186

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 17

4
Số cổ phiếu thường đang lưu
hành 22,829,996

5
Giá chứng khoán năm 2012
(5)=(3)/(4)
11,933

6
Giá chứng khoán dự kiến
năm 2013
11,933



3. Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập FCFF
Giá cổ phiếu được xác định trên nguyên tắc lấy giá trị dòng ngân lưu tự do (FCFF1)
chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành
 =
FCFF1 − TD
n

Trong đó: FCFF1: Giá trị tài sản hoạt động của công ty
n: số cổ phiếu thường đang lưu hành
TD: tổng nợ phải trả dự kiến 2013

a) Suất sinh lợi của vốn (ROC)

 =
EBIT2012X(1 − t)
Ve +Vd

Trong đó: EBIT
2012
: Thu nhập trước lãi vay và thuế
V
e
: Giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu
V
d
: Giá trị sổ sách nợ vay
Thay EBIT
2012

= 29,419,237,612
V
e2012
= 255,445,337,545
V
d2012
= 408,049,500,741
Suy ra ROC = 3.33%

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 18

a) Ngân lưu tự do kỳ vọng 2013 (FCFF):
FCFF = EBIT
2012
x (1-t) x [(1+g’) - Tỉ lệ tái đầu tư kỳ vọng)]
Với tỉ lệ tái đầu tư kỳ vọng 2013 là
Đ =
ROC
g

Thay ROC = 3.33% và g =0.29% suy ra TLTDT = 8.72%

FCFF = 29,419,237,612 x(1-0.25) x [(1+10%) – 8.72%]
= 22,346,735,999
Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:
Ke = K
rf
+ (K

m
- K
rf
) x b
= 9% + (12% -9%) x 1.29 = 13.5%
a) Chi phí vốn bình quân trọng số WACC (Weighted Average Cost of Capital)
 =
KexVe + KdxVd
Ve+ Vd

Thế số vào ta được

WACC = 13.26%

b) Định giá cổ phiếu ASP 2013
 =
FCFF1 − TD2013
n

Với FCFF1: Giá trị tài sản hoạt động của công ty được tính theo công thức sau
1 =
FCFF
WACC− ′

Thế số vào ta được:
Tổng nợ bình quân dự đoán 2013, dựa trên tổng nợ bình quân giai đoạn 2000-2012
và nhân với tốc độ tăng doanh thu dự kiến 2013 (g)
TD
2013
= TD

bình quân

2010-2012
x (1+ g) = 455,422,905,241 x 1.29% = 456,743,631,666

Như vậy giá cổ phiếu ASP dự kiến 2013 là: 10,042.74 đồng

Kết luận: Theo 3 phương pháp định giá cổ phiếu trình bày trên, kết luận Giá cổ phiếu
ACC dự kiến 2012 nằm trong khoảng [42,348; 48,211] đồng/ cổ phiếu.

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 19

PHẦN IV: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ
Một số giả định sau:
 Về xác suất xảy ra hiện tượng kinh tế được giả định như bên dưới
Tình trạng kinh tế giả định Xác suất
Tăng trưởng nhanh 0.3

Bình thường 0.5

Khủng hoảng kinh tế 0.2


 Thông tin để tính độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên dựa trên thống kê suất sinh lợi
trên tổng tài sản giai đoạn 3 năm 2010-2012.
1. Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của
chứng khoán ASP


Xác suất (Pi)
Ki- Suất
sinh lời
K-Suất sinh
lợi kì vọng
BQ (Pm x Ki)

(K
m
-K)
2

d
2
= P
i
x (K
m
-
K)
2

0.3 35% 10.50%

1.00%

0.30%

0.5 25% 12.50%


0.00%

0.00%

0.2 10% 2.00%

2.25%

0.45%



25.00%


0.75%


Phương sai: là giá trị trung bình tính theo phương pháp bình quân gia quyền của
các bình phương của độ lệch giữa giá trị thực tế so với giá trị trung bình. Độ lệch bình
phương đo lường độ phân tán của phân phối xác suất.

2
=


(
 − 
)
2




Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 20


Độ lệch chuẩn của ASP =

0,38%
- Hệ số biến thiên (C
V
- Coefficient of variation):là thước đo rủi ro trên mỗi đơn vị
tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Hệ số biến thiên càng cao mức rủi ro càng lớn.

C
v
=




Hệ số biến thiên của ASP: C
v
= 1,50%
2. Chọn chứng khoán để thiết lập danh mục đầu tư
Theo kết quả tìm mã chứng khoán tương quan nghịch ta tìm được mã chứng khoán
nghịch IMP: Công ty CP Dược phẩm Imexpharm tương quan nghịch với mã ACC, hệ số
tương quan a

12
= -0.46
Với kết quả như dưới đây:

Xác suất (Pi)
Ki- Suất
sinh lời
K-Suất sinh
lợi kì vọng
BQ (Pm x Ki)

(K
m
-K)
2

d
2
= P
i
x (K
m
-
K)
2

0.3 15% 4.50%

0.18%


0.06%

0.5 10% 5.00%

0.00%

0.00%

0.2 6% 1.20%

0.22%

0.04%



10.70%


0.10%


Độ lệch chuẩn của IMP =0.05%
Hệ số biến thiên của IMP C
v
= 0,0048 (hay = 0.48%)

Phân tích và đánh giá công ty CP Tập đoàn dầu khí Anpha

SVTH: Nguyễn Đức Nam – Đêm 2 – K.21 Page 21


3. Tỷ trọng đầu tư, hệ số hoàn vốn kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của bộ
chứng khoán ASP & IMP
a) Tỷ trọng đầu tư của danh mục: W
ASP
, W
IMP

Sử dụng hàm Correl trong excel để xác định hệ số tương quan hai mã chứng khoán cho
kết quả a
12
= -0.46

W
ASP
=






















= 92.87%
W
IMP
= 100% - 91.50% = 7.13%

b) Hệ số hoàn vốn kỳ vọng K
p
của danh mục:
K
p
= W
ASP
x K
ASP
+ W
IMP
x K
IMP
= 92.87% x 25% + 7.13% x 10.70% = 23.98%
c) Độ lệch chuẩn 
p
của danh mục:



p
= 0.35%
d) Hệ số biến thiên C
p
của danh mục:
Cp = 1.47%









=

(







)


2


0
.
46














+
(









)



×