Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Câu hỏi và trả lời môn khoa hoc lanh dạo quản lý 11 câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.83 KB, 56 trang )

HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN KHOA HỌC LÃNH ĐẠO
Câu 1: phân tích khái niệm lãnh đạo và phân biệt lãnh đạo với quản lý
Câu 2: phân tích mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
Câu 3: Phân tích tư tưởng “Đức trị”của Khổng Tử. Liên hệ vận dụng tư tưởng đó
trong lãnh đạo quản lý ở địa phương, đất nước hiện nay.
Câu 4: Phân tích tư tưởng “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. . Liên hệ vận dụng tư tưởng đó
trong lãnh đạo quản lý ở địa phương, đất nước hiện nay.
Câu 5: Phân tích một số chức năng cơ bản của lãnh đạo. Liên hệ thực hiện những
chức năng đó trong lãnh đạo ở địa phương đất nước hiện nay.
Câu 6: Phân tích một số nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo. Liên hệ thực hiện những
nguyên tắc đó trong lãnh đạo ở địa phương đất nước hiện nay.
Câu 7: Phân tích một số phương pháp cơ bản của lãnh đạo. Liên hệ thực hiện những
phương pháp đó trong lãnh đạo ở địa phương, cơ sở hiện nay.
Câu 8: Phân tích trình tự ban hành quyết sách lãnh đạo và các nguyên tắc chấp hành
quyết sách.
Câu 9. Phân tích một số nguyên tắc tuyển chọn và sử dụng con người của cán bộ lãnh
đạo.
Câu 10. Phân tích nghệ thuật dùng người theo tư tưởng HCM. Liên hệ vận dụng
nhưng tư tưởng đó trong lãnh đạo, quản lý ở địa phương, đất nước hiện nay.
Câu 11. Phân tích một số phương pháp thương thuyết cơ bản trong lãnh đạo và thủ
pháp trao đổi trong thương thuyết. Liên hệ việc rèn luyện của bản thân.
Câu 12. Nêu các phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo và nội dung cơ bản của việc
ràn luyện các phẩm chất đó. Liên hệ việc rèn luyện của bản thân.
Câu 13: Nêu các năng lực cần thiết của người lãnh đạo và nội dung cơ bản của việc
rèn luyện các năng lực đó. Liên hệ việc rèn luyện của bản thân.
Câu 14: Phân tích một số phong cách lãnh đạo điển hình. Liên hệ việc rèn luyện của
bản thân.
Câu 15: Phân tích nội dung, nguyên tắc đánh giá hiệu quả lãnh đạo và chỉ ra cách
phòng tránh lệch lạc trong đánh giá hiệu quả đó.

1




Câu 1: phân tích khái niệm lãnh đạo và phân biệt lãnh đạo với quản lý
* Khái niệm LĐ:
- Theo Từ điển Tiếng Việt: LĐ là dẫn dắt tổ chức, phong trào theo đường lối cụ
thể.
- Theo Học viện Chính trị - Quốc gia HCM: LĐ là đề ra và dẫn dắt, thực hiện chủ
trương, đường lối, chiến lược và sách lược để phát triển một tổ chức.
- Theo HCM: LĐ là giải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng, phải tổ chức sự thi
hành cho đúng và phải tổ chức sự kiểm sốt.
- Tóm lại, LĐ là q trình gây ảnh hưởng tới con người và tổ chức là đưa ra
những chủ trương, phương hướng nhằm phát triển và thực hiện mục tiêu tổ chức.
Hoạt động lãnh đạo có 4 yếu tố cấu thành cơ bản:
+ Chủ thể lãnh đạo: là người lãnh đạo, đó là người tổ chức, người chỉ huy trong
khoa học lãnh đạo, có tác dụng và chiếm vị trí chi phối chủ đạo trong hoạt động lãnh
đạo.
+ Khách thể lãnh đạo: là người bị lãnh đạo, là đối tượng lãnh đạo của chủ thể lãnh
đạo, trong một số điều kiện nhất định nó lại có vị trí chủ thể hoặc vừa là khách thể
vừa là chủ thể.
+ Đối tượng khách quan: Mục tiêu tổ chức chỉ là nhận thức, cải tạo thế giới, nó
chính là đối tượng chủ thể và khách thể lãnh đạo cùng tác dụng. Đối tượng với nghĩa
rộng chính là hồn cảnh.
+ Công cụ hoặc thủ pháp: là khâu trung gian liên kết giữa chủ thể, khách thể của
lãnh đạo như cơ cấu tổ chức, quy định điều lệ, phương pháp, phương thức lđ.
* Khái niệm quản lý:
- Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, chẳng hạn theo ông Taylo quản lý là
biết chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn
thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.
- Theo M.Pholet: quản lý là một nghệ thuật khiến cho cơng việc của bạn được
hồn thành bởi người khác.

- Tóm lại, QL là q trình tác động có tổ chức, có ý thức và bằng quyền lực của
chủ thể QL tới đối tượng , nhằm đạt mục tiêu trong điều kiện biến đổi của môi
trường.
Phân biệt lãnh đạo với quản lý
+ Giống nhau:
- Là hoạt động trí tuệ nhằm tạo ra sản phẩm.
- Thống nhất ý chí và hành động của cá nhân trong tổ chức.
- Cùng phối hợp, điều khiển con người.
- Cùng phải ban hành và thực hiện các quyết định (quyết sách).

2


+ Khác nhau:
Một là, phân biệt sự khác nhau về chức năng của quản lý và lãnh đạo. Chức năng
lđ và chức năng quản lý là hoàn toàn khác nhau. Đối với chức năng lđ, chủ yếu có hai
việc là sử dụng cán bộ và đưa ra chủ ý có tính chất quyết định. Mọi kế hoạch, nghị
quyết, mệnh lệnh, chỉ thị đều là đưa ra chủ ý, những ý tưởng nhằm giải quyết các
công việc của tổ chức. Để cho mọi chủ ý được thực hiện, cần phải đkết cán bộ, cổ vũ
họ thực hiện, cái đó thuộc về sd cán bộ. Việc thứ nhất nói ở đây, tức là định kế hoạch,
ra quyết định chỉ đạo, ra mệnh lệnh, ra chỉ thị, nói tóm lại là đề ra quyết sách. Việc
thứ hai là “sd cán bộ”, tức là cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện để họ phát huy sở
trường, thực hiện quyết sách. Còn chức năng quản lý thì lại khác, là chấp hành chính
sách, là việc quán triệt chấp hành chính sách dưới sự cổ vũ của người lđ. Hai chức
năng này khác nhau, có thể diễn giải một cách đơn giản: lãnh đạo chủ yếu là quyết
sách, quản lý chủ yếu là chấp hành.
Có người cho rằng khoa học lđ là lý luận về tài làm chủ sối cịn khoa học quản lý là
lý luận về tài làm tướng, lđ chủ yếu “Tướng tướng” (sử dụng tướng) còn quản lý chủ
yếu “Tướng binh” (sd binh), điều này là hồn tồn chính xác.
Lãnh đạo và quản lý đều có thể đưa ra quyết sách nhưng quyết sách của lđ chỉ là

những quyết sách chiến lược mang tính vĩ mơ, tồn cục. Đó là những quyết sách đặc
trưng mà bất kỳ một nhà quản lý hay nhà thao tác nào cũng khơng thể có được. Tuy
nhiên, khơng nên quan niệm chỉ có cấp trung ương, chính phủ, quốc hội mới có quyết
sách chiến lược, mà chính quyền cơ sở, phịng ban cấp dưới, xi nghiệp khơng có
nhưng quyết sách chiến lược. Kỳ thực, các bộ ngành, mọi tổ chức các cấp đều có
chiến lược của mình, nhưng tập thể hay cá nhân đề ra quyết sách chiến lược đó
thường là lđ của các tổ chức này.
Hai là, nguyên tắc, nguyên lý khác nhau. Do chức năng k giống nhau, nên nguyên
lý, nguyên tắc cho đến phương thức, phương pháp của lãnh đạo cũng khác với quản
lý. Chức năng của lđ là định ra những quyết sách chiến lược, nó quyết định vấn đề
quan trọng về vận mệnh, tiền đồ của các tổ chức. Vì vậy, người lđ phải tập trung trí
tuệ, sức lực để để nắm những việc lớn hoặc nói cách khác, người lđ phải làm việc lđ.
Người lđ tài giỏi đến đâu cũng rất khó có thể tập trung để suy nghĩ nhưng chi tiết cụ
thể tồn tại và phát sinh trong quá trình chấp hành những quyết sách, càng khơng thể
nói họ nên đi trực tiếp thực hiện.
Nguyên tắc cơ bản và phương pháp cơ bản của công tác lđ do chức năng của lđ
quyết định là nắm việc lớn và không đi sâu vào việc vụn vặt, lãnh đạo phải làm việc
của lãnh đạo. Nhưng quản lý thì lại khác, do chức năng của quản lý và quán triệt thực
hiện một cách cụ thể quyết sách của lãnh đạo, nên cần phải tính tốn kỹ đến các tình
tiết nhỏ nhất có thể xảy ra trong quá trình chấp hành, cho đến các biện pháp có thể
giải quyết chúng. Những chi tiết nhỏ, những biện pháp này đối với người lđ nó là
“việc nhỏ” nhưng đối với người quản lý thì nó lại là “việc lớn” , sai một ly đi một
dặm, trong lịch sử đã có nhiều minh chứng do sai lầm của một tình tiết dẫn đến sự
thất bại của cơng tác quản lý. Vì vậy, khơng thể coi nhẹ các tình tiết, đó là phương
pháp và nguyên tắc cơ bản của công tác quản lý.

3


Ba là, tiêu chuẩn của thành bại khác nhau hoặc mục tiêu khác nhau. Cho dù là người

lãnh đạo hay người quản lý đều có sự phân biệt giữa thành công và thất bại. Nhưng
tiêu chuẩn về thành bại của lđ và quản lý khác nhau.
VD: Giám đốc nhà máy đưa ra quyết sách là sx một loại sản phẩm, cịn các cấp quản
lý thì đưa ra kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện quyết sách của lđ. Mục tiêu mà người
quản lý theo đuổi là hiệu suất. Người quản lý tốt là người quản lý có hiệu quả. Cái mà
người lđ theo đuổi không phải là hiệu suất mà hiệu năng. Người lđ có hiệu suất chưa
chắc là người lđ thành cơng, chỉ khi người lđ có hiệu năng thì mới là người lđ thành
cơng.
Nói đến hiệu năng tức là muốn chỉ hiệu năng lđ hoặc hiệu năng tổ chức, hiệu năng
là tích hợp của cả mục tiêu và hiệu suất. Nghĩa là hiệu năng được quyết định bởi mục
tiêu của quyết sách có đúng hay khơng và việc chấp hành quyết sách có hiệu suất hay
khơng, đó cũng là hai nhân tố quan trọng nhất của hiệu năng. Chỉ có mục tiêu của
quyết sách đúng đắn, việc chấp hành quyết sách lạ có hiệu quả thì đó mới là người
lãnh đạo thành công. Một sản phẩm sx ra vừa nhiều, vừa tốt, nhưng nó khơng phải là
nhu cầu của thị trường, bán không được mà sx càng nhiều thì càng lãng phí.Đó thuộc
về quyết sách và là trách nhiệm của lãnh đạo.
Tóm lại, mục tiêu của lđ và quản lý khác nhau, tiêu chuẩn của thành bại cũng khác
nhau: của lãnh đạo đó là hiệu năng, của quản lý đó là hiệu suất. Ba vấn đề trên đây là
khác biệt cơ bản giữa lđ và quản lý, giữa khoa học lđ và khoa học quản lý. Từ đó có
thể đưa ra rất nhiều đặc trưng khác nhau giữa chúng. Chẳng hạn, công tác quản lý tuy
cũng cần các ngành khoa học mềm, nhưng kiến thức thong thái, nhưng những kiến
thức chuyên ngành của khoa học quản lý chủ yếu là thuộc dạng khoa học cứng, kỹ
thuật cứng như các ngành thuộc tài vụ, kế toán, giá thành. Cịn cơng tác lđ thì khác,
nó chỉ cần những ngành khoa học mềm, kỹ thuật mềm. Đương nhiên, cũng cần biết
những khoa học cứng và kỹ thuật cứng, nhưng người lđ cũng không cần hiểu sâu,
hiểu kỹ như những chuyên gia quản lý. Vì thế, yêu cầu tố chất đối với người quản lý
trong các ngành khoa học cứng thì phải “tinh và sâu” còn đối với khoa học mềm thì
chỉ cần “rộng và nhiều”. Đối với người lãnh đạo thì ngược lại, khoa học mềm cần
“tinh và sâu”, khoa học cứng thì “rộng và nhiều”.
Sự khác nhau giữa khoa học lđ và khoa học quản lý là rất rõ ràng, và quan hệ giữa

chúng cũng rất sâu sắc, mật thiết. Lđ và quản lý đều có một q trình ra đời và pt.
Lãnh đạo lại được tách ra từ quản lý, đó là tính mật thiết trong quan hệ giữa hai
ngành, khiến cho nhiều người k thấy được ranh giới giữa chúng.
Ví dụ: Một người làm trưởng phịng nhân sự (một chức vụ quản lý) ở một chỗ này,
thì dễ có thể chuyển sang làm trưởng phịng nhân sự ở chỗ khác, vì làm quản lý nhân
sự ở đâu cũng gần giống nhau, đòi hỏi cùng một loại kỹ năng. Nhưng một người làm
viện trưởng Viện Hóa (một chức vụ lãnh đạo) cần có uy tín trong ngành hóa học, và
khó có thể chuyển thành làm viện trưởng Viện Cơ học. Trong mơ hình quản lý khoa
học ở nước Pháp, ví dụ như các viện khoa học của CNRS, có phân biệt rõ ràng giữa
lãnh đạo và quản lý. Một Viện có có thể có Administrator (quản lý trưởng của Viện).
Người này có những trách nhiệm như đơn đốc & kiểm tra các công việc của các bộ
phận như thư ký, kế toán, kỹ thuật và đảm bảo cho viện được hoạt động một cách

4


trơn tru, hợp pháp. Nhưng người này không tham gia vào các quyết định trong việc
tuyển các nhà khoa học, phân bổ ngân sách, hay định hướng khoa học của việc. Ban
giám đốc của Viện (bộ phận lãnh đạo của Viện) gồm tồn những người có chun
mơn khoa học cao. Tôi viết điều này ở đây không phải là để khen hệ thống hành
chính của Pháp (hệ thống của Pháp cũng có nhiều cái rất quan liêu và bất hợp lý).
Tuy nhiên khoa hoc của Pháp phát triển tốt (theo một báo cáo mới đây, thì kết quả
khoa học của Pháp đứng thứ 5 thế giới, tuy rằng tiền đầu tư cho khoa học thì thấp hơn
cả chục nước khác), có lẽ một phần nhờ việc những người lãnh đạo khoa học chính là
những nhà khoa học có uy tín cao.
Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo
Quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo là vấn đề cơ bản mà người
lãnh đạo trong mọi xã hội thường gặp và cần phải giải quyết. Giải quyết vấn đề này
như thế nào liên quan trực tiếp tới việc mục tiêu lãnh đạo, quản lý có được thực hiện
hay khơng.

1. Thực chất và những biểu hiện chung của quan hệ gỉữa người lãnh đạo và
người bị lãnh đạo
Quan hệ giữa người lđ và người bị lđ do lao động và cuộc sống cộng đồng sinh ra,
là sản phẩm tất yếu của quan hệ sx xh. Quan hệ đó đã hình thành, nó khơng những
mang “thuộc tính tự nhiên”, mà cịn có thuộc tính chính trị xh sâu đậm, thuộc tính
chính trị xh này biểu hiện rõ nét quan hệ sx xh, quyết định tính chất quan hệ giữa
người lđ với người bị lđ, đây cũng chính là thực chất của mối quan hệ trên.Trong xh
chưa xuất hiện giai cấp bóc lột, do địa vị và quan hệ phân phối của mọi người trong
chiếm hữu tư liệu sx và quá trình sx là quan hệ bình đẳng ngun thủy, nên nó quyết
định quan hệ giữa người lđ và người bị lđ là quan hệ bình đẳng với nhau. Trong xh tư
hữu, thong thường là người đại diện cho họ điều hành, quản lý, giám sát và phân phối
sản phẩm của quá trình sx ở vào địa vị áp bức và thống trị, còn những người lao động
bị mất tlsx ở vào địa vị bị nô dịch, áp bức, thực chất mối quan hệ đó là quan hệ đối
lập giai cấp, là quan hệ áp bức, bóc lột và bị áp bức bị bóc lột.
Trong xh chủ nghĩa, mặc dù xh phân cơng có người lđ và người bị lđ, nhưng cả hai
đều là chủ sở hữu tlsx, địa vị của họ trong q trính sx xh là bình đẳng, quan hệ dân
chủ bình đẳng, hợp tác tương trợ trên cơ sở thống nhất về lợi ích căn bản. Tại VN,
kiểu quan hệ bình đẳng tương hổ này được hình thành trong quá trình ĐCSVN lãnh
đạo tồn thể quần chúng nhân dân lao động, đấu tranh vì sự nghiệp, đấu tranh vì sự
nghiệp đánh giặc giữ nước, xây dựng xh mới, kiểu quan hệ lđ mang đầy đủ ý nghĩa
này đã thẩm thấu rộng rãi đến các lv của đời sống chính trị, kt, văn hóa, xh và nó biểu
hiện dưới các hình thức quan hệ cụ thể sau:
+ Công bộc và chủ nhân: Trong hoạt động lđ hiện nay, quan hệ giữa người lđ và
quần chúng nhân dân, mà thực chất là quan hệ giữa công bộc và chủ nhân. Qcnd là
chủ nhân của đất nước, điều đó khơng chỉ biểu hiện ở việc chiếm hữu và chi phối tất
cả tài sản của xh, àm còn biểu hiện ở việc qcnd trong 1 phạm vi nhất định, tham gia
quản lý, giám sát công việc của Nhà nước và thực hiện quyền lực của mình thong qua
hình thức tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp, thong qua người mà mình tín

5



nhiệm. Người lđ trong xh chúng ta không phải là giai tầng đặc quyền đứng trên người
bị lđ, là công bọc của quần chúng nhân dân, đó chính là “cơng bộc phụ trách xh” và
“người phục trách bản thân xh” mà C.Mác đã nói. Nói đến cơng bộc của xh là muốn
nói người lđ phải thực hiện tập trung ý chí của quần chúng, phải là người thực hiện
một cách tự giác ý chí và u cầu của tồn thể quần chúng nhân dân, phải hướng lợi
ích đến qcnd, có nghĩa là phải thể hiện tính nhất quán là đảm bảo lợi ích đối với tồn
Đảng và qcnd.
+ Chủ thể và khách thể: Trong hoạt động lđ, các yếu tố người lđ, người bị lđvà
môi trường lđ cấu thành một hệ thống quan hệ. Trong hệ thống quan hệ này, quan hệ
giữa người lđ và người bị lđ là quan hệ thứ nhất, người lđ là chủ thể, người bị lđ là
khách thể. Sở dĩ nói như vậy là vì người lđ trong quá trình thực hiện chức năng là
người phát động, người thực thi và người chịu trách nhiệm, là người khống chế tư
giác đối với toàn bộ hoạt động lđ. Nói người bị lđ là khách thể khơng có nghĩa là
người bị lđ là cơng cụ lao động, tiêu cực, mà người khác tự do thao túng, cành khơng
thể vì vậy mầ đưa ra kết luận phủ nhận qcnd là chủ thể của xh, bởi vì xét từ tổng thể,
qcnd chính là chủ thể của xh.
Trên cơ sở của mối quan hệ thứ nhất do người lđ và người bị lđ tạo thành là sinh ra
một loại quan hệ thứ hai, đó là mối quan hệ do hệ thống chủ thể được tạo thành bởi
người lđ và người bị lđ trong hoạt động thực tiễn cùng với môi trường lđ sinh ra.
Trong mối quan hệ này, người bị lđ cũng có tác dụng năng động của chủ thể. Nhưng
mối quan hệ thứ hai được sinh ra trên cơ sở của mối quan hệ thứ nhất, cho nên mối
quan hệ thứ nhất có ý nghĩa quy định bản chất đối với mối quan hệ thứ hai.
+ Chủ đạo và phục tùng: Trong hoạt động lãnh đạo, nhiệm vụ công việc và mục
tiêu công việc là điều kiện cơ bản cấu thành mối quan hệ giữa người lđ và người bị
lđ. Trong q trình hồn thành nhiệm vụ lđ, thực hiện mục tiêu lđ, người lđ phải
hướng dẫn, chỉ đạo chỉ huy công việc của người bị lđ, bất luận và vạch ra và thực
hiện quyết sách hay tuyển chọn và sử dụng nhân tài, những chức năng này chủ yếu là
do người lđ đảm nhiệm. Người lđ trong hoạt động lđ có vị trí chỉ huy và chi phối, có

vai trị chủ đạo, tiêu chí thong thường của vai trò chủ đạo này là quyền lực nhất định
được vận dụng để thống nhất ý chí và quán triệt thực hiện để đảm bảo thống nhất ý
chí. Người bị lđ trong hoạt động lđ lại ở vị trí chỉ huy và phục tùng. Người bị lđ dưới
sự tổ chức và chỉ huy của người lđ tiến hành các hoạt động xh. Người bị lđ phải phục
tùng người lđ, trong xh có giai cấp đối kháng, sự phục tùng này là sự cưỡng chế, ép
buộc được hình thành trên cơ sở áp bức và bóc lột giai cấp. Đối với người lđ, người
bị lđ trong nhà nước cũng có đặc trưng phục tùng. Nhưng sự phục tùng này do sự
phân công xh tạo thành, là sự phục tùng tự giác trên cơ sở thống nhất về lợi ích căn
bản.
Đồng thời, với việc phục tùng người lđ, người bị lđ có thể căn cứ vào nguyên tắc
của hiến pháp đẻ thực hiện quyền tuyển chọn, giám sát và bãi miễn đối với người lđ.
Liên hệ: Hiện nay, nước ta đang đi theo con đường xhcn, Nhà nước ta là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền
lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Về

6


vai trò Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ
trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra,
giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên… Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân,
dựa vào nhân dân để xây dựng
Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị là các vấn đề của đất nước,
trong từng lĩnh vực cụ thể, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội ở các cấp, các
ngành; trong các mối quan hệ với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân
dân và toàn thể xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng biểu hiện tập trung nhất là lãnh đạo về
chính trị và tư tưởng, nhằm mục tiêu tạo ra một khn khổ chính trị để Nhà nước

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thực hiện đúng nhiệm
vụ, thẩm quyền, chức năng và vai trò của mình theo quy định của pháp luật, theo
điều lệ, mục đích, tơn chỉ của mỗi tổ chức.Nội dung đó bảo đảm tính định hướng
chính trị cho sự phát triển đất nước, tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động của tồn bộ
hệ thống chính trị và tồn bộ xã hội hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Quyền lực quản lý của Nhà nước là thống nhất; có sự phân cơng, phối hợp và kiểm
soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện Hiến pháp và hệ thống pháp luật và Nhà nước quản
lý đất nước, quản lý kinh tế-xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Đổi mới tổ chức bộ máy
và chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội. Thực hiện có hiệu quả các chức năng của
Quốc hội về lập pháp, quyết định những vấn đề lớn của đất nước và giám sát. Kiện
toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ và chính quyền các cấp gắn với tăng cường cải
cách hành chính: cải cách thể chế hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước,
nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân của đội
ngũ cán bộ, cơng chức và cải cách tài chính cơng. Đẩy mạnh cải cách tư pháp cả về tổ
chức bộ máy và chất lượng xét xử bảo đảm giữ nghiêm pháp luật, kỷ cương phép
nước, đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không để oan người vô tội.

7


Câu 3: Phân tích tư tưởng “Đức trị”của Khổng Tử. Liên hệ vận dụng tư tưởng
đó trong lãnh đạo quản lý ở địa phương, đất nước hiện nay.
* Bối cảnh xh: Thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc (771-220 TCN) thời kỳ xh TQ đang
có những chuyển biến hết sức căn bản. Về kinh tế, phát triển nhanh chóng trên nhiều
lĩnh vực. Về chính trị, những chuyển biến về kinh tế tất yếu dẫn đến thay đổi về mặt
chính trị trong thời Xuân thu.Thời Xuân Thu nhà Chu suy tàn, xh đại loạn và vô đạo

mâu thuẫn gay gắt.
* Tiểu sử: Khổng Tử (551 -479 TCN) Xuất thân từ gia đình quan lại nhỏ, nghèo ở
nước Lỗ. Là nhà triết học duy tâm khách quan, là quan cai trị giỏi, là nhà giáo, là nhà
quản lý giáo dục xuất sắc (đào tạo hơn 3000 học trò với 72 người hiền tài), là nhà tư
tưởng lỗi lạc.
* Triết lý lđ, quản lý
Bản chất con người là thiện nhưng do trời phú về năng lực và hồn cảnh
sống mà có nhân cách khác nhau.
Đạo nhân: Là yêu người, là giúp đỡ người khác, là nguyên tắc cơ bản
của quản lý.
Đức: Là quản lý xã hội bằng đạo đức căn cứ các quan hệ cơ bản như:
Tam cương (Vua – Tôi; Cha – Con; Vợ - Chồng), Ngũ Thường (Nhân, Lễ Nghĩa, Trí,
Tín).
Chính danh: Danh phải phản ánh được thực chất con người; danh ai
phận nấy; danh chính ngơn thuận.
* Phương pháp lãnh đạo quản lý:
Giáo hóa, thuyết phục, nêu gương để có đức (đức trị).
Đôi khi cũng cần răn đe, trừng phạt nếu cần thiết
* Chủ thể lãnh đạo, quản lý
Hình mẫu: Người qn tử phải có Nhân, Trí, Dũng (kiên cường, quả
cảm, dám hy sinh vì nghĩa lớn).
Đạo lý của người làm quản lý là luôn tự tu dưỡng: Tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ.
Tuyển chọn: Đề bạt chức vụ từ thấp đến cao, chon người có đức, có tài
khơng dựa vào giai cấp, huyết thống, khơng cầu tồn.
Chính sách: Công bằng “Trong hiền đi liền trừ ác”
* Nhận xét:
Ưu điểm:
+ Phù hợp với điều kiện xã hội đương thời (luật pháp còn sơ khai).
+ Quan điểm tiến bộ về tuyển chọn và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Hạn chế:
+ Bảo thủ, thiếu dân chủ.
+ Ảo tưởng (kêu gọi sự gương mẫu để xây dựng xã hội).
+ Theo Khổng tử, vị trí của người phụ nữ là ở trong nhà và bếp núc, lo nuôi
sống và phục vụ gia đình.
Liên hệ:

8


Nhìn vào thực tế xã hội Việt Nam ngày nay, chúng ta thấy rằng sự ảnh hưởng tư
tưởng triết học về đạo đức – chính trị của Khổng Tử đến sự nghiệp đào tạo con người
mới hiện nay thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị xã hội, kinh tế, văn hố, gia
đình…
Trong phạm vi xã hội ,Thứ nhất, xây dựng một mẫu người lý tưởng làm nòng cốt cho
xh.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xd cnxh vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
xh cơng bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta rất cần phải xây dựng những con người
mới, những con người xhcn có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện thành công sự
nghiệp cao cả đó. Con người mới cần xây dựng, trước hết và quan trọng, là đội ngũ
cán bộ - một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xh.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH hiện nay vai trò người cán bộ ngày càng
lớn lao. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương khóa VIII “Về chiến lược
cán bộ thời lỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã khẳng định: “cán bộ là nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất
nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đ”. Tuy nhiên trong thời
gian vừa qua, đội ngũ cán bộ đã chưa đáp ứng được nhiệm vụ của cm trong tình hình
mới, đã bộc lột nhiều khuyết điểm và yếu kém. Sự “chưa ngang tầm” của đội ngũ cán
bộ không chỉ ở sự yếu kém về mặt năng lực lđ, quản lý, mà nặng nề hơn là sự tha hóa
về mặt đạo đức. Rõ ràng, vấn đề xây dựng cán bộ hiện nay đang là yêu cầu hết sức

bức thiết.
Cho đến nay, trong “tam cương” và “ngũ luân”, chúng ta có thể coi như cuộc
sống chính trị – xã hội đã tự nó thanh tốn cương và ln vua – tơi rồi. Đồng thời nó
đưa ra một quan hệ mới: Quan hệ giữa những người Cộng sản và nhân dân lao động.
Để xây dựng quan hệ tốt đẹp không chỉ giữa Đảng và nhân dân mà trong tất cả các mối
quan hệ của xã hội mới thì chữ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, chính danh… vẫn có
nhiều giá trị quan trọng.
Thứ hai, trong xd con người mới phải lấy đạo đức làm gốc.Tiếp thu tư tưởng đạo
đức của Khổng Tử, CT HCM quan niệm đạo đức là cái gốc của con người. Đạo đức
người cm hiện nay là cần, kiệm, liêm, chính. Người nói: “Trời có bốn mùa: Xn,
Hạ, Thu, Đơng. Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc. Người có 4 đức: Cần,
Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì khơng thành trời; thiếu một phương, thì
khơng thành đất; thiếu một đức, thì khơng thành người”.
Trong nhưng năm qua, nền KTTT đã thể hiện tính năng động, ưu việt của mình
so với nền KT tập trung quan liêu bao cấp. Điều đáng mừng là tinh thần nhân ái vẫn
tiếp tục được nhân dân kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong xd lối
sống của mình. Truyền thống thương người, cởi mở, khoan dung, thấm nhuần tinh
thần lạc quan, tin tưởng vào sự chiến thắng của cái chính nghĩa, cái đẹp trức cái phi
nghĩa, cái xấu, sẵn sang cưu mang những ai gặp hoạn nan, khó khăn, bất hạnh được
nhân dân ta phát huy trong thời kỳ đổi mới. Chúng ta có thể thấy nhiều phong trào và
hành động nhân ái như phong trào “uống nước nhớ nguồn”, xd nhà tình thương, nhà
tình nghĩa”, ‘áo lụa tặng bà”, “tấm chăn nghĩa tình ấm long mẹ”, “phụng dưỡng các
bà mẹ VN anh hung”, “Gây quỹ vì ngươi nghèo”, “nối vòng tay lớn”…

9


Trong phạm vi gia đình,Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục con người trong gia
đình đã đạt được những kết quả đáng kể. Chúng ta chủ trương khôi phục gia đình
truyền thống với những nếp tốt mà Nho giáo đã làm được. Gia đình trong thời hiện nay

cũng với mục đích xây dựng nên những mối quan hệ bằng sự mềm dẻo, khéo léo. Mọi
thành viên bình đẳng trên cơ sở bình đẳng lẫn nhau.
Trong phạm vi giáo dục, giáo dục – đào tạo là cái gốc để xd con người mới.Kế
thừa, phát huy truyền thống trọng gd, trọng nhân tài của dân tộc, ngay từ sau giành
được độc lập, CT HCM kêu gọi nhân dân đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt và giặc
ngoại xâm – ba kẻ thù nguy hiểm của dân tộc ta. Người kỳ vọng rất nhiều vào thế hệ
trẻ VN và khẳng định:”Non song VN có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Vn có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trãi qua hơn nửa thế kỉ độc
lập, thấm nhuần tư tưởng HCM về “trồng người”, Đ ta đã rất chăm lo cho sự nghiệp
gd và đào tạo. Từ năm 1945 đến nay đã thực hiện ba chiến dịch diệt dốt, ba cuộc cải
cách giáo dục, hơn mười năm đổi mới gd, sự nghiệp gd và đào tạo ở nước ta đã đạt
được những thành tựu định trong việc nâng caao dân trí, chăm sóc, bồi dưỡng, phát
huy nguồn lực trí tuệ của đất nước.
Hiện nay nội dung giáo dục đã được thay thế bằng những nội dung mới mang
tính khoa học nhằm phát triển nhân cách toàn diện; thực hiện mục đích rèn luyện nhân
cách cho con người. Đó là tinh thần say sưa giảng dạy của thầy; ham học hỏi, ham hiểu
biết của trị. Đó là tinh thần “Học, học nữa, học mãi” (Lênin); tinh thần “Tiên học lễ,
hậu học văn”…
Trong sự nghiệp xd con người mới hiện nay, mục tiêu của gd và đào tạo rõ
ràng là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức nhân cách con người. Đồng thời
cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc văn minh.
Con người mới mà chúng ta đang xây dựng là những con người có những phẩm
chất tốt đẹp của con người truyền thống, đồng thời có khả năng nắm bắt và vận dụng
những tri thức hiện đại; tìm tịi, sáng tạo những cái mới. Do đó mà tư tưởng của Khổng
Tử về chính trị - đạo đức vẫn có ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người
ở nước ta hiện nay. Nếu vận dụng tư tưởng của Khổng Tử một cách linh hoạt thì chúng
ta sẽ có những lớp người vừa có nhân, đức, vừa có dũng, tài. Bên cạnh “đức trị”, chúng
ta vẫn sử dụng hệ thống pháp luật để hướng dẫn người dân điều chỉnh hành vi của
mình sao cho đúng đắn.

Thấu suốt những tư tưởng của Đảng, vận dụng đúng đắn nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam; những con
người mới vừa đảm bảo tính truyền thống vừa có phẩm chất năng lực làm chủ xã hội sẽ
góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hố nước nhà, làm cho
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

10


CÂU 4: Phân tích tư tưởng “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Liên hệ vận dụng những
tư tưởng đó trong lãnh đạo, quản lý ở địa phương, đất nước hiện nay
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia có một vai trị
đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu
- Chiến Quốc. Nhà Chu suy tàn, nền chính trị lọan lạc, bất ổn. Đạo đức con người bị
suy đồi và xuống cấp, tình hình đất nước thì rối ren với những cuộc chiến liên miên,
đời sống nhân dân cùng cực… Học thuyết pháp trị của phái pháp gia hình thành và
phát triển qua nhiều thời kỳ bởi các tác giả xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo,…
và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử.
Hàn Phi (281 - 233 TCN) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến
Quốc theo trường phái pháp gia. Ơng thuộc dịng dõi q tộc nước Hàn và rất giỏi về
mặt viết sách. Ơng cịn là nhà triết học DVBC, là nhà vô thần luận nổi tiếng.
Nội dung tư tưởng LĐ, QL:
Hàn Phi đã đưa ra triêt lý về LĐ, QL: Bản chất con người vốn là ác, vị lợi. Ông
coi trọng ba yếu tố: “Pháp”, “thế” và “thuật” và cho rằng cả 3 yếu tố không thể thiếu
trong thuật trị nước. Trong sự thống nhất đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai
trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn
"Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều
là công cụ của bậc đế vương.
Trước hết nói về "Pháp". Pháp là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của
đất nước; là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn

mẫu. Hàn Phi Tử cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố của các công sở, thưởng
hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ pháp luật,
phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp". Nội dung chủ yếu của pháp luật
theo Hàn Phi là thưởng và phạt và ông gọi đó là hai địn bẩy trong tay vua để giữ
vững chính quyền nhằm mục đích thực hiện Pháp để “cứu loạn cho dân chúng, trừ
họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đám số
ít, vua tơi thân nhau, cha con bảo vệ nhau…”. Pháp thật sự là tiêu chuẩn khách quan
để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác. Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc
của thiên hạ. Từ đây, phương pháp LĐ QL phải:
- Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh trên all các lĩnh vực, các
ngành ngề của cuộc sống: Cần xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng và
nghiêm khắc đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề và phổ qt chung một cách
cơng bình cho mọi giai tầng trong XH để từ đó duy trì trật tự kỷ cương, mọi hoạt
động được đi vào nề nếp, làm việc có hệ thống rõ ràng minh bạch, hiệu quả công việc
được nâng cao.
Thưởng phạt phân minh, cương quyết, công bằng giữa quan – dân: Bởi vì
“thưởng hậu khơng phải chỉ để thưởng cơng, mà cịn để khuyến khích dân chúng nữa,
phạt mà nặng không phải chỉ là phạt một kẻ gian mà còn để ngăn kẻ bậy trong nước”.
Điều đáng chú ý là song song với việc "thưởng hậu, phạt nặng" ơng cịn đưa ra chủ
trương mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
-

11


"Thế" trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy của người đứng đầu mà trước hết là
của nhà vua. "Thế" có vị trí quan trọng, hơn cả tài và đức, thế có thể thay thế được
hiền nhân: "Kiệt làm thiên tử chế ngự được thiên hạ khơng phải vì hiền mà vì có
quyền thế. Nghiêu thất phu khơng trị nổi ba nhà khơng phải vì hiền mà vì địa vị
thấp". Thế không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của dân, của

đất nước, của vận nước (xu thế lịch sử). Để nâng cao thế của nhà vua, pháp gia chủ
trương trong nước nhất nhất mọi thứ đều phải tuân theo pháp lệnh của vua kể từ hành
vi, lời nói đến tư tưởng. Tuy nhiên, người lãnh đạo cần phải biết biến đổi cho phù
hợp thời thế.
"Thuật" trong đường lối pháp trị trước hết là cách thức, phương thức, mưu
lược, thủ đoạn... trong việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán mà nhờ nó
pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". Thuật cịn thể
hiện trong "thuật dùng người". Pháp trị đưa ra nguyên tắc cơ bản của thuật dùng
người là: "Chính danh", "Hình danh", "Thực danh". Thuật phải nắm được cái cốt yếu
là lấy danh làm đầu, danh chính thì vật định, danh lệch thì vật đổi. Vua nắm lấy danh,
cịn bề tơi làm ra hình. Để chọn đúng người trao đúng việc thì vua phải biết dùng
"Thuật". Nguyên tắc xây dựng cán bộ, chọn người của Hàn Phi Tử được nêu lên:
- Dùng người không chỉ theo lời giới thiệu mà phải đích thân xem xét: LĐ phải
đích thân xem xét việc chọn lựa người và giao việc cho phù hợp. Tránh việc chọn
theo thâm tình, ân nghĩa, k nhìn mặt mà phải xét việc để nhận và giao cho hợp lý.
Phải thử thách, kiểm tra thực lực họ qua thực tế công việc.
- Dùng người phải thận trọng, quan sát họ làm và giao chức để kiểm tra thực
lực: Tránh tuyệt đối tình trạng nhìn bằng cấp, điểm số lý thuyết, hay qua lời giới
thiệu. Phải kiểm tra thực lực nhiều lần rồi mới định việc.
- Giao chức phải từ nhỏ đến lớn, không vượt chức, kiêm nhiệm: bất kì cơng
việc gì cũng vậy, phải đi từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao cũng như xây một ngơi nhà,
từ nền đến nóc. Nền móng có vững, có chắc thì trụ cột, tường thành mới có bền lâu.
Làm việc cũng vậy, phải đi từ cái cơ bản, cái đơn giản đến những công việc phức tạp.
Q trình làm việc lâu dài mới tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp.
- Giao chức và kiểm tra kết quả: kg can thiệp và theo dõi khi họ làm việc:
Trước hết cần phải chọn người bằng thực lực, qua nhiều lần kiểm tra, thử thách để
biết được thực lực, khả năng họ rồi mới giao nhiệm vụ thích hợp. Sau khi kiểm tra,
thử thách và giao nhiệm vụ thì người LĐ, QL kg nên theo dõi quá trình làm việc mà
chỉ được đôn thúc, nhắc nhở để tránh sự tự ti về khả năng dẫn đến tình trạng ỉ lại vào
người LĐ QL của mình. Cần tơn trọng cách làm việc riêng của mỗi người như vậy

mới phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong mọi cơng việc.
Thưởng hậu, phạt nặng: "thưởng mà hậu thì điều mình muốn cho dân làm,
dân mới mau mắn mà làm, phạt mà nặng thì điều mình ghét và cấm đốn, dân mới
mau mắn mà tránh... thưởng hậu không phải chỉ để thưởng cơng, mà cịn để khuyến
khích dân chúng nữa, phạt mà nặng không phải chỉ là phạt một kẻ gian mà còn để
ngăn kẻ bậy trong nước ".
-

12


Ngồi ra tư tưởng Pháp trị cịn hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng
mạnh đủ sức đè bẹp và thơn tính các nước khác và chú trọng nơng nghiệp, tích trữ
lương thực làm cho đời sống xã hội no đủ. Tuy nhiên, tư tưởng chủ đạo của pháp gia
là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội
có phức tạp bao nhiêu, nước có đơng dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ"
được.
Ưu điểm: Thuyết pháp trị mà người sáng lập là Hàn Phi Tử ra đời từ một quốc
gia có nhiều luồng ý kiến, tư tưởng lối sống khác nhau, cùng với hoàn cảnh đất nước
loạn lạc chia rẻ. Thuyết này đã đưa ra những quan điểm phù hợp xã hội đương thời.
Hệ thống pháp luật làm con người sống có trật tự kỷ cương hơn. Bên cạnh đó, thuyết
đã có những tư tưởng quản lý sắc nét, biện pháp có tính khả thi (quản lý XH bằng
pháp luật).
Nhược điểm: Còn yếu tố cực đoan theo kiểu “quơ đũa cả nắm”, duy lý quá
thành ra lạnh lùng, tàn nhẫn. Hơn thế nữa, thuyết này quan niệm về con người hơi
phiến diện (bản chất con người là ác, vị lợi. Không phải ai và lúc nào cũng thế, mà
cái thiện và cái các vốn tồn tại trong mỗi con người, chỉ có điều, hồn cảnh nào thích
hợp để cái thiện trỗi dậy hay ngược lại, cái ác nó lấn lướt cái thiện? Đó là cịn tùy
điều kiện, mơi trường, hồn cảnh tiếp xúc và tình huống nhất định.
* Liên hệ vận dụng những tư tưởng đó trong lãnh đạo, quản lý ở địa phương, đất

nước hiện nay
Mỗi cơ quan nhất định, điều mà mọi thành viên trong cơ quan phấn đấu là đạt
thành tích cao, hiệu quả cơng việc để từ đó có mức thu nhập ổn định. Ni sống gia
đình. Nhưng để đi đến điều mà mọi hướng đến là thành tích, hiệu quả ấy, thì mọi
người cần phải chung tay làm việc. Nhà lãnh đạo, quản lý đặc biệt phải đưa ra lề lối
làm việc trên những nguyên tắc chung nhất định. Có thưởng có phạt, thưởng phạt
phân minh, có vậy mới khuyến khích được sự tự giác của mỗi cá nhân. Người chưa
có thành tích phấn đấu để đạt thành tích, người đã đạt thành tích thì phấn đấu để có
thành tích cao hơn. Và ngược lại, ai làm chưa tốt, k đúng sẽ bị kỷ luật để nhắc nhở,
cảnh báo cho người khác và thậm chí xử phạt đối với những người vị tư vị lợi, xem
thường kỷ cương phép tắc. Ví dụ như ở một Cơ quan thơng tấn báo chí, việc viết bài
nhận nhuận bút riêng bên cạnh khoảng lương nhất định, thì đạo đức nghề nghiệp, chất
lượng bài viết,.. là những yếu tố làm nên cái thưởng, phạt cho mỗi cá nhân cầm bút.
Nếu bài viết tốt, thuyết phục và thu hút nhìêu giới độc giả thì người lãnh đạo quản lý
phải nêu gương, khen thưởng, biểu dương cá nhân ấy trong buổi họp đơn vị, họp giao
ban định kỳ. Cịn như ngược lại, nhà báo nào có những hành vi lạm dụng ngòi bút vị
lợi cá nhân, hay có bài viết chưa tốt, chưa đạt thì cần xử phạt tùy các mức độ theo
nguyên tắc đã định. Từ kiểm điểm, phạt tiền hay cách chức… Nếu nguyên tắc, quy
định làm nên kỷ cương hoạt động thì nhà lãnh đạo cần phải có thủ thuật, mưu lược
hơn người để trị người. Biết cách khéo léo để làm cho người khác phục tùng một
cách thực sự chứ k phải dạ dạ vâng vâng trước mặt rồi sau lưng ngó lơ, đàm tiếu, móc
mỉa…

13


Câu 5: Phân tích một số chức năng cơ bản của lãnh đạo. Liên hệ thực hiện
những chức năng đó trong lãnh đạo ở địa phương đất nước hiện nay.
Hoạt động lãnh đạo là một khoa học nghệ thuật, đó là một nghề đòi hỏi người lãnh
đạo phải thể hiện được vai trị và chức năng của mình. Là một hoạt động đứng đầu

nên công việc lãnh đạo vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến sự thành cơng hay thất
hại của hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Chức năng được hiểu là bổn phận chức trách tất yếu của một chủ thể trong những
mối quan hệ xác định.
Chức năng lãnh đạo, quản lý được hiểu là chức trách, bổn phận tất yếu của chủ thể
trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Chức năng cơ bản nhất của chủ thể lđ là định ra
quyết sách và tổ chức thực thi quyết sách.
Gồm 6 chức năng cơ bản:
+ Chức năng dự đoán: là dự báo xu hướng sẽ xảy ra trong hoạt động lđ, quản lý
Yêu cầu: Chủ thể lđ, quản lý phải phân tích, đánh giá tình hình (khách quan, chủ
quan) và dự đốn khả năng tình huống có thể xảy ra từ đó đưa ra các phương án phù
hợp với từng tình huống.
+ Chức năng kế hoạch hóa (mục tiêu lãnh đạo, quản lý) được hiểu là quá trình cụ thể
hóa mục tiêu, nội dung và phương thức thực hiện mục tiêu.
Yêu cầu: chủ thể lđ, quản lý phải nắm vững mục tiêu, xác định được yêu cầu cụ thể
của quyết sách, từ đó xác định nội dung và phương thức thực thi quyết sách.
+ Chức năng tổ chức: được hiểu là những hoạt động của chủ thể lđ, quản lý nhằm tổ
chức bộ máy nhân sự phân công phối hợp nguồn nhân lực nhằm thực thi những nội
dung yêu cầu của quyết sách.
Yêu cầu: Chức năng này đòi hỏi chủ thể lđ, quản lý phải xây dựng được hệ thống
nhân sự và cơ chế vân hành đạt mức hiệu quả tối đa trong việc thực hiện mục tiêu của
quyết sách.
+ Chức năng điều chỉnh, động viên được hiểu là hoạt động khích lệ cổ vũ động viên
nguồn nhân lực hoạt động đạt hiệu suất tối đa nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu lđ,
quản lý.
Yêu cầu: Thực hiện chức năng này yêu cầu nhà lđ, quản lý phải quán triệt nhận thức
cho đối tượng về mục tiêu chung và nhiệm vụ, bổn phận yêu cầu riêng đối với cá
nhân mình nhằm thực thi nhiệm vụ một cách tự giác.
Phương pháp chủ đạo để động viên đối tượng là khéo léo sử dụng nhiều biện pháp tác
động như khuyến khích bằng vật chất tạo ra động lực tinh thần.

+ Chức năng điều chỉnh được hiểu là những tác động của chủ thể lđ đến đối tượng
lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực thi nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu với hiệu quả
cao nhất.
Ví dụ: yêu cầu giám sát việc bỏ phiếu tín nhiệm những đại biểu quốc hội

14


+ Chức năng đánh giá được hiểu là hoạt động xem xét đánh giá kết quả thực thi
quyết sách của chủ thể lđ, quản lý.
Yêu cầu: phải đảm bảo tính khách quan tồn diện trên nhưng tiêu chí cụ thể và cần
rút ra những bài học những kinh nghiệm.
Liên hệ: chính quyền địa phương ở nước ta gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã; mỗi cấp đều
tổ chức HĐND và UBND.
- Tuy có khác nhau về phạm vi và mức độ cụ thể, nhưng về cơ bản, HĐND
các cấp tỉnh, huyện, xã đều có các nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định những
chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng
và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội; Quyết định dự toán thu, chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách
cấp mình; phê chuẩn quyết tốn ngân sách cấp mình; Bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm các chức vụ lãnh đạo HĐND và các thành viên của UBND; giám sát
đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và việc tuân theo pháp luật
của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và
của công dân ở địa phương.
- UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm
sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới
cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh được quy định theo 14 lĩnh vực, của
UBND huyện theo 11 lĩnh vực và của UBND xã theo 7 lĩnh vực, nhưng thực chất
cũng là đầy đủ các lĩnh vực kinh tế - xã hội- an ninh, quốc phòng, xây dựng
chính quyền; điểm khác biệt là càng xuống UBND cấp huyện, cấp xã càng có sự lồng

ghép một số lĩnh vực gần nhau. Đối với UBND thành phố trực thuộc trung ương, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, phường, còn được bổ sung một số nhiệm vụ,
quyền hạn phù hợp với đặc điểm, tính chất của đơ thị; UBND huyện thuộc địa bàn
hải đảo cũng được bổ sung nhiệm vụ thực hiện các biện pháp để xây dựng, quản lý,
bảo vệ đảo, vùng biển và dân cư trên địa bàn.
Chính quyền xã, thị trấn được xác định là cấp cơ sở, gần dân nhất, nơi dân trực
tiếp trước tiên để giải quyết các cơng việc hành chính như chứng nhận, xác thực,
đăng ký…; tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và kiến
nghị của cơng dân. Cấp xã cũng là nơi có nhiều vấn đề phải được giải quyết thông
qua cộng đồng như xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng đường sá đi lại, cơng trình phúc
lợi, các vấn đề về văn hố, xã hội…Mặt khác, xã là nơi các cộng đồng dân cư sinh
sống, được hình thành và gắn bó thơng qua quan hệ láng giềng, có nhiều mối quan
hệ rất cần được giải quyết không chỉ trên cơ sở pháp luật mà còn cả trên cơ sở
đồng thuận và tự nguyện, tự quản.
Đối với đất nước: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.Thực hiện quản lý nhà nước thống nhất,
thông suốt từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm Chính phủ quản lý thống nhất về
thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra; đồng thời phát huy
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

15


- Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh
thổ, phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, ngành với nhiệm vụ
quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với các hoạt động kinh tế - xã hội
trên địa bàn lãnh thổ.

16



Câu 6: pt một số nguyên tắc cơ bản của LĐ. Liên hệ thực hiện những nguyên tắc
đó ở địa phương, đất nước hiện nay.
Nguyên tắc: là những tiêu chuẩn, yêu cầu cơ bản cần phải tuân thủ trong họat
động LĐ, QL nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Nội dung nguyên tắc đối với lãnh đạo:
- Tuân thủ pháp luật, đối với chủ thể nào trên bất cứ quốc gia nào thì pháp
luật cũng là cơng cụ hỗ trợ. Pháp luật là nền tảng của một XH văn minh, là hành lang
pháp lý để mọi hành động con người đi vào mực thướt. Phát luật của một XH được
nghiêm chỉnh, kỷ luật, đầy đủ thì con người trong XH ấy mới có được cuộc sống bình
n, hạnh phúc. Người LĐ phải bít pháp luật và sử dụng nó như một công cụ phục vụ
công tác lãnh đạo của mình. Đi từ pháp luật đến lợi ích chung sẽ hình thành kỷ cương
ban đầu trong cơng tác, nghiệp vụ, từ đó mới có bước tiến chung tập thể sau này. Và
trước hết, người lãnh đạo phải bít tuân thủ pháp luật, mình có hồn thiện, có kỷ luật
thì nói người khác mới nghe. Tất cả trên dưới đều tuân theo pháp luật thì trật tự kỷ
cương, nề nếp lao động sẽ được duy trì, quan hệ giữa LĐ với nhân viên, giữa đồng
nghiệp với nhau cũng trở nên gần gũi. Hơn thế nữa, sử dụng pháp luật để lãnh đạo, để
quản lý và hướng mọi người đến cái chung như một “cây quyền trượng” mà nhà LĐ,
QL cần có. Nó là cơ sở, là cái quyền và cũng là kỷ cương để nhà LĐ, QL thuyết phục
nhân viên của mình trên cơ sở pháp lý: nói nhân viên nghe, làm nhân viên tin, cơng
việc vì thế mà đạt hiệu quả nhất định.
- Đảm bảo tính thống nhất: trong hệ thống đảm bảo sự nhất quán, làm cơ sở
cho hoạt động quản lý điều hành. Trước hết, cần thống nhất nhận thức, bất luận trong
hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải kiên định các nguyên tắc kỷ cương trong công
việc. Tính thống nhất thể hiện ở chỗ mỗi việc làm, mỗi định hướng mà nhà LĐ QL
đưa ra phải trên dưới đồng loạt, cùng thống nhất hành động vì mục tiêu chung, lợi ích
chung của cả tập thể. Thống nhất trong cơng việc cịn là tinh thần đồn kết tương thân
tương ái giữa các đồng nghiệp, giữa LĐ với nhân viên của mình. Cơng việc nào rồi ít
nhiều cũng gặp lúc khó khăn mà cá nhân khơng thể tự giải quyết, trên cơ sở hịa

thuận, đồn kết, hiểu nhau, thống nhất từng suy nghĩ, định hướng hành động thì hiệu
quả công việc sẽ đạt mức cao nhất mà tập thể muốn phấn đấu có được.
- Đảm bảo tính khả thi: tầm nhìn của nhà LĐ, QL là vơ cùng quan trọng. Để
lãnh đạo được một tập thể hoàn thành tốt cơng việc thì người lãnh đạo cần phải biết
rõ cơng việc cũng như trách nhiệm của mình đối với tập thể, phải biết sáng suốt lựa
chọn những công việc, đường lối, phương hướng mang tính khả thi khi thi hành một
cơng việc hay để hồn thành một dự án được giao, được bổ nhiệm. Làm việc phải cân
nhắc thận trọng trước sau và lường được những tình trạng diễn biến trái chiều có thể
xảy ra để có được phương hướng ứng phó cho phù hợp. Tính khả thi trong cơng việc
mà người LĐ QL cần có cịn là sự phản ảnh hiệu quả cơng việc. Nếu là LĐ trẻ, thì tốt
nhất hãy đi theo những đường lối, phương hướng cũ và trên cơ sở đó dần dần vững
chun mơn, trách nhiệm mới có thể quyết đốn hơn. Nhưng điều quan trọng vẫn là
đảm bảo được mọi việc, mọi cải cách, đường lối mình đưa ra được thi hành một cách
có hiệu quả.

17


- Đảm bảo lợi ích chung, thống nhất lợi ích nhóm, lợi ích tổ chức, cộng
đồng. Đối với một tổ chức, tính đồn kết là quan trọng hơn bao giờ hết. Nó là điều
kiện để hiệu quả cơng việc được hình thành. Muốn có được thế thì trước tiên, địi hỏi
cán bộ LĐ QL không chỉ sáng suốt, tài ba mà cịn phải có cái nhìn thực tế chung của
cuộc sống cơm áo gạo tiền. Phải hết sức cơng bình trong việc lương thưởng chung
giữa những cá nhân trong tập thể và giữa người LĐ với nhân viên bình thường. Làm
việc gì cũng xuất phát từ lợi ích chung của tập thể, lấy lợi ích chung của tập thể làm
mục tiêu phấn đấu hàng đầu trong mỗi công việc. Đảm bảo lợi ích chung là tiền đề
của sự hợp tác lâu dài trong cùng tập thể lao động.
- Tập trung, dân chủ: vì dân chủ đảm bảo phát huy trí tuệ, cổ vũ sáng tạo, tự
giác; tâp trung thống nhất quyền lực, lãnh đạo có hiệu lực, khơng tập trung dẫn đến
phi chính phủ. Các vấn đề hệ trọng của tổ chức Đảng khi đã có sự bàn bạc, thống

nhất thì kết quả lãnh đạo mới tránh mắc phải những sai lầm, khuyết điểm. Vấn đề là
làm sao để thu hút ý kiến, đóng góp của cán bộ và đảng viên. Muốn vậy cán bộ phải
thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi gợi. Phải thực sự dân chủ vì có dân chủ mới
làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nguyên
tắc và phong cách làm việc dân chủ, tập thể là:“Chúng ta cần phải nâng cao mở rộng
dân chủ ra, khuyên gắng cán bộ và đảng viên, bày cho họ suy nghĩ, bày cho họ học
hỏi quần chúng, cổ động họ tìm tịi, đề nghị, làm những việc ích lợi cho quần chúng.
Khi họ đã có ít nhiều sáng kiến, thì giúp đỡ cho họ phát triển, khen ngợi cho họ thêm
hăng hái. Như thế, thì những tính lười, tính "gặp chăng hay chớ" ngày càng bớt, mà
sáng kiến và tính hăng hái ngày càng nhiều thêm”.
* Liên hệ vận dụng đến LĐ QL ở địa phương hiện nay: Dân chủ trong Đảng là nền
tảng cho sự đoàn kết. Trên cơ sở dân chủ nội bộ trong Đảng, đảng viên mới thực sự
trung thực, thẳng thắn, chân thành với nhau. Từ đó, "tình đồng chí thương u lẫn
nhau" mới được phát huy trong công tác xây dựng Đảng. Dân chủ sẽ khơi dậy, phát
huy cao nhất trí tuệ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, khắc phục được
tình trạng bè cánh, cục bộ. Đây là nguyên tắc sống còn, quán triệt sâu sắc và thực
hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ giúp Đảng không ngừng lớn mạnh. Dân chủ đi
đến sự đoàn kết thống nhất, đi đến lợi ích chung của cả tập thể.
Các cấp ủy đảng phải bảo đảm thực hành dân chủ từ cơ sở, đề cao tính tổ chức,
tính kỷ luật, thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm tạo cơ
sở đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Sống và làm việc tập thể thì kỷ
cương, phép tắc, pháp luật nói chung là thướt đo chung, chuẩn mực chung cho mọi
người cùng gương mẫu hành động. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) chỉ ra: phát
huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong Đảng,
nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấp ủy các cấp. Đổi
mới cách lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá, nhận xét cán bộ theo hướng mở rộng đối
tượng tham gia. Những người không đủ năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, có tín
nhiệm thấp được sắp xếp phù hợp, có cơ chế kịp thời thay thế không chờ hết nhiệm
kỳ, hết tuổi công tác. Đây không chỉ là điểm mới được đề xuất từ yêu cầu bức thiết
của thực tiễn xây dựng Đảng hiện nay mà cịn được đơng đảo quần chúng nhân dân


18


đồng tình hưởng ứng, tạo ra bầu khơng khí hồ hởi, mới mẻ trong tổ chức và sinh hoạt
ở hầu hết các cấp uỷ Đảng.

19


CÂU 7: Phân tích một số phương pháp cơ bản của lãnh đạo. Liên hệ thực hiện
những phương pháp đó trong lãnh đạo ở địa phương, cơ sở hiện nay
Trả lời:
* Phương pháp lãnh đạo chính là trình tự hoặc biện pháp thực hiện mục tiêu
của tổ chức.
* Phương pháp lãnh đạo cơ bản gồm 2 loại: phương pháp chung trong lãnh
đạo và phương pháp đặc thù của lãnh đạo.
1. Phương pháp chung trong lãnh đạo:
Phương pháp chung trong lãnh đạo là phương pháp triết học dựa trên chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với những tri thức tiêu biểu kết tinh
trong kho tàng tri thức nhân loại. Những tri thức này chủ yếu gồm có:
a. Thực sự cầu thị:
Giữ vững sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, giữa lí luận và thực tiễn là
một ngyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng là một
yêu cầu cơ bản để làm tốt công tác lãnh đạo. Kiên trì sự thống nhất giữa lí luận và
thực tiễn, trước hết, phải thừa nhận và kiên trì lý luận, đường lối, phương châm,
chính sách, tình hình thực tế để hoạch định. Tiếp theo, phải nhìn nhận lý luận, đường
lối, phương châm, chính sách theo quan điểm phát triển, nó phải phát triển và thay
đổi theo sự phát triển và thay đổi của thực tế khách quan, của các giai đoạn lịch sử xã
hội. Vì vậy, thực sự cầu thị vừa phải kết hợp với giải phóng tư tưởng, chống chủ quan

chủ nghĩa, vừa phải phản ứng tư tưởng cứng nhắc, trì trệ, bảo thủ, vừa phải chống
những tư tưởng tự do, vơ chính phủ, kinh viện, kinh nghiệm chủ nghĩa.
b. Phân tích cụ thể:
Phương pháp phân tích cụ thể vấn đề là phương pháp phân tích mâu thuẫn, cũng là
phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp biện chứng duy vật cho chúng ta biết, khơng có mâu thuẫn thì khơng
có thế giới, mà tình trạng giữa mâu thuẫn với mâu thuẫn lại hết sức phức tạp, cho nên
việc phân tích cụ thể vấn đề cụ thể có vai trị cốt tủy trong hoạt động lãnh đạo.
Phải vừa nhìn nhận đặc tính chung và tính phổ biến của mâu thuẫn, vừa phải
nhìn thấy tính cá biệt và tính đặc thù của mâu thuẫn.
Người lãnh đạo phải biết xử lý mối quan hệ biện chứng giữa tính chung và tính
riêng, biết kết hợp hữu cơ hai thuộc tính đó; kết hợp nguyên lý chung và tình hình
thực tế của đơn vị; kết hợp chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lại có tri thức rộng lớn từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây,biết đúc kết, gạn lọc
kinh nghiệm truyền thống, áp dụng với thực tế cách mạng trong mỗi thời kỳ.
Tóm lại, phải ln nhớ thực hiện được sự phân tích cụ thể tình hình cụ thể.
c. Đường lối quần chúng:
Đường lối quần chúng là sự vận dụng cụ thể nhận thức luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử, là phương pháp cơ bản của mọi công
tác, cũng là phương pháp cơ bản của công tác lãnh đạo. Phương pháp lãnh đạo theo

20



×