Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

5 kinh nghiệm quý giá phát triển web 2.0 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.42 KB, 3 trang )

5 kinh nghiệm quý giá phát triển web 2.0
Đã đến thời sự chậm chễ, xu hướng chia dự án thành nhiều chặng phát triển tách
biệt của các doanh nghiệp truyền thống được thay thế bằng tốc độ, khả năng phản
ứng nhanh nhạy đến mức “vô tổ chức” của doanh nghiệp khởi nghiệp thời web
2.0.

Chẳng hạn, nhìn vào Flickr. Bản thông báo bản cập nhật mới nhất dịch vụ chia sẻ
ảnh số tuần trước là lần cập nhật thứ 36, cùng 627 thay đổi do 21 nhà phát triển
thực hiện.
1. Phá bỏ hàng rào giữa các nhà phát triển và người dùng cuối, hỗ trợ người
dùng, bảo hành sản phẩm tốt hơn

Wesabe Inc., doanh nghiệp quản lý một trang web tài chính cá nhân không có
riêng một nhóm bảo trì giỏi giang chính thức, thay vào đó Wesabe dựa vào người
dùng, nhà sáng lập và CEO Marc Hedlund.

Các nhà phát triển của Websabe hợp tác trực tiếp với người dùng để thiết kế
những tính năng mới, sau đó Hedlund sẽ thẩm định. Nếu Hedlund không phát hiện
trục trặc gì, các tính năng đó sẽ nhanh chóng được bổ sung trên Wesabe.com

Hedlund cho hay trước khi ra mắt Wesabe hai năm trước đây, anh đã nghiên cứu
khá nhiều kỹ thuật phát triển phổ biến mà các công ty web 2.0 sử dụng. Cuối cùng
anh đi đến kết luận: các ứng dụng sẽ được thiết kế tốt hơn khi các nhà phát triển có
mối liên hệ gần gũi với người dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Phản ứng của người dùng trực tiếp sử dụng sản phẩm, bất kể là than phiền hay
những lời ghi nhận đều sẽ trở thành động lực có ý nghĩa cho các nhà phát triển,
hơn là những bản đồ thống kê nguyện vọng của người dùng, vẫn thường được
trình chiếu chán ngắt trong các cuộc họp.

William Gribbons, giám đốc một chương trình đào tạo nhân lực ở trường College,


Waltham, Massachusetts, cho biết các công ty lớn sẽ giành được khá nhiều lợi ích
về mặt tài chính nếu sử dụng kỹ thuật web 2.0 để phát triển các ứng dụng cho đội
ngũ nhân viên.

Gribbons khuyến cáo các nhóm phát triển ứng dụng trong doanh nghiệp nên tập
trung vào việc tiếp cận người dùng hơn nữa để tập hợp nhu cầu của họ và tạo ra
một cách thức quan sát có hệ thống và được kiểm soát phản ứng của người dùng
với các mẫu sản phẩm phát hành.

2. Lựa chọn hướng phát triển đơn giản cho sản phẩm để dễ triển khai và mở
rộng về sau

Khá nhiều ứng dụng web 2.0 dành cho người dùng trông có vẻ đơn giản tuềnh
toàng nhưng thực tế bộ mặt giao diện và tính năng đơn giản hóa đó là kết quả làm
việc cật lực của các nhà phát triển, nhọc công hợp tác chặt chẽ cùng người dùng.

Stan Schroeder, blogger của trang Mashable, mạng xã hội chuyên theo dõi các
công ty web 2.0, nhận định trên một bài viết gần đây rằng các nhà phát triển đã bắt
đầu nhận ra thực tế là dịch vụ càng đơn giản càng có tiềm năng lớn, khi nay mai
dễ dàng nâng cấp, bổ sung thêm ứng dụng, chương trình mới nhằm cung cấp các
dịch vụ phức tạp: “Tôi nhận thấy các dịch vụ cồng kềnh tính năng có thể gặp
nhiều khó khăn khi triển khai. Vấn đề là ứng dụng càng mạnh mẽ bao nhiêu, tính
chuyên biệt càng cao, càng phức tạp bấy nhiêu. Do đó, một khi ứng dụng được
trang bị thêm nhiều tính năng mới cao cấp, lượng người dùng nó hướng đến sẽ co
lại”.

Thường thì các doanh nghiệp IT truyền thống vẫn tự lên kế hoạch về một loại nhu
cầu nào đó của người dùng, sau đó phát triển một loạt giải pháp có thể đáp ứng,
giải quyết được nhu cầu đó, hi vọng người dùng sẽ hài lòng với một trong số đó.
Tuy nhiên, theo William Gribbons, khi không có mối tương tác thường xuyên với

người dùng, các nhà phát triển web sẽ không nhận ra nhu cầu sử dụng các dịch vụ
có giao diện đơn giản của họ.

3. Chọn ngôn ngữ phát triển phù hợp

Hiện nay, các công ty web 2.0 thường sử dụng các ngôn ngữ lập trình động như
Ruby, Python, Perl và PHP, những lựa chọn tốt hơn so với Java của Sun
Microsystems Inc hay Microsoft .Net.

Jeffrey Hammond, chuyên gia phân tích đến từ Forrester Research Inc Cambridge,
bang Massachusetts, khẳng định một khi các nhà phát triển nắm thành thạo một
trong số các ngôn ngữ động nào đó, họ có thể thiết kế các ứng dụng mới nhanh
hơn 30-40 % so với Java hay .Net.

Theo điều tra của Evans Data Corp (một công ty nghiên cứu ở Santa Cruz,
California) công bố tháng 12-2008, hơn nửa số nhà phát triển ứng dụng ở Bắc Mỹ
hiện có trình độ tay nghề khá cao. Trong khi hơn phân nửa trong số này thường
chỉ sử dụng các script ít hơn 20% lượng thời gian thiết kế sản phẩm, nay mai theo
bản điều tra của Evans, cả số lượng các nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ lập trình
và thời gian đầu tư cũng sẽ tăng lên

×