Nâng cao chất lượng ảnh báo chí việc của ai?
Mấy chục năm nay ảnh báo chí nước ta chưa phản ánh đư
ợc một cách
hùng hồn tầm vóc to lớn của công cuộc đổi mới và phát triển đất nư
ớc.
10 cuộc thi Giải Báo chí toàn quốc và 3 Giải Báo chí quốc gia ch
ưa có
bức ảnh báo chí! Tại sao? Trả lời câu hỏi này dễ mà khó.
Ai cũng biết chất lượng ảnh báo chí trước hết phụ thuộc vào trình đ
ộ
người chụp. Bức ảnh chưa công bố là sản phẩm cá nhân, được đăng l
ên
báo sẽ trở thành sản phẩm xã hội. Trước khi đăng,
ảnh phải qua tay
biên tập viên và chủ báo. Bức ảnh trở thành s
ản phẩm tập thể. Tập thể
này chịu trách nhiệm trước xã hội, trước công chúng. Vậy thì v
ấn đề
nâng cao chất lượng ảnh báo chí là công vi
ệc của cả tập thể chứ không
riêng gì người chụp. Một mình người chụp không làm nổi.
Trước hết cần thống nhất quan niệm về ảnh báo chí. Tiếc là hi
ện nay
chưa có sự thống nhất này ở nhiều tòa báo và ngư
ời chụp, từ đó lây lan
sang bạn đọc, người xem. Một số cho rằng tất cả ảnh đăng lên báo đ
ều
là ảnh báo chí. Số khác lại quan niệm cái tên ảnh báo chí dùng đ
ể chỉ
những bức ảnh làm nhiệm vụ thông tin thời sự.
Quan niệm khác nhau về bản chất ảnh báo chí dẫn đến tình tr
ạng các
báo chưa tận dụng hết thế mạnh “trăm nghe không b
ằng một thấy” của
ảnh - một nghệ thuật tạo hình độc đáo vào công tác thông tin th
ời sự.
Người ta bỏ nhiều công sức săn tìm đủ thứ ảnh để minh họa cho tin b
ài
hoặc trang trí mặt báo trong khi coi nhẹ ảnh tin. Nhiều c
ơ quan báo
phát máy ảnh đắt tiền cho phóng viên viết, cuối cùng tòa so
ạn chỉ nhận
được những bức ảnh minh hoạ “mờ mờ nhân ảnh như người đi đ
êm”.
Kiểu “kiêm nhiệm” này tưởng hay hóa dở. Phóng viên viết không c
òn
hơi sức nào chụp ảnh, lại chưa được đào tạo căn cơ kỹ thuật nhiếp ả
nh
và phương pháp chụp ảnh báo chí. Một số nhà nhiếp ảnh say mê ch
ụp
thời sự cho báo, ảnh tuy đẹp nhưng thiếu lư
ợng thông tin, chú thích
viết theo kiểu đặt tên cho ảnh sáng tác, thiếu đầu tư trí tu
ệ khi xây dựng
một thiên phóng sự bằng ảnh. Vì không có phóng viên ảnh chuy
ên
trách được đào tạo đến nơi đến chốn, trên c
ả báo in, báo mạng rất hiếm
nh
ững bức ảnh tin đúng nghĩa có giá trị độc lập tồn tại, độc lập có tác
dụng, ngang hàng với tin viết - thể loại hàng đ
ầu của binh chủng thông
tin. Hiếm đến mức 10 Giải Báo chí toàn quốc và 3 Gi
ải Báo chí quốc
gia trong 13 năm nay không tìm ra bức ảnh nào đáng trao giải nhất!
Chúng ta đều biết người quyết định cuối cùng cho đăng bức ảnh l
ên
báo là Tổng Biên tập. Quan trọng thế nhưng ít vị nào hi
ểu sâu về ảnh
báo chí để tận dụng sức mạnh độc đáo của nó vào l
ĩnh vực thông tin
thời sự. Ngại đi học thì tự học cũng tốt nhưng r
ất hiếm. Trợ thủ cho
Tổng Biên tập là biên tập viên nhưng hầu hết chưa đư
ợc học về ảnh
báo chí và biên tập ảnh báo chí. Ở đây cũng lại l
àm tay ngang, tay trái
nốt.
Các báo thường nhìn vào sinh viên đ
ại học báo chí để tuyển chọn
phóng viên ảnh nhưng số phát triển được rất ít. Cuối cùng v
ỡ lẽ ra rằng
bộ môn ảnh báo chí chưa được đào tạo chuyên sâu về k
ỹ thuật cũng
như phương pháp chụp, giáo trình chất lượng cao chưa có, nhi
ều khi
mời nghệ sĩ sáng tác giảng ảnh báo chí!
Hội Nhà báo Việt Nam được trông đợi là nơi thúc đ
ẩy phát triển nghề
nghiệp cho hội viên. Hội đã tổ chức một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
phóng viên ảnh do nhà báo nước ngoài hướng dẫn, đưa ảnh thời sự v
ào
cơ cấu giải báo chí hàng năm. Trong khi chất lượng ảnh báo chí nư
ớc
nhà chưa cao như mong muốn, và để phù hợp với đặc thù của ảnh, n
ên
tách ảnh báo chí ra trao giải 2 năm một lần, nhân đó tổ chức triển l
ãm
toàn quốc và hội thảo nghiệp vụ. Nên tập trung vào ảnh tin và phóng s
ự
ảnh, hai thể loại chủ lực làm nhiệm vụ thông tin thời sự, chứ không n
ên
nói ảnh báo chí chung chung. Cần chú trọng nghiên c
ứu lý luận ảnh
báo chí và lý luận báo chí nói chung. Lênin đã t
ừng nói không có lý
luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng.
Đóng vai trò hàng đầu vào việc nâng cao chất lư
ợng ảnh báo chí chính
là các ông Tổng Biên t
ập. Phải quan niệm đúng về ảnh báo chí, nắm
vững kỹ thuật và phương pháp chụp, hiểu rõ vai trò, tác d
ụng của ảnh
tin và phóng s
ự ảnh trong công tác thông tin sự kiện thời sự cấp bách
hàng ngày. Ph
ải tập trung giải quyết đồng thời nhiều khâu mới nâng
chất lượng lên được.