Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.48 KB, 6 trang )

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
1. Nền kinh tế thế giới và những khó khăn trước mắt:
Đây là thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng. Sau hơn một thập kỷ có mức tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Việt
Nam đang bắt đầu chậm lại. Khó khăn tiếp tục gắn liền với sự suy giảm thị trường tiêu
thụ, cùng với nó là những hàng rào kĩ thuật để hạn chế nhập khẩu thị trường trên thế giới.
Khó khăn còn gắn liền với nợ công lẫn nợ tư, nợ của doanh nghiệp cũng như nợ của
Chính phủ, nợ trong nước cũng như nợ nước ngoài. Nợ là một trong những căn bệnh mãn
tính bao phủ toàn cầu, treo lơ lửng trên đầu của mỗi Chính phủ, mỗi doanh nghiệp.
Không loại trừ bất kì một quốc gia nào, kể cả những nước phát triển như Mỹ, cũng như
các nhà băng, ngân hàng có vài ba trăm năm lịch sử.
2. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam, giải pháp và thách thức:
Về nhiều mặt tình hình kinh tế Việt nam năm 2013, nhất là nửa đầu năm 2013, sẽ
còn khó khăn hơn cả năm 2012. Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) công
bố ngày 16/7/2012, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
2013 xuống 3,9% từ mức ước tính 4,1% trong tháng 4/2012, đồng thời cắt giảm dự báo
đối với hầu hết các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Tổng giám đốc IMF, Christine
Lagarde, hồi đầu tháng 7/2012 nhận định: “Trong thế giới có mối liên kết chặt chẽ như
hiện nay, chúng ta không thể chỉ theo dõi những gì xảy ra trong khuôn khổ nước mình.
Cuộc khủng hoảng hiện nay không phân biệt đường biên giới. Nó đang gõ cửa tất cả các
nước”. Về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu năm
2013 và sẽ có phần sáng sủa hơn từ nửa cuối 2013, nhưng với một số nước lại dường như
xấu đi rõ rệt nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phương án chủ động ứng
phó hữu hiệu với nguy cơ này.
Những tín hiệu tích cực của kinh tế Việt Nam về kiểm soát lạm phát, nhập siêu, tỷ
giá và giá dự trữ quốc gia tương đối ổn định là động lực tốt và tạo dựng niềm tin của
người dân, doanh nghiệp về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2013. Dự báo tốc độ tăng
trưởng GDP năm 2012 của Việt Nam sẽ là khoảng 5-6%, lạm phát từ 7-8%; Năm 2013
các chỉ số tuơng ứng sẽ tăng lên cao hơn một chút, lần lượt là 6,2-6,6% và 8-9%.
Tuy nhiên, về nhiều mặt, tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013, nhất là trong nửa


đầu năm, sẽ còn khó khăn hơn cả năm 2012 do sức ép và khó khăn về nợ xấu, thanh
khoản của các ngân hàng thương mại, việc hạ lãi suất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho
doanh nghiệp, làm ấm thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản; duy trì tốc độ
tăng trưởng, kiềm chế vững chắc lạm phát, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách,
tăng thu hút FDI, giảm thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội… Việt Nam cũng đối diện
với bài toán cần có đủ các kịch bản và hệ thống giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tái cấu trúc
để duy trì tăng trưởng kinh tế theo yêu cầu bền vững.
Thực tế cũng đang đòi hỏi cần phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh
nghiệp huy động nguồn lực xã hội, trong đó có việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát
hành trái phiếu, cổ phiếu huy động vốn trên thị trường vốn. Đối với thị trường chứng
khoán, mở rộng giới hạn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với khu vực doanh
nghiệp; đẩy mạnh việc bán cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp không thiết yếu;
thực hiện nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước kể cả các doanh nghiệp
lớn nhằm tăng tính thanh khoản trên thị trường; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng cho
đầu tư và tiêu dùng tập trung tín dụng đối với các ngành cần ưu tiên như nông nghiệp,
chế biến, sản xuất xuất khẩu… để không gây hiệu ứng lạm phát cao trở lại.
Đặc biệt, cần có những chính sách thích hợp khôi phục lại lòng tin của các tổ chức
tín dụng, khai thông nguồn vốn và điều tiết thị trường liên ngân hàng, từ đó đẩy nhanh
tốc độ lưu chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng và thúc đẩy thanh lọc cần thiết đối với
các ngân hàng, doanh nghiệp.
Đối với nguyên nhân bên ngoài, có thể thấy nền kinh tế nước ta đang có “ độ mở”
rất lớn, tức là tỷ lệ nhân tố bên ngoài so với quy mô nền kinh tế đều rất lớn, sẽ làm cho
các yếu tố bất định bên ngoài đã và sẽ tác động tiêu cực nhanh đến nền kinh tế trong
nước. Với cơ chế chủ động hội nhập, các tác động đa chiều của môi trường quốc tế xấu
đi, đã và sẽ có tạc động mạnh đến tiến trình tăng trưởng và phát triển, trước hết là các chỉ
tiêu về xuất nhập khẩu, đầu tư, cán cân vãng lai và cán cân tổng thể. Thêm vào đó, trong
điều kiện kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh các tác động tích
cực, cũng có hệ quả trái chiều là các tác động của môi trường thế giới chuyển biến nhanh
đang làm cho nền kinh tế của nước ta phản ứng có mặt không theo kịp cả về thể chế và
hành vi đa dạng của các tổ chức hay cá nhân, nhà kinh doanh hay nhà tiêu dùng. Tuy

nhiên, khi lãnh đạo và người dân biết trước các khó khăn đó, chủ động đối mặt để vượt
qua thách thức, thì chúng ta có thể hi vọng nền kinh tế sẽ có những triển vọng tốt hơn
những gì đạt được năm 2012. Điều đó phụ thuộc trước hết vào chính sách điều hành của
nhà nước, khắc phục các điểm ngẽn về nợ xấu, hàng tồn kho… cũng như nỗ lực của chủ
quan của các doanh nghiệp và từng gia đình người dân.
Đối với tác động nguyên nhân bên ngoài, Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có
vai trò quan trọng với Việt Nam, vì đang chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, chiếm 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du
lịch quốc tế của Việt Nam.
Trên thực tế, Việt Nam đang tập trung triển khai các cam kết, các chương trình
thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối khu vực nhằm xây dựng
cộng đồng ASEAN, liên kết kinh tế ASEAN với các đối tác, thực hiện các mục tiêu
Bogor ; tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP); khởi động đàm phán Hiệp định FTA với Hàn Quốc; sẽ khởi động đàm phán Hiệp
định FTA với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan vào thời gian tới…, tạo ra
môi trường thuận lợi, lành mạnh nhất để các doanh nghiệp APEC làm ăn, kinh doanh có
hiệu quả tại Việt Nam.
Ngoài những kết quả đạt được trong những năm qua, những mục tiêu, giải pháp
nhằm tạo bước đột phá cho nền kinh tế Việt Nam, ta thấy Việt Nam đang đứng trước
nhiều thách thức lớn nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy những điểm sáng, sự chuyển
biến tích cực trong bức tranh kinh tế toàn cảnh cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của
Việt Nam.
Thứ nhất, VN đã tăng trưởng liên tục 7% trong suốt 25 năm nhưng vẫn chưa được
coi là tăng trưởng bền vững. Để giữ nhịp tăng trưởng bền vững chúng ta cần phải đẩy
mạnh gia tăng năng suất lao động Để đạt được mức tăng năng suất lao động trong toàn
ngành kinh tế như mong đợi và biến nó trở thành động lực trong tăng trưởng kinh tế,
chúng ta cần giải quyết bốn lĩnh vực then chốt mà những thay đổi lớn về chính sách có
thể giúp Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế mới.
Trước tiên phải kể đến ổn định môi trường kinh tế vĩ mô với việc kiểm soát các rủi
ro có tính hệ thống như việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng quá nóng (có thời điểm lên

tới 33%/năm) vì song hành với sự tăng trưởng tín dụng thái quá này thường là sự gia tăng
tỷ lệ nợ xấu.
Chúng ta cần áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn để phân loại nợ xấu,
thực thi các quy định về sở hữu chéo và tăng cường hoạt động kiểm toán độc lập. Các rủi
ro khác như khả năng xuất hiện một cuộc khủng hoảng thanh khoản khi thị trường huy
động vốn của Việt Nam lệch hẳn sang tín dụng ngắn hạn do người gửi tiền coi tài khoản
tiết kiệm như một hình thức giữ và đầu tư tiền trong ngắn hạn và rủi ro về trạng thái
ngoại hối của Việt Nam cũng là những vấn đề cần được quan tâm phòng tránh.
Chúng ta cũng cần củng cố tác nhân nâng cao năng suất và tạo ra tăng trưởng,
trong đó chú trọng chuyển dịch sang các hoạt động kinh tế có năng suất cao hơn, đầu tư
nhiều hơn nữa cho hạ tầng cơ sở để hỗ trợ việc chuyển dịch này và cần thay thế lao động
giá rẻ bằng các nguồn lợi thế so sánh mới.
Mặc dù đã thiết lập được cho mình vị thế của một điểm đến đầy hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc tế vẫn
thấp hơn các nước có trình độ phát triển tương tự trong khu vực Châu Á
Trong giai đoạn tới chúng ta phải xây dựng các chính sách phù hợp với đặc thù
của từng ngành để khuyến khích nâng cao năng suất và tăng trưởng.
Kiện toàn các quy định pháp lý cho toàn bộ nền kinh tế là một điều kiện cần cho
sự gia tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa thể là điều kiện đủ để giữ nhịp
tăng trưởng bền vững trên diện rộng mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây.
Kinh nghiệm cho thấy sự khác biệt trong hành động của chính phủ đối với mỗi ngành
chính là một yếu tố quan trọng lý giải sự khác biệt về kết quả giữa các ngành kinh tế tại
các nước khác nhau, với những hình thức thể hiện khác nhau tùy thuộc vào từng ngành
cụ thể.
Thách thức tiếp theo đối với Việt Nam là phải làm thế nào để thiết lập được một
môi trường thuận lợi ở cấp độ từng ngành và khu vực kinh tế cụ thể, bằng cách thúc đẩy
cạnh tranh trong nước hoặc củng cố các nhân tố tạo nên thành công cho những ngành
được định vị tốt để có thể tăng trưởng và cạnh tranh với thế giới. Từ kết quả nghiên cứu
sâu rộng của MGI về năng suất của các ngành kinh tế trên bình diện toàn cầu, chúng tôi
xin nêu bốn ví dụ dưới đây từ kinh nghiệm quốc tế để minh họa cho cơ hội điều chỉnh vai

trò của chính phủ.
Cuối cùng để đạt được sự tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo chúng ta phải
tiếp tục cải cách vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế và tăng cường năng lực thực thi.
Nhiệm vụ chèo lái nền kinh tế Việt Nam theo định hướng tăng trưởng dựa vào năng
suất là một nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Đồng thời, trên thế giới, càng ngày người ta
càng kỳ vọng nhiều hơn về những gì chính phủ có thể làm được. Người dân và doanh nghiệp
đòi hỏi chính phủ đem lại những thành tựu cao hơn và nhanh hơn so với trước.
Thách thức thứ hai của Việt nam là việc tăng trưởng GDP của chúng ta trong
những năm vừa qua nhanh hơn nhiều nước trong thời gian dài nhưng lại đang tiếp tục bị
tụt hẫu xa hơn về GDP/đầu người. Đây là một nghịch lý cũng là một thách thức lớn đối
với Việt Nam trong giai đoạn tới cần có lời giải
Thách thức thứ ba của Việt Nam là việc Việt Nam, hội nhập quốc tế, gia nhập
WTO với khí thế rất mạnh nhưng những năm qua chúng ta không tận dụng tốt cơ hội lịch
sử này. Kết cục là kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Thứ tư, trong mấy năm qua Thứ tư, trong mấy năm qua để đối phó với khó khăn
và tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, VN phải kích cầu mạnh, tiền tung ra nhiều.
3. Kết luận:
Từ những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy mục tiêu lớn nhất và cũng là thách
thức lớn nhất của chúng ta trong năm 2013 và những năm tiếp theo vẫn là ổn định vĩ mô
và giải quyết khó khăn của hệ thống tài chính. Chúng ta phải triển khai tái cấu trúc nền
kinh tế một cách thực sự, nếu không chúng ta sẽ đánh mất cả một giai đoạn tăng trưởng
sắp tới. Việc cần nhất là khởi động thực sự quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trong năm
2013 và cần cương quyết thực hiện cả năm 2015 và năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dữ liệu ngân hàng toàn cầu do McKinsey xây dựng.
2. Diễn đàn kinh tế thế giới.

×