Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tác động của cuộc khủng hoảng 2008 tới thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.6 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TC-NH & QTKD

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
GVHD :
LỚP :
NHÓM :
Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG 2008
ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Quy Nhơn, 3-2014
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
I. Khái quát
Cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ
thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất
giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng
tài chính ở Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng này đã lan rộng ra nhiều nước trên thế
giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Và hiệu ứng Domino sau đó đã đánh một đòn nặng nề vào thị trường tài
chính của các quốc gia khác gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc được biểu hiện rõ nét
ở thị trường tài chính thế giới nói chung và cả châu Á nói riêng trong đó có Việt
Nam. Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có sự phát triển đáng kể.
Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường
chứng khoán (TTCK) đã đóng góp không nhỏ đến sự phát triển chung của nền
kinh tế và cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tác động đến cục diện thị trường chứng
khoán khiến cho tâm lý các nhà đầu tư hoang mang, lo lắng và làm tăng lên sự
bất ổn của thị trường này. Để thấy được điều này chúng ta sẽ làm rõ hơn những
tác động của cuộc khủng hoảng đến thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua
số liệu năm 2008.
GVHD: 2
Đề tài 1 Tài chính quốc tế


II. Tác động của cuộc khủng hoảng năm 2008 đến thị trường chứng khoán
Việt Nam
Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã
chịu tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này
biểu hiện ở các phương diện sau:
1. Ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Tâm lý giá xuống đã làm méo mó vai trò của TTCK là phong vũ biểu phản
ánh sức khỏe của nền kinh tế. Đó là khi giá chứng khoán xuống thấp thì người
bán sẽ không muốn bán nhưng người mua cũng không dám mua do vẫn lo sợ
rằng chứng khoán sẽ tiếp tục giảm nữa.
Biểu đồ giá cổ phiếu VN-Index giai đoạn 2006-2008
Với biểu đồ trên ta thấy được sự sụt giảm liên tục về giá chứng khoán của
VN-Index bắt đầu từ cuối năm 2007, có lúc tụt xuống dưới 400/CP. Giá giảm
GVHD: 3
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
nhanh khi đó từ khủng hoảng niềm tin thị trường sẽ chuyển sang một cuộc khủng
hoảng nguy hiểm hơn đó là khủng hoảng về tính thanh khoản.
2. Ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các chứng khoán
Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam thấp, tổng vốn hóa thị trường 2 sàn
giao dịch HOSE và HASTC cuối năm 2008 chỉ đạt 13 tỷ USD (con số này đầu
năm là 30 tỷ USD), con số này quá nhỏ so với các TTCK Châu Á khác như
Indonesia với giá trị vốn hóa thị trường 79 tỷ USD, còn của Philippin đạt 98 tỷ
USD. Số công ty niêm yết có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD hiện nay chỉ còn đúng
ACB (con số này vào cuối năm 2007 là 9 công ty); số công ty niêm yết có mức
vốn hóa trên 500 triệu USD cuối năm 2008 có 7 mã như VNM, DPM, HAG,
PVF, STB, VIC,… (con số này vào cuối năm 2007 là 15 công ty). TTCK Việt
Nam có độ rủi ro lớn hơn các TTCK tại các nước Châu Á khác, cụ thể trong
tháng 11 chỉ số MSCI Asia chỉ mất 6,1%, trong khi VN-Index sụt giảm 10,1% giá
trị.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường của HOSE đã có lúc chỉ đạt 1

triệu CP/phiên, so sánh với mức trung bình 11.3 triệu CP/phiên vào thời điểm thị
trường nóng trong tháng 11/2007. Điều này cho thấy tính thanh khoản của thị
trường đã gần như đóng băng. Hiện tượng dư bán sàn ở hầu hết các mã chứng
khoán đã khiến các nhà đầu tư e ngại với kênh huy động vốn hiệu quả này.
3. Tác động đến các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng việt nam
Do tác động của khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp đang niêm
yết trên thị trường chứng khoán sẽ không tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt
là doanh nghiệp xuất khẩu, theo đó giá cổ phiếu có thể sụt giảm.
Đầu năm 2008, để đối mặt với tình trạng lạm phát cao trong nước Chính
phủ ta quyết định thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Kết quả là chúng ta đã
thành công trong việc phá vỡ bong bóng của thị trường bất động sản và làm giảm
GVHD: 4
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, chính sách này cũng đồng thời làm giảm tính thanh
khoản và làm các hoạt động kinh tế chậm lại. Khủng hoảng làm sức mua trên thị
trường giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của các DN
niêm yết làm cho giá cổ phiếu của các DN này vốn đang sụt giảm lại khó có khả
năng phục hồi. Tình trạng khó khăn thanh khoản của các ngân hàng từ cuối năm
2007 đã buộc các ngân hàng thương mại chạy đua lãi suất huy động và làm giảm
lãi tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng cũng như khan hiếm tín dụng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mặt khác, Chính phủ còn quy định trần lãi suất cho vay bằng 150% lãi suất
cơ bản. Quy định này đã khiến cho tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng bị thu hẹp
giữa mức trần và lãi suất tiền gửi cộng thêm với chi phí giao dịch và quản lý thì
các ngân hàng hoàn toàn không có lãi. Những khó khăn của các ngân hàng cũng
làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể
tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất. Khủng hoảng tài chính với sức lan
tỏa mạnh đã nhanh chóng tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu
hàng hóa của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc,… Thị
trường co lại, những đơn hàng chật vật kiếm được cũng chỉ đủ để DN hòa vốn.

4. Ảnh hưởng tới tâm lí nhà đầu tư của thị trường.
Tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK
Việt Nam là yếu tố tâm lý. Thật ra, yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào
cũng có, đặc biệt là các quốc gia có TTCK mới hình thành. Yếu tố tâm lý đã làm
cho TTCK lâm vào tình trạng mất cân bằng cung cầu. TTCK lập tức bị tác động
xấu vì những lo ngạicủa các nhà đầu tư trong nước. Yếu tố tâm lý là khá quan
trọng, vì vậy cần có những giải pháp, đặc biệt là thông tin, tuyên truyền đầy đủ để
củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư; hạn chế những lo ngại thái quá làm ảnh
hưởng xấu đến TTCK.
GVHD: 5
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
Khủng hoảng đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái
phiếu. Huy động gián tiếp vào thị trường Việt Nam rất khó khăn do các nhà đầu
tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán ra khỏi thị
trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất không cao do tính thanh khoản và
quy mô của thị trường. Điều này cũng kéo theo việc phát hành chứng khoán huy
động vốn trên thị trường quốc tế cũng khó khăn và chi phí tăng cao. Cụ thể:
+ Nhìn chung rất khó để có được con số tổng hợp chính xác nguồn vốn
ngoại tệ bị rút ra khỏi Việt Nam trong năm 2008. Tuy nhiên biến động có thể nhìn
thấy được trên thị trường chứng khoán là khá rõ ràng. Theo thống kê trên HSX,
từ 1/1/2008 - 31/8/2008 nước ngoài bán ròng trái phiếu là 104,2 tỷ thì riêng 3
tháng cuối năm bán ròng 620 tỷ đồng.
+ Cũng trong 3 tháng cuối năm, quy mô bán ròng trên thị trường cổ
phiếu niêm yết là 1.746,1 tỷ đồng. Những báo cáo về giao dịch trái phiếu tại
HNX cũng cho thấy chỉ trong thời gian từ 1/9/2008 đến 16/10/2008, nhà đầu tư
nước ngoài đã bán ròng trên 8.992 tỷ đồng trái phiếu. Số liệu tổng hợp của một số
công ty chứng khoán thời điểm cuối năm 2008 ghi nhận chỉ từ khi cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới lan rộng từ tháng 9/2008, giá trị bán ròng trái phiếu nói
chung đã xấp xỉ 26.000-27.000 tỷ đồng. Thị trường cổ phiếu niêm yết ít chịu ảnh
hưởng hơn, tính chung cả năm 2008 vẫn hút ròng được trên 5.600 tỷ đồng. Hiệu

ứng từ việc bán ra của nhà đầu tư nước ngoài thể hiện rõ nét hơn trên thị trường
ngoại tệ. Từ quý 2/2008 đồng USD đã bắt đầu tăng giá do thâm hụt thương mại
quá cao, đến hết tháng 6/2008 đã khoảng 15 tỷ USD. Sau khi Lehman (một tập
đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ) sụp đổ,
đồng USD trên thế giới lại tăng cao do thanh khoản tiền mặt bị đóng băng.
GVHD: 6
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
5. Ảnh hưởng tới tín dụng của các tổ chức tín dụng
Vốn tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều ngân hàng trong
nước vay tiền của ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì
tín dụng trong nước sẽ bị thu hẹp.
+ Tín dụng tăng trưởng chậm, một mặt do các NHTM thận trọng trong cho
vay vì thị trường biến động mạnh. Mặt khác chính các doanh nghiệp đã và đang
hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh do khó khăn thị trường, do khó khăn trong
hoạt động tiêu thụ và ký kết hợp đồng. Trong năm 2008 tín dụng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh tăng 23,5%. Trong khi đó tỷ lệ này năm 2007 là 64,4%;
năm 2006 là 31%. Tốc độ tăng trưởng 23,5 % của tín dụng ngân hàng, chủ yếu là
do tăng trưởng cao trong các tháng đầu năm 2008. Trong các tháng cuối năm, tốc
độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại và giảm so với các tháng đầu năm. Lãi suất
cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng cũng giảm nhanh trong những tháng cuối
năm, từ 23 - 24%/năm xuống dưới 12,75%/năm.
+ Chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng: Diễn biến này gắn liền với nguyên
nhân khách quan từ quá trình luân chuyển vốn chậm của nền kinh tế, của doanh
nghiệp (do sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm, do hàng hoá khó tiêu thụ )
dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế, một số doanh nghiệp ứ đọng hàng hoá
(đặc biệt là các doanh nghiệp ngành nhựa; doanh nghiệp kinh doanh sắt thép và
lương thực, ), do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản tín dụng có liên quan.
+ Bên cạnh đó tín dụng bất động sản luân chuyển chậm. Nguyên nhân chính
của tình hình này do thị trường bất động sản vẫn chưa khởi sắc: giá bất động sản
giảm và khó bán là 2 yếu tố tác động trực tiếp người vay, đến các khoản nợ cho

vay bất động sản. Đặc biệt là các khoản nợ cho vay kinh doanh bất động sản.
Chất lượng tín dụng bất động sản sẽ tiếp tục phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển,
tăng trưởng trở lại của thị trường này.
GVHD: 7
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
GVHD: 8
Đề tài 1 Tài chính quốc tế
III. KẾT LUẬN
Tháng 9/2008 trở thành mốc khó quên trong lịch sử kinh tế thế giới, cuộc
khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ rồi nhanh chóng lan rộng ảnh hưởng toàn cầu.
Thị trường tài chính nhiều nước đã gần như đóng băng, kéo theo nền kinh tế thực
rơi vào suy thoái. Nạn thất nghiệp đã tăng đến mức báo động, nhất là trong tầng
lớp dân nghèo ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Việt Nam,
niềm vui trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007
chưa tày gang, tác động của cuộc khủng hoảng đã ập tới Với Việt Nam, một nước
đi theo con đường kinh tế thị trường chưa lâu, cuộc khủng hoảng này có thể làm
xói mòn niềm tin vào thị trường, nhất là khi vai trò của nhà nước đã được nhấn
mạnh trở lại ngay cả ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác. Những gì mà cuộc
khủng hoảng tài chính gây ra đã làm cho Việt Nam chậm phát triển hơn trên
nhiều lĩnh vực. Và bài học chính chúng ta có thể rút ra được là: một nền kinh tế
uyển chuyển, linh động có nhiều khả năng cạnh tranh vẫn là mô hình tối ưu trong
mọi tình huống. Do đó cần có những chính sách và biện pháp kịp thời để TTCK
Việt Nam vươn lên sau khủng hoảng và phát triển một cách bền vững.
GVHD: 9

×