GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số 163/2003/QĐ-TTg ngày
5/8/2003 phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010
với những nội dung như sau:
Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển TTCK về cả quy mô và
chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho
đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; duy trì
trật tự, an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị
trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, từng bước
nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính
quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu trên, định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến
năm 2010 là:
Thứ nhất, mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá
trị thị trường đến năm 2005 đạt mức 2-3% GDP và đến năm 2010 đạt mức
10-15% GDP.
Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là Trái phiếu chính
phủ để huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển.
Tăng số lượng các loại cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung nhằm
tăng quy mô về vốn cho các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh của các công ty niêm yết.
Thứ hai, xây dựng và phát triển TTGDCK, Sở Giao dịch chứng khoán,
Trung tâm lưu ký chứng khoán nhằm cung cấp dịch vụ giao dịch, đăng ký,
lưu ký và thanh toán chứng khoán theo hướng hiện đại hóa.
Xây dựng TTGDCK TPHCM thành Sở Giao dịch chứng khoán với hệ
thống giao dịch, hệ thống giám sát và công bố thông tin thị trường tự động
hóa hoàn toàn.
1 1
Xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Hà Nội; chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị
trường Giao dịch Chứng khoán phi tập trung(OTC).
Thứ ba, phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK
Tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ của
các CTCK. Phát triển các CTCK theo hai loại hình: CTCK đa nghiệp vụ và
CTCK chuyên doanh, nhằm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và khả năng
chuyên môn hóa hoạt động nghiệp vụ.
Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần có
đủ điều kiện thành lập các CTCK.
Phát triển các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về cả quy mô và
chất lượng hoạt động. Khuyến khích các CTCK thực hiện nghiệp vụ quản
lý danh mục đầu tư.
Thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, xếp loại rủi
ro các loại chứng khoán niêm yết và định mức tín nhiệm của các doanh
nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, phát triển các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân.
Thiết lập hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức bao gồm các NHTM, các
CTCK, công ty tài chính...tạo điều kiện cho các tổ chức này tham gia thị
trường với vai trò là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và thực
hiện chức năng của các nhà tạo lập thị trường.
Mở rộng và phát triển các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán; tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia TTCK thông
qua góp vốn vào các quỹ đầu tư.
Như vậy, định hướng phát triển của TTCK Việt Nam tới năm 2010 bao
gồm nhiều nội dung, mà nội dung cơ bản là tăng cung, tăng cầu, phát triển
các định chế tài chính trung gian. Có thể nhận thấy, NHTM đóng vai trò rất
quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam.Điều này được thể
hiện:
2 2
Thứ nhất, các NHTM chính là những tổ chức phát hành chứng khoán
trên TTCK. Các chứng khoán của các NHTM có chất lượng cao và có sức
thu hút lớn. Việc thúc đẩy các NHTM huy động vốn trên TTCK thông qua
phát hành chứng khoán không chỉ làm tăng số lượng và chất lượng hàng
hóa cho TTCK Việt Nam mà còn có vai trò quan trọng trong nâng cao năng
lực tài chính, năng lực cạnh tranh của NHTM trong tiến trình hội nhập.
Thứ hai, các NHTM là nhà đầu tư có tổ chức. Bằng những kinh nghiệm
vốn có trong lĩnh vực tiền tệ cũng như khả năng tài chính, các NHTM đóng
vai trò là những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và nhà tạo lập thị
trường. Với vai trò là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các NHTM
có thể giảm chi phí và kiểm soát rủi ro cao. Khi mà TTCK Việt Nam còn ở
giai đoạn đầu, thì hoạt động đầu tư của các NHTM có thể định hướng và
dẫn dắt hoạt động của các nhà đầu tư cá thể trên thị trường. Hơn thế nữa,
các NHTM có thể phát triển loại hình quỹ đầu tư chứng khoán tạo điều
kiện cho sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ, cá nhân vào TTCK, tạo sự sôi
động cho thị trường.
Thứ ba, NHTM chính là những trung gian tài chính trên TTCK Việt
Nam cung cấp các dịch vụ chứng khoán tới các nhà đầu tư, tổ chức phát
hành, chính phủ thông qua các hoạt động tư vấn, môi giới, bảo lãnh, tự
doanh, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký...
Bằng việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trên TTCK, hoạt động của
NHTM sẽ làm tăng tính hiệu quả cho TTCK Việt Nam.
3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM TRÊN TTCK VIỆT NAM
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của NHTM trên TTCK
3 3
Hoạt động của các NHTM đang bị chi phối bởi nhiều văn bản pháp lý
khách nhau. Trên thực tế, hệ thống pháp lý về chứng khoán và TTCK nói
chung, cũng như các văn bản pháp luật quy định khả năng tham gia của các
NHTM vào hoạt động của TTCK còn chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ,
chưa tạo cơ sở thuận lợi, rõ ràng cho các hoạt động của NHTM trên TTCK.
Do vậy, trong thời gian tới, chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ
sung và ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động trong lĩnh
vực chứng khoán và ngân hàng theo hướng sau:
4 4
Đối với khung pháp lý về chứng khoán và TTCK:
Hoạt động của TTCK rất đa dạng và phức tạp. Trong 3 năm qua, hoạt
động của TTCK được dựa trên cơ sở pháp lý là nghị định 48/1998/NĐ-CP.
Mặc dù đã có những đóng góp trong việc điều chỉnh các hoạt động trên
TTCK, song, trong quá trình vận dụng còn nhiều quy định tỏ ra thiếu tính
khả thi và chưa phù hợp với thực tiễn thị trường.
Ngày 28/11/2003, thủ tướng chính phủ đã ký Nghị định 144/2003/NĐ-
CP thay thế nghị định số 48/CP. Tuy so với Nghị định 48, nghị định này có
những thay đổi cơ bản và khá toàn diện.Tuy nhiên, Nghị định chưa mang
tính pháp lý cao do vậy không thể giải quyết triệt để những mâu thuẫn với
các văn bản pháp luật liên quan. Vì vậy, để phát triển TTCK thì việc xây
dựng và ban hành Luật chứng khoán là rất cần thiết. Luật chứng khoán sẽ
tạo môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi cho các cơ quan quản lý, bảo vệ
quyền lợi cho các chủ thể tham gia thị trường.
Đối với khung pháp lý về ngân hàng
Hiện nay, các văn bản pháp lý cao nhất đối với các NHTM là Luật các
tổ chức tín dụng. Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi các tổ chức
tín dụng. Tuy nhiên, trong luật này chưa đề cập cụ thể đến việc tham gia
của NHTM vào TTCK. Trong khi đó, các văn bản dưới luật hướng dẫn về
việc tham gia kinh doanh chứng khoán của các NHTM mới chỉ có Quyết
định số 172/1999/QĐ-TTg về việc các tổ chức tín dụng thành lập CTCK
tham gia niêm yết chứng khoán; thông tư 04/1999/TT- NHNN5 của Thống
đốc ngân hàng nhà nước hướng dẫn về việc thành lập CTCK của các
NHTM. Vì vậy, trong thời gian tới, khi triển khai việc sửa đổi, bổ sung
Luật các tổ chức tín dụng, Chính Phủ nên nghiên cứu đưa ra những quy
định rõ ràng về phạm vi tham gia của các NHTM vào TTCK và việc thành
lập CTCK của các NHTM. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
NHTM tham gia vào hoạt động chứng khoán.
5 5
Sửa đổi luật các tổ chức tín dụng về việc kiểm soát sự thay đổi mức vốn điều
lệ, mức vốn góp, mua cổ phần: Nới lỏng và tiến tới loại bỏ các quy định về
việc chấp thuận của NHNN về tăng, giảm vốn và phát hành các giấy tờ có
giá của các NHTMCP. NHNN cho phép các ngân hàng tiếp tục gọi vốn cổ
đông nước ngoài khi đủ điều kiện. Trong số 36 ngân hàng cổ phần hiện
nay, số lượng ngân hàng được NHNN cho phép gọi vốn cổ đông nước
ngoài chưa nhiều. Đây được coi là nguồn vốn quan trọng bởi nó không chỉ
giúp các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, quy mô vốn mà còn giúp
các ngân hàng có thêm kinh nghiệm quản lý, điều hành khi có thêm cổ
đông nước ngoài tham gia góp vốn. Tuy nhiên, các quy định và thủ tục đảm
bảo an toàn tài chính và hoạt động của các NHTM cổ phần vẫn phải được
đảm bảo.
Quy định về cổ đông, cổ phiếu và vốn điều lệ của NHTMCP cần có những
sửa đổi. Đặc biệt là cơ cấu cổ đông, NHNN cần có những nới lỏng hơn nữa
về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khi mua cổ phần của
các NHTMCP, bởi điều này, sẽ giúp các ngân hàng tăng được vốn điều lệ,
mở rộng hoạt động, năng lực quản trị, điều hành cùng công nghệ ngân hàng
sẽ được nâng cao đáp ứng được xu thế cạnh tranh với các NHTM hiện đại.
Hơn thế nữa để nâng tính thanh khoản của các chứng khoán do NHTMCP
phát hành, cần cho phép các ngân hàng này được phép phát hành nhiều loại
cổ phiếu ngoài cổ phiếu thông thường và ưu đãi như cổ phiếu có thể
chuyển đổi, các loại chứng khoán phái sinh.
3.2.1.2. Phát triển TTCK
Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện xây dựng và ban hành Luật chứng khoán
Thứ hai, tăng cung chứng khoán cho TTCK về số lượng, chất lượng và
chủng loại.
6 6
* Cải tiến phương thức phát hành Trái phiếu Chính phủ, tăng cường
phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành Trái phiếu
Chính phủ; đa dạng hóa các kỳ hạn Trái phiếu này để tạo lãi suất chuẩn cho
thị trường vốn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu,
nhằm cung cấp đều đặn khối lượng trái phiếu cho TTCK. Ngoài ra, cần
khuyến khích và tạo điều kiện để đưa các loại trái phiếu công trình, trái
phiếu đô thị lên niêm yết, giao dịch trên TTCK tập trung. Đặc biệt cần tăng
tính thanh khoản cho Trái phiếu Chính phủ tại thị trường thứ cấp. Thực
hiện các giao dịch thỏa thuận Trái phiếu Chính phủ trong đó các NHTM,
các CTCK chính là các nhà tạo lập thị trường.
* Tiếp tục thực hiện việc cổ phần hoá các doanh nghiệp
Sự phát triển các doanh nghiệp và của các NHTM có quan hệ mật thiết
với nhau. NHTM thực hiện việc cho vay đối với các doanh nghiệp trong
kinh doanh. Sự phát triển của các NHTM tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển và qua đó, tạo nhu cầu mới về huy động và vay vốn từ
phía các doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để các NHTM phát triển các
dịch vụ trung gian tài chính trên thị trường vốn.
7 7
Sự ra đời của Nghị định 64/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về cổ phần hóa
DNNN và các văn bản hướng dẫn liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan
trọng trong việc sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp trong 2 năm qua. Tuy
nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm theo kế hoạch đề ra. Theo đề án tổng thể
sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ thì trong giai đoạn 2002- 2005 với
4704 DNNN hiện có, chỉ giữ nguyên 1847 doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước, chiếm 39.3%; còn lại là thuộc diện sắp xếp lại. Thế nhưng trong năm
2002, 2003, mới cổ phần hóa và sắp xếp được 1177 DNNN, chỉ đạt 69.36%
mức kế hoạch. Các nguyên nhân của tình trạng này là hạn chế về vấn đề
nhận thức về cổ phần hóa, quyền lợi của các doanh nghiệp được cổ phần
hóa, việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa thống nhất, các thủ tục hành
chính, do sợ bị chia sẻ quyền lợi của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp ...Vì
vậy, Chính phủ, Bộ tài chính, các Bộ ngành liên quan cần tiếp tục có những
biện pháp thích hợp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các DNNN. Thứ nhất,
thực hiện cổ phần hóa bắt buộc đối với các DNNN thuộc diện cổ phần hóa
theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP, cần nâng cao tỷ lệ cổ phần bán cho các cổ
đông bên ngoài doanh nghiệp, tỷ lệ này hiện nay là quá thấp. Đặc biệt, đối
với các Tổng công ty nhà nước, cần nhanh chóng thực hiện tổ chức lại theo
hướng cổ phần hóa, hình thành nên các tập đoàn kinh tế dựa trên nền tảng
sự liên kết về mặt tài chính, lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và chiến
lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên thay vì mối liên kết
hành chính. Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế chính sách tài chính của Nhà
nước theo hướng thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật; bổ sung chính
sách ưu đãi về tài chính nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN. Thứ
ba, cần đẩy mạnh các định chế trung gian tham gia vào quá trình cổ phần
hóa như công ty đầu tư tài chính, công ty mua bán nợ. Thứ tư, áp dụng chế
độ ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa trong những năm
đầu, đặc biệt cần nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu của các
doanh nghiệp này, tiếp tục giải quyết những vấn đề tồn đọng về tài chính
8 8