Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Ctxh cá nhân với hộ nghèo trong cải thiện kinh tế tại phường hoà khánh nam quận liên chiểu thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI HỘ NGHÈO TRONG VIỆ
CẢI THIỆN KINH TẾ TẠI PHƯỜNG HÒA KHÁNH NAMQUẬN LIÊN CHIỂU-THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Họ và Tên
Mã số Sinh viên
Lớp
GV Kiểm huấn

: Phạm Thị Minh Điệp
: 3200317009
: 17 CTXH2
: Nguyễn Thị Hằng Phương

ĐÀ NẴNG – 2021


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Sư Phạm ,Đại Học Đà Nẵng
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy (cô) ở
khoa Tâm Lý - Giáo Dục đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên nghành cũng
như thông qua sự hướng dẫn thực hành đã giúp cho em có những kiến thức kỹ
năng,cũng như kinh nghiệm cần thiết của một nhân viên công tác xã hội. Và trong
thời gian thực tập tại cơ sở Ủy Ban Quận Liên Chiểu, em đã có cơ hội áp dụng những


kiến thức đã học ở trường vào thực tế ở cơ sở, đồng thời học hỏi được nhiều kinh
nghiệm thực tế tại cơ sở . Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn:
Quý thầy cô trường Đại Học Sư Phạm đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ
ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là cơ Nguyễn Thị Hằng Phương đã tận tình hướng
dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân quận Liên Chiểu và phòng Lao Động Thương
Binh & Xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập.
Do kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót trong cách hiể, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của q thầy cơ và Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty để báo cáo tốt nghiệp
đạt được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CÁC TỪ VIẾT TẮC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.................................................................. 1
I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP. ............................................................................... 1
1.1. Thời gian thực tập. ........................................................................................................... 1
1.2. Cơ sở thực tập. ................................................................................................................. 1
1.3. Địa chỉ thực tập................................................................................................................ 1
1.4. Quá trình hình thành và phát triển. .................................................................................. 1
1.4.1. Quá trình hình thành. ................................................................................................ 1
1.4.2. Quá trình phát triển ................................................................................................... 2
1.4.3. Các đơn vị liên quan ................................................................................................. 3
2. ĐỐI TƯỢNG ...................................................................................................................... 4
2.1. Đối tượng sử dụng dịch vụ tại cơ sở................................................................................ 4

2.1.1. Có rất nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ tại cơ sở gồm: ........................................... 4
3. Mục tiêu cơ sở ................................................................................................................... 5
4. Tổ chức, nhân sự cơ sở ..................................................................................................... 6
5. Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc: .................... 7
5.1. Lĩnh vực Chính sách người có cơng ............................................................................ 7
5.2. Cơng tác Bảo trợ xã hội ............................................................................................... 8
5.3. Công tác giảm nghèo ................................................................................................... 9
5.4. Cơng tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em ............................................................................... 9
5.5. Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội .......................................................................... 10
6. Cảm nhận chung về cơ sở .............................................................................................. 11
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CTXH CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO ..................... 12
I. PHẦN MỞ ĐẦU. ................................................................................................................. 12
1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................................ 12
2. Thực trạng người nghèo trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................................. 13
3. Mục Tiêu .......................................................................................................................... 14
4. Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu............................................................... 14
5. phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 14
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu .................................................................................. 14
5.2. Phương pháp quan sát ................................................................................................ 14
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................... 15
1. Tiêu chuẩn nghèo ............................................................................................................ 15
2.Khái niệm ......................................................................................................................... 17
2.1. Khái niệm “Nghèo” ................................................................................................... 17


2.2 Khái niệm “ Hộ Nghèo” ............................................................................................. 18
2.3 Khái niệm “ Người Nghèo” ........................................................................................ 18
2.4. Khái niệm “ Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế để cải thiện đời sống” ............... 19
2.5. Khái niêm “CTXH cá nhân” ...................................................................................... 19
2.6. Khái niệm “CTXH với người nghèo”........................................................................ 20

3. Đặc điểm, nhu cầu của người nghèo ............................................................................. 20
4. Hoạt động CTXH trong hỗ trợ người nghèo ................................................................ 21
5. Các lý thuyết vận dụng................................................................................................... 21
5.1.Thuyết nhu cầu của MASLOW .................................................................................. 21
5.2. Lý Thuyết sinh thái .................................................................................................... 23
5.3. Lý thuyết hệ thống ..................................................................................................... 24
6. Tổng quan về chính sách ................................................................................................ 26
7. Nơi áp dụng chính sách .................................................................................................. 26
8. Căn cứ vào pháp lý ......................................................................................................... 26
9. Phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH với cá nhân............................................ 27
9.1. Phương pháp thực hành ............................................................................................. 27
9.2. Tiến trình CTXH với cá nhân bao gồm 7 bước: ........................................................ 27
10. Kỹ năng thực hành ....................................................................................................... 28
10.1. Kỹ năng giao tiếp ..................................................................................................... 28
10.2. Kỹ năng tạo mối quan hệ chuyên nghiệp ................................................................ 29
10.3. Kỹ năng lắng nghe ................................................................................................... 29
PHẦN III TIẾN TRÌNH CTXH CÁ NHÂN TRONG VIỆC CẢI THIỆN KINH TẾ CHO
HỘ NGHÈO. ........................................................................................................................... 30
1. Bối cảnh chọn thân chủ......................................................................................................... 30
2. Mô tả trường hợp của thân chủ ............................................................................................. 30
3. Mơi trường của thân chủ ....................................................................................................... 30
4. Phân tích hệ thống thân chủ .................................................................................................. 33
5. Tiến trình CTXH với cá nhân trợ giúp TC ........................................................................... 34
PHẦN IV: NHỮNG THAY ĐỔI CỦA SINH VIÊN ........................................................... 46
1. Kiến thức .......................................................................................................................... 46
2.Thái độ ............................................................................................................................... 46
3. Kỹ năng ............................................................................................................................ 47
PHẦN V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 48
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 50



CÁC TỪ VIẾT TẮC
TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

NVCTXH

Nhân Viên Công Tác Xã Hội

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

TC

Thân Chủ

LĐTBXH

Lao Động Thương Binh Xã Hội


PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.
1.1. Thời gian thực tập.
Thời gian thực tập kéo dài 10 tuần từ ngày 04/01/2021 đến ngày 28/03/2021,
trong đó có 2 tuần nghỉ Tết Nguyên Đán.
1.2. Cơ sở thực tập.
. Phòng Lao động – Thương binh và xã hội trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận

Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
1.3. Địa chỉ thực tập.
Địa chỉ: 168 Nguyễn Sinh Sắc, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Số điện thoại liên hệ : 02363.845194
Fax : 02363.3841882
Email :

Hình ảnh Uỷ Ban Nhân Dân Hành Chính Quận Liên Chiểu-Thành Phố Đà Nẵng

1.4. Quá trình hình thành và phát triển.
1.4.1. Quá trình hình thành.
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP
ngày 23/01/1997 của chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hịa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh của
huyện Hòa Vang cũ. Quận Liên Chiểu là một trong 6 quận và 2 huyện trực thuộc thành
phố Đà Nẵng. Diện tích trong địa giới hành chính của quận là: 7573.5 ha, dân số trung
1


bình năm 1997 là 53,5 nghìn người. Hiện nay, vì hành chính của quận bao gồm 5
phường: Hịa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam và Hịa
Minh.
Quận Liên Chiểu nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Đơng giáp vịnh
Đà Nẵng, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ-Thanh Khê, phía Tây giáp huyện Hịa Vang,
phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế qua đèo Hải Vân nơi đây được mệnh danh là
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Trên địa bàn Quận có quốc lộ 1A và đường sắt BắcNam đi qua. Vị trí địa lý trên là điều kiện thuận lợi của Quận và thành phố Đà Nẵng
cho việc giao lưu với các tỉnh và khu vực xung quanh trong nước và quốc tế.
Sau khi Quận Liên Chiểu được hình thành thì Uỷ ban nhân dân Quận ra quyết
định số 07/QĐ-UB ngày 14/02/1997 của Uỷ ban nhân dân lâm thời Quận Liên Chiểu
về việc ban hành lập phòng Lao động-Thương binh và xã hội. Quận Liên Chiểu đã lấy
ngày 14/02 hằng năm là ngày thành lập phòng.

Quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng ở vị trí trung độ của cả nước, là trung
tâm kinh tế của Miền Trung, có đường bộ, đường sắt, đường biển nối liền 2 miền Nam
– Bắc, có cảng hàng khơng, có biển, bưu chính nội địa và quốc tế. Quận Liên Chiểu –
thành phố Đà Nẵng trong quá trình phát triển đô thị mạnh mẽ nên đã và đang xuất hiện
nhiều nhân tố tích cực, đồng thời nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp. Bên cạnh đó,
các mặt trái của cơ chế thị trường đang thường xuyên tác động đến mọi mặt của đời
sống xã hội. Đó là những yếu tố tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan đến ma túy
phát triển.
1.4.2. Quá trình phát triển
Qua 22 năm hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hôi và sự nỗ
lực của cán bộ cơng nhân viên phịng Lao động-Thương binh và Xã hơi quận Liên
Chiểu đã đạt được nhiều thành tích đáng kể: phòng đã giải quyết việc làm cho trên
8.000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8.9% năm 1997 xuống 1.69% năm 2018. Nhiều
phần mộ liệt sĩ đã được quy tập về nghĩa trang, hàng tháng phòng sử dụng nguồn kinh
phí ngân sách lớn để chi trả cho các đối tượng nhưng khơng có sự cố xảy ra. Phịng đã
nhận được bằng khen do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trao tặng từ năm 1997
đến năm 2018. Bộ trưởng

2


Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trao tặng bằng khen vào năm 2001,2002,
2004, 2005 và nhiều năm liên tục.
1.4.3. Các đơn vị liên quan
Đối với Uỷ ban nhân dân quận Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội chịu sự
lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban nhân dân quận về tồn bộ cơng tác
theo chức năng, nhiệm vụ của phòng; Trưởng phòng trực tiếp nhận chỉ đạo và nội
dung công tác từ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phụ trách khối và phải thường xuyên báo
cáo với thường trực Uỷ ban nhân dân quận về những mặt công tác được phân công.
Theo định kỳ phải báo cáo với Thường trực Uỷ ban nhân dân quận về những mặt công

tác đã được phân công. Theo định kỳ phải báo cáo với Thường trực Uỷ ban nhân dân
quận về nội dung cơng tác của phịng và đề xuất các biện pháp giải quyết công tác
chuyên môn trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực liên quan.
Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội chịu sự hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội, thực hiện việc báo cáo công tác chuyên môn định kỳ và theo
yêu cầu của Giám đốc Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội.
Đối với cơ quan chuyên môn khác thuộc Uỷ ban nhân dân quận thực hiện mối
quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo chức năng nhiệm vụ, dưới sự
điều hành chung của Uỷ ban nhân dân quận, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch,
nhiệm vụ chính trị của quận. Trường hợp chủ trì phối hợp giải quyết cơng việc, nếu
chưa nhất trí với ý kiến của Thủ tướng các cơ quan chuyên mơn khác, Trưởng phịng
Lao động – Thương binh và Xã hội tập hợp ý kiến và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
quận xem xét.
Đối với Uỷ ban nhân dân phường Phịng Lao động –Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giúp đỡ về nghiệp vụ ngành để Uỷ ban nhân dân
phường chỉ đạo thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ lao động, người
có cơng với nước và xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của Nhà nước và
Uỷ ban nhân dân thành phố. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
cùng với ủy ban nhân dân phường kiện tòa, cũng cố bộ phận cơng tác về lao động,
người có cơng và xã hội tại địa phương. Phối hợp với các tổ chức, chính quyền, đồn
thể nhân dân xây dựng phong trào tồn dân chăm sóc, giúp đỡ người có cơng với nước

3


và đối tượng chính sách xã hội. Giúp Uỷ ban nhân dân phường phối hợp thực hiện
tuyên truyền giáo dục phòng chống, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến chức năng
quản lý trên địa bàn quận Trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, giải quyết các chế độ, chính

sách về lao động, người có công và xã hội theo quy định của nhà nước. Đối với các
đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp của Trung ương, thành phố trú đóng
và hoạt động trên địa bàn quận Liên Chiểu, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
giúp Uỷ ban nhân dân quận thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước bề các lĩnh
vực thuộc chức năng đối với các đơn vị này theo quy định.
Đối với Mặt trận tổ quốc, các đơn vị sự nghiệp, các ban nghành, đoàn thể, các tổ
chức xã hội quận Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể quần chúng thực hiện tốt chế độ chính sách lao động, người có
cơng và xã hội, tiếp nhận những phản ánh về tình hình các đối tượng để giải quyết kịp
thời; phối hợp với các đoàn thể quần chúng vận động các đối tượng chính sách, phát
huy truyền thống của dân tộc và truyền thống cách mạng để thực hiện tốt các cuộc vận
động của Đảng và Nhà nước. Khi Uỷ ban mặt trận tổ quốc quận, phường, các đơn vị
sự nghiệp, các ban nghành, đoàn thể, các tổ chức xã hội của quận có yêu cầu, kiến
nghị các vấn đề thuộc chức năng của phòng, Trưởng phịng có trách nhiệm trình bày,
giải quyết hoặc trình Uỷ ban nhân dân quận giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm
quyền.
2. ĐỐI TƯỢNG
2.1. Đối tượng sử dụng dịch vụ tại cơ sở
2.1.1. Có rất nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ tại cơ sở gồm:
Nhóm đối tượng chính sách: Mẹ Việt Nam anh hung, Anh hùng lao động, lực lực
vũ trang; Thương binh, Bệnh binh các loại theo hạng mức; Mẹ, Vợ liệt sĩ hưởng trợ
cấp tuất; Người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng, một lần; Người,
con người nhiễm chất độc hóa học…
Nhóm đối tượng bảo trợ xã hội: Người khuyết tật; Người cao tuổi; người bị
nhiễm HIV/AIDS; người đơn thân thuộc diện hộ nghèo; Trẻ em mồ cơi; Hộ gia đình
nhận ni trẻ em mồ cơi, trẻ em bỏ rơi; Hộ gia đình nhận, trực tiếp nuôi dưỡng người
khuyết tật đặc biệt nặng…

4



Nhóm người nghèo: người mắc bệnh hiểm nghèo; Người nghèo khơng cịn sức
lao động…
Nhóm người mắc các loại tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm);
Các doanh nghiệp; các cơ sở kinh doanh dịch vụ…
Số lượng người sử dụng dịch vụ...
Nhóm đối tượng chính sách: 3.866 đối tượng.
Nhóm đối tượng bảo trợ xã hội: 3.334 đối tượng.
Nhóm người nghèo: 2.480 hộ với 9.920 nhân khẩu.
Nhóm người mắc các loại tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm): 385 đối tượng.
Các doanh nghiệp; các cơ sở kinh doanh dịch vụ: 1.964 đơn vị/cơ sở.
Hiện nay trên tồn quận có 3.334 đối tượng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội
hàng tháng theo Nghị quyết số 134/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của
Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội
và mở rộng đối tượng, hệ số hưởng bảo trợ xã hội ngoài quy định tại Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ. Trong đó nhóm người
đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang hưởng trợ cấp hàng tháng: 298 người, riêng
phường Hịa Khánh Nam có 41 người đang hưởng, trong đó người đơn thân ni 01
con là: 18 người, người đơn thân nuôi từ 02 con trở lên là: 23 người.
3. Mục tiêu cơ sở
Mục tiêu dài hạn Đạt 100% tất cả các chỉ tiêu đề ra trên địa bàn quận. Hình thành
và duy trì hoạt động ngày càng có hiệu quả của mạng lưới bảo vệ trẻ em từ quận đến
phường, tổ dân phố nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên
địa bàn quận, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu vì trẻ em.
Mục tiêu cụ thể: Triển khai đến UBND các phường tiến hành khảo sát, lập danh
sách đối tượng chính sách cần hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở năm 2018; phối hợp với
UBND các phường, thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ chính sách thuộc diện hộ
nghèo giai đoạn 2016-2020 thốt nghèo bền vững. Phấn đấu 03 năm đầu chương trình
giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm từ 02% đến 03% hộ nghèo/năm. Tập trung xóa
100% nhà tạm hộ nghèo có đất ở ổn định; huy động các nguồn lực, tạo điều kiện cho

người nghèo từng bước ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững, nhất là hỗ trợ về
nhà ở, các điều kiện sinh hoạt và các dịch vụ xã hội. - 100% trẻ em và phụ huynh có
nhu cầu tư vấn tại văn phòng được giúp đỡ; - 100% trẻ em và phụ huynh có nhu cầu tư
5


vấn qua đường dây nóng được hỗ trợ; - 100% trẻ em bị xâm hại có nguy cơ ảnh hưởng
đến tính mạng, thân thể và nhân phẩm được hỗ trợ kịp thời
4. Tổ chức, nhân sự cơ sở
Để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ góp phần ổn định chính trị và phát
triển kinh tế ở địa phương, phịng Lao động-Thương binh và Xã hội Quận Liên Chiểu
được xác định cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội Quận có 1 trưởng phịng, 3 phó trưởng
phịng và 4 bộ phận chun mơn.
Trưởng phịng: phụ trách chung, theo dõi công tác tổ chức, các lĩnh vực quản lý
nhà nước về lao động và các chính sách xã hội.
Phó trưởng phịng: phụ trách cơng tác chính sách thương binh liệt sĩ, tệ nạn xã
hội, thanh tra chính sách và tổng hợp.
Bộ phận quản lý lao động, việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội: quản lý nhà
nước về lao động, theo dõi tình hình lao động trong độ tuổi, huy động ngày công nghĩa
vụ công ích và quỹ đền ơn đáp nghĩa chuyên trách công tác phòng chống tệ nạn xã hội,
lang thang xin ăn.
Bộ phận chính sách thương binh liệt sĩ và người có cơng: chun viên cơng tác
chính sách thương binh liệt sĩ và quản lý hồ sơ học sinh-sinh viên.
Bộ phận chính sách về bảo trợ xã hội: chuyên viên giảm nghèo, công tác thương
binh xã hội và bảo trợ xã hội, hịa giải viên lao động.
Bộ phận kế tốn, thủ quỹ, văn thư: phụ trách cơng tác kế tốn, văn thư, thủ quỹ,
chi trả trợ cấp ưu đãi.
Hiện nay, phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổng số có 06 cơng chức.
Trong đó có: 06 cán bộ viên chức đã vào biên chế.


6


5. Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc:
5.1. Lĩnh vực Chính sách người có cơng
Trong dịp Tết Ngun đán Kỷ Hợi 2018, thực hiện việc cấp phát quà Tết của
Chủ tịch nước, UBND thành phố, UBND quận, các đơn vị, địa phương và cá nhân cho
14.325 lượt đối tượng chính sách, gia đình chính sách tiêu biểu và khó khăn, các đồng
chí Thành ủy viên, quận uỷ viên nghỉ hưu, hy sinh, từ trần với tổng số tiền gần 05 tỷ
đồng; Phục vụ lãnh đạo Quận ủy, UBND quận Đặt vòng hoa tại các NTLS trên địa bàn
quận, nhà bia di tích Khu I, Khu di tích B1 Hồng Phước.
Chi trả trợ cấp thường xuyên cho 1.879 đối tượng chính sách trên địa bàn quận
với tổng số tiền gần 27,1 tỷ đồng. Trợ cấp thường xun cho 80 đối tượng người có
cơng cách mạng theo Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND và 189 đối tượng chính sách
theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng với tổng số
tiền 978,2 triệu đồng.

7


Tham mưu UBND quận ra Quyết định hỗ trợ mai táng phí cho 49 trường hợp với
số tiền 489,5 triệu đồng; hỗ trợ khó khăn đột xuất 56 đối tượng với tổng số tiền 105
triệu đồng. Trợ cấp một lần cho 2.884 đối tượng với số tiền 1,87 tỷ đồng. Chi trả tiền
điều dưỡng tại gia cho 638 đối tượng với tổng kinh phí 708,2 triệu đồng.
Tổ chức lễ truy điệu cho 08 đồng chí huy hiệu 50 tuổi Đảng, 03 Bà Mẹ VNAH,
01 AHLLVT với số tiền 84 triệu đồng. Phối hợp với UBND các phường, hoàn thành
việc hỗ trợ xây dựng mới 08 nhà và sửa chữa 106 nhà ở của đối tượng chính sách
xuống cấp theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng
kinh phí 2,6 tỷ đồng. - Phối hợp với UBND các phường đưa đón 21 trường hợp được

Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Đề nghị cấp lại 66 Bằng TQGC và 05
Bằng Mẹ VNAH cho thân nhân đối tượng.
Tổ chức 02 Đoàn tham quan nghỉ dưỡng cho 40 đối tượng chính sách; chi trả
kinh phí nghỉ dưỡng tại gia cho 265 đối tượng với số tiền 294,2 triệu đồng.
Phối hợp với UBND các phường tiến hành khảo sát, đề nghị hỗ trợ sửa chữa 102
nhà ở xuống cấp của đối tượng chính sách trong năm 2016; khảo sát, lập danh sách
123 hộ chính sách thuộc diện hộ nghèo giai đoạn 2016-2020.
5.2. Công tác Bảo trợ xã hội
Trong dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2018, thực hiện cấp phát quà Tết của UBND
thành phố, UBND quận và các đơn vị, cá nhân cho 8.864 đối tượng xã hội, hộ nghèo,
người lao động nhặt rác tại bãi rác Khánh Sơn, Trẻ em mồ cơi, hộ có hồn cảnh khó
khăn với tổng số tiền 2,928 tỷ đồng. Phối hợp với UBND các phường thực hiện cấp
phát 190.090 kg gạo cho 7.754 hộ với 12.672 khẩu. Trong đó, số lương thực của
UBND thành phố là 183.090 kg gạo, UBND quận 7.000 kg gạo.
Tham mưu UBND quận ban hành Quyết định điều chỉnh mức hưởng trợ cấp cho
3.334 đối tượng theo Nghị quyết số 134/2017/NQ-HĐND; trợ cấp cho 63 đối tượng
theo Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND; Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND; Quyết
định thôi hưởng trợ cấp 207 trường hợp, giải quyết mai táng phí 102 trường hợp với số
tiền 325,2 triệu đồng. - Điều chỉnh mức trợ cấp cho 55 đối tượng là người cao tuổi
đang hưởng nhóm NCT từ 80-89 tuổi sang hưởng nhóm NCT từ 90-94 tuổi;
Chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng với kinh phí 2,054 tỷ đồng/tháng;
chi trả kinh phí truy lĩnh cho 3.397 đối tượng theo Nghị quyết số 134/2017/NQ-

8


HĐND, Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND; Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND với số
tiền gần 3 tỷ đồng.
Mua thẻ BHYT cho 3.397 trường hợp hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị quyết
số 134/2017/NĐ-HĐND, Quyết định số 45/2010/QĐ-UBND; Quyết định số

24/2010/QĐ-UBND, với tổng số tiền gần 1,85 tỷ đồng; giảm 65 thẻ BHYT do đối
tượng đang hưởng trợ cấp từ trần.
Trợ cấp khó khăn đột xuất cho hơn 312 trường hợp ốm đau, bị rủi ro, tai nạn có
hồn cảnh gia đình khó khăn với tổng số tiền 900 triệu đồng.
Phối hợp với Sở LĐTBXH, UBND các phường xác minh 02 trường hợp có
nguyện vọng xin được nuôi dưỡng tại Trung tâm BTXH.
5.3. Công tác giảm nghèo
Trong năm 2018, số hộ thoát nghèo 1.539/1.539 hộ (14 hộ nghèo phát sinh từ
quận Thanh Khê chuyển đến), đạt tỷ lệ 100% Kế hoạch thành phố và quận giao.
Phối hợp với UBND các phường triển khai Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày
03/3/2018 của UBND quận Liên Chiểu về việc điều tra thu nhập thấp giai đoạn 20162020, kết quả có 4.809 hộ với 39.407 khẩu thuộc diện thu nhập thấp trên địa bàn quận
với mức 1.500.000 đồng/người/tháng. Triển khai đến UBND các phường Công văn số
1603/SLĐTBXH-BTXH ngày 02/7/2018 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội về
việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo cịn lại của năm 2015. - Cơng
văn số 850/UBND-LĐTBXH ngày 20/8/2018 của UBND quận về việc xét chọn hộ
nghèo có hồn cảnh đặc biệt giai đoạn 2016-2020 có mức thu nhập bình quân dưới
800.000 đồng/người/tháng; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 20/8/2015 về việc điều
tra bổ sung hộ cận nghèo với mức thu nhập từ 1.500.000 đồng/người/tháng đến
1.690.000 đồng/người/tháng.
Tham mưu UBND quận cấp 15.900 thẻ BHYT cho hộ nghèo với số tiền 9,87 tỷ
đồng; cấp 128 thẻ BHYT cho người mắc bệnh hiểm nghèo với với số tiền 53,8 triệu
đồng.
5.4. Cơng tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Phối hợp với Đoàn TNCSHCM quận chọn các em tham gia Hội thi “ Tìm hiểu
kiến thức về chăm sóc và bảo vệ quyền trẻ em”.
Tham mưu UBND quận tổ chức Tháng hành động “Vì trẻ em” năm 2015. Chọn
01 em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên học giỏi nhận Bằng khen của Chủ tịch
9



nước tại Hà Nội. Lập danh sách 25 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi nhận phần
thưởng của UBND thành phố Đà Nẵng nhân dịp Tháng hành động Vì trẻ em. Tham
mưu UBND quận tặng 50 suất quà cho trẻ em Làng Vân nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
01/6.
Tổ chức cấp phát 20 chiếc xe đạp cho các em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,
vượt khó trong học tập của Công ty Bảo Việt trị giá 22,5 triệu đồng; cấp phát20 xuất
học bổng của Hội cứu tế Đông Á (Hội SEAR) cho con em hộ nghèo với số tiền 10
triệu đồng.
Tổ chức Tết trung thu cho trẻ em trên địa bàn quận năm 2018 thực hiện cấp phát
quà cho con em hộ nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật, trẻ em Tổ 13, 14
khu liền kề phường Hòa Hiệp Nam, với tổng số tiền 58 triệu đồng. Cụ thể: 120 xuất
quà (200.000 đồng/xuất) của Công ty Bia Lague; 100 xuất quà (200.000 đồng/xuất)
của UBND quận và Công ty Coca-Cola; 70 xuất quà (200.000 đồng/xuất) của UBND
quận.
Tiến hành khảo sát, lập danh sách, tổng hợp đối tượng trẻ em lang thang xin ăn,
bán hàng rong trên địa bàn quận theo Kế hoạch số 08/KH-SLĐTBXH- ngày 07/8/2018
của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, kết quả cụ thể : 01 trẻ em bán hàng rong, và
37 trường hợp người lang thang và bán hàng rong tại khu vực Bến xe, đèo Hải Vân.... Tham mưu UBND quận đề nghị thành phố khen thưởng 02 phường: Hòa Khánh Bắc
và Hịa Hiệp Bắc làm tốt cơng tác Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em năm 2018.
5.5. Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội
Phối hợp với UBND các phường tiến hành đánh giá, phân loại 15 đối tượng đang
quản lý sau cai nghiện tại địa phương, trong đó: Tiến bộ 11 đối tượng, chưa tiến bộ 04
đối tượng. Thực hiện một số biện pháp hỗ trợ, cụ thể: Tạo việc làm cho 06 đối tượng,
học nghề 02 đối tượng. Phối hợp cùng Đội Kiểm tra liên ngành, tiến hành 12 lượt kiểm
tra hoạt động của 62 cơ sở KDDV nhạy cảm trên địa bàn quận, áp dụng biện pháp xử
phạt hành chính 29 cơ sở với số tiền 91,3 triệu đồng. Phối hợp với lực lượng Quản lý
đô thị quận ra quân lập lại trật tự chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè, đặt bảng hiệu không
đúng quy định; phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, đơn vị triển khai thực hiện Chỉ
thị số 43 của Thành ủy Đà Nẵng về “Năm văn hóa, văn minh đơ thị 2018”.


10


Trong năm 2018, tiếp nhận 09 học viên cai nghiện tại Trung tâm 05-06 về hòa
nhập cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn quận đang quản lý 382 đối tượng nghiện ma
túy, tăng 223 đối tượng so với cùng kỳ năm 2018.
6. Cảm nhận chung về cơ sở
Trong suốt quá trình thực tập, cán bộ cơ sở thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ chúng
em rất nhiều, Thực tập chính là cơ hội để chúng em được va chạm và trải nghiệm thực
tế, là môi trường tốt để chúng em có thể thử sức và rèn nghề. Em đã kết thúc kỳ thực
tập với kết quả tốt và những lời nhận xét chân tình của đơn vị mà em thực tập. Trong
thời gian thực tập, em gặp rất nhiều khó khăn nhưng em cũng đã học hỏi được rất
nhiều điều bổ ích, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cơng việc của em sau này. Em đã cố
gắng và tự nhủ mình phải nỗ lực lên nhiều, cho tới khi tiếp xúc, làm việc cùng với cán
bộ cơ sở thực tập, những cảm xúc trở nên tích cực hơn. Em cảm thấy rất vui khi được
anh chị quan tâm, chỉ bảo và rất tận tình hướng dẫn .Em hy vọng trong tương lai em sẽ
gặt hái được thành công bằng chính sự cố gắng của mình.

11


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CTXH CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI NGHÈO
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu, mục tiêu xố đói giảm nghèo
khơng chỉ có ở nước ta mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nghèo đói
khơng chỉ làm cho hàng triệu người khơng có cơ hội được hưởng thụ thành quả văn
minh tiến bộ của lồi người mà cịn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh
tế xã hội đối với sự phát triển, sự tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói

khơng được giải quyết thì khơng một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như
quốc gia định ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hồ bình ổn định, đảm
bảo các quyền con người được thực hiện.
Đặc biệt ở nước ta, quá trình chuyển sang kinh tế thị trường với xuất phát điểm
nghèo nàn và lạc hậu thì tình trạng đói nghèo càng khơng thể tránh khỏi. Theo số liệu
thống kê mới nhất, hiện nay cả nước có khoảng trên 2 triệu hộ nghèo đói chiếm 11%
tổng số hộ trong cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói nhưng phải kể hơn
cả là thiếu vốn và cải thiện đời sống . Vốn và cải thiện đời sống cho người nghèo đang
là một nghị sự nóng hổi trên diễn đàn kinh tế. Giải quyết vốn và cải thiện đời sống cho
người nghèo để thực hiện mục tiêu xố đói giảm nghèo đã được Đảng và Nhà nước hết
sức quan tâm.
Trong các năm qua, tuy đã có nhiều biện pháp hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho
người nghèo nhưng thực trạng mà đánh giá vốn chuyển tải đến người nghèo chưa được
là bao nhiêu và hiệu quả sử dụng chưa cao. Tuy vậy nhìn tổng thể và trước những u
cầu đặt ra thì quả thực cịn nhiều mặt cần được đề cập để đi đến đưa ra những giải
pháp cơ bản, lâu dài cho việc hỗ trợ cải thiện đời sống tới người nghèo ở nước ta. Sau
một thời gian thực tập tại phòng bảo trợ xã hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội,
được sự tận tình hướng dẫn của các đồng chí lãnh đạo, tập thể cán bộ phòng bảo trợ xã
hội tại Ủy Ban NHân Dân Quận liên Chiểu. với ý thức mong muốn góp phần tích cực
vào phát triển kinh tế của đất nước cũng như hỗ trợ giúp đỡ cho hộ nghèo tại địa bàn
quận .Em đã lựa chọn đề tài " CTXH cá nhân với hộ nghèo trong việc cải thiện kinh
tế tại phường Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu”.

12


2. Thực trạng người nghèo trên địa bàn quận Liên Chiểu
Từ kết quả điều tra, phân tích nhu cầu mức sống tối thiểu của dân cư ở các khu
vực thành thị và nông thôn về lương thực, thực phẩm và nhu cầu thiết yếu cho cuộc
sống, Hội đồng nhân dân thành phố đã phê duyệt mức chuẩn nghèo giai đoạn 2016 2020 cụ thể là:

- Mức chuẩn hộ nghèo: Khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng trở
xuống; khu vực nông thôn: 1.100.000 đồng/người/tháng trở xuống. Với mức chuẩn
này tồn quận có 4.329 hộ nghèo hộ, chiếm tỷ lệ 11% tổng số hộ dân cư (trong đó có
3.910 hộ cịn sức lao động, chiếm tỷ lệ 9,92%, hộ khơng cịn sức lao động 419 hộ,
chiếm tỷ lệ 1,08%);
- Mức chuẩn hộ cận nghèo: Khu vực thành thị trên 1.300.000 đồng/người/tháng
đến 1.690.000 đồng/người/tháng; khu vực nông thôn trên 1.100.000 đồng người/ tháng
đến 1.430.000 đồng/người/tháng. Với mức chuẩn này, tồn quận có 1.585 hộ cận
nghèo, chiếm tỷ lệ 4,02% tổng số hộ dân cư.
Nguyên nhân nghèo được tập trung vào các nội dung sau: Thiếu vốn sản xuất
chiếm 20,3% trên tổng số hộ nghèo; thiếu đất canh tác chiếm 0,36; thiếu phương tiện
sản xuất chiếm 3,18%; thiếu lao động chiếm 18,6%; có lao động nhưng khơng có việc
làm chiếm 26,2%; khơng biết cách làm ăn, khơng có tay nghề chiếm 6,6%; có đơng
người ăn theo chiếm 39,5%; có người ốm đau nặng chiếm 32,9; mắc tệ nạn xã hội
chiếm 0,62%, chây lười lao động chiếm 0,25%, nguyên nhân khác chiếm 18,2%.
Nguyện vọng tập trung chủ yếu: Vay vốn ưu đãi chiếm 46,3% trên tổng số hộ
nghèo; hỗ trợ đất sản xuất chiếm 0,36%; hỗ trợ phương tiện sản xuất chiếm 9,97%;
đào tạo nghề chiếm 3,4%; giới thiệu việc làm chiếm 28,5%; hướng dẫn cách làm ăn
chiếm 8,45%; hỗ trợ xuất khẩu lao động chiếm 0,6%; trợ cấp xã hội chiếm 36,1%;
khác chiếm 26,35%. Có gia đình có cả 2 ngun nhân, nguyện vọng chủ yếu.
Ngoài ra, nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị 24 của Thành ủy, Chỉ thị 19 của Quận
ủy, qua khảo sát tồn quận xét chọn 236 hộ có mức thu thấp nhất trong số hộ nghèo
theo chuẩn mới của thành phố có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, có người ốm đau
thường xuyên, người khuyết tật, người già yếu, đông người phụ thuộc... khó thốt
nghèo bằng các giải pháp giảm nghèo thơng thường. Chia ra nhóm ưu tiên 1: 158 hộ,
nhóm ưu tiên 2: 78 hộ

13



3. Mục Tiêu
Vận dụng phương pháp CTXH cá nhân vào trợ giúp cho người nghèo cải thiện
kinh tế trên đại bàn Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu.
4. Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Khánh thể.
Nghiên cứu 1 trường hợp người nghèo tại địa bàn.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
CTXH cá nhân trong việc cải thiện kinh tế cho hộ nghèo tại phường Hòa Khánh
Nam quận Liên Chiểu.
5. phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu có sử dụng những thơng tin từ những nguồn tài liệu có sẵn dựa trên
nguồn số liệu từ những cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới, các báo
cáo về hộ nghèo của phường Hòa Khánh Nam. Để làm tư liệu cho quá trình làm bài.
5.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích ghi lại hành vi, lời nói của
thân chủ trong các mối quan hệ. Thông qua quan sát NVCTXH có thể thấy những khó
khăn trong cuộc sống mà phụ nữ đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang gặp phải để có
thể định hướng đúng trong q trình hỗ trợ họ. Có thể thực hiện các quan sát bằng mắt,
bằng máy ghi âm, ghi hình...
- Quan sát thái độ của thân chủ thơng qua các buổi nói chuyện
- Quan sát biểu hiện, hành vi của thân chủ thông qua các buổi gặp gỡ nhằm đưa
ra các đánh giá về thân chủ
- Quan sát sự tương tác của thân chủ và người nghiên cứu nhằm có đánh giá trực
tiếp và gián tiếp thể hiện qua thái độ của thân chủ
- Quan sát cách làm việc của thân chủ góp phần nhằm đánh giá các cơ hội phù
hợp với thân chủ
- Quan sát sự tương tác của thân chủ với các mối quan hệ xung quanh góp phần
có đánh giá các nguyên nhân và đưa các biện pháp phù hợp
- Khi quan sát cần giữ bí mật để đảm bảo tính khách quan

5.3. Phương pháp vãng gia

14


Vãng gia hay cịn gọi là thăm hộ gia đình, phương pháp này là một trong những
phương pháp, công cụ quan trọng của CTXH cá nhân. Vãng gia hoàn toàn có lợi vì khi
vãng gia có thể quan sát mơi trường tự nhiên và xã hội của gia đình thân chủ cũng như
thấy được các mối quan hệ và thái độ, cách xử sự giữa các thành viên trong gia đình
đối với thân chủ và có ảnh hưởng như thế nào đến thân chủ.
5.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích phỏng vấn sâu là để thu thập được các ý kiến từ khách thể nghiên cứu
về thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con thuộc diện hộ nghèo, nhu cầu của phụ nữ đơn
thân nuôi con thuộc diện hộ nghèo, thực trạng các hoạt động hỗ trợ cải thiện nhà ở.
Phương pháp này giúp cho NVCTXH khai thác được sâu hơn từ những nhận định tình
hình ban đầu của quá trình phân tích tài liệu.
- Phỏng vấn có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng
vấn tại nơi công cộng, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua thư.
- Để thực hiện phương pháp này người phỏng vấn cần :
+ Sắp xếp thời gian đến vãng gia gặp đối tượng cần phỏng vấn
+ Đưa ra các câu hỏi xoay quanh thân chủ để thân chủ trả lời. Việc này giúp
người điều tra có thơng tin về thân chủ và dễ dàng xác định vấn đề của thân chủ
+ Ghi chép, ghi âm cuộc phỏng vấn
+ Tổng hợp các thông tin cần cho bài nghiên cứu
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tiêu chuẩn nghèo
- Hộ nghèo, xã nghèo và hộ cận nghèo:
Quyết định số 59/2015/QĐ – TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 quy định:
+ Hộ nghèo:

Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình qn
đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình qn đầu
người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình qn
đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình qn đầu

15


người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Hộ cận nghèo:
Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng
đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng
đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Hộ có mức sống trung bình:
Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng
đến 1.500.000 đồng.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng
đến 1.950.000 đồng.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình qn trên đầu người trên tháng ít hơn hoặc bằng
chuẩn nghèo. Để xác định hộ nghèo cịn phải căn cứ vào tình trạng nhà ở và giá trị tài
sản và phương tiện sản xuất (nhà ở tạm bợ, tài sản khơng có giá trị, thiếu phương tiện
sản xuất). Theo đó, xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên, được xác định
theo chuẩn nghèo hiện hành.
Theo tài liệu tập huấn cán bộ xóa đói goảm nghèo xã, huyện (2011), hộ cận nghèo là

hộ có mức thu nhập bình qn trên đầu người trên tháng từ trên chuẩn nghèo đến tối
đa bằng 130% chuẩn nghèo.
- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang vùng ven biển và hải đảo:
Là các xã có vị trí ở vùng bãi ngang ven biển hoặc là các xã cồn, bãi, đầm phá, bán
đảo, hải đảo và có đủ các điều kiện sau: Là các xã nghèo theo tiêu chí xã nghèo do Bộ
LĐTBXH quy định tại Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/5/2002 và
không thuộc xã 135; Còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, tùy theo điều
kiện cụ thể từng xã, bao gồm: bờ bao chống triều cường, kè, cơng trình thuỷ lợi, trạm
bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, đường ra bến cá, chợ cá.
- Chuẩn nghèo quốc gia:
Ở nước ta, qua 6 lần công bố chuẩn nghèo đói tính theo thu nhập bình qn đầu người
trên cơ sở là gạo hoặc tiền. Lần thứ 6 cơng bố vào năm 2015. Thu nhập bình qn/đầu
16


người/tháng. 400.000 đồng đối với khu vực nông thôn và 500.000 đồng đối với khu
vực thành thị. Ngoài chuẩn nghèo trên, khi xác định hộ nghèo cần xem xét thêm về
tình trạng nhà ở, đồ dùng sinh hoạt; tài sản và phương tiện sản xuất của hộ gia đình.
- Chuẩn nghèo địa phương:
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể nâng chuẩn nghèo cao hơn so với
chuẩn quốc gia nếu thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:
+ Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh/thành phố lớn hơn thu nhập bình quân đầu
người của quốc gia;
+ Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh/thành phố phải nhỏ hơn tỷ lệ nghèo của cả nước
+ Tự cân đối được nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách trực tiếp cho người
nghèo, hộ nghèo, xã nghèo.
2.Khái niệm
2.1. Khái niệm “Nghèo”
❖ Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói:
• Trên thế giới

Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan vào 9/2003. Các quốc gia đã thống nhất cao và cho rằng: “ nghèo
là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của đại phương”
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: con người bị coi là nghòe khổ khi
mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới
mức thu nhập của cộng đồng. Khi họ khơng có những gì mà đa số trong cộng đồng coi
như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức.
Abapia Sen, chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động Quốc tế, người được
giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998 cho rằng : Nghèo là tất cả những ai mà thu
nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ
mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.
Ngân hàng thế giới cho rằng: Nghèo là khái nệm đa chiều vượt khỏi phạm vi
túng thiếu về vật chất. Ngheo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao

17


gồm các vấn đề liên quan đến năng lực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn
thương, khơng có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực
• Tại Việt Nam:
- Đói: Là tình trạng một bộ phân dân cư cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con
thường thất lạc, thất học, ốm đau khơng có tiền chữa trị nhà ở khơng đủ che mưa nắng.
- Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn nhưng không đứt
bữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, khơng có hoặc khơng đủ điều kiện
để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu về học tập, chữa bệnh
cũng như các nhu cầu xã hội khác. Biểu hiện của việc không được hưởng và thỏa mãn
các nhu cầu cơ bản đó, chẳng hạn, là tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mù chữ,
bệnh tật, ô nhiễm môi trường, tỷ lệ tử vong trẻ em sơ sinh cao, tuổi thọ thấp…

- Các quan niệm trên phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của ngươi nghèo:
+ Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người.
+ Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
+ Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.
2.2 Khái niệm “ Hộ Nghèo”
Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối
thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét
trên mọi phương diện.Giới hạn nghèo đói được biểu hiện dưới dạng thu nhập bình
qn tính theo đầu người, các hộ có thu nhập bình qn tính theo đầu người nằm dưới
giới hạn nghèo đói được gọi là hộ nghèo.
2.3 Khái niệm “ Người Nghèo”
Người nghèo là những người có cuộc sống bấp bênh vì khơng tiếp cận các điều
kiện vật chất và dịch vụ để có được một cuộc sống ấm no. Họ thiếu các điều kiện đảm
bảo các nhu cầu tối thiểu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chăm sóc
sức khoẻ; tiếp cận với các kết cấu hạ tầng và các nguồn lực xã hội kém; thiếu tự tin và
dễ bị tổn thương; ít có điều kiện tham gia vào các quyết định của địa phương và tăng
trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Để xác định người nghèo cần căn cứ vào sổ chứng
nhận hộ nghèo. Người nghèo là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ theo
dõi quản lý hộ nghèo

18


2.4. Khái niệm “ Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế để cải thiện đời
sống”
Hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế là quá trình giúp đỡ những người ở trong
hộ nghèo lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh
tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
2.5. Khái niêm “CTXH cá nhân”

Có nhiều khái niệm về Cơng tác xã hội cá nhân được sử dụng trên thế giới dựa
trên nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tế của những người làm CTXH chuyên
nghiệp.
Bà Mary Richmond –nhà công tác xã hội tiên phong người Mỹ – cho rằng “Công
tác xã hội cá nhân là nghệ thuật làm việc với từng cá nhân với các vấn đề khác nhau,
thông qua việc nhân viên xã hội cùng hợp tác với thân chủ, giúp thân chủ thực hiện
chức năng xã hội, cải thiện mối quan hệ giữa họ và môi trường xã hội trở nên tốt hơn.”
Theo cố Thạc sỹ Phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh “Công tác xã hội cá
nhân là một phương pháp can thiệp (của Công tác xã hội) quan tâm đến những vấn đề
về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của Cơng tác xã hội cá nhân là
phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường các chức năng xã hội của cá
nhân và gia đình.
Hay theo Sách giáo khoa/ bách khoa (Encyclopedia) về công tác xã hội của
Philippines: “Cơng tác xã hội cá nhân là một hình thức cá biệt hóa việc giúp đỡ con
người đối phó vói những vấn đề cá nhân thường liên quan đến sự sa sút hay gãy đổ
trong việc thực hiện các chức năng xã hội một cách đầy đủ”
Những điểm chung của các định nghĩa về CTXH cá nhân bao gồm:
• Nhấn mạnh đây là một trong những phương pháp làm việc của CTXH nhằm hỗ
trợ cho từng cá nhân theo mối quan hệ một – một;
• Nhấn mạnh đến chức năng xã hội của cá nhân, những tiềm năng vốn có để cá
nhân tự giải quyết vấn đề của mình;
• Đề cập đến yếu tố mơi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hiện tại
của cá nhân đặc biệt là việc thực hành chức năng xã hội của cá nhân.
Mục đích nhằm giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng đồng nghèo nâng cao năng lực
để thốt nghèo bền vững, giúp họ đối mặt, vượt qua những rủi ro như thất học, thiếu

19


việc làm, thiếu thốn…Bên cạnh đó, cịn thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia

đình nghèo tiếp cận được các chính sách, nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản.
CTXH với người nghèo…
2.6. Khái niệm “CTXH với người nghèo”
Công tác xã hội với người nghèo là hoạt động trợ giúp chuyện nghiệp nhằm nâng
cao năng lực, chức năng xã hội của người nghèo, thúc đẩy các chính sách liên quan tới
nghèo đói, huy động các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
nghèo giải quyết vấn đề nghèo đói và hướng tới bảo đảm an sinh xã hội.
3. Đặc điểm, nhu cầu của người nghèo
Chúng ta đã có những tiêu chuẩn để xác định được nhóm người nghèo: Những
người có mức thu nhập hay mức chi tiêu dưới mức tối thiểu là những người nghèo
trong xã hội.
Từ những phân tích trên ta thấy được đặc điểm chung của nhóm người nghèo:
- Thiếu phương tiện sản xuất đặc biệt là dất đai. Đại bộ phận nhóm người nghèo
sống ở nơng thơn và chủ yếu là tham gia vào các hoạt động nơng nghiệp.
- Khơng có vốn hay rất ít vốn, thu nhập mà họ nhận được chủ yếu là lao động tự tạo
việc làm. Họ chủ yếu là những người ở thành thị tập trung ở khu vực phi chính thức.
- Thu nhập bình quân đầu người thấp, sức mua thực tế trên dầu người thấp.
- Trình độ giáo dục thấp, tuổi thọ thấp, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao. Số phụ nữ có
thu nhập nhiều hơn nam ở hầu hết các nước đang phát triển. Do đó, những gia đình có
phụ nữ làm chủ hộ thường nằm trong số nhóm người nghèo nhất trong xã hội. Thiếu
việc làm hoặc việc làm khơng ổn định, bấp bênh do trình độ học vấn thấp.
- Nhìn chung người nghèo có đặc điểm tâm lý mặc cảm, tự ti do hoàn cảnh cuộc
sống không được bằng mặt bằng chung của cộng đồng. Từ đó dẫn đến việc một số
người nghèo ngại giao tiếp và tham gia vào các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó có một
số nhỏ vẫn cịn tư tưởng bng xi, phó mặc và chưa thực sự quyết tâm vươn lên,
không dám đấu tranh, không dám bộc lệ bản thân, ngại thay đổi.
- Không mạnh dạn tham gia đề xuất ý kiến, cho rằng lời nói của mình khơng có
trọng lượng, khơng được chấp thuận…
- Đối với người nghèo, dường như tất cả các nhu cầu cơ bản đều thiếu hụt, nghèo
đói đã dẫn người nghèo gặp nhiều nguy cơ trong cuộc sống.


20


×