TIỂU LUẬN:
Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý
và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng
công ty thép Việt Nam
Lời mở đầu
Quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết
bị là một đòi hỏi thiết yếu đối với mọi doanh nghiệp nhằm tối đa hoá lợi nhuận, tối đa
hoá giá trị doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật trở thành
một yêú tố ảnh hưởng trực tiếp, có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị có
hàm lượng khoa học kỹ thuật càng cao, công nghệ càng hiện đại thì càng có điều kiện
để thành công.
Để đảm bảo lợi ích của mình các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để tăng cường
công tác nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, thay thế, đổi mới máy
móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu
cầu kinh doanh và đòi hỏi của nền kinh tế.
Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh tế hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường và cũng như các doanh nghiệp khácmục tiêu cuối
cùng của Tổng công ty cũng là tối đa hoá lợi nhuận và đảm bảo ổn định kinh tế. Do vậy
công quản lý và sử dụng tài sản cố định - máy móc thiết bị là công tác đang được Tổng
công ty hết sức quan tâm. Trong thời kỳ qua tuy bước đầu đã đạt được một số thành
công trong công tác này nhưng những tồn tại vẫn là một vấn đề hết sức nan giải. Nó
đòi hỏi phải có thời gian, tiền của, công sức lao động của một tập thể có tinh thần trách
nhiệm cao và sự trợ giúp của các ngành có liên quan.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Mai Xuân Được và sự quan tâm của lãnh đạo và
cán bộ các phòng ban chức năng thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, bài viết này ra đời
với mục đích góp thêm một số ý kiến nhằm thúc đẩy quản lý và sử dụng máy móc thiết
bị có hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày vấn đề “ Biện pháp nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam”.
Kết cấu của bài viết như sau:
ChươngI: Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị và ý nghĩa của việc
quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả.
Chương II: Tình hình quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở Tổng công ty thép
Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc
thiết bị ở Tổng công ty thép Việt Nam.
Chương 1
Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị,
ý nghĩa của việc quản lý và sử dụng có hiệu
quả máy móc thiết bị.
1 Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
1.1 Quan niệm về quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả.
Khi đề cập đến quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả có nhiều quan
niệm khác nhau về công tác này. Trên các góc độ khác nhau, mỗi quan niệm đưa ra một
cách nhìn riêng về vấn đề này. Tuy nhiên sẽ là phiến diện nếu chỉ xem xét các quan
niệm đó một cách riêng biệt.
1.1.1 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là máy móc thiết bị được sử
dụng theo đúng công dụng của chúng trong quá trình sản xuất.
Mỗi loại máy móc thiết bị đều có những tính năng, tác dụng và nhiệm vụ khác
nhau, có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Có những thiết bị
có thể chế tạo được nhiều sản phẩm khác nhau nhưng có những thiết bị chuyên dụng,
đặc chủng chỉ có thể chế tạo được một loại sản phẩm duy nhất. Do vậy vấn đề đặt ra là
phải sử dụng các thiết bị đúng với khả năng vốn có của nó thì chúng mới phát huy hết
tác dụng và đạt năng suất cao nhất. Khi các thiết bị được bố trí hợp lý thì chúng mới
được sử dụng có hiệu quả, khai thác được hết công suất và tránh lãng phí trong quá trình
sản xuất. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương pháp dây
chuyền thì việc bố trí máy móc thiết bị theo đúng chức năng trình tự là bắt buộc các
doanh nghiệp này phải tuân thủ.
1.1.2 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là quản lý và sử dụng máy móc
thiết bị theo đúng định mức sử dụng.
Định mức sử dụng quy định mức tham gia của máy móc thiết bị vào quá trình sản
xuất trong những giai đoạn nhất định. Mức tham gia này được tính toán tối ưu nhất mức
độ phù hợp với khả năng hiện tại của máy móc thiết bị. Khi đó sự tham gia của máy
móc thiết bị vào sản xuất một mặt vẫn phát huy hết công suất sử dụng mặt khác vẫn duy
trì được thời gian sử dụng lâu dài, hạn chế được những tổn thất do sử dụng quá mức
định mức gây ra. Do vậy việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị theo định mức không
chỉ có ý nghĩa sử dụng tối đa năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa
nâng cao tuổi thọ cho hệ thống máy móc thiết bị.
1.1.3 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả thể hiện ở việc chất lượng sản
phẩm ngày càng được nâng cao.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn, quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khi mà cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật đang dần tới đỉnh cao của sự phát triển, khi mà ngày càng nhiều các
thành tựu khoa học được áp dụng trực tiếp vào sản xuất thì vấn đề chất lượng sản phẩm
lại càng có ý nghĩa trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để nâng cao chất
lượng sản phẩm trước hết mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác quản lý, sử
dụng máy móc thiết bị sao cho đảm bảo quá trình sản xuất cân đối, hạn chế các tổn thất
về nguyên vật liệu, hạn chế các sản phẩm hỏng sản phẩm kém chất lượng và rút ngắn
được thời gian sản xuất.
1.1.4 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là phải giảm được hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình.
Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
do đó giá trị và giá trị sử dụng của nó giảm dần do bị hao mòn dần theo thời gian. Hiện
tượng này xảy ra cả khi hoạt động cũng như không hoạt động. Quản lý sử dụng máy
móc thiết bị phải đảm bảo hao mòn máy móc thiết bị là hợp lý, tránh lãng phí không cần
thiết. Nếu máy móc thiết bị được sử dụng đúng chế độ đúng định mức và các tiêu
chuẩn kinh tế kỹ thuật, thì hao mòn máy móc thiết bị khi đó là hợp lý. Còn ngược lại sẽ
là không hợp lý và gây ra lãng phí. Bên cạnh đó máy móc thiết bị ngày càng trở nên lạc
hậu. Các thế hệ máy móc thiết bị mới được tung ra thị trường có trình độ kỹ thuật công
nghệ cao hơn, các máy móc thiết bị cũ ngày càng trở nên lạc hậu và giảm giá trị trên thị
trường. Do vậy quản lý sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả còn phải chú ý đến hao
mòn vô hình này. Các doanh nghiệp luôn phải cập nhật thông tin về các loại máy móc
thiết bị trên thị trường, lập kế hoạch thay thế, đổi mới máy móc thiết bị khi cần thiết.
1.1.5 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là quản lý và sử dụng máy móc
thiết bị phải theo đúng chế độ bảo dưỡng sửa chữa.
Công tác này đòi hỏi phải theo dõi thực hiện các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, phục
vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa nhằm giảm hao mòn, ngăn ngừa sự cố, đảm bảo
máy móc thiết bị hoạt động bình thường. Nếu máy móc thiết bị không được bảo quản
tốt, không chấp hành nội quy, quy tắc bảo dưỡng an toàn kỹ thuật sẽ là cho chúng giảm
dần giá trị sử dụng đến chỗ gây ra tổn thất trong quá trình quản lý sản xuất. Bên cạnh đó
tiến bộ khoa học làm cho tốc độ hao mòn vô hình của máy móc thiết bị ngày càng
nhanh, sự thay thế đổi mới là khó tránh khỏi. Để hạn chế loại hao mòn này thì doanh
nghiệp phải tổ chức bố trí sao cho máy móc thiết bị phải được hoạt động liên tục hết khả
năng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm để giá trị của chúng có thể chuyển hết vào sản
phẩm một cách nhanh chóng và doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp khấu hao
nhanh để tạo điều kiện thu hồi vốn ban đầu. Do vậy khi đánh giá hiệu quả quản lý và sử
dụng máy móc thiết bị nhất thiết phải đề cập đến vai trò của công tác bảo dưỡng, sửa
chữa tạo điều kiện cho máy móc thiết bị hoạt động tốt.
1.1.6 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc quản lý và sử dụng máy
móc thiết bị triệt để về số lượng, thời gian hoạt động, công suất của máy móc thiết bị
không để tình trạng lãng phí do máy móc thiết bị không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng
một phần thời gian công suất. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy
hầu hết máy móc thiết bị đều chưa được sử dụng hết công suất do vậy mà hiệu quả sản
xuất kém gây ra sự lãng phí lớn trong sản xuất. Trong khi đó hàng ngày hàng giờ máy
móc thiết bị vẫn phải tính chi phí khấu hao nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
trong việc tính giá thành sản phẩm và thu hút vốn đầu tư.
1.1.7 Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng máy móc thiết bị
để thực hiện mục tiêu kinh doanh tổng hợp.
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả là việc sử dụng chúng để thực
hiện nhiều mục tiêu kinh doanh tổng hợp khác nhau, phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp
là tối đa hoá lợi nhuận và phương pháp để thực hiện mục tiêu đó là tiến hành sản xuất
với sự kết hợp của các yếu tố trong sản xuất: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, lao
động. Nếu máy móc thiết bị được quản lý và sử dụng một cách hợp lý, khoa học, kết
hợp với việc thường xuyên cải tiến, đổi mới nâng cao tính năng tác dụng và sử dụng hết
công suất thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn đầu tư, vật liệu đưa
vào sản xuất và chi phí nhân công. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể lấy thu bù
chi có lãi. Chính lúc này doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng thị trường, mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, thực hiện các hoạt động liên doanh liên kết, trên cơ sở đó, lại
càng có khả năng để phát huy hết năng lực sản xuất của chúng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ của máy móc thiết bị.
+ Tuổi thọ trung bình của máy móc thiết bị.
Chỉ tiêu này biểu thị mức độ sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian đồng thời
cũng có thể cho biết cơ cấu và mức độ tăng trưởng của máy móc thiết bị theo thời gian.
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về số lượng (H
m
– tính theo hiện vật)
H
m
=
Tổng số máy móc thiết
b
ị huy
đ
ộng
Tổng số máy móc thiết
b
ị hiện có
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh
về số lượng. Trong đó tổng số máy móc thiết bị huy đông gồm có: số lượng máy móc
thiết bị đã lắp đặt hoặc đang trong quá trình sửa chữa hoặc cải tiến chất lượng. Tổng số
máy móc thiết bị bao gồm toàn bộ máy móc thiết bị hoạt động hoặc chưa hoạt động.
Thực tế có loại máy móc thiết bị có giá trị lớn, ngược lại có những loại có giá trị
nhỏ nên chỉ tiêu trên có thể không phản ánh đúng mức đọ sử dụng. Để khắc phục hạn
chế đó, có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số sử dụng theo đơn vị giá trị.
H
t
=
Giá trị máy móc thiết bị trong công thức trên thường lấy giá còn lại sau khi đã trừ
đi khấu hao để tính toán.
+ Hệ số sử dụng máy móc thiết bị theo thời gian: (H
t
).
H
t
=
Tổng số thời gian có thể huy động là hiệu số giữa thời gian huy động máy móc
thiết bị theo chế độ và thời huy đông máy móc thiết bị theo kế hoạch. Phản ánh hiệu
suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này càng lớn thì máy
móc thiết bị càng được sử dụng có hiệu quả.
+ Hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bị :H
w
Th
ời gian MMTB huy
Tổng số thời gian có
th
ể huy
đ
ộng
T
ổng gía trị máy móc
Giá tr
ị máy móc thiết bị
H
W
=
Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động máy móc thiết bị về công suất. Chỉ tiêu
này càng cao thì công tác sử dụng máy móc thiết bị càng có hiệu quả
+ Hệ số đổi mới máy móc thiết bị : H
ĐM
H
ĐM
=
Hệ số này cho biết mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến công tác đổi mới máy
móc thiết bị và cũng cho biết khả năng đầu tư đổi mới của doanh nghiệp.
+ Hệ số đầu tư :H
ĐT
H
ĐT
=
G
b
: tổng chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị
Q : giá trị tổng sản lượng.
Hệ số này cho biết chi phí doanh nghiệp bỏ ra đầu tư cho đổi mới máy móc thiết bị
trên một đơn vị sản phẩm.
1.2.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
+ Chỉ tiêu về doanh thu trên tổng số máy móc thiết bị :H
DT
DT
T
ổng công suất thực tế
đ
ã huy
Tổng công suất tối đa của máy
móc thi
ết bị
GTMMTB đư
ợc
đ
ổi
GTMMTB hiện có
G
b
Q
H
D T
=
Phản ánh sức sản xuất của máy móc thiết bị hoặc kết quả sản xuất trên một đồng
chi phí cho máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả quản lý và sử dụng máy
móc thiết bị càng lớn.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng giá trị máy móc thiết bị : H
LN
H
LN
=
Phản ánh sức sinh lợi của máy móc thiết bị hay lợi nhuận bình quân tính trên một
đồng chi phí máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này càng lớn thì máy móc thiết bị càng được sử
dụng có hiệu quả.
+ Chỉ tiêu về nộp ngân sách trên máy móc thiết bị: H
NS
H
NS
=
Phản ánh một đồng đầu tư cho máy móc thiết bị trích bao nhiêu đồng nộp ngân
sách.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị.
2.1 Chất lượng yếu tố nguyên vật liệu.
GTMMTB
LN
GTMMTB
N
ộp ngân
GTMMTB
Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và lao động là ba yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất, chúng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau, chúng có mối liên hệ
qua lại và tác động lẫn nhau. Thật vậy, nếu máy móc thiết bị có hợp lý bao nhiêu nếu
nguyên vật liệu không được cung cấp đúng, đầy đủ kịp thời thì hiệu quả quản lý và sử
dụng máy móc thiết bị cũng trở nên thấp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số sử dụng
thời gian và công suất huy động của máy móc thiết bị. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với
nguyên vật liệu phụ liệu là phải được cung cấp đúng, đủ, đảm bảo chất lượng và kịp
thời. Nếu một trong các yếu tố trên không được đáp ứng làm cho quá trình sản xuất bị
ngưng trệ, gián đoạn và cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy
móc thiết bị trong doanh nghiệp.
2.2 Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị.
Trình độ công nghệ của máy móc thiết bị của doanh nghiệp thể hiện ở chỗ máy
móc thiết bị đó được sản xuất tại đâu và được sản xuất vào năm nào, cũng như là khi
doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị đó thì mức độ sử dụng còn là bao nhiêu %.
Chính trình độ công nghệ của máy móc thiết bị ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết số
lượng máy móc thiết bị còn lạc hậu so với trình độ công nghệ thế giới.
Nếu như máy móc thiết bị được sản xuất ra ở các nước công nghiệp phát triển có
nền công nghệ cao và được sản xuất trong những năm gần thì chất lượng máy móc thiết
bị sẽ tốt hơn: hiện đại hơn, đa tính năng hơn, thời gian sử dụng, công suất thiết kế cao
hơn. Từ đó tác động đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ngược lại loại
máy móc thiết bị được sản xuất tại những nước đang phát triển và kém phát triển hoặc
được sản xuất trong những thập niên trước thì chất lượng máy móc thiết bị sẽ kém hơn
công suất thiết kế cao, tỷ lệ hao mòn cao hơn, thời gian và công suất huy động không
cao. Và tất nhiên hiệu quả sản xuất sẽ không cao. Từ đó hiệu quả quản lý và sử dụng
máy móc thiết bị sẽ rất kém và không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất của sản phẩm.
2.3 Lao động.
Yếu tố con người của sản xuất luôn là nhân tố trung tâm của sản xuất. Bất kỳ công
tác nào nếu thiếu vai trò của con người thì không thể hoàn thành một cách hoàn hảo
nhất. Khi đề cập đến công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị lại càng phải khẳng
định tầm quan trọng cũng như mức độ tác động đến hiệu quả quản lý và sử dụng máy
móc thiết bị của yếu tố này.
* Về trình độ tay nghề của công nhân
Quá trình vận hành máy móc thiết bị trong doanh nghiệp đòi hỏi người công nhân
phải có một trình độ tay nghề nhất định, bởi hệ thống máy móc thiết bị hoạt động theo
những quy trình công nghệ rất phức tạp và phải tuân thủ theo những quy trình quy phạm
kỹ thuật đã được quy định. Người công nhân phải được đào tạo các kỹ năng, kỹ xảo để
có thể sử dụng máy móc thiết bị một cách có tốt nhất, đảm bảo giảm tối thiểu những
thao tác thừakịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sản xuất sản phẩm, kịp thời
phát hiện các sự cố và tìm ra nguyên nhân khắc phục chúng. Khi doanh nghiệp đưa vào
quá trình sản xuất một quy trình công nghệ mới với những máy móc thiết bị hiện đại,
điều cần thiết là người công nhân vận hành hệ thống đó như thế nào để đảm bảo về công
suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị và không có sự cố xảy ra. Như vậy vấn
đề quản lý và sử dụng máy móc thiết bị phụ thuộc nhiều vào trình độ tay nghề của
người lao động.
*Trình độ tổ chức quản lý lao động.
Máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng đòi hỏi người lao động phải được đao tạo
để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Bên cạnh việc đào tạo lấy kiến thức thì
doanh nghiệp cần phải tổ chức sắp xếp bố trí lao động một cách hợp lý, đúng người,
đúng việc để đảm bảo cho lao động có thể phát huy hết năng lực của mình. Đồng thời
nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm cho người lao động. Điều đó đòi hỏi
người công nhân cần phải tuân thủ những quy trình, quy phạm kỹ thuật, những nội quy,
quy chế của công ty một cách nghiêm túc và tự giác. Nếu người công nhân thiếu ý thức
tự giác, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt huyết với nghề thì có thể sẽ gậy hậu quả
nghiêm trọng làm thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp, tính mạng của công nhân và
hiệu quả sản xuất không cao. Mặt khác ta thấy rằng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị
chính là quá trình người công nhân vận hành máy móc thiết bị, do vậy để quản lý và sử
dụng máy móc thiết bị có hiệu quả thì vấn đề nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm cho người công nhân là biện pháp rất cần thiết.
2.4 Vốn.
Vốn là máu của doanh nghiệp. Bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp đêu
cần phải có vốn để hoạt động. Nhu cầu vốn trong mỗi doanh nghiệp là điều kiện để tổ
chức và duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất, từ đó tạo
điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khá năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng xuất
khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngay từ khi bắt đầu sản xuất doanh nghiệp đã cần có vốn để đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị để tổ chức sản xuất và để áp dụng công nghệ nhiều trình độ, hiện đại hoá
công nghệ truyền thống, tranh thủ công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm có chất
lượng cao. Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh mà quy định
trình độ công nghệ cũng như tỷ trọng máy móc thiết bị trong cơ cấu vốn cố định của
doanh nghiệp. Các yếu tố tạo thành vốn cố định trong doanh nghiệp là ảnh hưởng rất
lớn đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó công tác quản lý và sử dụng tài sản
cố định tác động ngược trở lại vốn cố định làm cho vốn được sử dụng một cách có hiệu
quả hơn. Công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị là công tác hết sức quan trọng
đối với doanh nghiệp tuy nhiên công tác này có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào
lượng vốn đầu tư cho sản xuất. Thiếu vốn sẽ dẫn đến sự trì trệ và yếu kém về trình độ
công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp. Thiếu vốn sẽ dẫn đến không đáp ứng được nhu
cầu của các công tác kỹ thuật trong doanh nghiệp: công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản
xuất, công tác xác lập các quy trình quy phạm, công tác kiểm tra kỹ thuật, công tác bảo
dưỡng sửa chữa đặc biệt là công tác đổi mới máy móc thiết bị lại hết sức cần vốn để tổ
chức thực hiện. Khi đó quá trình sản xuất của doanh nghiệp bị ngưng trệ, và với sự yếu
kém của trình độ công nghệ đó thì hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh kém, sản
phẩm tạo ra có chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường
3. ý nghĩa của quản lý và sử dụng máy móc thiết bị .
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua
sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ và tích luỹ tiền tệ.
Quá trình sản xuất luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là mặt vật chất kỹ
thuật của sản xuất và mặt kinh tế kỹ thuật của sản xuất. Mặt vật chất kỹ thuật của sản
xuất bao gồm sự tác động của sức lao động lên đối tượng lao động bằng các công cụ lao
động cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt kinh tế kỹ thuật của sản xuất
cho thấy, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp còn là quá trình củng cố mối quan hệ
sản xuất, quá trình lao động sáng tạo và hiệp tác của người lao động. Trong doanh
nghiệp sản xuất công cụ lao động chủ yếu của doanh nghiệp là máy móc thiết bị. Thông
qua máy móc thiết bị người lao động tác động vào nguyên vật liệu sản xuất chế tạo ra
sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng các yếu
tố đầu vào cho sản xuất mà máy móc thiết bị là một trong số đó. Máy móc thiết bị là hệ
thống xương cốt và là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Khi đề cập đến vai trò
của máy móc thiết bị Mác nói: “ phương thức sản xuất xã hội sau thắng phương thức
sản xuất xã hội trước một phần do nó có năng suất cao hơn mà năng suất phụ thuộc vào
công cụ lao động trong đó máy móc thiết bị đóng vai trò chính”, do vậy quá trình sản
xuất thực sự có hiệu quả khi doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng
máy móc thiết bị.
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả đảm bảo rút ngắn chu kỳ sản
xuất, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá từ đó
nâng cao chất lượng sản phẩm,năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Thật vậy quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị làm cho máy móc
thiết bị vận hành tốt, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được tiêu chuẩn hoá, khi
đó sẽ kết hợp được các yếu tố nguyên vật liệu, lao động sống và lao động vật hoá một
cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố: lao động,
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong đó máy móc thiết bị là nhân tố xương cốt sẽ tạo
ra được những sản phẩm có chất lượng tốt và hạn chế được những sản phẩm kém chất
lượng và tăng năng suất lao động.
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho việc ứng
dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ngày nay khoa học
công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng do vậy mà các doanh nghiệp cần phải
thường xuyên nắm bắt và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, vì
các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc
cạnh tranh. Những biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất chủ yếu được áp dụng
vào việc cải tiến hệ thống máy móc thiết bị theo hướng có lợi. Do vậy chính quá trình
quản lý và sử dụng máy móc thiết bị sẽ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực khoa học
công nghệ trong doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là mục tiêu thiết thực nhất và quyết
định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Chương 2
Tình hình sử dụng máy móc thiết bị
ở Tổng công ty thép Việt Nam trong
thời gian qua
1. Khái quát về Tổng công ty thép Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ngày 7
tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 91/TTg về thí điểm
thành lập Tập đoàn kinh doanh.
Thực hiện Quyết định số 344/TTg ngày 04 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ, Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công
ty thép và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ Công nghiệp
và tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước - Tổng công ty 91 theo
Quyết định số 255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng công ty thép Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM STEEL
CORPORATION. Tên viết tắt: VSC. Địa chỉ: số 91, phố Láng Hạ, Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội.
Tổng công ty thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo luật
doanh nghiệp nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động được Chính phủ phê chuẩn tại
nghị định số 03/CP, ngày 25 tháng 01năm 1996 và giấy phép đăng ký kinh doanh số
109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp. Tổng công ty thép
Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng đặc biệt.
Tổng công ty có vốn do Nhà nước cấp, có bộ máy quản lý, điều hành và các đơn
vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản
hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhà nước giao cho quản lý và sử dụng, được mở tài
khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật.
Tổng công ty thép Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước, của chính phủ, trực
thuộc các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương
Binh xã hội và các Bộ, Ngành Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ phân cấp quản lý
theo Luật doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương (tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương) với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn
lãnh thổ được Chính phủ quy định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động của Tổng
công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hiện nay, Tổng công ty thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên và 14 liên doanh
với nước ngoài. Tổng công ty được Nhà nước giao quản lý và sử dụng hơn 1.400 tỷ
đồng. Lao động bình quân 18.531 người; doanh thu 5.520 tỷ đồng; sản lượng thép cán
đạt 464.000 tấn/năm.
1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian
qua.
Từ năm 1996 đến nay, tình hình sản xuất thép cán của Tổng công ty đã có chuyển
biến tích cực. Nói chung, các công ty của Tổng công ty và các liên doanh có thể đáp
ứng đủ nhu cầu thép xây dựng ở trong nước với chất lượng tương đương thép xây dựng
nhập khẩu. Sản lượng thép của các nhà máy sản xuất thép của VSC trong giai đoạn này
đã tăng dần, chiếm được thị trường và đáp ứng phần lớn nhu cầu của nền kinh tế. Nếu
như những năm đầu 90 sản lượng thép sản xuất được chỉ đạt 190.000 tấn/năm(1992),
thì những 1996 sản lượng tăng gần 2 lần, đạt 362.000 tấn, và tăng 73,4% so với sản
lượng của năm 1995, xem Bảng 1.Tuy nhiên, chỉ số phát triển sản lượng của những năm
sau đã giảm khá nhanh, từ 1,734 năm 1996 xuống tới 0,955 năm 1998. Nhờ các biện
pháp hạn chế nhập khẩu mạnh mẽ của Chính phủ nên tốc độ tăng trưởng sản lượng đã
phục hồi trở lại từ năm 1999, tuy là rất nhỏ, và được VSC nỗ lực duy trì trong 2000.
Bảng1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ của khối sản xuất, giai đoạn 96-00.
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Chỉ
tiêu
Đvị
97/9
6
98/9
7
99/9
8
00/9
9
K.l
mua
T
511.7
82
653.7
06
1,28
724.2
72
1,11
879.3
39
1,21
901.58
4
1,04
K.l bán
T 546.1
30
613.4
97
1,12
764.7
94
1,25
953.9
01
1,25
845.78
2
0,95
Tồn
kho
T
150.0
00
171.0
08
1,14
127.5
81
0,75
51.15
2
0,40
103.58
5
1,91
G.tr
NK
Tr.
$
35,61 39,78 1,14
41,17 1,03
38,05 0,92
80,46 0,64
G.tr
XK
Tr.
$
4,41 3,46 0,78
1,77 0,51
0,58 0,33
0,68 1,36
Tình hình tiêu thụ thép sản xuất trong nước cũng diễn ra tương tự như vậy, nhưng
với tốc độ tăng giảm nhỏ hơn.
1.2.1 Tình hình kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu.
Do việc chuyển đổi cơ chế cuối những năm 80, đầu những năm 90, kinh doanh
thép đã thu được nhiều thuận lợi nhờ vào tình hình sản xuất trong nước (mới chỉ có
công ty Gang thép Thái Nguyên, Miền Nam) chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nội
địa, nền kinh tế được mở cửa, nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, công nghiệp và
dân dụng tăng cao. Với đà thu lợi nhuận cao trong thời gian đó, nhiều công ty tiếp tục
lao vào kinh doanh thép nhập khẩu, lượng thép nhập khẩu về ồ ạt, chiếm 70% dung
lượng thị trường, làm và cung vượt hơn cầu và gây nên hậu quả cho những năm sau.
Trong thời gian này, tổng công ty Thép Việt Nam đã đầu tư nâng cấp cho các nhà
máy cán thép nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các nhà máy
liên doanh sản xuất thép kết thúc giai đoạn xây dựng, bắt đầu vào sản xuát. Tình hình
này, lại càng làm cho tình trạng cung vượt hơn cầu thêm trầm trọng.
Do không nắm bắt được tình hình thực tế và không dự báo được thị trường nội địa
sẽ biến động, đặc biệt là sự cạnh tranh của các nhà máy thép liên doanh và giá thép trên
thị trường thép thế giới giảm, các công ty của khối thương mại VSC vẫn tiếp tục nhập
khẩu thép về làm rối loạn thị trường thép trong nước. Hậu quả tất yếu mà các công ty
thương mại phải gánh chịu là thua lỗ triền miên.
a) Hoạt động tiêu thụ thép trong nước:
Với tình hình chung như trên, việc kinh doanh thép của khối thương mại nói riêng,
của tổng công ty nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Một số qui cách thép nhập khẩu từ
những năm trước khó bán, tồn kho nhiều. Trong khi đó, khối này có nhiệm vụ phải tìm
các biện pháp tiêu thụ thép sản xuất trong nước có giá thành cao, chất lượng chưa cao,
chưa đáp ứng được yêu cầu của các công trình cao cấp, tính cạnh tranh thấp.
Tổng công ty đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp nhằm giảm tồn kho, nâng giá bán và
cùng nhà nước giảm lượng thép nhập khẩu, nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt được kết
quả như mong muốn. Khối lượng thép tiêu thụ có tăng nhưng lượng tồn kho vẫn nhiều,
còn có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, thép của khu vực ngoài VSC và liên doanh như
khu vực tư nhân sản xuất nhiều (năm 1999 ước tính đạt sản lượng 220.000 tấn), tuy
chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, nhưng do linh hoạt theo đơn đặt hàng về độ
âm (ví dụ, thép thanh tròn 10 nhưng thực tế chỉ có 9 hoặc 9,5) so với quy định của
từng loại sản phẩm, nên giá bán đều thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của VSC
và liên doanh, từ 10-12%. Đặc biệt, trong năm 2000, trên thị trường đã xuất hiện sản
phẩm thép mang nhãn mắc giả - hàng giả lấy mác của công ty Gang Thép Thái Nguyên
là ví dụ. Do đó, tiêu thụ thép trong nước của khối thương mại lại càng khó khăn hơn.
Tuy vậy, với một mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước, cùng với việc thép sản
xuất trong nước dần có uy tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ của tổng công ty tăng
dần từng năm, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường. Năm 1998, tổng công ty (kể cả
khối liên doanh) tiêu thụ được 1.233.385 tán thép cán, gồm 326.011 tấn là thép nhập
khẩu, còn lại 907.374 tấn là thép sản xuất trong nước. Trong đó, khối thương mại của
VSC tiêu thụ được 603.913 tấn sản phẩm. Nếu so với tổng nhu cầu năm 1998 của toàn
xã hội là 1.600.000 tấn, thì lượng tiêu thụ của tổng công ty đã cung cấp được cho 75%
nhu cầu của toàn xã hội. Năm 1999, khối này tiêu tụ được 953.901 tấn các sản phẩm
thép, gồm 614.877 tấn thep cán, 134.408 tấn phôi thép; và 202.231 tấn kim khí phế liệu.
Ngoài ra, còn xuất khẩu được 2.385 tấn thép.
Tình hình kinh doanh của khối thương mại trong thị trường nội địa và hoạt động
xuất nhập khẩu của toàn VSC được trình bày trong bảng 2. Khối lượng mua vào bao
gồm lượng hàng mua của các nhà máy sản xuất trong nước (của VSC, của liên doanh và
khai thác ngoài xã hội và lượng) nhập khẩu. Khối lượng bán ra gồm cả xuất khẩu của
khối và các nhà sản xuất thuộc VSC.
Bảng 2. Tình hình kinh doanh của khối thương mại, giai đoạn 96-00.
Chỉ tiêu đ.v 1996 1997 1998 1999 2000
K.lượng mua Tấn 511.782 653.706 724.272 879.339 901.584
K.lượng bán Tấn 546.130 613.497 764.794 953.901 845.782
Tồn kho Tấn 150.000 171.008 127.581 51.152 103.585
Giá trị NK Triệu$ 35,61 39,78 41,17 38,05 80.46
Giá trị XK Triệu$ 4,41 3,46 1,77 0,58 0.68
Nhìn chung, khối lượng mua vào, bán ra của khối thương mại trong thời gian này
tăng khá ổn định. Lượng tiêu thụ có tốc độ tăng nhanh hơn lượng mua vào, nên lượng
tồn kho đã giảm nhanh kể từ năm 1998 lại đây.
Mặc dù lượng thép sản xuất trong nước được tiêu thụ với khối lượng như vậy, và
nhà nước đã bảo hộ thép sản xuất trong nước thông qua các chính sách hạn chế, cấm
nhập khẩu, đánh thuế cao, trong 3 năm qua, nhưng các công ty của khối thương mại hầu
hết bị lỗ do việc kinh doanh thép nội.
b) Hoạt động xuất nhập khẩu:
Đối với nhập khẩu thép, chủ trương chung của VSC là hạn chế nhập khẩu, đẩy
mạnh tiêu thụ thép sản xuát trong nước. Điều này có thể thấy qua giá trị nhập khẩu của
VSC có xu hướng giảm từ năm 1997. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2000, giá trị nhập
khẩu đã đạt hơn 2 lần so với năm trước, nhưng mới chỉ đạt 64% kế hoạch đề ra.
Lượng thép VSC nhập khẩu ít trong thời gian này, nếu không kể lượng phôi thép
các công ty liên doanh nhập khẩu, chỉ chiếm 10% tổng lượng nhập khẩu của toàn xã
hội, mà lại chủ yếu là phôi thép (chiếm tới 50% khối lượng phôi nhập khẩu của VSC).
Vì vậy, lượng thép thương phẩm nhập khẩu không đáp ứng được nhu cầu khách hàng
của các công ty thương mại. Các công ty thương mại phải mua lại thép nhập khẩu từ các
nguồn ngoài ngành về kinh doanh. Năm 1999, ước tính các công ty này phải mua lại
thép cán nhập khẩu từ các công ty ngoài ngành là 118.000 tấn, chiếm khoảng 19%
lượng thép cán tiêu thụ của toàn khối. Cũng trong năm 1999, ước tính lượng thép
thương phẩm (không kể phôi thép) VSC nhập khẩu trực tiếp là 113.385 tấn, chiếm 26%
lượng thép cán tiêu thụ. Như vậy, tổng lượng thép nhập VSC kinh doanh là 231.385 tấn,
chiếm 32,7% tổng khối lượng tiêu thụ
Xuất khẩu cũng là một trong những nhiệm vụ đáng quan tâm của VSC. Tuy nhiên,
VSC vẫn chưa thực hiện được việc xuất khẩu thép, chỉ có một số lô hàng được tạm nhập
tái xuất sang Lào. Sản phẩm xuất khẩu hiện nay vẫn chủ yếu là gang và một số sản
phẩm từ gang, thép cuộn và điện cực. Các sản phẩm chế tạo từ gang được xuất khẩu từ
bệ máy, nắp cống, bếp lò, bếp nướng, ghế công viên, gang đúc, đã có uy tín đối với bạn
hàng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Đài Loan, Đức và bước đầu tìm được thị trường
Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu tuy không lớn, nhưng lại có chiều hướng giảm mạnh, xem
bảng 2.
1.2.2 Một số kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Tổng công ty Thép Việt
Nam trong giai đoạn 1996 - 2000
Một số kết quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Tổng công ty Thép Việt Nam
trong giai đoạn 1996 - 2000 được thể hiện trong bảng 3 và hình 3 dưới đây.
Trong bảng 3, giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp (GTTSLSXCN) là tổng
giá trị của khối sản xuất, gồm các nhà máy thép, các công ty hoạt động khai thác mỏ,
sản xuất vật liệu và xây dựng công nghiệp.
Bảng 3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của VSC
giai đoạn 96-00.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
GTTSLSXCN
1.903,865
1.794,969
1.875,182
1.909,534
2.149,352
Doanh thu 5.122,299 5.011,276 5.444,966 5.552,542 6.248,223
-
Kh
ối sản xuất
2086,160
2115,361
2108,461
1.986,610
2.320,665
-Khối TM 3054,139 2895,915 3336,505 3.565,932 3.927,558
Nộp ngân sách 179,120 108,627 117,668 233,313 195,025
Lợi nhuận(sth) -33,995 -8,383 30,385 49,133 99,309
Nhìn chung, các chỉ tiêu GTTSL sản xuất công nghiệp, doanh thu của VSC và
doanh thu của từng khối đều có xu hướng tăng. Trong năm 1996 các chỉ tiêu này có
mức tăng trưởng cao, nhưng trong năm sau 1997 có sự sút giảm lớn và những năm tiếp
theo chúng tăng chậm. Điều này chứng tỏ các sản phẩm của khối sản xuất có giá thành
cao, bị hàng nhập khẩu và sản phẩm khối liên doanh cạnh tranh gay gắt. Hàng hoá của
hai khối tồn đọng nhiều, mỗi năm một tăng, dẫn đến ứ đọng vốn, và tất yếu ảnh hưởng
tới nghĩa vụ nộp ngân sách và lợi nhuận của VSC.
VSC đã bị lỗ lớn từ trong năm 1996, trên 33 tỉ đồng. Trong năm 1997 tình hình
này có phần tiến triền theo chiều hướng tố hơn những Tổng công ty vẵn bị lỗ hơn 8 tỷ
đồng. Năm 1997 số lỗ đã được giam quá một nửa. Hai năm tiếp theo, VSC đã có lãi, tốc
độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm rất cao.
Nộp ngân sách trong năm 1997 và 1998 có mức tăng trưởng âm trên dưới 40%
năm. Tình hình này đã được cải thiện trong năm 1999 nộp ngân sách tăng gấp gần 2 lần
so với cùng kỳ năm 1998, đạt 163% kế hoạch đề ra.
Các chỉ tiêu trên của toàn Tổng công ty, của riêng từng khối thực hiện trong 9
tháng đầu năm so với kế hoạch dều đạt và vượt, đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận và nột
Ngân sách, cho dù rằng một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2000 có thấp hơn so với thực
hiện năm 1999. Tương tự, so với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ tiêu này thực hiện trong 9
tháng nhìn chung là đạt và vượt. Kết quả này đạt được nhờ việc VSC cùng với các liên
doanh của mình đã tiết chế sản lượng phối hợp thực hiện thống nhất giá, ổn định thị
trường.
2. Các đặc điểm của Tổng công ty thép Việt Nam có ảnh hưởng đến hiệu quả quản
lý và sử dụng máy móc thiết bị.
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam.
Tổng công ty thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ
tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91- mô hình Tập
đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng công ty thép Việt Nam là xây
dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh
doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên thị trường trọng
điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn từ khai thác nguyên vật
liệu sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty như sau:
+ Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dụng phục vụ cho công nghệ
luyện kim;
+ Sản xuất gang, thép nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến
công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết
bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật.
+ Thiết kế chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện kim và xây
dựng dân dụng.
+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu, mỡ, gas, dịch vụ và vật tư
tổng hợp khác.
+ Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệp luyện kim
và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
+ Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong nước và nước ngoài.
+ Xuất khẩu lao động.
Bên cạnh, phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà nước
giao, Tổng công ty thép Việt Nam còn được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ rất
quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh
tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình
ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng