Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tlch vai trò và năng lực chống tham nhũng của báo chí việt nam trong 20 năm đổi mới (1986 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.11 KB, 47 trang )

A. phần mở đầu
Chương I: tính bức thiết và khả năng tiếp cận đề tài
Trong số các môn học cơ bản, đã được giảng dạy sâu
rộng ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chính trị Việt
Nam hiện đại bao gồm rất nhiều vấn đề và cũng đang gợi mở
một số vấn đề phải nghiên cứu tiếp. Song, với tư cách học
viên, gắn liền với mơi trường chính trị - xã hội đang công tác,
chúng tôi quyết định chọn một đề tài thực sự nhạy cảm và
khó viết: "Vai trị và năng lực chống tham nhũng của
báo chí Việt Nam trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006)".
Đây là một đề tài khoa học bức thiết. Bởi nhiều lý do
khách quan và chủ quan; cả về phương diện lý luận và thực
tiễn; dù tiếp cận từ hướng khoa học - Chính trị, hay khoa học Báo chí. Đề tài này có vẻ cũ, vì báo chí cách mạng Việt Nam,
trong tính hiện đại và liên tục "nhập cuộc" của nó, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã luôn đồng hành,
xâu chuỗi vào sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nước ta suốt
20 năm qua (1986 - 2006). Thời gian tới, cũng thế... Và, chắc
với những tầm độ khác nhau, vấn đề này đã được nghiên cứu,
tổng luận bước đầu. Tuy vậy, đề tài này trong tính vận động
tuyệt đối của khoa học, thì khơng hề cũ. Vì trong thực tiễn xã
hội chúng ta, cơng cuộc chống tham nhũng tuy đã đạt được
một số kết quả bước đầu, song những kết quả đó chưa vững
chắc, thậm chí nhiều nơi, nhiều thời điểm tham nhũng đang
biểu hiện trong trạng thái chưa được đẩy lùi, có xu hướng lấn
lướt các yếu tố tích cực. Hơn nữa, tham nhũng là một trong
bốn nguy cơ, kẻ thù của chế độ ta, mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã liên tục chỉ ra; bắt đầu cảnh tỉnh sâu sắc cả Hệ thống
chính trị và nhân dân ta từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng đến nay. ở phương diện khác, tham nhũng cơ
bản không chừa ai, song trước hết nó là nguy cơ đối với Đảng
chính trị cầm quyền, đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong


Hệ thống chính trị, khắp các cấp, ngành, địa phương. Suy
rộng ra từ góc độ học thuật, nó cịn là vấn đề chính trị - xã
hội, được mọi người, mọi cơng dân quan tâm. Trong thực tế,
tham nhũng với những biểu hiện tiêu cực, đa dạng của nó, đã
và đang ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Cho nên, tiếp cận
1


vấn đề tham nhũng tương đối dễ, nhưng luận giải thấu đáo,
khoa học, sát thực tiễn; nhất là tìm kiếm cho được những giải
pháp bài trừ tham nhũng khả thi là cơng việc vơ cùng khó; địi
hỏi cả tiến trình hợp trí, hợp lực của tồn bộ Hệ thống chính
trị Việt Nam hiện đại, đã được định hướng bằng sự lãnh đạo
của Đảng ta và công đầu nghiên cứu, tổng kết bằng lý luận
luôn thuộc về các nhà khoa học, trong đó có cán bộ, học viên
trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Địi hỏi tiếp theo của vấn đề là khả năng tiếp cận, để bảo
đảm lý giải - giải quyết vấn đề tham nhũng trên nền tảng
khoa học - thực tiễn và khoa học - lý luận một cách đúng đắn,
khả thi, đi được vào những điểm cốt lõi nhất. Đối với khoa học
"nhận thức là một q trình", cao xốy dần lên theo nhiều
tầng nấc. Vì thế, vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng,
khi được nghiên cứu cũng tuân theo quy luật nhận thức đó. Có
thể mang tầm một luận văn khoa học cấp tiến sĩ, thạc sĩ;
cũng có thể chỉ như một bản tổng kết sơ giản. ở đây, với tầm
độ là một chuyên luận - khoa học chuyên ngành, chúng tôi
giải quyết đề tài "Vai trò và năng lực phòng, chống tham
nhũng của báo chí Việt Nam trong 20 năm Đổi mới (1986 2006)" cũng chỉ dừng lại đúng ở tầm độ ấy. Khả năng tiếp cận
đề tài của chúng tôi là sau khi được Viện Chính trị học (trực
thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) trang bị cho

những kiến thức lý luận cơ bản; sẽ căn cứ vào thực tiễn đời
sống chính trị - xã hội của đất nước; các văn bản quan trọng
của Trung ương 6 (lần 2, khoá VII); các văn bản chuyên đề
khác của Trung ương và một số ngành, địa phương liên quan
đến vấn đề chống tham nhũng; để đối chiếu với thực trạng
hoạt động của báo chí Việt Nam hiện đại, xuyên suốt 20 năm
Đổi mới, khi hướng vào "tâm điểm" chống tham nhũng; qua
đó, rút ra những kết luận tổng quan và đề xuất một số giải
pháp khả thi. Hướng đi của chuyên luận là gắn lý luận với thực
tiễn, coi trọng thực tiễn, tránh lý thuyết hoá và giáo điều cứng
nhắc. Đặc biệt, khi tiếp cận vấn đề bằng góc nhìn, thực tiễn
hoạt động của một nhà báo lâu năm trong nghề, chuyên luận
sẽ cố gắng chỉ ra cả mặt hạn chế của cơ chế, tổ chức, khả
năng vận hành hệ thống và nhiều "khoảng trống" khác của

2


giới báo chí Việt Nam hiện đại trong cơng cuộc chống tham
nhũng hiện nay.
Mặc dù chuyên luận này được viết trong điều kiện gấp,
tư liệu chưa đủ; nhưng chúng tôi sẽ cố gắng trình bày rõ trong
phần nội dung tiếp sau. Tự biết là cịn có một số khiếm khuyết
dễ va vấp, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng qua chuyên luận
khoa học - chuyên ngành này, giới báo chí cách mạng Việt
Nam đã có thêm một dịp bày tỏ quyết tâm chống tham
nhũng, do một học viên là nhà báo chân thành trình bày tâm
huyết.

3



b. phần nội dung
Chương II: vị thế, vai trò của báo chí Việt Nam hiện đại
trong tiến trình đổi mới tồn diện đất nước
1.II. Quan niệm về báo chí nói chung và quan điểm
Mác-xít-Lêninnít về báo chí cách mạng
Với ý nghĩa là những thơng tin "nóng" giản lược, mang
tính thời sự - cấp báo, thì từ thời ngun thuỷ, cịn sống thành
bầy - đàn, lồi người đã có thơng tin - dạng báo chí. Nhưng,
báo chí với ý nghĩa đầy đủ, khu biệt được; thì chỉ mới định
hình từ khi xã hội loài người được tổ chức thành Nhà nước. Từ
khi đó, báo chí trở thành bộ phận hợp thành, không thể thiếu
trong thượng tầng kiến trúc - xã hội, có vai trị như một cơng
cụ quyền lực giai cấp (dẫu đã giành được, hay chưa giành
được chính quyền), để góp phần quan trọng tiến hành đấu
tranh giai cấp, cải tạo xã hội, làm cho xã hội loài người tiến
lên theo hướng văn minh, tiến bộ, phát triển bền vững. Bằng
nhiều chức năng (giáo dục - thẩm mỹ; chức năng tuyên
truyền - định hướng; chức năng tiếp thị - marketing, v.v...),
báo chí nói chung, bất luận trong hình thái kinh tế - xã hội,
chế độ - xã hội nào và địa bàn nào cũng đều mang tính giai
cấp. Các đảng chính trị, các tập đồn thống trị trong xã hội tư
bản biết rõ điều đó; nhưng để phục vụ cho bản chất giai cấp
của chúng, giới lãnh đạo tư sản (và cả các nhà khoa học, nhà
báo tư sản) đều cố tình phớt lờ bản chất giai cấp của báo chí.
Để lừa mỵ dân chúng, họ chỉ nhấn mạnh duy nhất mặt "đại
chúng" - "công hữu thông tin" của báo chí nói chung và làm ra
vẻ khách quan trước bất cứ tình tiết, sự việc nào. Thực ra, khi
gắn chặt với quyền lợi giai cấp, nhất là bị chi phối bởi nhà

nước - trung tâm quyền lực chính trị - báo chí tư sản chỉ có thể
phục vụ lợi ích giai cấp, xã hội tư sản. Chỉ có điều, vì nhà nước
bao giờ cũng có hai chức năng (thống trị mang bản chất giai
cấp và quản lý - điều tiết mang đặc trưng xã hội của nó); nên
báo chí nói chung, dù ít hay nhiều, đều có cả hai chức năng
ấy. Cốt lõi của vấn đề ở đây là nhấn mạnh phương diện nào
và báo chí ấy thuộc về ai, của ai, phục vụ ai trong bối cảnh
lịch sử - cụ thể của hoạt động báo chí. Và, do vậy, báo chí ấy
cũng sẽ hướng trọng tâm phản ánh vào đâu, tỷ trọng dành
4


cho vấn đề ấy ra sao, xuất phát từ động cơ nào, mục đích mà
nó hướng đến?.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, báo chí ln mang tính giai cấp; do đó, báo chí của
giai cấp vô sản, của nhân dân lao động phải là báo chí cách
mạng. Với K.Mác và ăngghen, báo chí cách mạng là công cụ
đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, để giành, giữ, phát
triển quyền lực giai cấp, thơng qua Nhà nước, xây dựng xã hội
lồi người tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Và, do đó, nó thuộc
kiến trúc thượng tầng - xã hội; làm các chức năng - xã hội
của báo chí vơ sản. Tiến lên bước mới, trong điều kiện mới
của cách mạng, V.I.Lênin cho rằng, báo chí có ba chức năng
cơ bản: "Tun truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập
thể". Hàm ý sâu xa: Báo chí cách mạng như là (chứ không
phải đúng là) một loại quyền lực công, mang tính giai cấp,
mang sức mạnh của số đơng, của đại đa số và thể hiện loại
quyền lực này bằng áp lực - dư luận ("tuyên truyền", "cổ
động"); bằng nội lực (được "tổ chức"). Cho nên, sức mạnh của

báo chí cách mạng là sức mạnh được chính đảng, được nhà
nước tổ chức và sức mạnh (cả vơ hình và hữu hình) ấy, đều
thuộc về nhân dân. Phát triển và vận dụng sáng tạo trong
điều kiện lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
thêm cho rằng, báo chí là một bộ phận quan trọng của văn
hoá (trong khi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
cách mạng XHCN); báo chí "là một mặt trận" (mặt trận tư
tưởng - chính trị); " nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận ấy" (vai
trò nhà báo cách mạng được Người đánh giá cao!). Trong
nhiều thời điểm, Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà báo vĩ đại
của Cách mạng Việt Nam, còn chỉ rõ liên tục cho các nhà báo
về nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. Người nói, đại ý, khi
cầm bút, phải nghĩ đến "Viết cho ai?" (đối tượng được hưởng
thụ thông tin, cần phục vụ); "Viết cái gì?" (nội dung cần phản
ánh, phải hướng tới) và "Viết như thế nào?" (tức là phương
thức chuyển tải thơng tin, cách thức trình bày - bố cục thơng
tin). Người cịn trực tiếp chữa bài cho nhiều nhà báo cách
mạng có danh tiếng lớn khác. Cả đến nay (chắc mãi đến cả
sau này), nhiều luận điểm của Hồ Chí Minh về báo chí cách

5


mạng, về cách thức làm báo cách mạng vẫn tiếp tục ảnh
hưởng tích cực đến lớp lớp các nhà báo cách mạng Việt Nam.
Báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại, các nhà báo Việt
Nam trong sự nghiệp cách mạng ấy, đã lớn lên về quan điểm
và nghề nghiệp như thế! Vì vậy, trong tiến trình Đổi mới tồn
diện đất nước, các nhà báo Việt Nam đương đại đã thật sự lăn
xả vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng và chống các loại

tiêu cực khác. Họ trở thành những "chiến sĩ xung kích" xơng
lên tấn cơng loại giặc "nội xâm" nguy hiểm này. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, được sự cổ vũ của Hệ thống chính trị và nhân
dân, họ đang có mặt ở tuyến đầu trong cuộc sống Việt Nam
hiện đại.
2.II. Vị thế, vai trị báo chí trong Hệ thống chính trị
Việt Nam hiện đại
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại bao gồm Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể nhân dân (các tổ chức
cơng dân) trực thuộc. Trong mối quan hệ với Hệ thống chính
trị (HTCT) đó; báo chí vừa là hệ thống - phái sinh phụ thuộc trực tiếp (với đặc trưng thuộc kiến trúc thượng tầng - xã hội,
chấp nhận sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước); vừa là một hệ thống thuộc tổ chức đoàn thể - nhân
dân (nếu tiếp cận từ hướng Hội nhà báo), chịu sự chi phối của
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp. Như vậy, báo chí cách
mạng Việt Nam ở thời hiện đại vừa là các tổ chức chính trị - xã
hội trực tiếp - phụ thuộc của Hệ thống chính trị (của Đảng,
của Nhà nước, của Mặt trận...); vừa là diễn đàn - tiếng nói của
quần chúng, của nhân dân. Từ khi Cách mạng Việt Nam giành
được chính quyền cả nước vào năm 1945, báo chí của chúng
ta đã mang hai yếu tố - đặc trưng cơ bản này. Song, phải đến
thời kỳ Đổi mới, các đặc trưng đó (nhất là đặc trưng thứ hai)
mới nổi rõ lên. Đây là lý do vì sao mãi đến năm 1997, đồng chí
Đỗ Mười, lúc bấy giờ là Tổng Bí thư của Đảng ta, đã ký duyệt
măng-sét báo Nhân Dân với hai ý chính: "Cơ quan Trung ương
của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tiếng nói của Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam". Sau khi báo Nhân Dân "ngọn cờ chính
trị - tư tưởng của hệ thống cơng luận Việt Nam" (trích ý từ Nghị
quyết 15, khoá VII) mở đầu; nối tiếp nhau, các tờ báo chính trị 6



xã hội trên đất nước ta đều có cả hai ý đó trong măng-sét tờ
báo của mình. Đây là bước tiến về nhận thức; đi từ chỗ chỉ xem
báo chí như là công cụ tuyên truyền - phản ánh - thơng tin giáo dục của một tổ chức chính trị - xã hội nào đó, lên tầm cao
cịn là diễn đàn - nơi bàn luận - góp ý của mọi cơng dân, của
bạn đọc, của tồn dân, nếu quan tâm đến chính trị - xã hội.
Điểm lại vậy, để thấy thêm: Đảng, Nhà nước ta ln coi trọng
báo chí cách mạng và tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển
(chưa giành được chính quyền; giành được chính quyền; đấu
tranh thống nhất nước nhà; cả nước xây dựng CNXH) đều tìm
cách nâng cao dần vị thế, vai trị của báo chí, tạo thêm điều
kiện mới để báo chí hồn thành tốt hơn sứ mệnh - lịch sử trong
mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng.
Là con đẻ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, bằng cả nỗ lực chủ quan của
giới báo chí, từng bước báo chí Việt Nam đã thể hiện được vai
trị to lớn của mình trên mỗi chặng đường cách mạng nước ta
và ln có những đóng góp tích cực trong tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội. Khi chưa giành được chính quyền, báo chí Việt
Nam là "ngọn đuốc cách mạng", "ánh sáng chỉ rõ tương lai",
đưa lý tưởng Đảng đến với quần chúng, cổ vũ nhân dân đấu
tranh giành thắng lợi. Khi đã có chính quyền, được tổ chức tốt
hơn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam
tiếp bước trong thế đứng mới, tuyên truyền cho chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân; cổ vũ cả nước thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ chiến lược của Đảng; nhất là góp phần thực
hiện mục tiêu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", "thống
nhất nước nhà", cả nước được sống trong "độc lập - tự do hạnh phúc". Tiếp đó, là cùng cả nước đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chiến thắng thù trong, giặc ngoài giai đoạn sau
năm 1975. Đặc biệt, cùng với tiến trình Đổi mới, mà thực chất

là do nhân dân ta khởi xướng; được Đảng ta phát hiện, tổng
kết, tổ chức, lãnh đạo ở tầm cao hơn; báo chí Việt Nam đã có
được vai trị "chim báo bão" (lấy tên một tác phẩm của Đại
văn hào M.Gorki) trong đêm trước của Đổi mới, dự cảm xu thế
Đổi mới tất yếu sẽ xẩy ra, khẳng định xu hướng sẽ thành công
nếu được Đảng ta lãnh đạo đúng hướng. Từ năm 1986 lại nay,
báo chí cách mạng Việt Nam đã từng bước phát huy tốt vai trò
7


của mình, bám sát lịch trình phát triển của cách mạng nước
ta, luồn sâu trong thực tế cuộc sống sôi động, đa dạng, phức
tạp của nó; để phát hiện, cổ vũ, tổng kết các nhân tố, điển
hình tiên tiến; đồng thời góp phần chĩa mũi nhọn tấn cơng
bằng cơng luận, bằng lập luận lơgíc - báo chí vào các thế lực
thù địch trong và ngồi nước đang tìm cách chống phá CNXH,
phá hoại cuộc sống thanh bình và nỗ lực xây dựng của nhân
dân. Trong cuộc đấu tranh toàn diện và đa dạng ấy, báo chí
Việt Nam hiện đại đã tập trung công lực nghề nghiệp với ý
thức tự giác cách mạng cao, để đứng được vào đội ngũ tích
cực chống mọi loại tiêu cực trong xã hội, nhất là chống tham
nhũng - một trong bốn nguy cơ làm lung lay chế độ. Giữa các
mối quan hệ trên, cũng cần thấy thêm: Do Đảng ta, HTCT của
chúng ta ngày càng nhận thức cao hơn về vị thế, vai trò của
báo chí; nên Đảng ta và cả HTCT đã ln nắm chắc báo chí,
tích cực sử dụng báo chí như một hướng tấn công trực diện,
dễ đạt hiệu quả và được chỉ đạo đánh thẳng vào mạng lưới
tham nhũng. Vì thế, lực tấn cơng của giới báo chí cách mạng
Việt Nam đã được nâng lên nhiều nhờ thế mở chính trị - xã hội
ấy.

3.II. Các nhân tố tích cực của báo chí Việt Nam trong
thời kỳ Đổi mới
Trong Đời sống chính trị Việt Nam hiện đại, báo chí cách
mạng nước ta chưa bao giờ là "quyền lực thứ tư" (ngoài các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp) như số ít người nhầm
tưởng. Ngay cả trong xã hội tư bản hiện đại, báo chí của họ,
suy đến cùng, cũng chỉ là cơng cụ của các thế lực chính trị xã hội tư sản. Chút ảo tưởng "quyền lực thứ tư" mà họ thường
khoe mẽ, rao giảng như là bằng chứng của tự do - ngôn luận
ấy, thật ra rất dễ vỡ vụn nhanh chóng khi bị các tập đồn tư
sản - tài chính chấm dứt việc rót tiền ni dưỡng... ở Việt Nam
hiện đại, điều đáng trân trọng và nên nhấn mạnh là: các yếu
tố (hay là nhân tố) tích cực của báo chí nước ta đã được phát
huy với tầm độ cao, đưa lại hiệu quả to lớn trong thời kỳ Đổi
mới. Các nhân tố tích cực ấy đã góp phần củng cố chế độ, thể
chế chính trị Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo; góp phần thúc
đẩy tiến trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN;
tác động mạnh vào tiến độ xây dựng nhà nước pháp quyền
8


XHCN (của dân, do dân, vì dân); có vai trị địn bẩy - thơng tin
cho tiến trình xây dựng Xã hội công dân bản chất XHCN và
phát huy Quyền lực của nhân dân lao động. Tuy chưa đều,
nhưng giữa những đóng góp đa dạng, tích cực ấy, báo chí Việt
Nam trong 20 năm đầu thời kỳ Đổi mới đã cùng lúc triển khai
hoạt động trên cả hai hướng chính. Một hướng là dựa vào luận
điểm của Hồ Chí Minh "trồng nhiều hoa thơm, để diệt bớt cỏ
dại", nhằm phát hiện các nhân tố tích cực mới, các điển hình
tiên tiến, các phong trào cách mạng nổi trội; từ đó nhân lên
theo diện rộng, phát triển theo tầm cao - độ sâu của vấn đề.

Hướng khác, không kém phần quan trọng là dựa vào hệ thống
quan điểm chống tiêu cực - xã hội của Đảng, Nhà nước ta; để
điều tra, phanh phui các vụ tiêu cực điển hình, tạo ra dư luận xã hội có tính chất phê phán cao, dồn ép các loại (và bọn) tiêu
cực vào thế đứng chênh vênh, mở đường (hoặc tiếp sức) cho
các cơ quan Nội chính tấn cơng trực diện, loại bỏ hẳn các đối
tượng, các thế lực tiêu cực đó. Trong mối quan hệ biện chứng
duy vật vừa "chống", vừa "xây"; tác động tương hỗ lẫn nhau;
lấy xây làm chủ yếu, nhưng coi trọng chống tiêu cực; báo chí
Việt Nam hiện đại qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) đã cùng
lúc phát huy khá tốt các nhân tố tích cực vừa đề cập.
Song, khơng thể khơng bình luận: Trong khi chống các
loại tiêu cực khác nhau, thì chống tham nhũng là khó nhất và
phức tạp nhất. Bởi vì, đối tượng tham nhũng phần lớn là loại
người có chức, có quyền. Trong một xã hội mà luật pháp chưa
đủ, thiếu tính ổn định, cơ chế còn nhiều "khoảng trống",
"điểm hở" và nhất là chưa có Xã hội cơng dân để giám sát lẫn
nhau một cách thực chất, thì những đối tượng này rất dễ ở thế
"thượng phong", mặc sức "làm mưa, làm gió" trong các môi
trường xã hội - cụ thể thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức.
Vả lại, đơn lẻ một người không thể và không dám tham
nhũng. Do vậy, chúng thường liên kết theo mạng lưới, thậm
chí được tổ chức bài bản và thường nhân danh vị thế chính trị
- xã hội, nhân danh tổ chức, vận dụng méo mó luật pháp... để
tham nhũng. Chống lại chúng, bài loại chúng, có nghĩa không
đơn giản chỉ chống lại một người, một tổ chức nhỏ; mà có khi,
nhiều khi phải chống lại, đối đầu với cả một hệ thống - mạng
lưới tiêu cực chưa lộ mặt. Càng phải nhận thức thêm rằng mối
9



quan hệ bên trong giữa các nhân vật, thế lực tham nhũng ấy
là rất bền chặt; ngoại trừ khi các cơ quan Nội chính (cơng an,
Viện kiểm sát, Tư pháp, Toà án) đã lột mặt nạ và phơi bày
được sự thật tham nhũng của chúng dưới ánh sáng luật pháp.
Hơn nữa, đứng trước những món lợi kếch xù, khơng phải "đổ
máu não", hoặc "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" mà vẫn được
hưởng thụ quá dễ dàng, bọn tham nhũng trực tiếp và các thế
lực nâng đỡ chúng bao giờ cũng chủ động nghĩ ra lắm "mưu
ma, chước quỷ" để đối phó với luật pháp. Và lúc cần, trong
những tình thế nhất định nào đó, chúng sẵn sàng dùng cả
những thủ đoạn mất nhân tính, tinh vi tầm bác học để che
giấu quá trình, hành vi phạm tội. Từ trong bản chất tha hố
như vậy, nguy hiểm hơn, chúng cịn sẵn sàng tiếp tay kiểu nội
gián - biến tướng cho các thế lực thù địch của chế độ; đi từ sự
vô độ của lòng tham cá nhân, tiến tới liên kết thành bè đảng,
tước đoạt quyền lợi vật chất (cả tinh thần) của nhân dân ta.
Nguy cơ ấy, từ lâu, Hồ Chí Minh đã cảnh tỉnh. Đại ý: "khi chủ
nghĩa cá nhân liên minh được với nhau, thì chế độ sụp đổ"...
Với các cơ quan báo chí, đương nhiên, cũng phải chấp nhận
khó khăn, thách thức đó. Có thể nói cịn khó hơn. Vì, báo chí
là một "mặt trận", nhưng tính "mặt trận" này chưa được phát
huy cao độ, để tạo nên áp lực như mong muốn. Cơ quan báo
chí - thơng qua các ấn phẩm thơng tin của mình - không phải
là thế lực lập pháp, hành pháp hay tư pháp; khơng thể trừng
trị trực tiếp chúng, mà chỉ có thể gây ra áp lực - dư luận. Mỗi
nhà báo, nếu muốn chống tham nhũng, càng khó thêm, bởi
nhà báo khơng có súng, khơng có võ thuật, nhà báo chỉ nhân
danh sự thật - công lý; bởi nhà báo được luật pháp bảo vệ,
nhưng trong thực tế hoạt động - nghiệp vụ, khơng phải bao
giờ điều đó cũng được bọn tham nhũng và bè đảng của chúng

tuân thủ và có khi chính một số cơ quan chức năng cũng
"phớt lờ" hoạt động đúng luật của báo chí. Trong cuộc chiến
đấu khơng tiếng súng ấy, nhà báo nếu chỉ có nhiệt huyết tinh thần đấu tranh chống tham nhũng thì vẫn chưa đủ; cần
hơn là phải có trình độ lý luận, tri thức về đủ các loại vấn đề
có liên quan, kỹ xảo tác nghiệp, độ nhạy chính trị - xã hội;
gom lại trong bản lĩnh làm báo - viết báo ở mỗi nhà báo Việt

10


Nam hiện đại; kể cả khả năng chấp nhận bị tấn cơng ngược
lại, thậm chí mất cả mạng sống chính mình...
Tuy vậy, đến nay, sau 20 năm Đổi mới, nếu nhìn lại q
trình này, thì đã có thể nhận định: Giới báo chí Việt Nam nói
chung, trong xu thế phát huy, thể hiện, bảo vệ, cổ vũ Quyền
làm chủ của nhân dân, đã nêu cao bản lĩnh chống tham
nhũng, trở thành một lực lượng tích cực hàng đầu trong xã hội
ta ở bình diện này và ngày càng có những đóng góp to lớn,
xứng đáng. Song, báo chí với tư cách là một tập đoàn người,
một lực lượng, một giới luôn là một bộ phận của xã hội - cụ
thể và do vậy, khi ít, khi nhiều, nơi này, lúc khác, lực lượng
này cũng chịu sự tác động, chi phối nhất định của các thế lực,
đối tượng tiêu cực, nhất là bọn tham nhũng trong xã hội ta.
Đã là chiến đấu, tất có người bị gục ngã. Là con người, khi
khơng làm chủ được mình, khi khơng chế ngự được lịng tham,
tất nhiên, đã có vài nhà báo gục ngã nhục nhã trước "những
viên đại bọc đường" của bọn tham nhũng. Nhưng, đó là số ít,
rất ít. Tính chất nghiêm trọng xoay quanh khía cạnh này vẫn
là ở tính xã hội - nghề nghiệp của vấn đề. "Con sâu làm rầu
nồi canh", nhưng sẽ sai lầm nếu vì "chậu nước bẩn, hất bỏ

ln cả đứa bé". Xét tồn cục và tổng thể, trong cuộc đấu
tranh chống các loại tiêu cực, nhất là chống tham nhũng, giới
báo chí Việt Nam, thơng qua các phương tiện thông tin đại
chúng, rõ ràng đã có những đóng góp tích cực, to lớn suốt 20
năm Đổi mới vừa qua. Về năng lực và kết quả cụ thể, sẽ cịn
được chúng tơi chứng minh rõ hơn trong các chương tiếp
sau...

11


Chương III: năng lực thực tiễn và kết quả chống
tham nhũng của báo chí việt nam trong 20 năm
đổi mới (1986 - 2006)
1.III. Khả năng phản ánh nhân tố mới, điển hình
tiên tiến, để đẩy lùi các loại tiêu cực, bài trừ tham
nhũng
Với báo chí Việt Nam hiện đại, chống tham nhũng không
đơn giản chỉ là việc phát hiện các vụ, việc và chỉ trích, vạch
mặt chúng trên báo chí. Thực ra, đó chỉ là cơng việc phải làm,
mang tính cấp bách, nhất thời. Quan trọng và có tính nền
tảng hơn là cơng tác phịng ngừa, cảnh tỉnh, đề xuất giải
pháp, dự báo xu thế tình hình xoay quanh vấn đề tham
nhũng. ở phương diện chiến lược, dài hơi này, địi hỏi báo chí
Việt Nam hiện đại phải phát huy tốt khả năng phản ánh các
nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, cổ vũ hệ thống Đảng, hệ
thống chính quyền và tồn dân noi theo. Khi làm được, chính
là thực hiện phương pháp của Hồ Chí Minh ("trồng thêm nhiều
hoa thơm, để diệt bớt cỏ dại") và khách quan, chính là để đẩy
lùi các loại tiêu cực, bài trừ tham nhũng tận "căn cốt", tận "cơ

chế xuất hiện và vận hành" của chúng.
ở phương diện này, lượng hoá thực tế 20 năm Đổi mới
vừa qua (1986 - 2006), dễ nhận ra ngay hệ thống báo Đảng
(do các cấp bộ Đảng trực tiếp quản lý; như báo Nhân Dân,
Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Giáo dục lý luận, Tạp chí Văn hố Tư tưởng, Tạp chí Xây dựng Đảng và 63 báo Đảng địa phương
của các tỉnh, thành phố trong cả nước) đã làm tốt hơn cả. Thế
mạnh của các báo, tạp chí ấy là tính chính luận, khả năng tiếp
cận nhanh, chính thức với số lượng các loại thơng tin chính
thống của HTCT. Nhờ cơ cấu ổn định và các bộ phận cấu
thành trong HTCT đã luồn sâu vào các tổ chức - báo chí dạng
này, nên hầu hết các báo, tạp chí đó đều có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định lập trường cách mạng theo đường lối,
nghị quyết Đảng và thể hiện rõ tính định hướng - chính trị - xã
hội trên các ấn phẩm trực thuộc. Mặt khác, phần lớn các nhà
báo - phóng viên - biên tập viên hoạt động trong các cơ quan
- tổ chức báo chí đó đều được đào tạo bài bản bản, có kinh
nghiệm xử lý các thơng tin chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
12


theo hướng khách quan, trung thực, hoặc chí ít cũng phải có
độ tin cậy cao. Phần lớn họ là đảng viên tiên tiến, đoàn viên
ưu tú. Do vậy, hệ thống báo chí Đảng thể hiện sâu sắc tính
Đảng, tính chính trị - xã hội; được HTCT tin yêu; nhân dân tin
tưởng là có thơng tin chuẩn xác, mực thước.
Tuy nhiên, nếu nhìn thẳng vào sự thật với tinh thần tự
phê bình, thì hệ thống báo Đảng, nếu xét trên diện rộng thì
cịn yếu tính nhân dân; văn phong, diễn đạt chưa đa dạng;
nặng về thông tin quá; nên đã phải gọt bỏ mất tính nhuần nhị
cần thiết; phần lớn cịn trình bày xơ cứng; chưa chú trọng tính

thẩm mỹ và đơi khi bị chính trị hố đến mức làm cho bạn đọc
cảm nhận khó gần. Cái khó là làm sao hệ thống báo Đảng vừa
phải bảo đảm tiếp nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo liên tục,
trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, chuyển tải trung
thực thơng tin chính trị - xã hội ở tầm vĩ mơ; vừa phải phản
ánh được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chủ yếu của nhân
dân. Đỉnh cao là ở đấy và sự chênh vênh cũng ở đấy. Do vậy,
các nhà báo, nhất là các nhà báo ở cương vị lãnh đạo và các
phóng viên "gạo cội" của các báo, tạp chí ấy phải thực tài,
tâm huyết với sự nghiệp làm báo Đảng và phải có trình độ lý
luận - kinh nghiệm thực tiễn cao trong nghề. Chưa vội đề cập
tầm uyên bác, chí ít đối với người làm báo Đảng, thì cũng phải
có ba bằng đại học: Đại học chuyên ngành, đại học thực tiễn
và đại học lý luận. Lại phải tự học, tự vươn lên liên tục trong
hoạt động nghề nghiệp. Có làm được thế, thì hệ thống báo
Đảng mới xứng đáng với vai trò "cơ quan của Đảng" và đồng
thời là "tiếng nói, diễn đàn của nhân dân".
Dĩ nhiên, tất cả mọi loại báo chí trên đất nước ta đều
nhận được sự lãnh đạo của Đảng ta, cho nên sự khu biệt trên
chỉ là tương đối. Vả lại, với sự xuất hiện của sóng phát thanh,
truyền hình, nhất là mạng Internet, khái niệm "tạp chí" hiểu
theo nội hàm cổ điển cũng đã đổi. Do vậy, ở phương diện này,
các báo khác, như Đài Truyền hình Trung ương, Đài Phát
thanh Tiếng nói Việt Nam, báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam, nếu được đề cập trên diện rộng - bao quát, thì cũng có
những cống hiến nhất định, đáng ghi nhận theo phương diện
này.

13



Bằng nhiều cách phản ánh khác nhau, thể hiện bằng
nhiều phương thức đa dạng khác nhau, các loại hình báo chí
vừa đề cập đã liên tục phát hiện, cổ vũ các điển hình, nhân tố
tiên tiến trong xã hội ta; từ đó kiến nghị nhiều giải pháp tích
cực, khả thi để phát triển mảng sáng này trong xã hội. Đồng
thời, tạo ra đối tượng mới - những tấm gương sáng nhằm cô
lập bọn tham nhũng, làm cho chúng (và những người muốn
như chúng) cảm thấy hổ thẹn và chùn tay mỗi lần lòng tham
thức dậy. Và, quan trọng hơn, trong khi phản ánh, đề xuất
như thế, hệ thống báo chí chính luận đã cảnh tỉnh HTCT về
những "khoảng trống" quyền lực chính trị, những điểm hở
trong thiết chế luật pháp, trong quản lý - điều hành, v.v... Rồi
từng bước cung cấp luận cứ, giúp các nhà khoa học - chuyên
ngành có thêm thơng tin chính trị - xã hội, để khái quát thành
lý luận, quay lại chỉ đạo thực tiễn chống tham nhũng một
cách có hiệu quả.
2.III. Khả năng phát hiện, tấn công trực diện tham
nhũng, để xây dựng Đảng, củng cố Hệ thống chính trị,
phát huy Quyền làm chủ của nhân dân
ở mảng tiếp theo của vấn đề chống tham nhũng, báo chí
Việt Nam hiện đại, nhất là trong những thập niên đầu thời kỳ
Đổi mới hiện thời, đã thể hiện được tính chiến đấu rất cao của
báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Xem ra,
cách tấn công trực diện đối với các vụ tham nhũng, các tập
thể, cá nhân tham nhũng của báo chí rất hiệu quả. Trong cuộc
chiến đấu bằng trí tuệ, bản lĩnh - chính trị - xã hội (qua ngịi
bút, các cuộn băng, các phương tiện thông tin làm báo
khác...) ấy, mỗi nhà báo thực sự là một chiến sĩ cách mạng
giữa thời bình. Mỗi người đều phải hoạt động đa năng. Khi

điều tra phải cố gắng giỏi hơn cả điều tra viên (vì nhiều khi,
nhiều vụ, chính cơng an - điều tra; điều tra viên - Viện kiểm
sát cũng dính vào tiêu cực, tiếp tay cho các thế lực tham
nhũng). Khi phản ánh đòi hỏi phải thể hiện chặt chẽ, biết chọn
lọc thơng tin (để đề phịng phản hồi của các đương sự theo
hướng bất lợi cho tờ báo, tạp chí ấy). Cũng phải có kế hoạch
chiến lược, chiến thuật, từng bước hoặc dứt điểm tuỳ theo
từng vụ, việc (bởi có vụ kéo dài qua nhiều năm như vụ Năm
Cam và đồng bọn (1999 - 2004); vụ ông Phan Ngọc Đồi (Đà
14


Nẵng) đòi lại nhà suốt 26 năm (1975-2001); vụ tranh cãi về
"Vua lốp" ở Hà Nội (1987 - 2002), v.v.). Vả lại, như đã đề cập,
thủ đoạn của bọn tham nhũng rất tinh vi. Cho nên, không thể
cùng trong một thời gian ngắn, báo chí lại có thể gom đủ tài
liệu để lột trần sự thật và bộ mặt giả nhân nghĩa của chúng.
Ngồi ra, cịn phải thiết lập các mối quan hệ bền vững, phối
hợp với các cơ quan Nội chính; có khi phải lượng định cả các
mối quan hệ "bên trong" với HTCT... thì mới có thể dùng công
luận tấn công vỗ mặt loại kẻ thù này của CNXH. Suốt trong
tiến trình ấy, đối với mỗi phóng viên đã quan trọng, với cán bộ
lãnh đạo báo chí càng quan trọng hơn, khi phải tính đến "độ",
dung lượng, tiết diện, thời gian - chuyển tải các thông tin loại
này. Bởi lẽ, điểm khó có tính mấu chốt là làm sao quyết liệt
chống tham nhũng, nhưng không được để các phe phái lợi
dụng chiêu bài đó để làm phân rã khối đoàn kết trong HTCT,
trong toàn dân. "Chống" là để "xây", khơng được vì động cơ
"đập nát mặt" bọn tham nhũng, mà vơ tình (hay khơng ý thức
được) làm bật lộ thông tin cơ mật của Đảng, Nhà nước, của

các cơ quan chức năng - trọng yếu của đất nước. Vì, kẻ thù
của CNXH và của nhân dân ta ln muốn thu thập tin tức tình
báo trong nội bộ đất nước ta. Chúng có cả một mạng lưới
chuyên trách chuyên thu thập thơng tin qua báo chí - cơng
khai của chúng ta, để phân tích, sàng lọc, lên kế hoạch chống
phá... Trong cách làm, cách thể hiện cũng không đơn giản.
Bởi, khơng phải vụ tham nhũng nào cũng có biểu hiện ban
đầu giống nhau. Điều đó địi hỏi giới báo chí Việt Nam hiện đại
khi chống tham nhũng phát biết "mở đầu" từ đâu, để tiệm cận
tới chân lý - sự thật. Khơng ít trường hợp, các nhà báo - phóng
viên phối hợp với các tồ soạn (phương tiện thơng tin đại
chúng nói chung) áp dụng các chiến thuật - tiến cơng - nặng
về kỹ xảo, như "giương đơng, kích tây", "giả chết vồ quạ",
thậm chí "địn gió", v.v... Song, khó là khơng được lạm dụng,
vì bản chất báo chí cách mạng là "làm thật, nói ngay", khơng
"vịng vo Tam quốc", hoặc "nói lấy được" kiểu "cả vú lấp
miệng em", để rồi phải đính chính kiểu "nói lại cho rõ". Quan
trọng hàng đầu vẫn là phải nói đúng sự thật từ đầu, đi đến tận
cùng sự vụ, kiên quyết không che giấu các đối tượng tham
nhũng, bất luận họ là ai, cỡ nào. Đúng như cố Tổng Bí thư
15


Nguyễn Văn Linh, từng khởi đầu chuyên mục "Nói và Làm"
trên báo Nhân Dân vào năm 1986, đã viết: "Sứ mệnh của nhà
báo là làm cho ánh sáng trong lành toả rộng ra, đẩy lùi và xua
tan bóng tối" (trích thư gửi giới báo chí Việt Nam ngày
21/6/1986 của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh).
Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, áp dụng các
biện pháp trực diện nói trên, báo chí Việt Nam hiện đại đã góp

phần quan trọng; xứng đáng được ghi công đầu để bảo vệ xây dựng Đảng, củng cố HTCT và qua đó, phát huy Quyền làm
chủ của nhân dân lao động. Điều này thật dễ hiểu, vì chống
lại một nguy cơ căn bản làm "biến dịch", "đổi màu" chế độ;
khách quan tức là bảo vệ chính đảng cầm quyền, HTCT và chế
độ ấy. Bản thân những người làm báo có thể có người thế này,
có người thế khác, tốt xấu cũng có thể có chính trong mỗi cá
nhân họ. Song, tất cả đều nằm trong một tổ chức báo chí nào
đó, cùng chịu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Mặt khác, họ còn chịu sự giám sát "khúc xạ" của bạn bè đồng
nghiệp, của nhân dân. Đương nhiên, cịn ln phải đối đầu
thường trực với đủ các loại tham nhũng, nhiều đối tượng tham
nhũng, đan cài trong các mối quan hệ xã hội giữa người với
người. Động cơ chống tham nhũng, mục tiêu chống tham
nhũng của hầu hết giới báo chí Việt Nam là để bảo vệ, nâng
cao uy tín của HTCT dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm cho nhân
dân ta phát huy được tốt hơn, đủ hơn, thực chất hơn quyền
làm chủ tự nhiên, xã hội chính của mỗi cơng dân. Do đó, dù
có thể đã thể hiện nẩy lửa, gai góc, bức xúc, thì khi áp dụng
các thủ pháp - báo chí trực diện, giới báo chí Việt Nam hiện
đại vẫn phải đi đúng quỹ đạo xây dựng CNXH, thực hiện mục
tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh" như Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc gần đây
đã đề ra.
Nhưng, sẽ quá vội, thậm chí "lạc quan tếu" (chữ dùng
của Hồ Chí Minh), nếu cho rằng khả năng phát hiện, tấn công
trực diện để chống tham nhũng của các báo chí nước ta đã
đạt tới tầm cao như khát vọng chân chính của nhân dân. Thực
tế cho thấy, để làm được như thế rất khó khăn. Mặc dù Đảng,
Nhà nước đã mở rộng hơn quyền dân chủ trong báo chí,
khuyến khích và cổ vũ báo chí đấu tranh chống tiêu cực,

16


chống tham nhũng; song báo chí Việt Nam khơng thể thoát ly
thực tại điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. Nghĩa là phải chấp
nhận đấu tranh trong bối cảnh chung ấy, với tất cả những
phức tạp của thời điểm sống - hoạt động. Không phải là
"quyền lực thứ tư", nên báo chí cũng vẫn phải đụng đầu với
những vùng cấm (bất thành văn), những vấn đề nhạy cảm xã hội và nhân văn - nhân ái khác. Trong các mối quan hệ với
quốc tế, còn phải cân nhắc, tính tốn kỹ hơn. Đó là chưa vội
đề cập xu hướng "thương mại hố" báo chí, thường có trong
thời phát triển kinh tế thị trường, làm cho các giá trị chống
tham nhũng - tiêu cực của báo chí dễ bị xô lệch đi, hoặc bị
các thế lực - xã hội khác nhau lợi dụng. Cho nên, khả năng
tấn công trực diện tham nhũng của báo chí Việt Nam hiện đại
qua 20 năm đầu thời kỳ Đổi mới dù được đánh giá cao, thể
hiện đột biến trội - tích cực; nhưng ln có giới hạn của nó.
Thừa nhận khách quan thực trạng này, chính là địi hỏi từ hai
phía: HTCT Việt Nam cần giúp đỡ giới báo chí Việt Nam mở
rộng được các dung môi - xã hội, thu hẹp dần các vùng cấm
(bất thành văn) trong xã hội ta, để báo chí phát huy tốt hơn
vai trị một cơng cụ quyền lực của nhân dân và chính giới báo
chí, mỗi nhà báo, mỗi cơ quan - tổ chức báo chí cũng phải tự
nâng mình lên trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, để thể
hiện được vai trị, năng lực của mình.
3.III. Kết quả chống tham nhũng trong Đổi mới,
nhất là qua các năm gần đây (2001 - 2006)
Kết quả chống tham nhũng không phải là thành tựu,
thành quả duy nhất riêng của báo chí Việt Nam hiện đại. Đó là
kết quả chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong

những năm Đổi mới. Vấn đề ở chỗ: Nếu không nêu kết quả, thì
sự cống hiến của báo chí khơng có đại lượng - xã hội nào để
biểu hiện và ghi nhận. Vấn đề cũng quan trọng ở chỗ: Qua kết
quả ấy, càng thấy tâm lực, công sức, cả kinh nghiệm của giới
báo chí Việt Nam hiện đại trong cơng cuộc chống tham
nhũng.
Với cách viết tổng quát, quy nạp, cùng với việc tổng
thuật tiến trình chống tham nhũng, khơng phải ngẫu nhiên
chúng tơi cịn muốn nhấn mạnh thêm tính thời điểm 2001 2005. Bởi lẽ, trong khoảng thời gian ấy, công cuộc chống
17


tham nhũng trên đất nước ta phức tạp nhất; song cũng thu
được những thành tựu lớn hơn trước đó nhiều. Báo chí đã góp
phần nổi bật vào q trình ấy; nên cũng thể hiện rõ hơn vai
trò, năng lực của một giới nghề nghiệp chính trị - xã hội; có ý
nghĩa như là "một đại diện tiêu biểu" thực hiện quyền, lợi ích
của nhân dân trên các phương diện thơng tin chính trị - xã
hội, để hợp lực với Đảng, Nhà nước, cả HTCT cùng chống
tham nhũng.
Cùng với tiến độ phát triển kinh tế thị trường, hội nhập
ngày càng sâu rộng thêm vào môi trường kinh tế thế giới, xã
hội ta xuất hiện hai mặt của một thực trạng trong thời kỳ quá
độ xây dựng CNXH. Một mặt - mặt cơ bản, mặt tốt là "đa số
cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong, năng động,
sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức", góp phần đưa cơng
cuộc Đổi mới ở nước ta đạt được những "thành tựu to lớn và
có ý nghĩa lịch sử" đúng như Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng đã tổng kết. Nhưng, mặt khác - mặt
không thể xem thường, mặt xấu, báo hiệu nguy cơ lớn - là

không ít cán bộ, đảng viên (chủ yếu là những cá nhân có
chức, có quyền) đã "suy thối về đạo đức, lối sống, dẫn đến tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân" và "diễn
ra rất nghiêm trọng" như Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (lần 2) đã
nhiều lần chỉ rõ. Biểu hiện của mặt trái này trong xã hội ta rất
đa dạng. Song, nếu gom lại, có 6 điểm chính. Thứ nhất, suy
thối về đạo đức, lối sống của bộ phận "không nhỏ" trong cán
bộ, đảng viên đều gắn liền với tham nhũng (hoặc ít, hoặc
nhiều, khi trực tiếp, khi khúc xạ) và có xu hướng tăng cả về số
lượng và phạm vi ảnh hưởng. Thực ra, từ trong Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng, khi bước
vào thời kỳ Đổi mới, nguy cơ này đã được cảnh báo "trong xã
hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống" (trái
ngược nhau). Song, đáng lo là nguy cơ đó đã lớn dần theo thời
gian. Sau gần 20 năm, nguy cơ đó đã từ "trong xã hội" len
chân vào hệ thống Đảng, cả HTCT và từ "một bộ phận" đã trở
thành "bộ phận không nhỏ". Thứ hai, tham nhũng đã tiếp lực,
gia tăng sức bền cho bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều
hướng phát triển nguy hại hơn. Báo cáo của Bộ Chính trị trình
Hội nghị Trung ương 6 (lần 2, khoá VIII) đã đề cập đến 5 kiểu
18


"chạy" trên chính trường. Đó là "chạy chức" (trước khi bầu cử;
hoặc có "ghế khuyết", "ghế chờ" trong hệ thống bổ nhiệm
không qua bầu cử); "chạy quyền" (trước khi bổ nhiệm, thuyên
chuyển cán bộ, hoặc mở rộng quyền lực cá nhân có tính pháp
quy - cụ thể); "chạy chỗ" (lo lót, nài nỉ, tìm kiếm vị trí cơng tác
dễ sinh lợi cho mình và thân nhân); "chạy lợi" (như trước khi
được phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu,

tính thuế, duyệt chi đề tài nghiên cứu lớn, v.v..); "chạy tội"
(cho bản thân, đồng phạm, người thân khi chuẩn bị phải đối
mặt với các tội danh, các bản án). Thực ra, cịn có hai loại
"chạy" mới, xuất hiện gần đây. Đó là "chạy tuổi" (để kéo dài
thời gian được đề bạt, được vào cấp uỷ, ngồi lỳ thêm trên ghế
"thủ trưởng", hoặc "doanh nhân - nhà nước" để có điều kiện
vơ vét - hợp lý) và "chạy bằng cấp" (nhất là với những đồng
chí học hành thiếu bài bản, hoặc muốn gia tăng điều kiện đề
bạt, thậm chí chỉ để "giải quyết khâu oai" đối với cấp dưới và
đồng nghiệp. Thứ ba là lý thuyết hoá, làm qua loa; hoặc nói
nhưng khơng làm; chỉ nhăm nhe tìm cách tham nhũng. Thực
trạng ấy, đã được Báo cáo Chính trị trình Đại hội X vạch rõ:
"Tình trạng nói nhiều, làm ít; khơng làm đến nơi, đến chốn;
hoặc khơng làm còn diễn ra ở nhiều nơi". Thứ tư là thực trạng
vô trách nhiệm, chỉ lo tham nhũng, nên quan liêu - xa dân,
thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Khơng thiếu các
đồng chí cỡ Uỷ viên Trung ương Đảng, đứng chân phụ trách
một Đảng bộ địa phương, một ngành nhưng chỉ thích nghe
báo cáo thành tích, tảng lờ các khuyết điểm trên địa bàn,
trong nội bộ ngành. Trong vụ PMU18 (năm 2005 - 2006) dù
nghiêm trọng đến thế, nhưng Phó bí thư Đảng uỷ cơ quan Bộ
vẫn thản nhiên: "Trước khi bị khởi tố, họ đều là đảng viên tốt"
(!?). Rõ ràng, đó là sự "quan liêu, vơ chính trị, vơ trách nhiệm,
có thể nói là vơ cảm, khơng thể chấp nhận được", đúng như
nhận xét của đồng chí Phan Diễn, Uỷ viên Bộ Chính trị,
Thường trực Ban Bí thư khoá IX của Đảng ta. Thứ năm, tham
nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp; vươn "vòi bạch tuộc" của
chúng đến mọi ngõ ngách đời sống trong nước, có dấu hiệu
"quốc tế hoá" trong một số hoạt động phi pháp, mờ ám của
chúng. Cho đến nay, đã có thể cảm nhận bằng cảm quan

chính trị - xã hội rằng bất cứ đâu, ở cấp, cỡ nào, bọn tham
19


nhũng cũng hướng tới, sẵn sàng lôi kéo, mua chuộc nếu
chúng thấy có thể, với triết luận vơ ln "nếu tiền khơng mua
được, thì có thể mua được bằng lượng tiền lớn hơn", miễn là
tạo ra được cho chúng điều kiện tham nhũng, môi trường
tham nhũng. Thông qua tham nhũng để rửa tiền, đánh bạc,
mua bất động sản, chuyển dịch tiền "đen"... đều là những dấu
hiệu "quốc tế hoá" của loại tội phạm này. Thứ sáu, tham
nhũng và nhũng nhiễu (dân lành) đã và đang gây ra hậu quả
nặng nề trên nhiều mặt. Khơng chỉ làm thất thốt mỗi năm
hàng chục ngàn tỷ đồng vốn và nhiều tài sản cố định có giá trị
rất lớn của Nhà nước, của nhân dân; bọn tham nhũng còn làm
đảo lộn nhiều chuẩn giá trị - xã hội, làm băng hoại một số giá
trị đạo đức - văn hoá thuần Việt; nhất là làm hư hỏng một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chỉ riêng trong nhiệm kỳ
khoá IX, Đảng ta đã phải kỷ luật gần 4 vạn đảng viên. Trong
đó, số cán bộ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư (theo phân cấp quản lý) đã phải kỷ luật là 114
người (có 12 uỷ viên Trung ương Đảng). Chỉ riêng vụ án
Trương Văn Cam (Năm Cam) và đồng bọn, đã có 17 đảng viên
bị phạt tù. Có cả trong đó những người từng nắm các trọng
trách ở một số cơ quan thuộc khối Nội chính trung ương, như
ở Bộ Công an, ở Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; hoặc ở Hội
Nhà báo Việt Nam. Vụ xảy ra ở PMU18 đã dẫn đến việc Bộ
trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (Đào Đình Bình) phải từ chức;
Thứ trưởng Thường trực (Nguyễn Việt Tiến) bị khởi tố - điều
tra. Tóm lại, nếu tiếp cận vấn đề chống tham nhũng từ hướng

quyền lực - chính trị, thì rõ ràng, đến nay tham nhũng trong
xã hội ta đã diễn ra nghiêm trọng; xâm thực rõ nét vào cơ cấu
- hệ thống quyền lực chính trị - xã hội; tiếp tục làm xói mịn
lịng tin đối với Đảng, Nhà nước; đang trở thành "nhân tố đen" kìm hãm bước tiến của sự nghiệp Đổi mới và vẫn là nguy
cơ lớn, hiểm hoạ khôn lường đe doạ sự tồn vong của HTCT và
chế độ - xã hội Việt Nam.
Chống lại mặt trái trên, báo chí Việt Nam hiện đại đã tiếp
nhận tự giác sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; phối thuộc với
các cơ quan, tổ chức trong cơ cấu quyền lực của HTCT, tấn
cơng quyết liệt quan liêu, lãng phí, nhũng nhiễu, nhất là tệ

20



×