Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường trung học cơ sở nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở cầu giấy, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.39 KB, 7 trang )

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CẦU GIẤY, HÀ NỘI
Lê Kim Anh1
Tóm tắt
Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS nhằm
hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh là một nội dung của triển khai
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Thơng qua sử dụng đa dạng, sáng tạo các
phương thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh,
Trường THCS Cầu Giấy đã đạt được sự hài lòng và kết quả nhất định từ đánh giá
của giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Từ đó, nhà trường đã rút ra 05 bước tổ
chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS để đảm bảo
hiệu quả tổ chức hoạt động này.
Từ khoá: Hoạt động giáo dục trải nghiệm; Học sinh trung học cơ sở; Tổ chức hoạt
động giáo dục trải nghiệm; Hướng nghiệp.

1. Mở đầu
Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng
12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), các trường phổ thông tiến hành tổ chức
hoạt động trải nghiệm với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc. Hoạt động trải nghiệm và
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng,
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ
năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn
đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó,
chuyển hố những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới
góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và
nghề nghiệp tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu này, thống nhất sử dụng thuật ngữ hoạt
động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
2. Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường Trung học cơ sở


Hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các
phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt
1

Trường Trung học Cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0912148947; Email:


Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...

545

động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội,
với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Ở cấp Trung học cơ sở, mục tiêu của hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp
giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao
tiếp ứng xử có văn hố và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với
bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn
mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống;
biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề
nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế
hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo
dục cơ bản [2].
Như vậy, ở cấp Trung học cơ sở, nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng
nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động
hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát
triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. Khi thiết kế chương trình và tổ chức hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS, các nhà trường cần chú ý bảo đảm tính chỉnh
thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, và bảo đảm tính mở, linh hoạt.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp
cho học sinhTHCS được quan niệm là quá trình nhà trường THCS thiết kế đa dạng các

phương thức tổ chức hoạt động giáo dục thực tiễn cùng với hoạt động dạy và học trong hoặc ngoài
phạm vi nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi
dưỡng ý thức sống tự lập, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai, đồng thời có
khả năng quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh.
Thông qua việc tham gia vào các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, học
sinh THCS được phát huy vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản
thân. Học sinh chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế
hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi và khả năng của bản thân. Học sinh THCS được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm,
ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản
thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của bạn
bè,… Từ đó hình thành và phát triển cho mỗi học sinh những giá trị sống và các năng lực
cần thiết, hướng tới định hướng một nghề phù hợp trong tương lai.
Để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THCS, các nhà
trường cần thiết kế chương trình đảm bảo tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua
các lớp từ lớp 6 đến lớp 9, và bảo đảm tính mở, linh hoạt. Trên cơ sở Chương trình nhà trường đã
được thiết kế, Hiệu trưởng trường THCS tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp
cho học sinh dựa trên sử dụng linh hoạt bốn phương thức hoạt động chủ yếu sau:
- Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm
thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới
lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực


546

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động
tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh

giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò
chơi và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những
giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thơng qua các hoạt động tình
nguyện nhân đạo, lao động cơng ích, tun truyền và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia
các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó
đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này
bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ
thuật và các phương thức tương tự khác.[2]
3. Nghiên cứu trường hợp tại Trường Trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội
3.1. Đôi nét về Trường Trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội

Trường THCS Cầu Giấy được thành lập năm 2010, là một trong những cơng trình được
gắn biển 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Trường thực hiện theo mơ hình trường trung học
chất lượng cao từ năm học 2018-2019 theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Năm
học 2019-2020 trường có 30 lớp với 1200 học sinh, 75 cán bộ giáo viên (03 Ban Giám hiệu, 01
Tổng phụ trách, 59 giáo viên và 12 nhân viên), 05 tổ chun mơn trong đó 100% trên chuẩn
(hiện trường có 3 tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh và 45% giáo viên có trình độ thạc sĩ.
Với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt,
tâm huyết với nghề, trình độ chun mơn vững vàng, có nhiều thành tích trong giảng dạy;
học sinh được tuyển chọn đầu vào nên chất lượng đồng đều, hầu hết là học sinh giỏi; ban đại
diện cha mẹ học sinh quan tâm, phối hợp chặt chẽ và tham mưu với nhà trường trong việc
giáo dục học sinh, cùng tham gia xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, vượt lên những
khó khăn về cơ sở vật chất như diện tích nhà trường, diện tích sân chơi cịn nhỏ hẹp, cịn
thiếu một số phịng chức năng phịng thí nghiệm để đáp ứng tốt các hoạt động học tập, sinh
hoạt tập thể và nhu cầu vui chơi của học sinh, giao thông vào những giờ cao điểm ách tắc do
mật độ các trường trong khu vực quá đông ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh, qua gần
10 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đạt được những kết quả đáng tự hào, đã có
những bước đi đột phá, có nhiều cách làm sáng tạo, đặc biệt tiên phong trong quận cầu Giấy

và thành phố Hà Nội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp
giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực.
3.2. Điều kiện cơ sở vật chất để triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng
nghiệp cho học sinh

Trường có 30 lớp học, 6 phịng bộ mơn, phịng chức năng, nhà thể chất, bể bơi trong
nhà được trang bị hiện đại, lớp học có đủ ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định, bàn ghế phù


Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...

547

hợp với lứa tuổi học sinh, 100% các lớp học được lắp điều hòa 2 chiều và trang bị máy chiếu,
ti vi 50 inh phục vụ dạy và học (một số phòng được trang bị bảng tương tác thơng minh). Hệ
thống phịng bộ mơn được trang bị đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
Thư viện của Trường gồm 2 phòng (1 phòng đọc học sinh: Diện tích 100m2, 1 phịng
đọc giáo viên: diện tích: 25m2); 12 máy vi tính, 01 máy chiếu, 20 giá sách với nhiều đầu
sách giáo khoa, sách tham khảo báo và tạp chí phục vụ cho việc dạy và học. Chú trọng
phát triển nguồn tư liệu điện tử, thư viện in gần 100 đĩa bài dạy, giáo án điện tử. Nhiều
năm liền thư viện nhà trường đạt danh hiệu Thư viện xuất sắc cấp Thành phố với nhiều
hoạt động phong phú.
Hệ thống phịng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, phòng năng khiếu (âm nhạc, nhà thể
chất…) được đầu tư trang thiết bị hiện đại, có máy chiếu phục vụ giảng dạy. Các dụng cụ
phục vụ bộ môn thể thao, nghệ thuật như đàn, đệm nhảy, cột cầu lông, bóng rổ… được trang
bị đầy đủ.
Trường có 2 sân bóng đá mini, 1 sân bóng rổ đủ tiêu chuẩn thi đấu để tăng cường giáo
dục thể chất cho học sinh.
3.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh


Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động trải nghiệm và hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp cho học sinh THCS có bốn phương thức gồm phương thức Khám phá; phương thức
Thể nghiệm, tương tác; phương thức Cống hiến; phương thức Nghiên cứu.
Bắt đầu từ năm học 2014-2015, Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội đã nghiên cứu các
hướng dẫn về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, thử nghiệm tổ chức một số hoạt
động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, và thu được kết quả như sau:
3.3.1. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương
thức Khám phá

Các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương thức Khám phá đã
được tổ chức bao gồm:
- Thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, duy trì có hiệu quả và sáng tạo việc dạy và
thực hành bộ tài liệu “Nếp sống văn minh, thanh lịch” cho học sinh tồn trường.
- Thực hiện văn hóa chào hỏi, tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh, khách đến trường.
- Tổ chức thí điểm dạy Lịch sử quận Cầu Giấy gắn liền với các địa danh trên địa bàn
phường Dịch Vọng và quận Cầu Giấy theo tinh thần hướng dẫn của Công văn số 10801/
SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.


548

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

3.3.2.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương
thức Thể nghiệm, tác động

Trong 5 năm học gần đây, Nhà trường đã tổ chức được các hoạt động giáo dục trải

nghiệm, hướng nghiệp theo phương thức Thể nghiệm, tác động sau:
- Tổ chức các CLB bóng rổ, bóng bàn, cầu lơng, âm nhạc, mỹ thuật,... cho học sinh.
- Hình thành và phát huy có hiệu quả các câu lạc bộ của học sinh như: Câu lạc bộ Glee,
Câu lạc bộ đọc sách, Câu lạc bộ khoa học...
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm tại Trại hè Quốc tế Icamp, tổ chức cho học sinh học
tập trải nghiệm tại Mỹ, Úc, Singapore, Nhật Bản vào các dịp hè, tổ chức cho học sinh tham
gia các cuộc thi trong và ngoài nước như các cuộc thi Tốn, Tiếng Anh, Khoa học, Cơng nghệ
thông tin cho học sinh nhà trường.
- Tổ chức hoạt động giao lưu, liên kết hội nhập quốc tế, lồng ghép giá trị cơng dân tồn
cầu vào nội dung dạy và học cũng như các hoạt động khác của Nhà trường, thực hiện các
dự án quốc tế như dự án phát triển bền vững với Umea Thụy Điển, dự án trường học tiên
tiến quốc tế với Hội đồng Anh…
- Tổ chức các hoạt động giao lưu với các trường trong nước, kết nghĩa với một số
trường THCS đạt danh hiệu xuất sắc của thành phố để giao lưu học hỏi.
- 4 năm liên tiếp nhà trường được Quỹ uỷ thác Toán học Úc ủy quyền đăng cai tổ chức
cuộc thi vơ địch Tốn Úc mở rộng (AIMO) cho học sinh cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông. Hàng năm cuộc thi thu hút được gần 1000 học sinh đến từ hơn 50 trường THCS,
THPT trong địa bàn thành phố.
- Tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo 9 chủ đề/năm, gắn hướng nghiệp
với tham quan thực tế tại các làng nghề truyền thống (Gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Cốm
Làng Vòng...).
- Phối hợp với Trung tâm GDTX&DN tổ chức dạy nghề cho học sinh khối lớp 8 2 tiết/
tuần mơn Nấu ăn vào các tiết chính khố và tự chọn.
- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, định hướng chọn trường THPT và THPT chuyên cho
học sinh và cha mẹ học sinh lớp 9 cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh.
3.3.3.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương
thức Cống hiến

Nhà trường đã tổ chức được các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo
phương thức Cống hiến bao gồm:

- Tổ chức các hoạt động từ thiện: ủng hộ xây cột mốc Trường Sa; chương trình “Trung
thu yêu thương – Kết nối trái tim”, “Kết nối yêu thương - Khánh thành và bàn giao điểm trường
mầm non thôn Sà Phìn C” tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang năm 2016; ủng hộ tiền và một
số loại học liệu các trường khó khăn bị lụt tại huyện Chương Mỹ - Ba Vì năm 2017; ủng hộ


Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...

549

giáo dục miền núi, Hội Người mù thành phố; đóng góp quỹ Hội Chữ thập đỏ, ủng hộ bệnh
nhân nhi tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương năm 2016, 2018;…
- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động từ thiện nhằm giáo dục cho học sinh tinh thần
tương thân tương ái, biết chia sẻ yêu thương: hàng năm nhà trường nhận được sự ủng hộ
từ cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh số tiền ủng hộ từ thiện trong chương trình
“Trung thu yêu thương - kết nối trái tim”để tổ chức các đợt từ thiện lớn nhưkhánh thành
và bàn giao điểm trường mầm non thơn Sà Phìn C tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang năm
2016; ủng hộ quần áo chăn màn, sách vở, giày dép cho học sinh vùng núi bị sạt lở nghiêm
trọng của huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình năm 2017; ủng hộ q và suất ăn cho bệnh nhân nhi
ung thư và người nhà bệnh nhân tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương năm 2016,
2018; và năm học 2019 - 2020 xây 2 phòng học cho học sinh người dân tộc Tày tại điểm
trường thôn Khư Phá, xã Ngàm Đăng Vài, huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ngồi ra,
nhà trường cịn ủng hộ tiền và một số loại học liệu các trường khó khăn bị lụt tại huyện
Chương Mỹ - Ba Vì; ủng hộ giáo dục miền núi, Hội Người mù thành phố; đóng góp quỹ Hội
Chữ thập đỏ quận Cầu Giấy…
- Xây dựng khung cảnh sư phạm nhà trường “xanh - sạch - đẹp” và một ngơi trường
khơng có rác.
- Giao cho các lớp cơng trình măng non, chăm sóc cây xanh, cảnh quan môi trường
nhằm giáo dục cho học sinh ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm.
3.3.4.Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương

thức Nghiên cứu

- Xây dựng chương trình giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp đơn môn và liên môn ở
tất cả các bộ môn, tăng cường đưa các tiết dạy gắn thực tế ngồi khơng gian lớp học.
- Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của Chương trình giáo dục phổ thơng và chương trình nhà trường chất lượng cao được
phê duyệt, khuyến khích giáo viên thay đổi hình thức tổ chức dạy học bằng việc đưa ra
ngồi khơng gian lớp học, gắn nội dung các bài học với thực tiễn cuộc sống.
- Tham gia thí điểm giáo dục STEM tại trường.
- Kết hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong hỗ trợ học sinh được học trải
nghiệm tại phòng thí nghiệm.
Kết quả khảo sát 63 cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục
trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội bằng bảng hỏi với
thang 3 mức độ, kết quả thể hiện ở Bảng 1:


550

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN

Bảng 1: Thực trạng đánh giá của giáo viên về tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp cho học
sinh Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội
Mức độ hài lòng
Nội dung tổ chức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp

Rất HL
(3đ)

Khá HL

(2đ)

Khơng
HL
(1đ)

Điểm
trung
bình

Kết quả đạt được
Tốt
(3đ)

Trung
bình
(2đ)

(1đ)

Điểm
trung
bình

Kém

1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương thức Khám phá
1.1. Thực hiện nếp sống văn minh
thanh lịch cho học sinh tồn trường


60

03

0

2,95

59

04

0

2,93

56

07

0

2,88

56

07

0


2,88

61

02

0

2,96

54

09

0

2,85

1.2. Thực hiện văn hóa chào hỏi, tăng
cường mối quan hệ thân thiện giữa
giáo viên, học sinh và cha mẹ học
sinh, khách đến trường
1.3. Tổ chức dạy thí điểm dạy Lịch sử
quận Cầu Giấy gắn liền với các địa
danh trên địa bàn phường Dịch Vọng
và quận Cầu Giấy
2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo phương thức Thể nghiệm, tác động
2.1. Tổ chức các Câu lạc bộ Glee, Câu
lạc bộ đọc sách, Câu lạc bộ khoa học...


63

0

0

3,00

63

0

0

3,00

62

01

0

2,98

60

03

0


2,95

60

03

0

2,95

56

07

0

2,88

61

02

0

2,96

60

03


0

2,95

63

0

0

3,00

61

02

0

2,96

53

10

0

2,84

54


09

0

2,85

60

03

0

2,95

60

03

0

2,95

62

01

0

2,98


60

03

0

2,95

cho học sinh
2.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm
trại hè quốc tế trong và ngoài nước,
tham gia các cuộc thi Tốn, Tiếng Anh,
Khoa học, Cơng nghệ thơng tin…
2.3. Tổ chức hoạt động giao lưu, liên
kết, hội nhập quốc tế, lồng ghép giá
trị cơng dân tồn cầu vào nội dung
dạy và học cũng như các hoạt động
khác của Nhà trường
2.3. Tổ chức các hoạt động giao lưu,
kết nghĩa với các trường trong nước
2.4. Tham gia cuộc thi vô địch Toán Úc
mở rộng (AIMO)
2.5. Tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp, gắn hướng nghiệp với
tham quan thực tế
2.6. Phối hợp tổ chức dạy nghề Nấu
ăn cho học sinh lớp 8
2.7. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp,
định hướng chọn trường THPT và
THPT chuyên cho học sinh và cha mẹ

học sinh lớp 9 cho phù hợp với khả
năng và nguyện vọng của học sinh



×