Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thẩm quyền xét xử và luật áp dụng đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.83 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--- ---

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: TƯ PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI
VỚI CÁC GIAO DỊCH CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. NGÔ QUỐC CHIẾN
Sinh viên thực hiện : LÊ HUY THUẬN
Lớp

: K63C

MSV

: 18061096


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................2
CHƯƠNG I. THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
GIAO DỊCH CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN..............................................2
1.

Bất động sản là gì? ...........................................................................................2

2.


Thẩm quyền xét xử đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản .....3

3.

Pháp luật áp dụng đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản .......5

CHƯƠNG II. SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI ......................................................................................................................7
1.

Cộng hòa Liên bang Đức .................................................................................7

2.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa .....................................................................8

KẾT LUẬN ....................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................10

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, hội nhập quốc tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và trở thành xu thế
không thể đảo ngược ở hầu hết quốc gia, thế giới mà sự tồn tại của quốc gia này không
thể tách rời khỏi các quốc gia khác. Trong quá trình hợp tác, xuất hiện các mối quan hệ
phát sinh từ nhiều lĩnh vực như dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hơn nhân và
gia đình,… giữa cơng dân, pháp nhân các quốc gia với nhau. Kể từ khi bắt đầu tiến hành
Đổi Mới vào năm 1986, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy
nhiên, Việt Nam chỉ đặc biệt hội nhập sâu rộng và tồn diện vào sân chơi tồn cầu khi

chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007.
Chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế như vậy, điều dễ dàng nhận thấy mỗi một
quốc gia đều có một hệ thống các quy định pháp luật riêng và các quy pháp pháp luật
này khác với quy phạm pháp luật của các quốc gia khác thậm chí là hồn tồn trái ngược.
Nguyên nhân của sự khác nhau về pháp luật của mỗi quốc gia do xuất phát từ các đặc
điểm kinh tế, văn hóa xã hội và điều kiện lịch sử hình thành của mỗi quốc gia đó. Sự
khác nhau về hệ thống pháp luật giữa các quốc gia sẽ dẫn đến xung đột pháp luật khi
điều chỉnh một quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngồi đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng
có yếu tố nước ngồi. Trong hợp đồng có yếu tố nước ngồi, bất động sản là một đối
tượng đặc biệt. Vì thế, việc tìm hiểu đề tài “Thẩm quyền xét xử và luật áp dụng đối với
các giao dịch có đối tượng là bất động sản” là cấp thiết, cung cấp cái nhìn tổng quan từ
đó tìm ra những hạn chế và sửa đổi kịp thời.
CHƯƠNG I. THẨM QUYỀN XÉT XỬ VÀ LUẬT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
GIAO DỊCH CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ BẤT ĐỘNG SẢN
1. Bất động sản là gì?
Trước khi tìm hiểu về thẩm quyền xét xử và luật áp dụng đối với các giao dịch
có đối tượng là bất động sản thì điều đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ bất động sản là gì?
“Bất động sản hay cịn gọi là địa ốc hay nhà đất là một thuật ngữ pháp luật (ở
một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất
đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất. Những thứ được xem là dính liền vĩnh

2


viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khống chất ở dưới mảnh
đất đó.”1
Về pháp luật Việt Nam, Điều 105, Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể

là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
“Điều 107. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Như vậy, có thể hiểu bất động sản là một loại tài sản bao gồm đất đai, nhà, cơng
trình xây dựng gắn liền với đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, cơng trình
xây dựng và tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền xét xử đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản
Khác với hợp đồng trong nước, việc xác định cơ quan tài phán nước nào có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp và hệ thống pháp luật nước nào được dùng để điều chỉnh
hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi khơng phải là chuyện dễ dàng. Với tư cách là một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, tranh chấp về hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngồi hồn tồn có khả năng được giải quyết ở cơ quan tài phán của các nước khác nhau
bởi không tồn tại một hệ thống pháp luật tố tụng “xuyên quốc gia” để trả lời cho câu hỏi
về thẩm quyền xét xử của cơ quan tài phán trong các trường hợp này. Khi đó, việc xác

1

Theo Wikipedia. Ngày truy cập: 7/1/2022

3


định cơ quan tài phán có thẩm quyền đối với tranh chấp từ hợp đồng dân sự có yếu tố
nước ngoài dựa trên cơ sở nào?
Đối với việc xác định thẩm quyền xét xử các giao dịch có đối tượng là bất động

sản thì trước hết phải tuân thủ việc lựa chọn của các bên, lựa chọn Tòa án, lựa chọn
trọng tài thương mại.
Thẩm quyền của trọng tài phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài của các bên chủ thể.
Điều đó có nghĩa là các chủ thể của hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi có quyền
thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp giữa họ. Pháp luật của các nước,
các Điều ước quốc tế đều khơng ngăn cản quyền tự do đó của các bên chủ thể. Lẽ dĩ
nhiên, trọng tài chỉ có thẩm quyền trong lĩnh vực tranh chấp thương mại chứ không phải
là dân sự nói chung. Như vậy, trọng tài một nước sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi nếu như các bên chủ thể nêu rõ trong thỏa
thuận trọng tài và thỏa thuận đó có hiệu lực. Cũng giống như các vụ việc trong nước,
khi tranh chấp về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi đã thuộc về thẩm quyền giải
quyết của trọng tài thì tịa án phải “để lại” vụ việc đó cho trọng tài xử lý.
Trong trường hợp các bên chủ thể không lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi có thể được giải quyết bằng
con đường tòa án. Thẩm quyền xét xử hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi của tịa án
một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về
vấn đề này và pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia đó. Nhưng nhìn chung, thẩm quyền
xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi của tịa án các nước có hai dạng: thẩm quyền
xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.
Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tịa án nước
đó có quyền xét xử nhưng tịa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào
tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là tịa án nước họ có thẩm quyền với
những vụ việc như vậy hay khơng). Khi mà tịa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét
xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước
nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tun bố chỉ có tịa
án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu tòa án nước
4



khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt,
hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công
nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa
thuận tịa án nước khác thì về ngun tắc, tịa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý
vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.
Như vậy, đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền
riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015:
“Điều 470. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết
riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam;”
Khi đó, quy trình tố tụng sẽ được tiến hành qua việc xác định thẩm quyền của
Tòa án theo lãnh thổ:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
.....
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết.”
3. Pháp luật áp dụng đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản
Với hợp đồng có đối tượng là bất động sản. Theo khoản 4, Điều 683, BLDS 2015,
khi hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì “pháp luật áp dụng đối với việc chuyển
giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc
việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có
bất động sản.”. Nói cách khác, các bên khơng thể lựa chọn pháp luật áp dụng cho
hợp đồng có đối tượng là bất động sản. Đây là quy định hợp lý và phù hợp với tư pháp
quốc tế của nhiều nước vì thơng thường các quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng
5



biệt của mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự
quốc gia.
Điểm đáng lưu ý ở đây là quy định này đã rõ hơn so với quy định của BLDS
2005. Thật vậy, nếu như khoản 2, Điều 769, BLDS 2005 quy định chung chung rằng
“Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì khoản 4, điều 683 BLDS 2015 đã quy định rõ hơn
là chỉ những hợp đồng “có đối tượng là bất động sản” thì các bên mới khơng được lựa
chọn pháp luật áp dụng.
Tóm lại, hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam thì tịa án Việt Nam
khi thụ lý sẽ luôn áp dụng pháp luật Việt Nam và vô hiệu hóa thỏa thuận chọn luật áp
dụng (nếu có) của các bên chủ thể. Vì thế, khi thỏa thuận chọn luật áp dụng, cần thiết
phải tìm hiểu một cách thấu đáo tư pháp quốc tế của nước có tịa án có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp về hợp đồng.
Liên quan đến bất động sản, ở Việt Nam có rất nhiều luật và văn bản dưới luật
điều chỉnh, có thể kể đến như: Bộ luật Dân sự 2015; Pháp luật về kinh doanh bất động
sản (Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014; Nghị
định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của
Luật kinh doanh bất động sản; Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm
2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng;...); Pháp luật về nhà ở (Văn bản hợp nhất
luật nhà ở 2019 số 09/VBHN ngày 04 tháng 07 năm 2019; Luật nhà ở số 65/2014-QH13
ngày 25 tháng 11 năm 2014; Nghị định số 30/2019/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2019
sửa đổi, bổ sung 1 số điều của nghị định 99/2015/-NĐ-CP ngày 20/10/2015 của chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật nhà ở;...); Pháp luật về
xây dựng (Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014; Luật sửa đổi,
bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
của luật đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2016; Nghị định 37/2015/NĐCP ngày 22 tháng 04 năm 2015 hướng dẫn về hợp đồng xây dựng;...); Pháp luật về đất
đai (Luật đất đai 2013 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013; Nghị định 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 05 năm 2014.Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đất đai; Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 Quy định về giá

6


đất;...); Pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư (Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày
26 tháng 11 năm 2014; Luật đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp;...);
Pháp luật về thuế (Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm
2007; Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm
2012; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm
2008...).
CHƯƠNG II. SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
1. Cộng hịa Liên bang Đức
Cộng hồ Liên bang Đức (CHLB Đức) là một đất nước có truyền thống pháp luật
lục địa lâu đời, thủ tục tố tụng hình sự của họ được xây dựng và áp dụng trên mô hình
tố tụng thẩm vấn, xét hỏi. Trên cơ sở được xây dựng, hình thành từ những năm đầu thập
kỷ 90 của thế kỷ trước, qua q trình dài hồn thiện, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần,
cho đến nay Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) của CHLB Đức có thể nói là một Bộ
luật đồ sộ, cơng phu gồm 6 phần với khoảng gần 470 điều quy định cụ thể từng hoạt
động, thủ tục trong trình tự tố tụng giải quyết vụ án hình sự của CHLB Đức.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của Cộng hòa Liên bang Đức là cần thiết
(một trong những quốc gia điển hình cho truyền thống pháp luật Civil law) về xác định
thẩm quyền của toà án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có YTNN được xem là cần
thiết nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật Dân sự 2015
ra đời với nhiều điểm mới trong quy định về thẩm quyền trong quy định về thẩm quyền
của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Vậy chúng ta cần
tìm hiểu giữa pháp luật của Việt Nam và Đức có gì giống và khác nhau trong việc xác
định thẩm quyền xét xử và luật áp dụng đối với các giao dịch có đối tượng là bất động
sản.
Cũng như quy định của nhiều quốc gia trên thế giới về thẩm quyền riêng biệt của

tòa án đối với các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài nhằm hướng đến
việc bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia, tạo sự thuận lợi cho việc xét xử một cách có
hiệu quả và bảo đảm thi hành án, quyết định của tịa án, từ đó bảo vệ một cách có hiệu
7


quả nhất lợi ích của quốc gia và lợi ích của các bên, Bộ luật Tố tụng dân sự Đức cũng
quy định các trường hợp thuộc thẩm quyền tuyệt đối của Tòa án Đức. Cụ thể:
 Các vụ việc liên quan đến quyền sở hữu bất động sản và các quyền khác gắn với
bất động sản theo Điều 24 Bộ luật Tố tụng dân sự Đức;
 Quyền cho thuê mặt bằng tại Đức theo điểm a Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự
Đức.
Theo điểm 1 mục (1) Điều 328 Bộ luật TTDS Đức, nếu toà án Đức, theo pháp
luật Đức, có thẩm quyền tuyệt đối đối với một vụ việc cụ thể thì bản án của tồ án nước
ngồi liên quan đến vụ việc cụ thể đó sẽ khơng được công nhận và cho thi hành trên
lãnh thổ của Đức.
Có thể thấy, so với quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền riêng biệt
của tòa án đối với các giao dịch có đối tượng là bất động sản: “Vụ án dân sự đó có liên
quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam” thì Bộ luật
Tố tụng dân sự Đức có nhiều điểm tương đồng với quy định về bất động sản. Pháp luật
áp dụng các giao dịch cũng là do pháp luật của quốc gia sở tại quy định, điều chỉnh, cụ
thể là Bộ luật Dân sự Đức và các luật liên quan.
2. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Sự ra đời của đạo luật về tư pháp quốc tế của Trung Quốc vào ngày 28/10/2010
đã tạo nên những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi. Tuy nhiên, đạo luật này chỉ giải quyết vấn đề luật áp dụng mà khơng có bất
kỳ một điều khoản nào quy định về thẩm quyền của tòa án Trung Quốc trong việc giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, cũng như vấn đề cơng nhận và cho thi
hành phán quyết của tịa án nước ngồi và trọng tài nước ngồi. Vì thế Luật Tố tụng Dân
sự Trung Quốc (ban hành năm 1991, sửa đổi bổ sung lần thứ nhất năm 2007, lần thứ hai

vào năm 2012) được xem là văn bản pháp luật quan trọng nhất của quốc gia quy định
về thẩm quyền của tòa án khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
Với sự tương đồng về thể chế chính trị và bối cảnh kinh tế trong quá trình chuyển
đổi, một số kinh nghiệm từ pháp luật Trung Quốc có thể được tham khảo cho q trình
hồn thiện pháp luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với
8


các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, đặc biệt là thẩm quyền riêng biệt đối với các
giao dịch có đối tượng là bất động sản.
Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc không quy định thẩm quyền
xét xử của tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi theo cách phân chia
thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt. Thay vào đó, pháp luật Trung Quốc chỉ
đưa ra một nguyên tắc chính để xác định thẩm quyền của Tịa án trong các vụ việc dân
sự có và khơng có yếu tố nước ngồi, bên cạnh đó sẽ đưa ra các trường hợp ngoại lệ để
xác định thẩm quyền của tòa án Trung Quốc khi không dựa vào nguyên tắc chung.
Điều 33 Luật Tố tụng dân sự 2012 Trung Quốc quy định các trường hợp thuộc
thẩm quyền riêng biệt (tuyệt đối) của tòa án Trung Quốc. Các trường hợp này được áp
dụng chung cho cả các vụ việc dân sự trong nước lẫn các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài, bao gồm:
-

Các tranh chấp liên quan đến bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của
tòa án nơi có bất động sản.

Quy định này được xem là mang tính phổ biến trong tư pháp quốc tế của các
nước. Hầu hết các nước đều sử dụng để hướng đến vấn đề bảo vệ vấn đề chủ quyền quốc
gia, trật tự cơng trong pháp luật của quốc gia mình. Tuy nhiên, việc quy định này được
đánh giá là chưa mang tính hợp lý. Bởi lẽ có những tranh chấp liên quan đến bất động
sản nhưng không ảnh hưởng lớn đến trật tự cơng cộng của quốc gia, ví dụ như quan hệ

thuê và cho thuê bất động sản. Do đó, chỉ dừng lại quy định luên quan đến quyền đối
với bất động sản là hợp lý như Nghị định Brussels I năm 2012 của EU hoặc như Bộ luật
Tố tụng dân sự 2015 của Việt Nam.
-

Các tranh chấp về hoạt động của các hải cảng sẽ thuộc thẩm quyền tuyệt đối
của tịa án nơi cảng đó tọa lạc.

Những tranh chấp về hoạt động của hải cảng nếu gắn với các vấn đề của bất động
sản thì đã thuộc trường hợp trên. Còn nếu gắn với tài sản là động sản thì việc quy định
thẩm quyền riêng biệt dành cho các loại tranh chấp này là không cần thiết.
KẾT LUẬN

9


Với việc Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì
càng có nhiều chủ thể đến từ các quốc gia khác nhau đến Việt Nam để tiến hành hoạt
động kinh doanh. Khi tiến hành giao kết hợp đồng của các chủ thể từ các quốc gia với
hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật. Bởi vì hợp đồng
có yếu tố nước ngồi chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia của các chủ thể, các điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập, ngồi ra cịn chịu sự điều chỉnh của các
tập quán quốc tế.
Việc xác định thẩm quyền xét xử và luật áp dụng đối với các giao dịch có đối
tượng là bất động sản là cần thiết vì đây là đối tượng đặc biệt thuộc thẩm quyền riêng
biệt của tòa án khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình
so sánh pháp luật Việt Nam với Đức và Trung Quốc đã cho thấy nhiều sự tương đồng
và khác biệt giữa các quốc gia, qua đó Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và dần
hoàn thiện bộ luật của chúng ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự năm 2015;
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
3. TS. Bùi Xuân Nhự (chủ biên). Giáo trình tư pháp quốc tế (2009). Trường Đại
học Luật Hà Nội. NXB Công an nhân dân;
4. Nguyễn Bá Diến (chủ biên). Giáo trình tư pháp quốc tế (2001). Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;
5. Đặng Thái Hưng (2014). Luận văn thạc sĩ luật học “Giải quyết xung đột pháp
luật về hợp đồng”. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;
6. ThS. Phan Hoài Nam (2016). “Thẩm quyền của tòa án Trung Quốc đối với
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi – một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam”.
Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam. Ngày truy cập 8/1/2022;
/>
10


7. GV. Phan Hoài Nam. Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh; ThS, GV. Nguyễn Lê Hoài. Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh. “Thẩm quyền của tồ án Đức trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương
mại có yếu tố nước ngồi và những nội dung có thể tham khảo”. Nghiên cứu lập pháp.
Ngày truy cập: 8/1/2022;
/>8. Lê Minh Trường. “Cách xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế? Cho ví
dụ”. Luật Minh Khuê. Ngày truy cập: 8/1/2022;
/>9. Ths. Đinh Thùy Dung. “Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam trong các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”. Luật Dương Gia. Ngày truy cập: 8/1/2022;
/>10. Ngô Quốc Chiến, Nguyến Minh Hằng. “Pháp luật áp dụng cho hợp đồng có
yếu tố nước ngồi theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và khuyến nghị cho
các doanh nghiệp Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. Ngày truy cập: 8/1/2022;
/>wAR06r7XGLYlR2MiB-sKHU22CtgNl1KX079HLjMj87yjpyxp_fRoydLsnWbE
11. Lê Trần Nhật Linh. “Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam trong
giải quyết xung động pháp luật về nội dung hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi”.

Ngày truy cập: 8/1/2022;
/>12. Phạm Thị Liên. “Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp
dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi. Luật Minh Khuê. Ngày truy cập:
8/1/2022;
11


/>8v6c0tH-R3xo_4
13. ThS. Nguyễn Xuân Hà. “giới thiệu các quy định chung của Bộ luật Tố tụng
dân sự Cộng hòa Liên bang Đức”. Cổng thông tin VKSND tối cao. Ngày truy cập:
8/1/2022.
/>wAR0UmhNYOU5rxC9BV1-hFv--p425iqUjoa6yv5DV-2kngSdfcP_EWawjtFM

12



×