LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong tổng thể giao thông vận tải quốc gia, hàng không được coi là một
chuyên ngành giao thông hiện đại và có vai trò rất quan trọng trong quá trình
phát triển đất nước. Hàng không là phương thức vận chuyển quan trọng trong
vận chuyển hành khách và hàng hóa quốc tế. Đối với vận tải nội địa, tỷ lệ đảm
nhận của giao thông hàng không được dự báo sẽ tăng nhanh do sự phát triển của
nền kinh tế đất nước và sự tăng lên trong thu nhập của người dân. Chính vì vậy,
trong chiến lược phát triển chung của giao thông vận tải Việt Nam, Chính phủ
đã có những ưu tiên nhất định đối với ngành hàng không dân dụng. Trong những
năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành công đáng kể. Thu
nhập người tiêu dùng gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng không.
Xuất phát từ tình hình trên nên em đã lựa chọn đề tài “ Hoạt động kinh
doanh vận tải đường hàng không tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Vietrans ”
2. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên
cứu tình hình hoạt động kinh doanh vận tải đường hàng không tại công ty giao
nhận kho vận ngoại thương Vietrans.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ giao nhận kho vận đường
hàng không của công ty.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đề tài lấy hoạt động kình doanh vận tải hàng đường hàng không của công
ty Vietrans là đối tượng nghiên cứu.
Về thời gian : Đề tài nghiên cứu những vấn đề của Vietrans trong giai
đoạn từ 2007-nay.
1
4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài “ Hoạt động giao nhận hàng, vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Vietrans ” được kết cấu gồm 3 phần như sau:
I. Khung lý thuyết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
vận tải đường hàng không.
II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải đường hàng không của
công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans.
III. Đề xuất các biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận kho vận của công ty.
2
NỘI DUNG
I. KHUNG LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG HÀNG
KHÔNG.
Ở đây em sẽ không đề cập sâu đến các vấn đề : khái niệm vận tải, vận tải
hàng không, đặc điểm của vận tải hàng không mà đi thẳng vào phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải hàng không.
1. Hướng phân tích
Em nhận thấy có 2 cách tiếp cận như sau :
- Phân tích các nhân tố thuộc môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
- Phân tích các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Ở đây em sẽ chọn cách tiếp cận thứ 1 : phân tích tác động của các nhân tố
thuộc môi trường vi mô và môi trường vĩ mô tới hoạt động kinh doanh vận tải
đường hàng không.
2. Cách tiếp cận
2.1. Môi trường vi mô
Theo giáo trình marketing căn bản NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2006,
môi trường vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với
từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó.
Các nhân tố thuộc môi trường vi mô :
* Các lực lượng bên trong công ty
Một doanh nghiệp nói chung và một công ty kinh doanh vận tải hàng
không nói riêng đều được tổ chức thành các bộ phận khác nhau.
Những bất đồng giữa các bộ phận có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt
động chung của doanh nghiệp. Ngược lại nếu tất cả các bộ phận đều thống nhất
vì mục tiêu chung của doanh nghiệp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh.
* Các lực lượng bên ngoài công ty
- Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào
3
Hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải hàng không luôn bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi các yếu tố đầu vào như : nguyên nhiên liệu, lao động, vốn,…
Sự biến động của thị trường các yếu tố đầu vào luôn tác động trực tiếp đến
doanh nghiệp. Những tác động này có thể là điều kiện thuận lợi hay bất lợi cho
công ty. Chẳng hạn do tiến bộ của công nghệ trong các ngành sản xuất và cung
ứng yếu tố đầu vào có thể tạo ra những vật liệu, năng lượng thay thế hiệu quả
hơn. Đây là cơ hội tốt cho công ty. Nhưng cũng không ít trường hợp sự tăng lên
của giá cả các yếu tố này gây bất lợi cho công ty. Như vậy từ phái những nhà
cung cấp luôn tiềm ẩn có những nguy cơ và đe dọa tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,
một doanh nghiệp vận tải hàng không có thể kinh doanh trên nhiều thị trường
khác nhau. Chính các điều này đã nảy sinh ra một cuộc chiến cạnh tranh giành
giật thị trường, thị phần của các hãng vận tải hàng không trên thế giới. Vì vậy,
trước những áp lực khác nhau do sự thay đổi chiến lược của đối thủ có thể tạo ra
nguy cơ hay đe dọa đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công chúng trực tiếp
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty còn có nhiều công
chúng trực tiếp khác nữa không thể bỏ qua. Những lực lượng này có thể tỏ mức
độ quan tâm, ủng hộ, thiện cảm,…khác nhau đối với công ty. Công chúng trực
tiếp của doanh nghiệp là một nhóm bất kỳ quan tâm thực sự hay sẽ quan tâm
hoặc có ảnh hưởng đến công ty.
Lực lượng này có thể hỗ trợ, tạo thuận lợi hoặc chống lại, gây khó khăn
cho doanh nghiệp.
- Khách hàng
Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, đồng thời khách hàng lại là
một trong những lực lượng yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định
tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4
Thái độ của khách hàng, sự hài lòng hay không hài lòng của khách hàng
đối với dịch vụ vận tải doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng thuận lợi hoặc bất lợi
đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2. Môi trường vĩ mô
Theo Wikipedia, môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh
nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất
hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và
kết quả thực hiện của Doanh nghiệp.
Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô :
* Môi trường nhân khẩu
Môi trường nhân khẩu tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận tải hàng không. Vì thế đây là 1 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Môi trường kinh tế
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không phụ thuộc rất nhiều vào thu
nhập của dân cư, vì mức giá các dịch vụ hàng không là tương đối cao so với các
phương tiện khác. Kinh tế có phát triển thì nguồn thu nhập của người dân mới
đảm bảo, từ đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng không cũng tăng lên.
- Nền kinh tế phát triển cũng thúc đẩy thương mại phát triển, nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và con người cũng tăng lên. Điều này có lợi cho hoạt động
kinh doanh vận tải hàng không.
* Môi trường tự nhiên
Sự biến đổi của môi trường tự nhiên ngày càng được thế giới quan tâm,
không ngành nào là không bị ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. Sự khan hiếm
của tài nguyên thiên nhiên làm giá nguyên nhiên liệu tăng cao, đặc biệt là giá
xăng dầu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của ngành hàng không. Mức
giá cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các công ty hàng không.
* Môi trường công nghệ
5
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho máy bay ngày càng hiện đại
hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn,…Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
chuyên chở cũng như khả năng phục vụ khách hàng của các công ty vận tải hàng
không. Một hãng hàng không có 1 đội máy bay hiện đại sẽ có lại lợi thế cạnh
tranh cao.
* Môi trường chính trị, luật pháp.
Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại
giao của thể chế luật pháp. Quốc gia nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều
kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các quốc gia không ổn định,
xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
Luật pháp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành hàng không. Một
hãng hàng không kinh doanh trên 1 quốc gia sẽ phải chịu sự chi phối của luật
pháp của quốc gia đó. Tùy chính sách của từng quốc gia mà có thể tác động
thuận lợi hay bất lợi đến kinh doanh của công ty hàng không.
Các hãng vận tải hàng không phải tuân thủ các quy định chung của IATA
và FIATA cũng như các tập quán và luật pháp quốc tế về vận tải hàng không.
* Môi trường văn hóa.
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã
hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu
vực đó. Bản sắc văn hóa khác nhau hình thành nên các quan điểm khác nhau về
các giá trị và chuẩn mực, tâm lý, hành vi tiêu dùng,…
Tất cả các yếu tố trên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt
động kinh doanh của ngành hàng không. Các hãng hàng không cần phải nghiên
cứu môi trường văn hóa để có thể hiểu khách hàng hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của
khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm lý khách hàng, tạo lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
6
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY VIETRANS
TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2007-nay
1. Giới thiệu tổng quan về công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Vietrans.
Công ty giao nhận kho vận ngoại thương ( Vietrans ) là đơn vị giao nhận
vận tải quốc tế trực thuộc Bộ Công Thương. Vietrans chuyên cung cấp các dịch
vụ giao nhận, vận chuyển, kho vận cho tất cả các loại hàng hóa của Việt Nam.
Lịch sử phát triển của công ty :
Năm Lịch sử phát triển
13/8/1970 VIETRANS được thành lập với trụ sở ở Hải Phòng.
1975 Mở chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh.
1976 Chuyển trụ sở chính ra Hà Nội.
1976
Thành lập các chi nhánh ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và văn phòng
đại diện ở Bến Thủy – Nghệ An và Nha Trang.
1987
Trở thành thành viên của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam).
1988 Trở thành thành viên của FIATA.
1989 Thành lập Xí nghiệp dịch vụ xây dựng
1991
Liên doanh với Blasco (Ukraine) thành lập công ty liên doanh Bông Sen, xây
dựng và vận hành cảng Bông Sen ở thành phố Hồ Chí Minh
1993 Đại lý hàng hóa cho Vietnam Airlines. .
1994 Thành viên sáng lập của VIFFAS (Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam).
1994 Là công ty đầu tiên kinh doanh kho ngoại quan ở Việt nam.
1994 Thành lập văn phòng đại diện ở Oddessa- Ukraine
1995
Thương hiệu và logo của Vietrans được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí
tuệ Việt Nam
1995
Liên doanh với GD Express Worldwide (Hà Lan) thành lập Liêndoanh
chuyển phát nhanh TNT - VIETRANS (Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển
phát nhanh.
1995 Thành lập văn phòng đại diện ở Vladivostock.
1997 Đại lý hàng hóa cho IATA.
2/1999 Cung cấp dịch vụ môi giới hải quan.
2001
Văn phòng đại diện ở Nha Trang trở thành chi nhánh Vietrans Nha
Trang.
2003
Văn phòng đại diện ở Bến Thủy trở thành chi nhánh Vietrans Nghệ
An.
7