Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.15 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------

Ngơ Thị Vĩnh Phương

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------

Ngơ Thị Vĩnh Phương

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số

: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.HỒNG ĐỨC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những thông tin, nội dung và số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Đề tài đều dựa vào nghiên cứu thực tế và hồn tồn đúng với
nguồn trích dẫn.

Tác giả

Ngô Thị Vĩnh Phương


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ...................................................... 1

2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
5. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN ....... 4
1.1. Tín dụng cá nhân .................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm tín dụng cá nhân .............................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm tín dụng cá nhân ................................................................................ 4
1.1.2.1. Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn .................................... 4
1.1.2.2. Tín dụng cá nhân thường dẫn đến rủi ro ........................................................ 5
1.1.2.3. Tín dụng cá nhân gây tốn kém chi phí ........................................................... 6
1.1.3. Vai trị của tín dụng cá nhân .............................................................................. 6
1.1.4. Các sản phẩm tín dụng cá nhân ......................................................................... 8
1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng .............................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng.......................................................................... 8
1.2.2. Khái niêm rủi ro tín dụng .................................................................................. 9


1.2.3. Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng ................................. 9
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng .............................................. 10
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng....................................................... 11
1.2.5.1. Các chỉ tiêu định lượng ................................................................................ 11
1.2.5.2. Các chỉ tiêu định tính ................................................................................... 13
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân ............................... 14
1.2.6.1. Nhân tố chủ quan ......................................................................................... 14
1.2.6.2. Nhân tố khách quan ...................................................................................... 17
1.2.7. Xử lý dữ liệu khảo sát bằng chương trình SPSS ............................................. 18
1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân cho các ngân

hàng Việt Nam ........................................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU ........................................................................................... 23
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................... 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 23
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................ 25
2.2 Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu ............................... 30
2.2.1. Q trình triển khai tín dụng cá nhân .............................................................. 30
2.2.2. Quy trình chính sách tín dụng cá nhân ............................................................ 31
2.2.2.1. Chính sách khách hàng cá nhân ................................................................... 31
2.2.2.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân ........................................................ 33
2.2.2.3. Thẩm định tín dụng ...................................................................................... 35
2.2.2.4. Phê duyệt tín dụng........................................................................................ 36
2.2.3. Phát triển tín dụng cá nhân tại ACB ................................................................ 37
2.2.3.1. Dư nợ tín dụng cá nhân ................................................................................ 37
2.2.3.2. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân ...................................................... 42
2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB .............................................. 43
2.4.1. Đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân theo chỉ tiêu nợ xấu ............................ 43


2.4.1.1. Chỉ tiêu nợ xấu cá nhân theo khu vực .......................................................... 45
2.4.1.2. Chỉ tiêu nợ xấu cá nhân theo cơ cấu kỳ hạn ................................................ 46
2.4.2. Đánh giá chất lượng tín dụng theo phân loại và trích lập dự phịng rủi ro ..... 46
2.4.2.1. Chỉ tiêu phân loại nhóm nợ .......................................................................... 46
2.4.2.2. Chỉ tiêu trích lập dự phịng rủi ro ................................................................. 48
2.5. Khảo sát chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB .................................................. 48
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 48
2.5.2. Quy trình khảo sát ........................................................................................... 49
2.5.3. Kết quả khảo sát .............................................................................................. 50

2.6. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại ACB ............................................. 59
2.6.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 59
2.6.2. Những tồn tại và nguyên nhân ........................................................................ 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU ....................................................................... 65
3.1. Định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ......................... 65
3.1.1. Định hướng chung ........................................................................................... 65
3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân.................................... 66
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB ................................. 67
3.2.1. Giải pháp do ACB tổ chức thực hiện .............................................................. 67
3.2.1.1. Xây dựng định hướng chính sách tín dụng, hệ thống thơng tin tín dụng..... 67
3.2.1.2. Hồn thiện quy trình tín dụng đảm bảo thực hiện tốt cơng tác quản lý tín
dụng ........................................................................................................................... 68
3.2.1.3. Tăng cường cơng tác đánh rủi ro tín dụng, kiểm tra đánh giá và giám sát tín
dụng ........................................................................................................................... 70
3.2.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ công nhân viên ......................................... 71
3.2.1.5. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ................................................... 72
3.2.1.6. Cải tiến sản phẩm ......................................................................................... 74
3.2.1.7. Tăng cường công tác đánh giá, xử lý nợ xấu ............................................... 75


3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ .................................................................................... 76
3.2.2.1. Giải pháp từ Chính phủ ................................................................................ 76
3.2.2.2. Giải pháp từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ............................................. 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 81
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
BTD

: Ban tín dụng

CLMS

: Chương trình quản lý tín dụng cá nhân

COG

: Các chức danh trong thủ tục quản lý thu nợ, nhắc nợ, thúc nợ KHCN

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

HĐBĐ

: Hợp đồng bảo đảm

HĐQT


: Hội đồng quản trị

HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

HSO

: Hội Sở

HSTD

: Hồ sơ tín dụng

KH

: Khách hàng

KHCN

: Khách hàng cá nhân

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

KPP

: Kênh phân phối (Sở giao dịch, chi nhánh và phòng giao dịch)


KQPD

: Kết quả phê duyệt

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NVKD

: Nhân viên kinh doanh

NVKS

: Nhân viên kiểm sốt

NVPC

: Nhân viên phân cơng

NVTĐ

: Nhân viên thẩm định

NVTD


: Nhân viên tín dụng

OS

: Các chức danh thực hiện nghiệp vụ pháp lý chứng từ, kiểm soát, giải

ngân tiền vay theo quy định của ACB trong từng thời kỳ
PD

: Đơn vị/các cấp phê duyệt

PFC

: Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân


SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCBS

: The complete banking solution – phần mền quản lý thơng tin khách

hàng
TCTD

: Tổ chức tín dụng

TĐTS


: Đơn vị/chức danh thẩm định tài sản

TKY

: Thư ký

TMCP

: Thương mại cổ phần

TN

: Thu nợ

TNHH

: Công ty trách nhiệm hữu hạn

TSĐB

: Tài sản đảm bảo

TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khốn
TTTDCN : Trung tâm tín dụng cá nhân
UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTD


: Ủy ban tín dụng

VAMC

: Cơng ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam

VND

: đồng Việt Nam

WTO

: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 – Quy mô hoạt động của ngân hàng qua các năm 2010 – 2013 .................... 24
Bảng 2.2 – Huy động vốn của ACB từ năm 2010-2013 ............................................... 25
Bảng 2.3 – Dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế của ACB từ năm 2010-2013 . 27
Bảng 2.4 – Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB từ năm 2010-2013 ...................... 28
Bảng 2.5 – Các bước thực hiện của quy trình cho vay cá nhân tại ACB ...................... 35
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB từ năm 2010-2013 .................................... 37
Bảng 2.7 – Dư nợ tín dụng cá nhân của ACB theo kỳ hạn từ năm 2010-2013............. 38
Bảng 2.8 – Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB theo vị trí địa lý từ năm 2010-2013 ........ 39
Bảng 2.9 – Dư nợ cho vay cá nhân của ACB theo sản phẩm từ năm 2010-2013 ......... 41
Bảng 2.10 – Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân ACB từ năm 2010-2013 ........... 43
Bảng 2.11 – Tỷ lệ nợ quá hạn của ACB từ năm 2010-2013 ......................................... 44
Bảng 2.12 – Nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2012-2013 theo khu vực ..................... 45

Bảng 2.13 – Nợ xấu của cho vay cá nhân năm 2012-2013 theo kỳ hạn ....................... 46
Bảng 2.14 – Phân loại nhóm nợ tại ACB từ năm 2010-2013 ....................................... 47
Bảng 2.15 – Trích lập dự phịng của ACB từ năm 2010-2013...................................... 48
Bảng 2.16 – Thống kê độ tuổi của mẫu khảo sát .......................................................... 50
Bảng 2.17 – Thống kê giới tính của mẫu khảo sát ........................................................ 51
Bảng 2.18 – Thống kê thâm niên của mẫu khảo sát ..................................................... 51
Bảng 2.19 – Thống kê mô tả các biến quan sát của mẫu khảo sát ................................ 52
Bảng 2.20 – Kiểm định thang đo các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng .................. 53
Bảng 2.21 – Kiểm định thang đo các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng ................ 54
Bảng 2.22 – Kiểm định thang đo các nhân tố khách quan ............................................ 54
Bảng 2.23 – Bảng ma trận nhân tố xoay ....................................................................... 56


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 – Tỷ lệ dư nợ cá nhân tại ACB từ năm 2010-2013.................................... 37
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cá nhân tại ACB theo kỳ hạn từ năm 2010-2013 .......................... 39
Biểu đồ 2.3 - Dư nợ cho vay cá nhân tại ACB theo vị trí địa lý từ năm 2010-2013 .... 40
Biểu đồ 2.4 - Dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm tại ACB từ năm 2010-2013 ....... 42
Biểu đồ 2.5 - Nợ xấu tín dụng cá nhân tại ACB từ năm 2010-2013 ............................. 45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 2.2: Quy trình cho vay cá nhân tại ACB .................................................... 34


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Tình hình kinh tế thế giới những năm qua với nhiều diễn biến phức tạp như
khủng hoảng nợ công ở các nước Châu Âu (Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Ireland và Síp). Năm 2010, suy giảm tăng trưởng ở một số nước Châu Á như Trung
Quốc, Ấn Độ và mới đây nhất là khủng hoảng nợ công tại Mỹ.
Nền kinh tế trong nước cũng đối mặt với nhiều thách thức như tốc độ tăng
trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ lạm phát tăng cao,… Những yếu kém trong công tác
quản lý điều hành của nhà nước và những vấn đề nội tại của kinh tế lộ diện qua
những khó khăn trong thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn và thị trường
tài chính tiền tệ.
Trong năm qua liên tục có những cải tổ về hệ thống ngành ngân hàng như
siết chặt quản lý thị trường vàng, tình trạng sở hữu chéo, thâu tóm lẫn nhau và tái
cấu trúc toàn diện đối với những ngân hàng quy mơ nhỏ, hoạt động yếu kém. Ngồi
ra, cơng tác tăng cường hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng được bàn đến khi
ngành có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao trong
năm nay.
Bên cạnh đó việc tham gia vào WTO với xu thế tồn cầu hóa và quốc tế hóa
địi hỏi các NHTM phải liên tục đổi mới chiến lược kinh doanh để nâng cao năng
lực cạnh trạnh, hoạt động hiệu quả và gia tăng lợi nhuận.
Trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, việc hấp thụ vốn chậm
thì tín dụng cá nhân được nhiều ngân hàng đẩy mạnh, thậm chí được xem là mũi
nhọn tăng trưởng. Với sản phẩm phong phú và chiến lược bài bản, tín dụng cá nhân
là một trong những tiêu chí đánh giá được rõ nét nhất sự thành cơng của mơ hình
bán lẻ trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng TMCP Á Châu đã xác định mục tiêu
là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng cá
nhân ln được ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho vay cá nhân
những năm qua tại ACB gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong
nước lẫn các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam. Để có thể duy trì và phát triển



2

hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong tương lai, ACB cần giải quyết những
vấn đề như yếu tố nguồn lực, thủ tục cho vay và đa dạng hóa sản phẩm…
Xuất phát từ nhu cầu trên kết hợp với quá trình làm việc tại ngân hàng TMCP
Á Châu, học viên đã chọn đề tại “Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân
hàng TMCP Á Châu” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân, tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ACB trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
• Đối tượng nghiên cứu: chất lượng tín dụng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng tín dụng cá nhân.
• Phạm vi nghiên cứu: tại ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
• Nguồn sơ cấp: phỏng vấn các cán bộ thẩm định tín dụng và các bộ phận có
liên quan đến hoạt động tín dụng tại hội sở - ngân hàng TMCP Á Châu.
• Nguồn thứ cấp:
-

Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
TMCP Á Châu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013.

-

Sách, báo, tạp chí và các website.


4.2. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối và tỷ trọng
• Phương pháp định lượng: xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
• Thống kê mơ tả đối tượng khảo sát, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu.
• Đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố.
5. Cấu trúc của đề tài:


3

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng cá nhân
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á
Châu


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.1. Tín dụng cá nhân
1.1.1. Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng qua khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong thời gian nhất định với một khoản chi
phí nhất định. Nói cách khác tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng với các
tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng sẽ đứng ra huy động vốn
và cho vay lại đối với các đối tượng trên.

Căn cứ theo khoản 01 điều 03 quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng (ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001
của Thống đốc NHNN) thì “cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD
giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.
Tín dụng ngân hàng vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh do gắn liền với hoạt
động sản xuất kinh doanh, vừa mang tính chất tiêu dùng do gắn liền với hoạt động
tiêu dùng. Tóm lại tín dụng là một quan hệ vay mượn tài sản được dựa trên nguyên
tắc :
-

Hoàn trả nợ đúng hạn (gốc + lãi)

-

Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích đã cam kết và có hiệu quả

Tín dụng cá nhân
Trên cơ sở định nghĩa tín dụng ngân hàng nêu trên và trong phạm vi của luận
văn này, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy tín dụng cá nhân là hình thức cấp
tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trị là người chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn của mình cho khách hàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
1.1.2. Đặc điểm tín dụng cá nhân
1.1.2.1. Quy mơ khoản vay nhỏ, số lượng các khoản vay lớn


5


Cho vay cá nhân thường phục vụ hai mục đích chủ yếu sau:
-

Thứ nhất là cá nhân vay vốn để đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng
hàng ngày. Khoản vay này phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc
sống như mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng/sửa chữa nhà,
vay du học,...

-

Thứ hai là cá nhân, hộ gia đình vay với mục đích để bổ sung vốn cho hoạt
động bn bán, kinh doanh sản xuất hộ cá thể. Quyền hoạt động sản xuất
kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình được pháp luật thừa nhận với quy mô
nhỏ.

Số tiền cho vay hai mục đích trên đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngân
hàng đó là tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Tuy
nhiên, số lượng các khoản tín dụng cá nhân là rất lớn là do hai nguyên nhân:
-

Số lượng khách hàng cá nhân đông do đối tượng của loại hình cho vay này là
mọi cá nhân trong xã hội từ những người có thu nhập cao đến những người
có thu nhập trung bình và thấp.

-

Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân. Vì khi chất
lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu
cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.


1.1.2.2. Tín dụng cá nhân thường dẫn đến rủi ro
• Rủi ro thơng tin bất cân xứng
Khi thẩm định cho vay thì thơng tin về bản thân khách hàng là một trong những
yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đến quyết định cho vay bên cạnh tính hợp lý và
hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo.
Đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối
thuận lợi là do có nhiều nguồn thơng tin được cơng khai như: báo cáo tài chính,
thơng tin xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín thanh tốn với các tổ chức tín
dụng khác,... Ngược lại đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồn
trả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi ro
thông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác.


6

Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm
hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề sức khỏe, mất việc làm hay gặp các biến
cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ khơng trả được nợ vay cho ngân hàng.
• Rủi ro tác nghiệp
Do đặc điểm của tín dụng cá nhân là quy mơ mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng
khoản vay lớn vì vậy để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao kết quả
cơng việc địi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của nhân viên phân tích tín dụng. Do đó,
trong q trình thẩm định hồ sơ tín dụng, nhân viên thường hay chủ quan thẩm định
sơ xài hoặc thậm chí thông đồng với khách hàng gây rủi ro cho ngân hàng.
Rủi ro này còn tăng lên đối với cho vay tín chấp, do ngân hàng cấp tín dụng trên
cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấu mà khơng có biện pháp đảm bảo
bằng tài sản. Trong trường hợp đó, nếu khách hàng thực sự khơng có khả năng trả
nợ vay hoặc có khả năng nhưng khơng có ý chí trả nợ vay trong khi việc quản lý
thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc của khách hàng là một điều khơng dễ
dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lý khoản vay để thu hồi nợ.

1.1.2.3. Tín dụng cá nhân gây tốn kém chi phí
Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng để
duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ tốn kém nhiều chi phí như:
-

Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc tiếp
cận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng địa bàn, khu vực.

-

Phát triển nhân sự đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác
từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu
nợ.

-

Các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, văn phịng phẩm, điện, nước, điện
thoại, cơng tác hỗ trợ chi phí nhân viên,...

1.1.3. Vai trị của tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân đóng góp lớn cho sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội,
điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao để đáp
ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.


7

• Đối với nền kinh tế xã hội
-


Đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ
và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.

-

Là điều kiện để ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh tốn. Nó tạo
điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền
kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều
hồ vốn trong nền kinh tế.

-

Góp phần tăng vịng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi
trong xã hội để phục vụ q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

-

Làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế
lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng
thời, thơng qua các cơng trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.

-

Tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng theo xu
hướng của thế giới để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy
sản xuất ở trong nước và hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

-


Là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế xã hội bảo phát triển cân đối giữa các ngành, các
vùng trong cả nước.

• Đối với ngân hàng
-

Làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM thu hút thêm được
nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình
ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng.

-

Gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Từ đó cải
thiện được tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân hàng
trong quá trình cạnh tranh.

-

Củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng. Điều đó cũng có ý nghĩa là tạo
được mơi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng.

• Đối với khách hàng


8

-

Phục vụ cho nhu cầu cá nhân thiết yếu của cuộc sống như mua nhà, mua ô tô,

học tập, du lịch hay chi tiêu cấp bách như ốm đau, bệnh tật, ma chay, cưới
hỏi.... của các cá nhân trong xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

-

Ngồi ra, tín dụng cá nhân cịn là kênh các NHTM tài trợ vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành. Với điều kiện cấp
tín dụng đơn giản hơn đối với KHDN, tín dụng cá nhân phù hợp với hình
thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối
tượng này.

1.1.4. Các sản phẩm tín dụng cá nhân
Nhu cầu của các thành phần kinh tế trong xã hội rất đa dạng. Đối với KHCN chủ
yếu dựa trên những nhu cầu cơ bản cần thiết như tiêu dùng, mua sắm bất động sản
và bổ sung vốn kinh doanh cho các hộ cá thể. Hiện tại, sản phẩm tín dụng cá nhân
của các ngân hàng tại Việt Nam khá giống nhau, về cơ bản được dựa trên 2 hình cho
vay có tài sản đảm bảo và cho vay khơng có tài sản đảm bảo (tín chấp). Cụ thể như:
-

Cho vay mua nhà đất/ xây dựng, sửa chữa nhà đất

-

Cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua

-

Cho vay tiêu dùng (có tài sản đảm bảo/tín chấp)


-

Cho vay bổ sung vốn kinh doanh cho các hộ cá thể (theo phương thức trả góp
định kỳ hoặc cuối kỳ)

-

Cho vay kinh doanh chứng khoán

-

Cho vay du học/du lịch

-

Cho vay cầm cố các chứng từ có giá

-

Thấu chi tài khoản thanh tốn cá nhân

-

Phát hành thẻ tín dụng các loại

1.2. Nâng cao chất lượng tín dụng
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Theo wikipedia, chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro
trong bảng tổng hợp cho vay của một TCTD hay còn gọi là chất lượng cho vay.




×