Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng đạo đức, lối sống trong sinh viên và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức sinh viên theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.7 KB, 4 trang )

THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG SINH VIÊN VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN THEO TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Lê Thị Tần1
1. Đặt vấn đề
Kế thừa và phát triển tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giai
đoạn hiện nay, Đảng đã phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác đến nay đã gần 6 năm, qua đánh giá tổng kết chúng ta đã thu được những
kết quả đáng kể về vai trò lãnh đạo của Đảng, về ý thức trách nhiệm của nhân dân, đã
có những chuyển biến rất rõ nét, qua đó đẩy lùi được mức độ gia tăng các tệ nạn xã
hội và các tiêu cực khác, nhất ở thế hệ trẻ hiện nay, trong đó có sinh viên.
2. Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên
Một là, chủ nghĩa cá nhân dẫn đến lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi có xu
hướng ngày càng phát triển. Một số sinh viên đã có nhiều biểu hiện phai nhạt lý
tưởng, chán nản khi gặp khó khăn trong học tập thì chùn bước, khơng có ý chí phấn
đấu vượt qua khó khăn, dẫn đến mất phương hướng mặc dù đó chỉ là tạm thời.
Hai là, thể hiện lối sống lãng phí, xa hoa, đua địi, tiêu xài khơng hợp lý, vơ cảm
trước những khó khăn của người thân cũng như của bạn bè, làm giảm niềm tin đối với
thầy cô, bạn bè.
Ba là, lối sống thiếu trung thực, cơ hội, “chạy chọt” vì lợi ích cá nhân như: điểm
số, thi cử gây mất đoàn kết bạn bè.
Bốn là, nói khơng đi đơi với làm, trong học tập và rèn luyện nói và làm trái với
nội quy, quy chế của nhà trường cũng như các đoàn thể.
Năm là, do cuộc sống xa gia đình, xa người thân, nên đã thể hiện lối sống buông
thả, hưởng thụ, thiếu lý tưởng, hồi bão, thiếu quyết tâm, ý chí phấn đấu, dẫn đến tệ
nghiện hút, cờ bạc, xa đọa. Đây là điều đáng lo ngại cho mỗi gia đình, cho nhà trường
và tồn xã hội.
Tình trạng suy thối nói trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
chủ quan, nguyên nhân khách quan.


1

Giảng viên khoa Lý luận Chính trị, trƣờng Đại học An Giang

229


- Nguyên nhân chủ quan: đa số sinh viên chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về
vai trò nền tảng của đạo đức trong ổn định và phát triển nghề nghiệp, chưa gắn chặt
học tập với rèn luyện đạo đức; thiếu sự tổ chức và phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận
trong nhà trường về giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên.
Trong công tác tổ chức, chưa coi trọng và xem xét chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo
đức, đó là điều kiện để cho tệ nạn chạy điểm, chạy tội mà chưa có biện pháp ngăn
chặn.
Sinh hoạt tự phê bình và phê bình chưa được quán triệt sâu sắc và triệt để nên
sinh viên có cơ hội xem nhẹ việc rèn luyện bản thân và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Một số cán bộ lớp, cán bộ đoàn, cán bộ hội chưa thật sự làm gương về đạo đức
lối sống.
Giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, thiếu
các sân chơi bổ ích đối với sinh viên bởi các quy định về đạo đức, lối sống trong sinh
viên chưa cụ thể và chưa được thực hiện nghiêm, còn nghiêng về học là chủ yếu.
- Nguyên nhân khách quan: sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang cơ chế thị trường, đã có tác động khơng nhỏ đến đạo đức sinh viên
nói riêng và đạo đức xã hội nói chung.
Kinh tế thị trường một mặt thúc đẩy sinh viên chủ động, năng động trong học
tập, nghiên cứu để tích lũy kiến thức chuyên ngành và rèn luyện tay nghề, mặt khác
cũng kích thích chủ nghĩa cá nhân, cực đoan, thực dụng, chạy theo lợi ích cá nhân bất
chấp cả kỷ cương, đạo lý. Điều đó đã tác động xấu đến sinh viên trong học tập và rèn
luyên, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Một số sinh viên do nhận thức không đầy đủ
hoặc kém vững vàng trước những biến động đó, đã để cho chủ nghĩa cá nhân phát

triển, xa rời những giá trị văn hóa, đạo đức để chủ nghĩa thực dụng chi phối các hành
vi đạo đức và cách ứng xử của họ.
Do sự “lạc hậu tương đối” của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, trong xã hội ta
hiện nay vẫn còn tàn dư của đạo đức phong kiến, thực dân. Những hành vi gia trưởng,
độc đoán, chuyên quyền, cục bộ, “địa phương chủ nghĩa”…là di hại của những đạo
đức cũ cùng với chủ nghĩa thực dụng, đề cao tuyệt đối hóa tự do, quyền tư hữu của lối
sống phương Tây, đang tác động vào đời sống tinh thần của xã hội. Thực trạng đó,
trong chừng mực nhất định, đã góp phần làm xói mịn những giá trị đạo đức tốt đẹp
của dân tộc Việt Nam.

230


Các thế lực thù địch, phản động đã và đang chủ động tác động vào đạo đức, lối
sống của sinh viên nói riêng và xã hội nói chung, kích thích lối sống hưởng thụ, tác
động vào tư tưởng, tình cảm làm thay đổi quan niệm đạo đức lối sống; làm suy thối
tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng của sinh viên. Trên thực tế đã có một số sinh
viên công khai hay ngấm ngầm trở thành người tuyên truyền cho lối sống hưởng thụ,
thực dụng, vơ tình hay hữu ý đã phản bội lại mục tiêu lý tưởng đã lựa chọn.
3. Giải pháp
Từ thực trạng trên, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần X (2006)
chỉ rõ: “Đối với thế hệ trẻ thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng,
đạo đức lối sống; tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện”. Quán triệt Nghị
quyết Đại hội Đảng nhằm góp phần thực hiện định hướng đó chúng ta cần thực hiện
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, vấn đề thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng được xác định là “vị
trí trung tâm trong chiến lược phát triển nguồn lực con người”. Chăm lo bồi dưỡng,
giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên phát triển toàn diện là một trong những
yếu tố bền vững của sự nghiệp cách mạng.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức giáo dục đạo đức đối với thanh

niên - sinh viên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, “học” đi đơi với “hành”. Hình thức
giáo dục đạo đức đối với thanh niên - sinh viên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa
thích cái mới và sự sáng tạo, đề cao yếu tố “tự giáo dục”, “tự rèn luyện” của người
sinh viên đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức; gắn kết
giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo bồi dưỡng và phát huy vai
trò của sinh viên trong sự nghiệp cách mạng.
Thứ ba, giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; đó cũng là nhân tố quyết định mọi thành
công trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên trong thời gian qua.
Thứ tư, chăm lo xây dựng và phát triển đạo đức cho sinh viên là sự nghiệp lâu
dài, gian khổ, đòi hỏi phải tiến hành thận trọng, kiên trì khơng nóng vội, chủ quan,
cần có sự quan tâm chăm lo của các tổ chức chính trị, xã hội, của mọi tầng lớp nhân
dân.

231


4. Kết luận
Người sinh viên có giáo dục đạo đức phải là người “uống nước nhớ nguồn, ăn
quả nhớ kẻ trồng cây”. Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời nay và đã trở thành một
lẽ sống quý báu của dân tộc ta. Với những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến máu xương
mình cho Tổ quốc, chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của họ. Trong “Di chúc” để
lại cho đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh căn dặn: “Đối với các liệt sĩ mỗi địa phương
(thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng
của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Những tư
tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức sinh viên sẽ mãi mãi
tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thời đại
và quốc tế ngày nay, những tư tưởng đó lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Thấm
nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những lời dạy đó sẽ giúp sinh viên có thêm niềm

tin và sức mạnh. Đó cũng là biểu hiện sinh động của phong trào tồn dân, trong đó có
sinh viên "sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".
Tư tưởng đạo đức cách mạng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tỏa ra một
sức mạnh tinh thần kỳ diệu, sức mạnh ấy là động lực cho mỗi sinh viên và cả dân tộc
ta trên bước đường đi tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh”. Giáo dục đạo đức sinh viên là bổn phận là nghĩa vụ cao cả, là lương tâm là
tình cảm sâu nặng, là niềm vinh dự hạnh phúc của mỗi chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Đinh Xuân Dũng (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh (2002), Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Hồ Chí Minh (2002), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Hồ Chí Minh (2002), Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. TS. Nguyễn Văn Sáu (2005), Nghiên cứu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
6. GS. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận
chính trị.

232



×