Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Kỹ thuật thu thập số liệu trong nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.69 KB, 17 trang )

KỸ THUẬT THU THẬP SỐ
LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
• Các phương pháp thu thập thông tin thường sử
dụng:
 Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu qua
bộ câu hỏi hoặc bệnh án nghiên cứu đã thiết kế
sẵn
 Phỏng vấn qua điện thoại
 Tự điền thông tin vào bộ câu hỏi đã in sẵn hoặc
trong máy tính qua thư gửi bưu điện hoặc chỉ
dẫn cách đánh dấu vào câu hỏi trong máy tính
 Quan sát trực tiếp qua bảng kiểm

1. Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu
• Địa điểm:
 Tránh ở những nơi tập trung đồng người
 Nên chọn nơi yên tĩnh
 Thái độ của điều tra viên phải cởi mở, thân mật
• Kỹ năng:
 Điều tra viên phải thuộc bộ câu hỏi hoặc bệnh án
nghiên cứu
 Tránh tập trung nhìn vào bộ câu hỏi hoặc bệnh án
nghiên cứu
 Đối với những câu hỏi về kiến thức, triệu chứng
bệnh khi phỏng vấn không được gợi ý nội dung
• Khoanh tròn vào những ý đã có trong bộ câu hỏi
hoặc bệnh án (câu hỏi đóng)
• Đối với những câu hỏi mở nhất là trong bệnh án
nghiên cứu cần ghi những từ chủ chốt (key-
words), tránh mất thông tin quan trọng


• Đối với câu hỏi khi những thông tin không có trong
nội dung câu hỏi thì phải điền vào mục khác và ghi
rõ ý kiến
• Những câu hỏi đánh giá về thái độ: cần đọc rõ
ràng, chậm và cho phép đọc những nội dung câu
trả lời trong câu hỏi để đối tượng tự chọn (không
được chọn hộ nội dung trả lời cho đối tương
phỏng vấn)
2. Phỏng vấn qua điện thoại
• Quay số diến thoại và xin phép đối tượng nghiên
cứu đồng ý mới tiến hành phỏng vấn
• Cần nói chậm, rõ ràng và nhắc lại câu hỏi khi đối
tượng nghiên cứu không hiểu câu hỏi và cần phải
nhắc lại vài lần cho tới hiểu
• Những ngôn ngữ trong bộ câu hỏi hay bệnh án
nghiên cứu không phù hợp với ngôn ngữ địa
phương, điều tra viên có thể giải thích phù hợp với
ngôn ngữ địa phương
• Các trình tự khác tương tự nhu phỏng vấn trực tiếp
đối tượng nghiên cứu

3. Phương pháp tự điền thông tin
• Phương pháp này thường sử dụng trong nghiên
cứu tại cộng đồng
• Gửi bộ câu hỏi tới địa chỉ đối tượng nghiên cứu và
yêu cầu đọc kỹ và đánh dấu với những thông tin
đã biên soạn kỹ
• Nội dung bộ câu hỏi tránh hỏi về kiến thức, nên tập
trung vào thái độ.
• Đối với những nghiên cứu về tình trạng sức khỏe

sau điều trị hoặc theo dõi sau điều trị, theo dõi
trong nghiên cứu can thiệp hoặc thuần tập: câu hỏi
cần ngắn, gọn, rõ ràng
• Phải có bảng hướng dẫn kèm theo bộ câu hỏi để
cho đối tượng đọc và điền thông tin
• Sau khi đối tượng điền đầy đủ thông tin, yêu cầu
gửi thư lại cho người nghiên cứu
• Ghi nhớ: luôn luôn phải gửi kèm phong bì có dán
tem và địa chỉ của người nghiên cứu rõ ràng (viết
trước trên phong bì)
4. Phương pháp tự điền trên máy vi tính
• Bộ câu hỏi được soạn thảo giống như câu hỏi tự
điền thông tin nhưng để trên 1 file số liệu trong
máy vi tính
• Bộ câu hỏi này có thể soạn thảo trên phân mềm
thống kế như EPI – INFO 6.04 hoặc EPI data
hoặc trên phần mềm Mirosoft Office Access
• Đối tượng nghiên cứu phải biết sử dụng máy vi
tính
• Điều tra viên hướng dẫn cách điền thông tin (đánh
dấu hoặc đánh số) và cách ra khỏi file câu hỏi khi
đối tượng nghiên cứu đã hoàn thành bộ câu hỏi
• Ưu điểm
 Tiết kiệm thời gian cho người nghiên cứu
 Có số liệu nhập ngay vào máy vi tính
• Nhược điểm
 Đối tượng nghiên cứu phải biết sử dụng máy vi tính
 Phải mất thời gian chờ đợi đối tượng nghiên cứu
hoàn thành bộ câu hỏi
 Tốn kém thời gian đi lại

5. Quan sát trực tiếp bằng bảng kiểm
• Bảng kiểm thường sử dụng để
• Quan sát thực hành
• Quan sát tình trạng vệ sinh
• Nội dung bảng kiểm tùy theo yêu cầu nghiên cứu
• Bảng kiểm có thể sử dụng cho cả nghiên cứu đinh
tính và định lượng
• Tùy mức độ nghiên cứu mà bảng kiểm có thể cho
thang điểm hoặc thang điểm đánh giá định tính (rất
tốt, tốt, khá, trung bình, kém…)
• Khi xử lý số liệu trong bảng kiểm cần tính điểm
trung bình cho mỗi nội dung
• Có hướng dẫn chi tiết khi cho điểm
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
• Các phương pháp thu thập thông tin sử dụng
trong nghiên cứu định tính
 Phỏng vấn sâu
 Thảo luận nhóm nhỏ tập trung
 Sử dụng số liệu sẵn có
1. Phỏng vấn sâu
• Phương pháp phỏng vấn giống như trong thu thập
số liệu nghiên cứu định tính (phỏng vấn trực tiếp đối
tượng nghiên cứu)
• Địa điểm
 Chọn nơi yên tĩnh
 Chỉ có đối tượng nghiên cứu và nghiên cứu viên
 Tránh nơi tập trung đông người
• Đối tượng: là những người có tầm ảnh hưởng lớn
đến cộng đồng
• Nội dung phỏng vấn sâu

 Thường tập trung vào những vấn đề nổi cộm cần có
giải pháp của những có ưu tín
 Bộ câu hỏi thường được thiết kế là bộ câu hỏi mở
(bán cấu trúc)
• Kỹ thuật phỏng vấn sâu
 Tạo thoải mái giữa đối tượng nghiên cứu và người
nghiên cứu
 Luôn luôn đặt câu hỏi cho người được phỏng vấn
sâu
 Tại sao
 Làm như thế nào…
• Khi nội dung cần thu thập đã đạt được mục đích
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu còn vẫn nói về
điều đã đủ thông tin thì phải có kỹ thuật lái đối
tượng sang câu hỏi khác.
• Tránh làm mất lòng đối tượng nghiên cứu
• Trước khi phỏng vấn sâu phải chuẩn bị đầy đủ
bút, giấy và máy ghi âm
• Nếu ghi không kịp có thể sử dụng thêm người ghi
câu trả lời, còn người nghiên cứu chính đặt câu
hỏi
• Nếu muốn sử dụng máy ghi âm, phải xin phép
đối tượng nghiên cứu và nói rõ mục đích nghiên
cứu mới được ghi âm
• Sau buổi làm việc bắt buộc phải bóc băng và
cùng với người nghiên cứu khác làm nhiệm vụ
thư ký ghi lại nội dung ra giấy và bổ sung những
thông tin còn thiếu khi không kịp ghi
• Tránh để lâu này mới boc băng hoặc xem lại biên
bản sẽ quên những thông tin khi không kịp ghi

2. Thảo luận nhóm nhỏ tập trung
• Số nhóm và thành viên trong nhóm
 Mỗi nhóm hình thành từ 8 đến 10 người
 Tùy theo phân loại nhóm đối tượng mà nghiên
cứu có 1 hay nhiều nhóm
 Các đối tượng trong cùng một nhóm phải có cùng
điều kiện, hoàn cảnh như nhau
 Thời gian thảo luận nhóm không quá 1 giờ
• Nội dung thảo luận nhóm: những vấn đề cần
nghiên cứu và cần làm báo cáo nghiên cứu định
tính (nghiên cứu xã hội học), báo cáo nhanh trước
khi xử lý số liệu định lượng và bổ sung cho phần
kết quả nghiên cứu định lượng
• Kỹ thuật thảo luận nhóm
 Những người tham gia thảo luận nhóm xếp ghế
ngồi theo hình vòng tròn
 Người nghiên cứu và thư ký ngồi trong vòng tròn
đó nhưng đảm bảo quan sát được thái độ của
từng thành viên trong nhóm
 Người nghiên cứu tự giới thiệu mình, nội dung
cần thảo luận và đề nghị lần lượt từng người tự
giới thiệu về mình để làm quen
 Thư ký vẽ sơ đồ từng thành viên trong nhóm thảo
luận
 Người nghiên cứu chính đặt câu hỏi cho các
thành viên trả lời và quan sát thái độ của từng
người
 Thư ký vừa ghi câu trả lời và vừa quan sát. Nếu
ghi không kịp xin phép ghi âm và chỉ được sự
đồng ý mới ghi âm

 Người nghiên cứu viên chính luôn đặt câu hỏi tại
sao, làm như thế nào để các đối tượng trả lời
 Người nghiên cứu viên chính luôn khích lệ mọi
người cùng tham gia trả lời câu hỏi
 Khi trong nhóm có người nói quá nhiều, lấn át
người khác thì nghiên cứu viên lựa để ngắt người
đang nói và hướng câu hỏi về người ít nói hoặc
không nói bằng câu hỏi: Theo ý chị (anh) về vấn
đề này là như thế nào? Hay cần phải làm gì? Hay
cần giải pháp gì…
 Cuối buổi thảo luận nghiên cứu viên cần tóm tắt
các ý kiến và hỏi lại xem có ai cần bổ sung nữa
không? Và cám ơn.
3. Sử dụng số liệu sẵn có
• Số liệu sẵn có là những số liệu thống kê, bệnh án
của các bệnh nhân đã có từ trước
• Trước khi thu thập số liệu sẵn có cần xây dựng
biểu mẫu hoặc bệnh án nghiên cứu để ghi các
thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu
• Ưu điểm
 Tiết kiệm thời gian
 Tiết kiệm nhân lực và phương tiện đi lại
 Kinh phí chi phí thấp
• Nhược điểm
 Thường không đầy đủ thông tin
 Hoặc thông tin thiếu hoặc có những thông tin cần
lại thiếu, thông tin không cần lại thừa

×