Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Skkn vận dụng tục ngữ, ca dao trong dạy học giáo dục công dân 8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.15 KB, 10 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………
I. Tên sáng kiến: Vận dụng tục ngữ, ca dao trong dạy học giáo dục công
dân 8,9
II. Lĩnh vực áp dụng: bộ môn GDCD 8,9 ở trường trung học cơ sở
III. Mơ tả bản chất của giải pháp.
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục nước ta đã gặt hái được những
thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng kiến thức và giáo dục tư tưởng cho
các em học sinh. Tuy nghiên về công tác giáo dục đạo đức và đặc biệt là giáo dục
nhân cách chúng ta triển khai chưa mạnh, chưa sâu và hiệu quả đạt được vẫn cịn
thấp. Vì thế mà chưa chuẩn bị tốt về phẩm chất và tài năng cho thế hệ trẻ, thế hệ
lao động sản xuất, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội với tư cách là một người công
dân tốt, những hiện tượng tiêu cực, lối sống thiếu văn hóa vẫn cịn xảy ra trong xã
hội, đòi hỏi chúng ta phải lưu tâm nhiều hơn và hơn bao giờ hết là phải tăng cường
giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ nước ta thông qua việc đổi mới các
phương pháp giáo dục, đồng thời áp dụng các kĩ thuật dạy học mới đối với các
môn học trong nhà trường đặc biệt là bộ môn giáo dục công dân. Như chúng ta đã
biết đây là một mơn học giữ vai trị chủ chốt trong việc giáo dục cho học sinh ý
thức và hành vi của mỗi cơng dân góp phần hình thành và phát triển ở các em
những phẩm chất và năng lực cần thiết của một người công dân trong một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo dục phải
tìm ra phương pháp thích hợp lôi cuốn học sinh để tạo ra sự sinh động, hứng thú,
say mê cho các em và làm cho giờ học của các em được trải qua một cách nhẹ
nhàng, thoải mái, không áp lực nhưng phát huy được sự tích cực, chủ động, sáng
tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Tục ngữ, ca dao là tài sản quý giá, tinh
hoa của dân tộc, là kho báu của kiến thức về những điều hay, lẽ phải, về đạo lí làm
1




người, về kinh nghiệm sống quý báu được nhân dân ta giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Tục ngữ, ca dao thuộc loại dễ thuộc, dễ nhớ, nhưng lại giàu triết lý nhân sinh thâm
thúy và không kém phần nghệ thuật, phản ánh đời sống tinh thần của con người
Việt Nam. Những triết lý giáo dục qua câu tục ngữ ca dao sẽ có tác dụng làm cho
các bài học của môn giáo dục công dân trở nên gần gũi, quen thuộc, thân thương
như là lời hát ru ngọt ngào của mẹ, lời kể của bà. Trong tục ngữ, ca dao còn chứa
đựng nhiều quan điểm nhân sinh sâu sắc, đồng thời nó ẩn chứa những giá tri đạo
đức được nhân dân ta đúc kết thành. Chính vì thế trong q trình dạy mơn giáo
dục dân 8,9 bản thân đã vận dụng tục ngữ, ca dao trong tiết dạy để kích thích sự
hứng thú, sinh động trong học tập của các em và qua đó để giáo dục cách sống,
cách làm người cho các em . Với những lí do trên nên tôi đã chọn và viết nên đề tài
này để ghi lại ý tưởng của bản thân đã thực hiện trong q trình dạy học mơn giáo
dục cơng dân.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Tục ngữ, ca dao vốn là loại hình văn học dân gian ngắn gọn, dễ thuộc, dễ
nhớ nhưng có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ra đời từ rất lâu trong lịch sử, phản ánh đời
sống tinh thần của người dân Việt Nam và vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc.Trong
tục ngữ, ca dao cứa đựng niều giá trị đạo đức vô cùng quý báu. Mặc dù đạo đức nó
là hệ thống các giá trị chuẩn mực đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người
dựa trên niềm tin cá nhân ,dư luận của xã hội nhưng giữa tục ngữ, ca dao và đạo
đức có thể lồng ghép, đan xen vào nhau vì nó cùng dựa trên cơ sở khuyến khích
tinh thần tự giác, tự thấm nhuần của mỗi con người về các chuẩn mực đạo đức tốt
đẹp. Một vấn đề đặt ra là ta nên khai thác nó như thế nào để phát huy lợi thế của
tục ngữ, ca dao trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng và
cho cả con người Việt Nam nói chung đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai
đoạn của việc hội nhập quốc tế. Những câu tục ngữ, ca dao ngoài việc giúp cho các
em học sinh nắm và khắc sâu kiến thức của văn học mà còn giúp cho các em giải

thích được các khái niệm của ơng cha ta đã đúc kết, gọt dũa qua nhiều thế hệ, hơn
thế nữa nó tạo cho các em học sinh cảm xúc, thái độ, hành vi và việc làm đúng đắn
2


trong các mối quan hệ.Như chúng ta đã biết môn giáo dục cơng dân đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người Việt Nam. Vì
thế việc vận dụng tục ngữ, ca dao vào trong dạy học bộ môn này là một việc làm
hết sức cần thiết, cần thực hiện ngay nhằm giúp cho các em học sinh học tập và
làm theo những tấm gương tốt, qua đó các em biết điều chỉnh được hành vi, việc
khơng đúng của bản thân mình để sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn và đạt được
những yêu cầu mong muốn mà xã hội đặt ra.
2.2.Điểm mới trong nghiên cứu
a. Thuận lợi:
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD của trường được đào tạo đúng
chuyên ngành, luôn nhiệt tình, năng nổ trong cơng tác, ln tìm tịi và đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của
học sinh.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức
đồn thể trong nhà trường.
- Có nhiều học sinh trong nhà trường cũng thích học giờ GDCD. Mơn
GDCD có nhiều đổi mới về chương trình giảng dạy, tích hợp một số vấn đề rất cần
thiết, phù hợp với các em học sinh lớp 8, lớp 9.
b. Khó khăn:
Môi trường giáo dục môn giáo dục công dân ở nhiều nơi khơng thuận lợi,
biểu hiện ra nhiều khía cạnh như phụ huynh không liên lạc thường xuyên với giáo
viên, với nhà trường cho đến khi các em học sinh vi phạm đạo đức thì lại đổ lỗi
cho là tại các thầy cơ trong nhà trường. Phần thì địa bàn các em sinh sống dễ làm
ra tiền, gia đình các em sống bằng nghề biển, gia đình thuộc loại khá giả, ít con,
phụ huynh thì ít quan tâm đến việc học tập, giao lưu bạn bè của con, vẫn còn tình

trạng phụ huynh quá cưng chiều con, muốn gì cũng có cho nên khơng phối hợp tốt
với các giáo viên trong việc giáo dục, uốn nắn con mình mà chỉ biết bên vực con,
phụ huynh chưa thông cảm với giáo viên trong phương pháp giáo dục con em của
họ.

3


Phụ huynh học sinh thì cho rằng mơn học này cũng chẳng có tác dụng gì nên
khơng bận tâm nhắc nhở. Học sinh thì hầu như chưa tự giác, chủ động học tập,
phải đợi nhắc nhở, đôi khi giáo viên nhắc nhở yêu cầu chuẩn bị nhưng các em
không thèm làm, học sinh không sưu tầm sách báo, câu chuyện pháp luật, những
tình huống có liên quan đến bài học.Trong quá trình tiếp thu bài học thì các em tiếp
thu một cách uể oải, hoàn toàn thụ động và ngay trong tiết học các em lại ngủ gục,
nói chuyện riêng, đọc truyện, không chú ý đến lời giảng của giáo viên, khi được
gọi lên thì hầu như các em ngơ ngác hỏi lại chẳng biết gì. Đồng thời ở lứa tuổi của
các em học sinh THCS các em tư duy rất là cụ thể vì thế khi truyền thụ kiến thức
cho các em cần phải vận dụng tất cả các phương pháp dạy học trong đó có cả
phương pháp vận dụng tục ngữ, ca dao trong một số bài dạy. Trong một giờ học
mơn giáo dục cơng dân khi có vận dụng tục ngữ, ca dao sẽ làm cho học sinh say
mê học tập, nghiên cứu, và nó có sức thuyết phục hết sức kì diệu đưa học sinh tiếp
thu bài một cách có hiệu quả.
3. Các biện pháp thực hiện
Để tạo được sự hứng thú, tích cực, sáng tạo của học sinh khi học mơn giáo
dục cơng dân thì người giáo viên trong quá trình dạy học phải vận dụng tục ngữ,
ca dao kết hợp và phải có hiệu quả sau đây là một số biện pháp:
3.1.Vận dụng tục ngữ, ca dao vào việc giới thiệu bài mới
Để mở màng giờ học lơi cuốn, hấp dẫn thay vì sử dụng tranh ảnh, hay tình
huống có vấn đề tơi đã vận dụng tục ngữ, ca dao. Ví dụ ở bài 2 ‘‘Tự chủ”. Sau khi
kiểm

tra bài cũ, tôi giới thiệu câu ca dao:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lịng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Tôi đặt câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung và ý nghĩa của câu ca dao trên?
Sau khi học sinh trả lời tôi đã kết luận: Câu ca dao ý nói khi con quyết tâm
làm việc thì dù bị người khác ngăn cản vẫn vững vàng, khơng thay đổi ý định của
mình. Câu ca dao đề cập đến một đức tính cần phải có của mỗi chúng ta, đó là tính
tự tự chủ. Vậy thế nào là tự chủ, biểu hiện của tự chủ, ý nghĩa của nó như hế nào ta
4


đi vào tìm hiểu bài học hơm nay. Hoặc khi dạy bài 6 của lớp 8“ Xây dựng tình bạn
trong sáng, lành mạnh”. Giáo viên đọc cho học sinh nghe câu ca dao:
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau”
Hay “Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”
Tôi cho các em phát biểu ý kiến của mình về câu ca dao,sau đó tơi bổ sung
thêm đồng thời giáo dục các em phải biết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn và
sau đó tơi kết luận: để hiểu rõ hơn về tình cảm mà câu ca dao đã đề cập đến chúng
ta vào bài học hôm nay.Với cách vào bài như thế tôi đã thu hút được học sinh vào
trong hoạt động của mình.
3.2. Vận dụng tục ngữ, ca dao vào việc tìm hiểu kiến thức mới
Tục ngữ, ca dao thể hiện mọi mặt của cuộc sống, những kiến thức trong bài
học mà được minh họa bằng những câu tục ngữ, ca dao nó đã khắc họa được
những hình ảnh cụ thể, gần gũi với các em học sinh làm cho các em khắc sâu hơn,
tác động đến tình cảm, thái độ, hành vi việc làm đúng và chưa đúng. Qua đó học
sinh nhận được kiến thức mới của bài học. Ví dụ khi dạy bài 12: “ Quyền và nghĩa
vụ của cơng dân trong gia đình”, sau khi học sinh sinh đã nắm được quyền và
nghĩa vụ của cha me, ông bà, tôi đọc bài ca dao:

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lịng thờ mẹ kính cha
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con”
Từ đó tơi đặt câu hỏi: Câu ca dao trên đề cập đến vấn đề gì? Em hiểu như
thế nào về câu ca dao trên?
Học sinh suy nghĩ trả lời và sau đó tơi giải thích thêm. Như vậy câu ca dao
đã nói về sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ, qua đó nó cịn thể hiện được bổn
phận nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, từ đó yêu cầu học sinh nêu bổn phận của
con cái đối với cha mẹ, ông bà. Để giúp cho học sinh nắm được bổn phận của anh

5


chị em trong gia đình, giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy trình bày những câu ca dao,
tục ngữ nói lên trách nhiệm của anh chị em trong gia đình với nhau?
- Anh em như thể tay chân
- Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
- Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Anh em đóng cửa bảo nhau.
- Chị ngã em nâng.
Qua những câu tục ngữ, ca dao mà các em nêu giáo viên u câu học nêu
học sinh giải thích từ đó học sinh sẽ hiểu được bổn phận của chị em trong gia đình.
Ví dụ khi dạy bài 7: “ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
giáo viên đưa ra một số câu tục ngữ yêu cầu học sinh xác định đâu là câu tục ngữ
nói về truyền thống dân tộc
- Uống nước nhớ nguồn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Con chim có tổ, con người có tơng

- Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Bắt giặc phải có gan, chống thuyền phải có sức.
Sau khi học sinh xác định xong, giáo viên cho lớp nhận xét, sau đó giáo
viên nhận xét, phân tích tích thêm để đi đến khái niệm truyền thống là gì? Và học
sinh nói được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam và cũng từ đó học sinh
biết được trách nhiệm của mình. Dân tộc ta có nhiều truyền thống lâu đời, truyền
thống đó là bài học, kinh nghiệm quý giá cho mọi thế hệ noi theo, là công dân của
một đất nước trong thời kì đổi mới, chúng ta phải có lịng tự hào dân tộc, phải bảo
vệ giữ gìn truyền thống mà cha ơng ta để lại, góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với cách vận dụng như thế chúng ta sẽ kích thích được học sinh, giúp cho
các em biết được nội dung và ý nghĩa của bài học.
3.3. Vận dụng tục ngữ, ca dao vào việc củng cố bài học

6


Việc đưa tục ngữ, ca dao vào việc củng cố kiến thức của bài học là một
phương pháp tốt có hiệu quả, qua đó ta giúp học sinh khắc sâu được nội dung của
bài học, đồng thời liên hệ giáo dục các em học sinh qua nội dung của tục ngữ, ca
dao.
Ví dụ khi dạy bài 5 của lớp 8“ Pháp luật và kỉ luật”, tôi chốt lại bài học và
nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp luật và kỉ luật đối với mọi người, nhờ có pháp
luật và kỉ luật mà sự công bằng trong xã hội được đảm bảo, góp phần tạo điều kiện
thuận lợi cho xã hội phát triển, moi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống
nhất trong hoạt động. Vì thế mà tục ngữ có câu:
“ Đất có lề, quê có thói”
Hay “ Quân pháp bất vị thân”
Ví dụ khi dạy bài 10: “ Tự lập” tôi đã tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về
tục ngữ, ca dao giữa hai đội với nhau trong thời gian là 3 phút nếu đội nào nêu

được nhiều câu hơn mà đúng thì sẽ là đội chiến thắng sẽ có tác dụng phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh tạo sự vui tươi, sinh động trong tiết học. Sau đó
giáo viên sẽ là người kết luận và nhấn mạnh lại toàn bộ nội dung của bài học.
Hoặc khi chúng ta dạy bài 3“ Tôn trọng người khác”
Giáo viên giới thiệu câu ca dao: “ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”
Sau khi để cho các em giải thích nội dung của câu ca dao, giáo viên nhấn
mạnh thêm và kết luận trong giao tiếp với mọi người chúng ta phải lựa lời nói sao
cho khơng xúc phạm đến người khác, đồng thời giáo dục các em phải khéo léo
trong cách ứng xử với mọi người. Câu ca dao trên là lời khuyên cho chúng ta và
cho tất cả mọi người, cao hơn thế là lối sống có văn hóa, biết tơn trọng người khác.
Mỗi chúng ta cần thấy rõ sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức để có được phẩm
chất đẹp. Biết chăm lo giữ gìn nhân phẩm, danh dự của mình và của người khác.
Đơi khi bản thân còn tiến hành củng cố bài học bằng cách cho học sinh làm
các bài tập trong đó có việc tìm những câu tục ngữ, ca dao thể hiện nội dung của
bài học.Với những câu tục ngữ, ca dao mà các em tìm được sẽ giúp các em nhớ bài

7


học và biết tự rèn luyện bản thân mình trong học tập cũng như trong thực tế cuộc
sống.
3.4.Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm thêm tục ngữ, ca dao
Để đạt chất lượng hiệu quả của giờ học thì việc chuẩn bị của người giáo viên
và học sinh là vô cùng quan trọng. Vì thế sau mỗi bài dạy tơi dặn dị học sinh
chuẩn bị tìm tốt các câu tục ngữ, ca dao cho nội dung bài học mà các em sẽ được
tìm hiểu ở giờ học sau. Về tư liệu, tơi hướng cho học sinh tìm tục ngữ, ca dao qua
sách báo, trên mạng với những yêu cầu không cao để học sinh thấy khơng q khó.
Đồng thời tơi nêu cho học sinh thấy được lợi ích của nó như là : các em sẽ biết
cách tìm gì, ở đâu, tích lũy được những kinh nghiệm sự tự tin, bản lĩnh của mình

khi tìm kiếm tục ngữ, ca dao. Đồng thời tôi cũng tiến hành kiểm tra, đánh giá chấm
điểm cho việc tìm tịi của các em nhằm động viên khuyến khích cũng như phê
bình những học sinh chưa tích cực tìm kiếm . Với cách thức này tơi nhận thấy khả
năng vận dụng vào bài học của các em học sinh vào cuộc sống có chiều hướng tốt
hơn nhiều. Các em học sinh có hứng thú, ý thức học tập tốt hơn, vui vẻ, hịa đồng,
nhiệt tình, lạc quan, yêu cuộc sống và con người hơn, đạt hiệu quả hơn trong việc
học tập mơn giáo dục cơng dân.
Ví dụ như khi học bài 11: “Lao động tự giác sáng tạo” các em có thể tìm
những câu tục ngữ, ca dao như:
- Cày sâu cuốc bẫm
- Chân lấm tay bùn
- Làm ruộng ăn cơm nằm
Chăn tằm ăn cơm đứng.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
- Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ

8


Hoặc khi dạy bài: “ Tự chủ” các em có thể tìm những câu tục ngữ, ca dao
như:
- Thân tự lập thân.
- Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ.
- Có thân phải lập thân.
- Có thân thì lo.
- Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân.

- Hữu thân hữu khổ.
Sưu tầm tục ngữ, ca dao bản thân tôi thấy đấy là một cách có hiệu quả cho
việc học tập của các em học sinh.
4. Khả năng áp dụng của giải pháp
a. Phạm vi nghiên cứu: áp dụng cho tất cả giáo viên trong việc giảng dạy
bộ môn giáo dục công dân ở trường THCS trong cả nước.
b. .Đối tượng nghiên cứu: học sinh cấp trung học cơ sở
5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
các giải pháp:
Với những kinh nghiệm và các phương pháp trên đã làm cho học sinh hứng
thú học môn giáo dục công dân. Giúp cho các giáo viên thực hiện một tiết dạy luôn
diễn ra nhẹ nhàng hơn, đạt được hiệu quả khả quan.
Trong giờ học mà có vận dụng tục ngữ, ca dao đã tác động trực tiếp đến suy
nghĩ, tình cảm, hành vi đạo đức của các em và thông qua kiến thức của bài học mà
học sinh đã biết trân trọng, biết kế thừa và phát huy các truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống của
bản thân mình.
Giúp cho đa số học sinh hiểu và nắm vững bài học hơn, biết vận dụng vào
thực tế cuộc sống hằng ngày, biến thành những kĩ năng sống cần thiết cho mỗi con
người.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đồng thời góp
phần giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
9


Chất lượng bộ môn giáo dục công dân trong năm học 2017-2018 luôn đạt và
vượt chỉ tiêu cụ thể là khơng có học sinh yếu kém của bộ mơn.
* Kết quả học tập của học sinh năm học 2017 – 2018
- Năm học 2017 - 2018:
Về chất lượng bộ môn:

GDCD 7, TSHS : 116
+ Giỏi: 85, TL: 73,3% vượt 23,3 %
+ Khá: 24, TL: 20,7% hụt 9,3%
+ T. bình: 7, TL: 6%, hụt 11%
+ Yếu, kém: 0, vượt 3%
Trung bình trở lên: 100%, vượt 1%
GDCD 9,TSHS: 107
+ Giỏi: 91, TL: 85,1%, vượt 35,1 %
+ Khá: 16, TL: 14,9% , hụt 15,1%
+ T. bình: 0, Vượt 17%
+ Yếu, kém: 0, vượt 3%
Trung bình trở lên: 100%, vượt 1%

6. Tài liệu kèm theo: không.

10



×