Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.04 KB, 24 trang )

Lời nói đầu
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang hoạt động theo cơ chế thị trờng, toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động
của ngân hàng Việt Nam đã đợc đổi mới sâu sắc và đã đạt đợc những kết quả bớc
đầu đáng khích lệ. Nhờ đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ
đạo thực hiện, bằng việc sử dụng các giải pháp tình thế mạnh dạn lúc đầu, đến sử
dụng có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, lạm phát đã đợc đẩy lùi và
kiềm chế ở mức thấp; yêu cầu ổn định tiền tệ bớc đầu đợc thực hiện, góp phần
thúc đẩy tăng trởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trờng, theo định hớng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ chúng ta còn
gặp nhiều trở ngại trớc hết là sự am hiểu về một phơng pháp điều hành mới còn
nhiều hạn chế trong khi nền kinh tế chuyển đổi còn thiếu những điều kiện để
điều hành chính sách tiền tệ theo nghĩa gốc của mỗi công cụ. Vì vậy, việc lựa
chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hàh chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu
quả nhất vẫn còn là một ẩn số và chắc chắn có những bất cập là điều khó tránh
khỏi.
Bài viết này tập trung phân tích nội dung các công cụ, thực trạng điều hành chính
sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua, kinh nghiệm thực hiện chính sách tiền
tệ trên thế giới và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ.
1
Ch ơng 1
Lý luận chung về chính sách tiền tệ
và các công cụ của nó
I. Tổng quan về chính sách tiền tệ
1. Vai trò của ngân hàng trung ơng đối với chính sách tiền tệ
Lịch sử ra đời NHTƯ ở các nớc trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. Điều đó
tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nớc. Song
lý do tơng đối phổ biến là xuất phát từ yêu cầu can thiệp của Nhà nớc vào lĩnh vực
tiền tệ, tìn dụng và ngân hàng. Dù với tên gọi khác nhau (NHTƯ, NHNN, Hệ


thống dự trữ lên bang...), nhng tất cả chúng đều có chung một tính chất là cơ quan
trong bộ máy quản lý Nhà nớc, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ
bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo dảm sự hoạt động an toàn và ổn
định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế vĩ mô của mỗi đất nớc.
Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là linh hồn của
NHTƯ trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ trong nền
kinh tế thị trờng mang tính chất điều tiết vĩ mô, hớng các tổ chức tín dụng vào
thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính tự chủ
trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHTƯ thờng không can
thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết định tác nghiệp của các tổ chức tín
dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều chỉnh môi tr-
ờng và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng nh: khả năng thanh toán,
mặt bằng lãi suất, khối lợng tiền cung ứng, tỷ giá... để thông qua đó đạt tối mục
tiêu của chính sách tiền tệ.
Để điều hành chính sách tiền tệ, NHTƯ phải hình thành và sử dụng hệ thống công
cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo cho NHTƯ khả
năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề buộc các tổ chức tín dụng phải tự
điều chỉnh hoạt động của mình theo hớng chỉ đạo của NHTƯ nhng vẫn phải đảm
bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng nh sự bình đẳng trong môi trờng cạnh
tranh giữa các ngân hàng.
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phơng thức mà Ngân hàng Trung ơng (NHTƯ)
thông qua các hoat động của mình tác động đến khối lợng tiền tệ trong lu thông
nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của đất nớc trong một thời kì nhất định
2
Trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồi với từng quốc gia thì việc đề ra chính sách tiền tệ
cũng có những điểm khác biệt. Xét về mặt tổng thể chính sách tiền tệ của các quốc
gia trên thế giới hớng vào các mục tiêu chủ yếu là:
Đảm bảo tăng trởng kinh tế thực tế. Đây là mục tiêu quan trọng nhất, mục tiêu

bao trùm để giải quyết các mục tiêu khác.
Hớng tới việc ổn định giá cả và ổn định tiền tệ.
Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Cân bằng cán cân thanh toán.
Chính sách tiền tệ góp phần nhiều vào việc thực hiện các mục tiêu trên lại mâu
thuẫn nhau. cụ thể chỉ có thể đạt đợc một mục tiêu khi chấp nhận sự cắt giảm nhất
định đối với mục tiêu khac. Chẳng hạn muốn kiềm chế lạm phát thì sẽ phải chấp
nhận nạn thất nghiệp tăng lên... Vì vậy tuỳ theo việc hớng vào mục tiêu nào là
chính mà ngời ta có thể coi chính sách tiền tệ là chính sách ổn định giá cả, chính
sách tạo việc làm, chính sách cân bằng cán cân thanh toán hay chính sách tăng tr-
ởng kinh tế.
Để đạt đợc những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ NHTƯ phải xác định
các mục tiêu trung gian. Bởi lẽ NHTƯ sử dụng các mục tiêu trung gian để có thể
xét đoán nhanh chóng đợc tình hình hoạt động của mình phục vụ cho các mục tiêu
cuối cùng, hơn là chờ cho đến khi thấy đợc kết quả cuối cùng của các mục tiêu đó.
Mục tiêu trung gian là điều tiết cung tiền thông qua chi phối dòng tiền chu chuyển
và khối lợng tiền.
Xét cho cùng NHTƯ có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ phù hợp với tình
hình thực tiễn của nền kinh tế
Chính sách mở rộng tiền tệ: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm
khuyến khích đầu t phát triển sản xuát tạo công ăn việc làm.
Chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm
khuyến khích đầu t, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế
lạm phát.
II.Các công cụ chính sách tiền tệ và u nhợc điểm của nó
Để việc nghiên cứu và phân tích thuận lợi chúng ta chia các công cụ chính sách
tiền tệ thành các công cụ trực tiếp và các công cụ gián tiếp.
1. Các công cụ trực tiếp
1.1. Lãi suất tiền gửi và cho vay
NHTƯ có thể qui định khung lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trờng nhng

thông qua cơ chế điều chỉnh cung cầu tiền tệ. Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút
đợc nhiều tiền gửi làm tăng nguồn vốn vay., ngợc lại sẽ làm giảm khả năng mở
3
rộng kinh doanh tín dụng. Khi muốn tăng khối lơng cho vay, NHTƯ giảm mức lãi
suất cho vay để kích thích các nhà đầu t vay vốn, khi cần hạn chế đầu t NHTƯ sẽ
ấn định mức lãi suất cao.
Tuy nhiên biện pháp này làm cho các NHTM mất tính chủ động, linh hoạt trong
kinh doanh. Mặt khác nó dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở Ngân hàng nhng lại
thiếu vốn đầu t. Biện pháp này có u điểm là giúp Ngân hàng lựa chọn những dự án
kinh tế tối u để cho vay, nhng nó cũng làm cho tính linh hoạt của thị trờng tiền tệ
bị suy giảm. Ngày nay biện pháp này ít đợc sử dụng ở các nớc theo cơ chế thị tr-
ờng bởi trong cơ chế thị trờng lãi suất rất nhạy cảm với đầu t, nó phải đợc vận
động theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trờng.
1.2. Hạn mức tín dụng
Đây là một biện pháp mạnh, có hiệu lực đáng kể. Thực chất biện pháp này cho
phép NHTƯ ấn định trớc khối lợng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong
một thời gian nhất định và sau đó tìm đờng để đa nó vào trong nền kinh tế. Khi
NHTƯ xác định hạn mức tín dụng thì căn cứ vào các chỉ tiêu nh tốc độ tăng trởng
kinh tế; biến động của chỉ số giá cả; biến động của tỷ giá; tỷ lệ thất nghiệp trong
nền kinh tế; bội chi ngân sách. Hạn mức tín dụng sẽ đặc biệt phát huy tác dụng
trong nền kinh tế có lạm phát. Song trong nền kinh tế thị trờng, cung cầu tín dụng
biến đổi không ngừng, biện pháp này chỉ đợc áp dụng một cách hạn chế khi tình
huống yêu cầu.
Biện pháp này bộc lộ khá nhiều nhợc điểm. nó triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa
các NHTM, có tính chất đánh đồng các hoạt động tốt và hoạt động yếu. Trong
thực tế, doanh số cho vay hoặc tồn tại d nợ của các NHTM thông thờng thấp hơn
hạn mức tín dụng vì có NHTM huy động vốn tốt thì sử dụng hết hạn mức tín dụng
còn những ngân hàng hoạt động yếu kém thì không sử dụng hết hạn mức này, đặc
biệt khi hệ thống ngân hàng hoạt động cha tốt thì con số thực tế cho vay của
NHTM khác nhiêù so với con số dự kiến, từ đó không phát huy đợc vai trò quản lý

của NHTƯ. Biện pháp này có thể làm sai lệch cơ cấu đầu t trong nền kinh tế bởi
với hạn mức tín dụng đợc NHTƯ qui định thì các NHTM sẽ tìm đến dự án đầu t
lớn, những lĩnh vực đàu t dễ sinh lợi nhuận gây ra khó khăn vốn trong các doanh
nghiệp nhỏ.
2. Các công cụ gián tiếp
2.1. Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các NHTM ở NHTƯ, mức tiền gửi này do
pháp luật qui định bằng một tỷ lệ nhất định so với các khoản nợ của ngân hàng.
Thông qua việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc NHTƯ tác động tới việc cung cấp
tiền tệ cho nền kinh tế quốc dân. Nếu NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thì khả
4
năng tín dụng của NHTM sẽ giảm xuống. Mặt khác, để bù lại phần lãi suất đó (do
quỹ tiền gửi NHTƯ không đợc tính lãi) các ngân hàng phải tăng lãi suất tín dụng
do vậy mức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế sẽ giảm xuống. Việc tăng lên hay
giảm xuống quỹ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tăng lơng tiền cung ứng cho
nền kinh tế qua cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Vì vậy đó là một công cụ
tiềm tàng của chính sách tiền tệ. Ngoài ra dự trữ bắt buộc còn đảm bảo việc thanh
toán thờng xuyên của các NHTM.
Điểm lợi chính của công cụ này là nó tác động đến tất cả các ngân hàng nh nhau
và có tác dụng đâỳ quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên khi dự trữ bắt buộc
không đợc trả lại, chúng tơng đơng với một khoản thuế và có thể dẫn đến hiện t-
ợng phi trung gian hoá. Mặt khác dự trữ bắt buộc thiếu tính mềm dẻo bởi sẽ rất vất
vả để thực hiện đợc những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi
dự trữ bắt buộc. Một điểm bất lợi khác nữa của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để
kiểm soát việc cung ứng tiền tệ là việc tăng dự trữ bắt buộc cói thể gây ảnh hởng
xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTM, gây ra tình trạng không ổn định
cho các ngân hành. Chính vì vậy công cụ dự trữ bắt buộc thờng không đợc khuyến
khích và ít đợc sử dụng.
2.2. Lãi suất chiết khấu
Chính sách lãi suất chiết khấu là chính sách NHTƯ cho các NHTM vay dới nhiều

hình thức tái chiét khấu tức là hình thức NHTƯ tái cấp vốn cho các NHTM. Khi
NHTƯ nâng lãi suất chiết khấu tức là hạn chế cho vay đối với các NHTM, khả
năng cho vay của các ngân hàng giảm lợng tiền gửi giảm đồng nghĩa với việc lợng
tiền cung ứng giảm. Ngợc lại khi lãi suất tái chiết khấu giảm, các ngân hàng kinh
doanh sẽ có khả năng bành trớng tín dụng do đợc lợi trong việc vay vốn của
NHTƯ, bởi vậy NHTM sẵn sàng hạ lãi suất khi cho các doanh nghiệp vay, kích
thích đầu t và sản lợng.
Biện pháp này có u điểm là việc vay mợn đợc thực hiện trên những giấy tờ có giá
nên thời hạn vay mợn tơng đối rõ ràng, việc hoàn trả nợ tơng đối chắc chắn, tiền
vay vận động phù hợp với sự vận động của qui luật cung cầu thị trờng. nó cũng
giúp NHTƯ thực hiện ngời vay cuối cùng nhằm tránh khỏi những cuộc sụp đổ tài
chính. Chiết khấu là một cách có hiệu quả đặc biệt để cung cấp dự trữ cho hệ
thống ngân hàng trong quá trình xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng bởi vì
dự trữ lập tức đợc điều đến các ngân hàng nào cần thêm dự trữ hơn cả. Chính sách
chiết khấu có tác dụng thông báo ý định của NHTƯ về chính sách tiền tệ trong t-
ơng lai.
Việc sử dụng chính sách tiền tệ ít đợc khuyến cáo, vì nó có hai nhợc điểm
chính sau: thứ nhất, ở vào nghiệp vụ này NHTƯ ở vào thế bị động, NHTƯ có thể
5
thay đổi lãi suất tái chiết khấu nhng không thể bắt các NHTM phải đi vay; thứ hai
khi MHTƯ ấn địng mức lãi suất chiết khấu tại một mức đặc biệt nào đấy sẽ xảy ra
những biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất chiết khấu và lãi suất thị tr-
ờng vì lãi suất vay thay đổi, dẫn đến những thay đổi ngoài ý định trong khối lợng
cho vay chiết khấu và do đó trong cung ứng tiền tệ, NHTƯ khó có thể đảo ngợc
những thay đổi trong lãi suất chiết khấu.
2.3. Nghiệp vụ thị trờng mở
Thực chất của hoạt động này là việc NHTƯ mua và bán các giấy tờ có giá (nh cổ
phiếu, trái khoán, công trái...) trên thị trờng tiền tệ và trong chừng mực hạn chế
nhất định cả trên thị trờng vốn. Bằng việc bán các giấy tờ có giá cho các NHTM
với lãi suất hấp dẫn, NHTƯ thu hồi tiền từ lu thông làm giảm lợng tiền cung ứng,

đồng thời khả năng cho vay của các NHTM cũng giảm và giá trị tín dụng tăng lên.
Ngợc lại, bằng việc mua các giấy tờ có giá, NHTƯ cung cấp tiền cho các NHTM
để cho vay, làm gia tăng lợng tiền cung ứng trên thị trờng. Điều quan trọng ở đây
là thời hạn cuả các giấy tờ có giá. Việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn chủ
yếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất trên thị trờng tiền tệ,
trong khi đó mua bán các giấy tờ có giá dài hạn có ảnh hởng rõ rệt tới khả năng
thanh toán của các NHTM.
Đây đợc coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó có những u
điểm hơn hẳn so với các công cụ khác:
Phát sinh theo ý tởng chủ đạo của NHTƯ trong đó NHTƯ hoàn toàn kiểm soát
đợc khối lợng giao dịch.
Là công cụ linh hoạt giúp NHTƯ luôn luôn thay đổi đợc tình thế của mình khi
mắc phải sai lầm.
Nghiệp vụ này có thể sử dụng đợc ở bất kì một mức độ nào khi có yêu cầu căn
cứ vào khối lợng cacs loại giấy tờ có giá bán ra.
Nghiệp vụ thị trờng mở có thể tiến nhanh chóng không gây những chậm trễ về
mặt hành chính và ít tốn kém về mặt chi phí.
Tuy nhiên, khi NHTƯ mua bán chứng khoán trên thị trờng thì vẫn phải phụ thuộc
vào ngời mua bán (các NHTM). Và để sử dụng đợc nghiệp vụ này thì phải có sự
phát triển khá cao của của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, tiền trong lu
thông phần lớn nằm trong tài khoản của ngân hàng, đòi hỏi thị trờng tài chính phải
tơng đối phát triển.
III. Kinh nghiệm về các chính sách tiền tệ trên thế giới
Có bốn loại chính sách tiền tệ cơ bản trên thế giới: chính sách tiền tệ có mục tiêu
tỷ giá hối đoái; chính sách tiền tệ có mục tiêu là khối lợng tiền tệ; chính sách tiền
6
tệ có mục tiêu lạm phát; chính sách tiền tệ có mục tiêu ngầm ẩn chứ không công
khai.
Chính sách tiền tệ có mục tiêu tỷ giá hối đoái đã có một lịch sử lâu dài. Đó là
việc ấn định giá trị đồng nội tệ theo giá vàng hoặc gắn vào đồng tiền của một

quốc gia khác. Gần đây, ngời ta thờng sử dụng phơng pháp neo giá trị của đồng
nội tệ theo giá trị một ngoại tệ trong một biên độ nhất định. Phơng pháp này rất
đơn giản rõ ràng và dễ hiểu và tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ đợc kiểm soát thông
qua đồng ngoại tệ đợc chọn làm neo. Một số quốc gia đã sử dụng thành công
chính sách này nh Anh, Pháp (sau khi gắn đồng tiền của nó vào đồng Mark
Đức. Tuy nhiên nó cung có những mặt hạn chế nh làm mất đi tính độc lập của
các chính sách tiền tệ; do có sự ổn định của đồng tiền, các nhà đầu t không lờng
hết đợc mọi sự rủi ro và làm dòng vốn đổ vào tăng nhanh, khi vốn bị rút ra một
cách bất ngờ thì đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức
độ trầm trọng của các cuộc khủng hoảng; nó cũng loại bỏ đi những dấu hiệu
quan trọng cho thấy chính sách tiền tệ đã quá bành trớng nhung đến khi NHTƯ
nhận ra thì đã muộn.
Chính sách tiền tệ có mục tiêu tiền tệ: Chính sách này cho phép NHTƯ có thể
chọn một tỷ lạm phát không giống các quốc gia khác tuỳ theo sự biến động của
sản lợng. Chế độ tiền tệ này có thể gửi tín hiệu gần nh lạp tức cho cả công
chúng và thị trờng về tình trạng của chính sách tiền tệ cũng nh ý định của các
nhà làm chính sách trong việc kiểm soát lạm phát. Mỹ, Anh, Canada đã không
thành công tong việc kiểm soát vì việc theo đuổi chính sách này không đợc chặt
chẽ và mối liên hệ không ổn định giữa khối lợng tiền tệ và các biến mục tiêu
nh lạm phát. Thế nhng Đức và Thuỵ Sĩ lại thành công khi áp dụng và do đó hiện
nay vẫn còn nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ và nó đang đợc xem xét nh là một
chính sách tiền tệ chính của NHTƯ Châu Âu.
Chính sách tiền tệ có mục tiêu lạm phát: Niu Dilân là quốc gia đầu tiên thực
hiện theo chính sách này vào năm 1990 tiếp theo là Canada (1991) Anh
(1992)...Chính sách này có một số lợi điểm quan trọng. Nó cho phép sử dụng
chính sách trong việc đối phó với các cú sốc trong nội địa, ngoài ra nó dễ
hiểu và có tính minh bạch cao. NHTƯ có trách nhiệm công khai về con số
mục tiêu lạm phát, nó sẽ cung cấp thông tin cho công chúng và những ngời
tham gia thị trờng tài chính cũng nh các nhà chính trị, đồng thời nó làm giảm
bớt tính không chắc chắn của chính sách tiền tệ, lãi suất và lạm phát. Một

đặc tính quan trọng nữa của chế độ tiền tệ này là nó làm tăng tính trách
nhiệm của NHTƯ.
7
Chính sách tiền tệ có mục tiêu ngầm chứ không công khai: Milton
Friedman đã nhấn mạnh tác động của chính sách tiền tệ có độ trễ khá lớn.
Do đó chính sách tiền tệ sẽ mất thời gian khá dài để có thể tác động tới lạm
phát. Vì vậy để ngăn chặn lạm phát xuất hiện, NHTƯ cần phải hành động
theo kiểu dự báo đón trớc nhằm đa ra chính sách tiền tệ phù hợp. Lí do cơ
bản cho việc sử dụng chiến lợc này chính là sự thành công của nó mà điển
hình là ở Mỹ trong vài năm gần đây. Một nhợc điểm quan trọng của chiến l-
ợc náy là nó thiếu tính minh bạch. Nhng nhợc điểm lớn nhất là nó phụ
thuộc quá nhiều vào sở thích, năng lực và độ tin cậy của những ngời có
trách nhiệm trong NHTƯ. Những bất lợi đó có thể làm cho chiến lợc hoạt
đông không tốt trong tơng lai.
Bốn loại chính sách tiền tệ đợc đề cập trên đây đều có những u và nhợc điểm
riêng của mình. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và tính có trách
nhiệm là điều cốt yếu để điều khiển một chính sách tiền tệ nhằm mang lại một kết
quả mong muốn trong dài hạn. việc sử dụng loại chế độ nào là tuỳ thuộc vào điều
kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và lịch sử của từng quốc gia.
8
Ch ơng 2
Thực trạng điều hành
chính sách tiền tệ ở Việt Nam
I. Bối cảnh chung
Sau đại hội Đảng lần thứ 6 nền kinh tế nớc ta chuyển từ chế độ kế hoạch hoá
tập trung sang cơ chế thị trờng có sự điều tiết của Nhà nớc. Chúng ta phải đi
những bớc đầu tiên, vừa xây dựng và cải cách tổ chức hoạt động hệ thống ngân
hàng, vừa định hớng chính sách tiền tệ.
Từ năm 1990, sau khi hai pháp lệnh ngân hàng đợc ban hành (pháp lệnh về
Ngân hàng Nhà nớc và pháp lệnh Ngân hàng Hợp tác xã tín dụng Công ty

tài chính), hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp,
phân định rõ chức năng quản lý Nhà nớc của Ngân hàng Nhà nớc và chức năng
kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng, bớc đầu thích ứng dần với hệ thống
ngân hàng của nền kinh tế thị trờng.
Chính sách tiền tệ đã đợc xác định thông qua xây dựng các chính sách cụ thể:
chính sách tín dụng tạo ra các công cụ huy động vốn, mở rộng cho vay đến mọi
thành phần kinh tế; chính sách lãi suất thực hiện thông qua xoá bỏ bao cấp vốn,
thực hiện chính sách lãi suất thực dơng, điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với sự
biến động của lạm phát...; chính sách quản lí ngoại hối và một số công cụ hỗ trợ
khác.
Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả, thể hiện vai
trò quản lí thông qua: ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, điều hành các
chính sách ấy hoạt động có hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức của hệ thống ngân
hàng theo hớng gọn nhẹ có khoa học; củng cố hệ thống ngân hàng thơng mại quốc
doanh, mở rộng quan hệ quốc tế; xây dựng qui chế, cấp giấy phép thành lập và
quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng đa thành phần; xây dựng và điều hành chính
sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát, từng
bớc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.
Đến tháng 10 1998, hai pháp lệnh ngân hàng đã đợc thay thế bằng hai luật
ngân hàng: Luật ngân hàng Nhà nớc và Luật các tổ chức Tín dụng. Hai luật này đã
giúp hoạt động của hệ thống ngân hàng đợc tự do hơn, thông thoáng hơn, phù hợp
với những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực ngân hàng.
9

×