Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dạy học làm văn ở trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.84 KB, 7 trang )

Khoa Ngữ văn, Trƣờng
Đại học Sƣ phạm TP. Hồ
Chí Minh
Điện thoại: 0913.726.077
Email:


DẠY HỌC LÀM
VĂN Ở TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
THEO
ĐỊNH
HƢỚNG
PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC

ThS. LÊ THỊ NGỌC CHI

TÓM TẮT
Theo định hƣớng dạy học phát triển năng lực, dạy học Làm văn phải chú trọng
hai kĩ năng nói và viết của HS. Bài viết này phân tích vấn đề GV cần có những thay đổi
nhƣ thế nào trong khâu dạy thực hành làm văn và đánh giá bài làm của HS để phù hợp
với định hƣớng trên. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề xuất một số ý kiến đối với việc biên
soạn phần Làm văn trong SGK Ngữ văn.
Từ khoá: dạy học Làm văn, dạy học phát triển năng lực, thực hành, đánh giá
ABSTRACT
Teaching Composition Writing in High School with Competency- Based Approach
According to competency-based education‟s point of view, teaching
composition writing focuses on both speaking and writing skills of student. This article
analyzes how teacher can change in teaching composition writing practice and
evaluating the student‟s text to conform to that point. In addition, the article also


proposes some ideas about compiling the composition writing in language arts and
literature textbooks.
Key words: teaching composition writing, competency-based education, practise,
evaluate

1. Đặt vấn đề
528


Từ năm 1975 đến nay, giáo dục phổ thông đã trải qua hai lần thay sách giáo
khoa (SGK) (năm 1981 và 2002) nhƣng chƣơng trình, cách dạy học và cách đánh giá
vẫn chƣa tạo ra những chuyển biến có tính chất “cách mạng” trong giáo dục. Chúng ta
có thể nhận thấy sự chi phối của định hƣớng nội dung việc chƣơng trình dạy học hiện
nay chú trọng trang bị cho học sinh (HS) hệ thống tri thức khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực; nhƣng lại chƣa quan tâm thật sự đến đối tƣợng ngƣời học và khả năng vận dụng tri
thức vào thực tiễn. Việc xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 theo
định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học (định hƣớng năng lực) – “chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất ngƣời học” [2] – là một sự thay đổi đúng đắn, kịp thời, phù hợp với xu hƣớng của
những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.
2. Từ định hƣớng năng lực, nhìn lại việc dạy học Làm văn ở trung học phổ thông
(THPT) hiện nay
Theo định hƣớng năng lực, môn Ngữ văn sau năm 2015, bên cạnh việc quan tâm đến
những năng lực chung, sẽ phải chú ý đến những năng lực đặc trƣng của môn học là
năng lực tiếp nhận văn bản (gồm các kĩ năng đọc, nghe, quan sát) và năng lực tạo lập
văn bản (gồm các kĩ năng nói, viết,trình bày) [3]. Từ đó hình thành và phát triển ở HS
năng lực giao tiếp và năng lực để quan sát, phân tích trong khi luyện tập các thao tác lập
luận trong văn nghị luận.
- Không chỉ chú trọng về kĩ năng viết, chƣơng trình cũng đã quan tâm đến việc
rèn luyện cho HS kĩ năng nói, trình bày, bàn bạc một vấn đề trƣớc một hay nhiều ngƣời

bằng ngơn ngữ nói trong một số bài học nhƣ: Trình bày một vấn đề (lớp 10), Phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn (lớp 11), Phát biểu theo chủ đề, Phát biểu tự do (lớp 12)… Cả nói
và viết đều là những kĩ năng quan trọng, thể hiện năng lực giao tiếp của HS, nhƣng
trong chƣơng trình, số lƣợng những bài học về kĩ năng nói cịn rất hạn chế. Hơn nữa,
trong quá trình dạy học, nội dung các bài này phần lớn đƣợc tiến hành dạy bằng cách
cho HS quan sát các ngữ liệu, phân tích ngữ liệu, rút ra các kết luận cần thiết, sau đó
luyện tập bằng một vài bài tập đơn giản có trong sách giáo khoa (SGK). Nhƣ vậy, HS
đƣợc tiếp thu thông tin nhiều hơn là vận dụng thông tin để trau dồi kĩ năng nói, trình
bày.
- Khâu kiểm tra, đánh giá chƣa thực sự hƣớng vào việc đánh giá năng lực tạo lập
văn bản của HS. Kĩ năng đƣợc chú trọng kiểm tra là kĩ năng viết. Các văn bản viết do
HS tạo lập (bài làm) chủ yếu đƣợc đánh giá về khả năng tái hiện tri thức. Một bài làm
đạt yêu cầu trƣớc hết phải là bài làm mà HS nhớ đƣợc nhiều và chính xác các thơng tin
đã đƣợc tiếp thu. Các kĩ năng sử dụng từ, viết câu, đoạn, lập luận, trích dẫn… của HS
529


vẫn đƣợc xem xét, nhƣng thƣờng dựa trên đánh giá chủ quan của ngƣời chấm chứ
không phải dựa trên một bản đánh giá với những tiêu chí, thang điểm cụ thể cho từng kĩ
năng.
Bên cạnh đó, nội dung và hình thức các đề làm văn hiện nay đã có thay đổi (theo
hƣớng đề mở), chú ý hơn đến việc để HS có thể sáng tạo trong cách viết và tự do thể
hiện suy nghĩ của bản thân. Nhƣng sự thay đổi tích cực này chủ yếu đƣợc áp dụng cho
các kì thi mà đối tƣợng là một số ít HS đƣợc rèn luyện nhiều về kĩ năng làm văn, nhƣ
HS giỏi, HS thi vào đại học chuyên ngành ngôn ngữ, văn học, văn hố… Cịn trong
kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và ngay cả ở các kì thi tốt nghiệp THPT, đề thi chủ yếu
vẫn theo định hƣớng nội dung với những hình thức quen thuộc, ví dụ nhƣ: Phân tích
diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi
chơi và bị trói trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi (trích đề thi tốt nghiệp THPT
mơn Ngữ văn năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) hay Phân tích hình tƣợng sơng

Đà trong tác phẩm Ngƣời lái đị Sơng Đà của nhà văn Nguyễn Tn (trích đề thi tốt
nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Với những đề văn
nhƣ trên, HS không phải suy nghĩ nhiều để giải quyết vấn đề, khơng có sự hứng thú,
sáng tạo, chỉ cần tái hiện những thơng tin về hình tƣợng đã đƣợc giáo viên (GV) dạy
trên lớp sao cho đầy đủ, chính xác.
- Mặc dù HS đƣợc học và rèn luyện nhiều về kĩ năng viết trong trƣờng phổ
thông nhƣng trong thực tế, nhiều HS vẫn lúng túng khi đƣợc yêu cầu viết một lá đơn,
một biên bản, hay lập một kế hoạch, phân tích một văn bản chƣa đƣợc học trong chƣơng
trình… Điều đó cho thấy khả năng ứng dụng của việc dạy học Làm văn vẫn cịn hạn
chế.
Nhìn chung, việc dạy học Làm văn ở THPT hiện nay chủ yếu vẫn theo định
hƣớng nội dung, còn nhiều điểm chƣa phù hợp với đặc trƣng của hoạt động tạo lập văn
bản. Vì vậy, khi chƣơng trình Ngữ văn đƣợc biên soạn theo định hƣớng phát triển năng
lực, việc dạy học Làm văn cũng cần có những thay đổi cho phù hợp. Trong bài viết này,
chúng tôi muốn bàn đến sự thay đổi ở hai khía cạnh là việc dạy thực hành làm văn và
việc đánh giá bài làm của HS.
3. Những vấn đề cần lƣu ý khi dạy học Làm văn theo định hƣớng phát triển năng
lực
3.1. Dạy thực hành Làm văn
Làm văn là q trình mang tính tích hợp cao và thể hiện rõ sự sáng tạo của HS.
Bởi lẽ bản thân việc vận dụng ngơn ngữ để nói, viết, trình bày tƣ tƣởng của một cá nhân
trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể là hoạt động mang tính sáng tạo. Bên cạnh đó,
530


trong khi thực hành làm văn, HS sẽ phải vận dụng những kiến thức về tiếng Việt, văn
học, kinh nghiệm sống và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, quan điểm
của bản thân trƣớc một vấn đề. Do vậy, khơng khó để chúng ta nhận thấy tính tích hợp
của nhiều kiến thức, kĩ năng và thái độ của ngƣời học trong quá trình làm văn. Thiết
nghĩ, việc dạy thực hành làm văn muốn đạt hiệu quả trƣớc hết cần nắm đƣợc hai đặc

trƣng cơ bản này.
Từ việc tìm hiểu các phƣơng pháp dạy học tích cực, chúng tôi nhận thấy hƣớng
dẫn HS thực hành tạo lập văn bản qua các dự án là một hình thức phù hợp với những
đặc trƣng trên đồng thời cũng phù hợp với định hƣớng phát triển năng lực. Dạy học theo
dự án khơng cịn là một vấn đề mới mẻ đối với nhiều môn học. Ở đây, chúng tôi muốn
nhấn mạnh hình thức này nên đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, phổ biến nhƣ là một hoạt
động đặc trƣng của dạy thực hành làm văn vì một số lí do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hình thức này khắc phục đƣợc tình trạng lặp lại đơn điệu của những
dạng bài tập về làm văn, ví dụ: Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau
đây…, Hãy diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa lập thành một
đoạn văn…, Phân tích cách bác bỏ/ cách bình luận trong các đoạn văn sau…, Chỉ ra
những từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn sau, thay thế bằng những từ ngữ
thích hợp với yêu cầu của văn nghị luận và vấn đề cần nghị luận. Viết lại đoạn văn sau
khi đã sửa lại những từ ngữ khơng thích hợp...
Thứ hai, khi đƣợc thực hành bằng các dự án, HS sẽ ý thức rõ hơn tính chất liên
kết giữa các đơn vị bài học về một dạng văn bản nào đó để có thể phối hợp các kĩ năng
đã đƣợc học một cách hiệu quả. Chẳng hạn những kĩ năng mà HS đƣợc học trong từng
bài Tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh, Phƣơng pháp thuyết minh,
Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, Tóm tắt văn bản thuyết minh… sẽ cùng đƣợc thể
hiện khi HS đƣợc phân công vào các vai với những công việc cụ thể để tiến hành thực
hiện một dự án liên quan đến việc thuyết minh.
Thứ ba, hình thức thực hành này giúp HS rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác với
các thành viên trong nhóm, phát huy đƣợc tính sáng tạo, tƣ duy phê phán trong khi thực
hiện dự án. HS sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong cách tiến hành, cách sử dụng ngôn ngữ
để thể hiện sản phẩm… tuỳ theo năng lực của mỗi cá nhân và sự thống nhất ý kiến trong
nhóm.
Cuối cùng, hình thức này giúp cho việc dạy học Làm văn gắn liền với thực tế
cuộc sống hơn. Bởi lẽ một trong những bản chất của các dự án trong dạy học là tính
thực tiễn. Nhƣ vậy, với các văn bản nhật dụng, văn bản thuyết minh, tự sự hay nghị luận
về một vấn đề trong xã hội, có lẽ ý tƣởng cho các dự án khơng ít; nhƣng với văn bản

531


nghị luận về một vấn đề trong văn học thì GV cần lựa chọn các dự án thể hiện đƣợc tinh
thần tích hợp giữa văn học, thực tiễn và làm văn.
3.2. Đánh giá bài văn của HS
Trong dạy học theo định hƣớng năng lực, đánh giá kết quả học tập của HS
không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện thông tin đã biết làm trọng tâm mà chú trọng
khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống cụ thể. Thiết nghĩ, việc
đánh giá bài văn của HS cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với định hƣớng chung
này.
Khâu quan trọng nhất trong việc đánh giá chính là ra đề. Đối với phần Làm văn,
đổi mới trong cách ra đề nghị luận văn học cần đƣợc quan tâm hơn hết để khắc phục
tình trạng “lối mịn” trong đề văn nhƣ đã phân tích ở trên. “Để đổi mới, một trong
những điểm cần chú ý là cần thay đổi cách hỏi, cách nêu vấn đề. Cùng một tác phẩm,
cho dù là tác phẩm đã học, nhƣng có nhiều cách hỏi, cách khai thác dƣới nhiều góc độ
và yêu cầu khác nhau khiến cho vấn đề nêu lên mới mẻ, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tịi
và sáng tạo”[4, tr.75]. Để HS không bất ngờ, lúng túng khi kiểm tra, những cách hỏi,
cách đặt vấn đề mới cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong quá trình dạy thực hành
làm văn. Vấn đề có thể nằm trong một văn bản cụ thể hay nhiều văn bản cùng đề tài,
cùng giai đoạn sáng tác; có thể là một vấn đề văn học hoặc vấn đề xã hội đƣợc đặt ra
trong văn bản… Chúng tơi trích ra đây hai đề làm văn đƣợc gợi ý [4, tr.77-78] về tác
phẩm Sóng (Xuân Quỳnh) để làm ví dụ:
(1) Những xúc cảm trong tình u thƣờng mang tính phổ qt nhƣng mỗi nhà
thơ lại có cách nói riêng. Đâu là cách nói riêng của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng?
(2) Về các chữ xuôi, ngược và phương trong khổ thơ:
“Dẫu xuôi về phƣơng bắc
Dẫu ngƣợc về phƣơng nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hƣớng về anh – một phƣơng”

Với những đề văn mang tính gợi mở nhƣ thế, HS sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong
việc vận dụng kiến thức, kĩ năng, cách diễn đạt và quan trọng là đƣợc thể hiện suy nghĩ,
cảm nhận của chính bản thân trƣớc một vấn đề.
Cùng với việc đổi mới cách ra đề, đáp án cũng cần có nhiều gợi mở về nội
dung, tôn trọng ý kiến và lí lẽ của ngƣời viết. Các nội dung đánh giá cần đƣợc đƣa ra
với các tiêu chí cụ thể, chẳng hạn nhƣ [8, tr. 216-217]:
532


Về nội dung bài viết: xác định đƣợc luận đề trong đoạn mở đầu; tránh đƣợc
việc nêu các thông tin khơng liên quan hay thơng tin tóm tắt; đƣa ra đƣợc những nhận
định sâu sắc và những hiểu biết thấu đáo về văn bản; giải quyết đƣợc tất cả các khía
cạnh của đề bài, xác định đƣợc trọng tâm; nêu đƣợc những dẫn chứng phù hợp, hỗ trợ
hữu hiệu cho luận đề; giải thích, phân tích một cách thuyết phục và sâu sắc các dẫn
chứng; việc lựa chọn các dẫn chứng cho thấy HS nắm toàn bộ văn bản thay vì chỉ một
phần.
Về hình thức bài viết: thể hiện rõ bố cục; trình bày các đoạn văn rõ ràng, dễ
đọc; đáp ứng yêu cầu về độ dài.
Về diễn đạt: các đoạn văn có câu chủ đề rõ ràng; chuyển ý giữa các đoạn văn
một cách mạch lạc; hạn chế lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp; hạn chế dùng các từ ngữ khó
hiểu, hạn chế viết các câu, đoạn dài dịng.
Dựa trên những tiêu chí đó, GV xây dựng thang điểm đánh giá cho từng nội
dung với các mức độ tốt, trung bình, dƣới trung bình (có thể sử dụng thang điểm 100 để
thuận lợi cho việc xây dựng thang điểm cũng nhƣ chấm điểm, sau đó quy đổi kết quả về
thang điểm 10).
Ngoài ra, dạy học Làm văn cần quan tâm đến việc đa dạng hố hình thức đánh
giá quá trình. Thay vì chỉ dựa trên các bài viết, GV cịn có thể đánh giá kĩ năng tạo lập
văn bản của HS qua bài trình bày trƣớc lớp, bài trình diễn sản phẩm của dự án… Nhƣ
vậy, việc đánh giá không chỉ chú trọng vào kĩ năng viết mà cịn hƣớng đến cả kĩ năng
nói và trình bày.

4. Một số đề xuất đối với việc biên soạn nội dung Làm văn trong SGK Ngữ văn
Trên cơ sở những phân tích ở trên, chúng tơi nêu lên một số ý kiến sau đây đối
với việc biên soạn SGK Ngữ văn:
- Bổ sung vào chƣơng trình những dạng văn bản mà HS đƣợc tiếp xúc và sử
dụng nhiều trong cuộc sống nhƣ: văn bản thuộc phong cách ngơn ngữ chính luận, hành
chính, báo chí, sinh hoạt (thƣ, tin nhắn, nhật kí…); việc bổ sung này cần đƣợc thể hiện ở
cả phần Đọc – hiểu văn bản (qua các văn bản cụ thể) và phần Làm văn;
- Các kĩ năng làm văn cần đƣợc sắp xếp phù hợp với từng bậc học, từng khối
lớp, tránh trƣờng hợp khơng có sự nối tiếp hoặc trùng lặp; xác định rõ ở bậc THCS HS
đƣợc thực hành tạo lập những dạng văn bản nào, dạng nào phù hợp với khả năng tƣ duy
của HS THPT;

533


- Thời lƣợng cho phần Làm văn cần phù hợp, cân đối với phần văn bản và tiếng
Việt, tránh trƣờng hợp các văn bản đọc – hiểu nhiều, thời gian dành cho việc thực hành
làm văn bị rút ngắn;
- Bên cạnh những bài tập đơn giản để HS rèn luyện thuần thục một kĩ năng, nên
bổ sung các bài tập làm văn dạng tình huống mang tính thực tiễn;
- Có thể thay đổi tên gọi của phần Làm văn để tránh việc hiểu một cách phiến
diện làm văn chỉ là viết bài văn nghị luận, cũng để phù hợp hơn với mục đích hình
thành cho HS năng lực tạo lập các loại văn bản.
5. Kết luận
Trên đây là suy nghĩ của chúng tôi về một số vấn đề GV cần thay đổi trong hoạt
động hƣớng dẫn thực hành và đánh giá bài văn của HS để phù hợp với việc dạy học
Làm văn theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học. Tuy nhiên, để việc thay đổi
này thực sự có hiệu quả thì bản thân GV cần nhận thức đúng đắn tinh thần của việc dạy
học hƣớng đến năng lực ngƣời học, từ đó xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể của
môn học Ngữ văn và của phần Làm văn. Bên cạnh đó, cịn có những yếu tố khách quan

có thể tác động đến hiệu quả của việc đổi mới trong dạy học Làm văn nhƣ: chƣơng trình
SGK Ngữ văn, tính tích hợp của các phần trong môn Ngữ văn, những quy định về kiểm
tra, đánh giá tổng kết (thi học kì, thi tốt nghiệp) đối với môn Ngữ văn…

534



×