Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích luận điểm của chủ tịch hồ chí minh tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sướng và quyền tự do liên hệ thực tiễn với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.15 KB, 18 trang )

Đề bài: Phân tích luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh :” Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sướng và
quyền tự do”. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình “ Tư tưởng Hồ Chí Minh”
2. Bài giảng của giảng viên
3. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam
4. Số liệu của tổng cục thống kê
5. Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
6. Báo Tuổi trẻ thủ đô ra ngày 2/8/2004
7. Báo An ninh

1


BÀI LÀM
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, đã để lại cho chúng
ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư
tưởng về quyền mưu cầu hạnh phúc là tư tưởng nổi bật, có giá trị trường tồn đối
với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đây là tư tưởng
xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của
Hồ Chí Minh và đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với
những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Tư tưởng này được thể hiện rõ nhất trong
câu trích :” Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sướng và quyền tự do” được trích từ bản tuyên ngôn
Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Bản Tun ngơn có lí
luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người ngheBản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính
mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong


trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.
“Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin
tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.
Trên thế giới cuộc đại chiến lần thứ hai đang ở giai đoạn kết thúc, Hồng quân
Liên Xô đã tấn công vào tận sào huyệt cuối cùng của bọn phát xít ở thủ đơ Béclin. Ở phương Đơng, phát xít Nhật – kẻ xâm lược nước ta đã đầu hàng quân
Đồng Minh vô điều kiện.Đối với nước ta, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân
cả nước ta nổi dậy giành chính quyền. Hồ Chí Minh đã gọi đây là thời cơ “
nghìn năm có một” Ngày 19/8/1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân ta.
Ngày 23/8/1945 nhân dân ta giành được chính quyền ở Huế. Ngày 25/8/1945
nhân dân ta giành được chính quyền ở Sài Gịn. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo
bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày
02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào,
Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc
2


bản “Tuyên ngôn độc lập”. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân
nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm
lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật
xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
Bản tuyên ngơn độc lập chính thức tun bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra
đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của
dân tộc Việt Nam. Đồng thời ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của
bọn đế quốc thực dân.Cùng với đó bản tun ngơn tố cáo tội ác của thực dân
Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực
dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam, khẳng định ý chí
của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.
Những giá trị của bản Tuyên ngôn không có thước đo nào có thể đong đếm
được :“Tun ngơn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu

xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của
quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng
đó. Bản tun ngơn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt
Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ
nguyên nhân dân làm chủ đất nước. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu
nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc
gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền
thống nhân đạo của Việt Nam. Mở đầu bản Tun ngơn Độc lập đọc tại Vườn
hoa Ba Đình sáng ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
trịnh trọng tuyên bố với đồng bào cả nước và với toàn thế giới: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có
thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc” câu trích dẫn nguyên văn bản Tuyên Ngôn Độc
Lập năm 1776 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ . Nhưng tức khắc, Tuyên Ngôn
của Việt Nam đi thẳng vào đích: ”Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do“.. Và xuất phát từ đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lừng danh ấy mà trên các văn bản
3


hành chính của nước ta hơn bảy mươi năm qua, đi liền với quốc hiệu luôn là
tiêu ngữ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền dân tộc qua câu nói:” Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do” được thể hiện qua hai luận điểm như sau. Thứ nhất, bình
đẳng dân tộc là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc là mục tiêu phấn đấu của các
dân tộc trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Người sử dụng
Tun ngơn tư sản đẻ đấu tranh lợi ích cho dân tộc mình, biến quyền tự do, bình
đẳng, hạnh phúc cá nhân theo kiểu tư sản thành quyền bình đẳng của cả dân tộc

Việt Nam, của các dân tộc trên tế giới. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận
những tư tưởng bất hủ trong Tuyên Ngôn đọc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, kế thừa “ Cương lĩnh dân
tộc” của V.I.Lenin: “ Quyền bình đẳng dân tộc là bảo đảm cho mọi dân tộc dù
đơng người hay ít người, dù có trình độ phát triển cao hay thấp đều có nghĩa vụ
và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi
trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế” để từ đó khát quát lên
quyền bình đẳng của dân tộc. Không chỉ đề cập đến trường hợp Việt Nam, mở
rọng ra, quyền dân tộc theo quan điểm của Người chính là các nước trên thế
giới không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu, giàu nghèo, tôn giáo… đều bình đẳng
với nhau về quyền lợi, không có hiện tượng dân tộc lớn đi áp bức, xâm lược dân
tộc nhỏ. Quan niệm về quyền bình đẳng của con người suy rộng ra là quan niệm
về quyền bình đẳng dân tộc trên không phải là một sự suy luận logic thuần túy
mà là kết quả khảo sát, kiểm nghiệm và nghiên cứu lý luận, lịch sử đầy khó
khăn, gian khổ kéo dài hơn 30 năm của Người, kể từ khi ra đi tìm đường cứu
nước. Năm 1919 sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1914-1918), khi
còn ở tuổi thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bản Yêu sách của nhân dân
An Nam đến Hợi nghị hòa bình Vécxây (1914) địi các quyền tự do, dân chủ
cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị,
mà tập trung vào hai nội dung cơ bản: Mợt là, địi quyền bình đẳng về chế độ
pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người châu Âu. Cụ thể là,
phải xóa bỏ các tịa án đặc biệt dùng làm cơng cụ khủng bố, đàn áp bộ phận
4


trung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ
cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật. 
Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự
do ngơn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú... hay còn
gọi là “quyền sống, quyền sướng và quyền được tự do” Văn kiện này chỉ đưa ra

những yêu sách quyền dân tộc khiêm tốn, trong khuôn khổ chế độ thuộc địa,
nhưng rút cuộc nhưng yêu sách đó bị từ chối. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử
lúc bấy giờ, một người Việt Nam chưa có tên tuổi, giữa sào huyệt của kẻ thù,
dám đưa yêu sách về quyền tự do dân tộc là một hành động yêu nước dũng cảm;
biết đưa ra những đòi hỏi trong phạm vi cải cách dân chủ là một hành động tái
trí, khôn ngoan. Sau sự kiện này, Người nhận thấy rằng những hứa hẹn về tự do,
bình đẳng, bác ái của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức chỉ là một
thứ bánh vẽ, khơng hơn khơng kém. Vì vậy, Người cho rằng, bình đẳng dân tộc
khơng chỉ cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện
trên thực tế. Người rút ra bài học: Muốn giải phóng dân tộc, khơng thể bị động
trơng chờ vào sự giúp đỡ bên ngồi, mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của
chính dân tộc mình. Bên cạnh đó, thực hiện bình đẳng dân tộc là nhân tố quyết
định để củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc
là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Xét trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy nếu không
xây dựng được khối đại đồn kết dân tộc thì khơng có sự bình đẳng giữa các
dân tộc. Khi một dân tộc này chà đạp, ép buộc các dân tộc khác thì sớm hay
muộn cũng tạo nên sự chia rẽ, ly khai dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm
nhận thấy điều đó khi cho rằng để xây dựng khối đại đồn kết dân tộc thì phải
thực hiện bình đẳng dân tộc, đại đồn kết dân tộc khơng những phải dựa trên
nền tảng của khối liên minh giữa giai cấp cơng nhân với giai cấp nơng dân và
tầng lớp trí thức, mà cịn phải thực hiện đồn kết các dân tộc. Tại Hội nghị đại
biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 3-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam

5


ngày nay được độc lập... trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết,

bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”. Cơ sở của khối đại
đồn kết dân tộc là bình đẳng dân tộc, vì lợi ích của tất cả các dân tộc trong một
quốc gia. Khi các dân tộc được đối xử bình đẳng, cả về nghĩa vụ và quyền lợi,
sẽ tạo ra tiếng nói chung và tạo nên sự đồng thuận giữa các dân tộc và
ngược lại. Vì thế nếu khơng đảm bảo và khơng có những chính sách và hành
động cụ thể để thực hiện bình đẳng dân tộc, làm cho bình đẳng dân tộc ngày
càng trở thành hiện thực thì khối đại đồn kết dân tộc sẽ bị lung lay, làm ảnh
hưởng đến sự tập hợp lực lượng của cách mạng. Quyền dân tộc luôn gắn liền
với độc lập dân tộc. Độc lập, tự do là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, là khát vọng lớn nhất của các dân tộc
thuộc địa. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ
quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa Pháp Anbe Xarơ, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ơng ta mong muốn
của mình và của nhân dân Việt Nam rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời này là:
Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”. Lý tưởng, khát vọng độc
lập tự do đó của Người đã được thể hiện rõ nét, nhất quán xuyên suốt trong cả
quãng đường tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hợi. “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”, câu nói của Người đã đươc nhân dân
ta và hàng triệu người ở khắp các châu lục nhắc đi nhắc lại nhiếu lần. Chân lý
“độc lập tự do” có giá trị vĩnh hằng cho mọi dân tộc, mọi quốc gia trong mọi
thời kì lịch sử. Độc lập cho dân tộc mình đồng thời cũng là độc lập cho tất cả
các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập
tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí
Minh khơng chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà cịn đấu tranh cho
độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người
nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là
tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Nói về “quyền sống quyền sướng” Người đã trích
dẫn tun ngơn Độc lập Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của
Cách mạng Pháp 1791. Độc đáo của Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 nằm cả ở chỗ

6


tuyên bố độc lập của một quốc gia mới khai sinh mà lại bắt đầu bằng quyền tự
do, hạnh phúc của mỗi con người. Nếu người ta có thể mường tượng ra được
thế nào là hạnh phúc của một dân tộc, ai có thể định nghĩa hạnh phúc của mỗi
cá nhân là gì? Và nếu có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu cách quan niệm về
hạnh phúc và có bấy nhiêu cách đi tìm hạnh phúc khác nhau, biết nghe ai bỏ ai,
làm thỏa mãn cho ai, thiệt hại cho ai, biết đâu là hạnh phúc chung? Tuyên Ngôn
của Mỹ đặt nền tảng trên chủ thuyết tự do, cho nên câu trả lời hợp lý nhất chỉ có
thể tìm thấy trong tính lạc quan của chủ thuyết tự do: mỗi người theo đuổi một
lợi ích riêng nhưng một bàn tay vơ hình sẽ thu xếp tất cả vào một hài hịa chung.
Trên lĩnh vực kinh tế, đó là bàn tay của thị trường. Trên tất cả mọi lĩnh vực khác
của đời sống, từ chính trị chung cho đến hạnh phúc riêng, khơng ai có thể hiểu
nước Mỹ nếu khơng nghĩ đến yếu tố tôn giáo, nghĩa là nếu không nghĩ đến bàn
tay của Thượng đế. Thượng đế đã ban cho con người quyền tự nhiên theo đuổi
hạnh phúc, vậy đó là lĩnh vực riêng tư giữa con người và Thượng đế, chính
quyền khơng được can dự đến. Điều duy nhất chính quyền có thể làm là tạo một
khung cảnh pháp lý được mọi người thỏa thuận để việc theo đuổi hạnh phúc của
mỗi người được tự do. Còn thế nào là hạnh phúc, điều đó chỉ có thể tìm thấy
trong trái tim của mỗi con người, và bởi vì con người là hình ảnh của Thượng
đế, cái gì đó trong mỗi trái tim là giống nhau. Bởi vậy, mỗi người là khác nhau
mà đồng thời cũng giống nhau, có muôn triệu cách theo đuổi hạnh phúc nhưng
tựu trung cách nào cũng nhắm cùng một hướng. Khác với châu Âu, nước Mỹ
không hề đối kháng giữa Thượng Đế và Tự Do, cả hai trộn lẫn với nhau làm
một. Và khác với đạo Cơ Đốc trong lịch sử châu Âu, đạo Tin Lành ở Mỹ không
dựng một Nhà Thờ trung gian giữa Thượng đế và mỗi tín đồ để cạnh tranh
quyền lực với Nhà nước. Trên muôn triệu tự do riêng ở Mỹ, có một nguyên tắc
tự do chung là Thượng đế. Thượng đế quy tụ tất cả, hài hòa tất cả. Chính trị ở
Mỹ, trên ngun tắc, khơng đi vào lĩnh vực tư, vì lĩnh vực tư đã có tơn giáo đỡ

đầu. Chủ thuyết tự do và đạo đức Tin Lành nương tựa nhau tạo nên chất sống
cho tâm hồn của dân tộc Mỹ và đem lại câu trả lời cho hạnh phúc riêng và hạnh
phúc chung. Khi ý niệm hạnh phúc bay từ Tuyên Ngôn Mỹ qua Cách Mạng
Pháp, các tác giả của 1789 cũng cho "Đấng Tối Cao" hiện diện trong Tuyên
7


Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền, nhưng những quyền tự nhiên, thiêng liêng và
bất khả chuyển nhượng khơng cịn bắt ngưồn từ Đấng đó nữa mà bắt nguồn từ
Thiên Nhiên, và quan niệm về hạnh phúc chuyển từ ý nghĩa cá nhân qua ý nghĩa
tập thể, “bonheur de tous" trong Tuyên Ngôn 1789, ”bonheur commun" trong
hiến pháp 1793. Hiến pháp này nói ngay trong điều 1 : ”Mục đích của xã hội là
hạnh phúc chung". Làm thế nào để đi đến hạnh phúc chung giữa muôn triệu
hạnh phúc riêng? Các tác giả 1789, lý thuyết gia của Khai Sáng, dựng lên một
con người tự chủ, sinh ra đã có lý tính. Vấn đề là làm thế nào phát triển lý tính
đó càng ngày càng cao để con người cư xử hợp lý với nhau trong xã hội. Giáo
dục, vì vậy, luôn luôn chiếm vị thế trung tâm trong quan tâm của Cách Mạng,
và hạnh phúc được quan niệm như trùng hợp với sự hiểu biết. Tranh chấp giữa
hạnh phúc riêng và hạnh phúc chung sẽ được giải quyết bằng lý luận : nếu ai
cũng hiểu biết chín chắn, đúng đắn về lợi ích của mình thì sẽ thấy rằng lợi ích
đó nằm trong tương thân tương trợ lẫn nhau giữa tất cả mọi người. Hơn thế nữa,
với ánh sáng của lý tính, con người dễ thấy được tính tự nhiên thích hợp quần
của mình: mỗi người hành động theo khuynh hướng tự nhiên muốn bảo tồn
mình, phục vụ mình, nhưng đồng thời cũng có khuynh hướng tự nhiên khác
thúc đẩy đến với người khác vì lịng trắc ẩn, vì tính nhân từ. Các nhà Cách
Mạng Pháp thích dùng chữ ”bienfaisance" để chỉ tính nhân từ đó, thay thế chữ
"bác ái" nặng màu sắc tơn giáo. Họ lạc quan: nếu có tranh chấp về quyền lợi thì
đó là vì con người chưa hiểu thấu đáo quyền lợi của mình, vì lầm lạc, mê muội.
Tiến bộ, tiến bộ không ngừng về mọi mặt, từ khoa học cho đến đạo đức, sẽ đưa
con ngưòi đến với hạnh phúc trên trần thế. Khi Saint-Just tuyên bố rằng "hạnh

phúc là một ý tưởng mới ở châu Âu", ơng muốn chỉ trích chính cái căn bản của
đời sống đạo đức trước 1789: cho đến lúc đó, tất cả đời sống trên thế gian đều
hướng về cứu cánh duy nhất là được bay lên sống vĩnh viễn hạnh phúc trên
thiên đường. ”Mục đích của xã hội là hạnh phúc chung", tun ngơn đó nhằm
đưa hạnh phúc từ trên trời xuống mặt đất, từ thiểu số ngự trị nhờ tôn giáo,
quyền lực và tiền bạc đến tất cả mọi người trong xã hội. Như vậy quyền mưu
cầu hạnh phúc là một trong những mục tiêu cơ bản của cả dân tộc, và trong
Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ hiểu quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền sung
8


sướng khơng chỉ của người Mỹ, người Pháp mà cịn của người Việt từ năm
1945. Rộng hơn, Bác hiểu đó là quyền sung sướng của tất cả các dân tộc trên
tồn thế giới.
Khơng khí rạo rực chào mừng kỉ niệm 72 năm ngày Quốc khánh Việt Nam đã
đi qua nhưng trong lịng mỗi người dân Việt Nam cịn khơng ít cảm xúc. Vậy là
đã 72 năm kể từ ngày Bác đọc Bản tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, những lời Bác căn dặn vẫn còn đây, vậy hơn 70 năm
qua chúng ta đã làm được gì? Ngày 25 tháng 4 năm 1976 hai miền của Việt
Nam được thống nhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp
Quốc. Năm 1986 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI tiến hành chính sách
"Đổi mới" đứng đầu là ơng Nguyễn Văn Linh để hợp lý hóa cơ cấu hành chính
cải cách cơ cấu đảng chính quyền pháp quyền dân chủ hơn cải cách kinh tế theo
hướng kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới được phát hành toàn diện từ một
nước nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu.
Trước 1989 Việt Nam nhập khẩu lương thực nhưng từ năm 1989 Việt Nam bắt
đầu xuất khẩu: 1-1 5 triệu tấn gạo mỗi năm; và tăng dần hàng năm: 4 4 triệu tấn
(2004) 4 9 triệu tấn (2005) đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Lạm phát giảm
dần (đến năm 1990 còn 67 4%) và năm 2005 lạm phát chỉ cịn 8 5%. Trong thời

gian 1991-1995 nhịp độ tăng bình qn hàng năm về tổng sản phẩm trong
nước (GDP) đạt 8 2%. Đến tháng 6 năm 1996 đầu tư trực tiếp của nước
ngoài đạt trên 30 5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ 67 1% (1991) xuống còn 12 7%
(1995) và 4 5% (1996). Năm 2004 Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7
7% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực
sau Singapore. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 35 tỷ USD khoảng bằng GDP của
bang Mecklenburg-Vorpommern của Đức). Sự phát triển bền vững được thể
hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 30%) cũng như sự tăng
trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (10 2%). Năm 2005 tăng trưởng
GDP của Việt Nam là 8 4%. Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với 167 nước có quan hệ bn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn

9


70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Việt Nam đã bình
thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập khối ASEAN APEC... ngày 7 tháng 11
năm 2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới.
Việt Nam đã có tiếng nói riêng , dần khẳng định mình trên đấu trường thế giới
Trước năm 1945, sau khi xác lập được hệ thống cai trị, thực dân Pháp bắt tay
vào quá trình khai thác qui mơ nhằm vơ vét khống sản và nhân cơng rẻ mạt ở
Việt Nam. Trong hơn 60 năm đô hộ của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam ln
chìm đắm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong ách
nô lệ và đói nghèo. Đến năm 1945, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu và manh mún. Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què
quặt. Số nhà máy trong những năm 1930 - 1943 khoảng 200 cái với qui mô nhỏ
bé, trang bị cũ kỹ. Cả nước khơng có một cơ sở cơng nghiệp luyện kim, cơng
nghiệp chế tạo máy móc, cơng nghiệp hóa chất. Đầu tư cho cơng nghiệp ít ỏi và
chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác mỏ. So với tổng số vốn đầu tư vào cơng
nghiệp tồn Đơng Dương thời kỳ 1913 - 1939 vốn đầu tư cho ngành mỏ chiếm

40%, riêng thời kỳ 1924 - 1930 là 52%. Từ năm 1930 - 1945, thực dân Pháp đã
tập trung khai thác tài nguyên của nước ta: 2765,7 nghìn tấn than, 217,3 nghìn
tấn kẽm, chì; 598 nghìn tấn sắt, măng gan, 1384 kg vàng, 315,5 nghìn tấn phốt
pho. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức
nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hồn tồn dựa vào lao động
thủ cơng và phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đều rất
thấp. Năng suất lúa bình quân 1 ha thời kỳ 1930 - 1944 là 12 tạ, trong khi đó
Thái Lan là 18 tạ, Nhật Bản là 34 tạ. Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai
cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ
nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nơng thơn có tới 59,2% số hộ khơng
có ruộng đất phải sống bằng cày th, cuốc mướn. Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra
dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu
tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại ln ln
phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 ở miền Bắc có trên 2 triệu người chết đói.
Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số nước ta
bị mù chữ. Thời kỳ 1931 - 1940 trong 100 người dân chưa được 3 người đi học,
10


trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hoặc đại học. Ngày 2-9-1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập sáng lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa.Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành trong
cả nước. Với thắng lợi to lớn của cuộc bầu cử Quốc hội năm 1946, Nhà nước ta
là nhà nước của nhân dân. Với mưu toan xâm lược nước ta một lần nữa, thực
dân Pháp xâm phạm chủ quyền và định chiếm các thành phố, thị trấn của ta.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Đảng và Chính phủ, nhân dân
ta đã tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng rất anh hùng. Cùng với
nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế đầy dãy tàn tính thực dân,
phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập phục vụ nhu cầu

kháng chiến và kiến quốc. Kinh tế kháng chiến (1946 - 1954) chủ yếu là kinh tế
nơng thơn. Do đó, Đảng và Chính phủ đã chú trọng trước hết đến sản xuất nông
nghiệp, không ngừng động viên nông dân ra sức tăng gia sản xuất, đồng thời
tiến hành từng bước chính sách ruộng đất để giải phóng lực lượng sản xuất ở
nơng thơn, cải thiện đời sống cho nơng dân, góp phần nâng cao sức chiến đấu
của quân đội. Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1953 ở vùng tự do và
đến tháng 7 năm 1954 ở vùng mới giải phóng, nơng dân miền Bắc đã được chia
475,9 nghìn ha ruộng đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho
nơng dân 410 nghìn ha. Do lực lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nơng
nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng trưởng khá. Sản lượng lương thực quy
thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, trong đó 2,3 triệu tấn thóc
tăng 15,9%. Cơng nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc
biệt là cơng nghiệp quốc phịng đã góp phần khơng nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến
đấu và tiêu dùng. Ngoài số lượng lớn về vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu
dùng thiết yếu được sản xuất ngày càng nhiều. Từ năm 1946 - 1950 đã sản xuất
20 nghìn tấn than cốc, 800 kg ăngtimon. Từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản
xuất được 29,5 tấn thiếc, 43,0 tấn chì. Những năm 1950 - 1954 đã sản xuất được
169,3 triệu mét vải, 31,7 nghìn tấn giấy. Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự
nghiệp giáo dục - chống giặc dốt được coi là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu, đi đôi với chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu
11


người thoát nạn mù chữ. Từ một nền kinh tế nơng nghiệp cực kỳ lạc hậu, kiệt
quệ vì sự bóc lột lâu đời của đế quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên
kháng chiến chín năm  gian khổ chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng
lịch sử Điện biên phủ chấn động địa cầu. Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng
Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau: miền Bắc bước vào thời kỳ
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc

dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành
độc lập dân chủ trong cả nước. Miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội
xuất phát từ một nền kinh tế hết sức nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá
nặng nề. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ của
các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân miền Bắc khơng những làm trịn sứ mệnh
là hậu phương lớn đối với miền Nam ruột thịt, đánh thắng cuộc chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, mà còn giành được những thắng lợi to lớn trong công
cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa và nâng cao đời sống nhân
dân. Mặc dù trong khoảng thời gian 20 năm thì 11 năm miền Bắc vừa sản xuất
vừa chiến đấu chống cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ,
song kinh tế - xã hội vẫn đạt được bước phát triển nhất định. Các ngành kinh tế
quan trọng đều có tăng trưởng. Sản lượng lương thực qui thóc từ 3,76 triệu tấn
năm 1955 tăng lên 5,49 triệu tấn năm 1975; đàn lợn từ 2,45 triệu con lên 6,75
triệu con. Trong sản xuất công nghiệp, nếu lấy năm 1955 làm gốc so sánh, đến
năm 1975 giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 16,2 lần với tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt 16,2%. Hầu hết các sản phẩm cơng nghiệp thiết
yếu tính bình qn đầu người năm 1975 cao hơn nhiều so với năm 1955 như:
điện gấp 13,8 lần; than gấp 4,8 lần; xi măng gấp 25,2 lần; giấy gấp 14,5 lần; vải
gấp 4,8 lần; đường gấp 2,0 lần. Hoạt động thương mại được chú trọng. Tổng
mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim
ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất
khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời
kỳ 1958 - 1964 đạt tỷ lệ 63,7%. Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu
12


dùng của nhân dân tính bình qn đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình qn
đầu người của gia đình cơng nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên
hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%. Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những

thành tựu to lớn. Số người đi học năm 1955 là 1288,0 nghìn người thì đến năm
1975 đạt 6796,9 nghìn người, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1955, trong đó trung
học chuyên nghiệp là 2,8 nghìn người và 83,5 nghìn người, tăng gấp 29,8 lần,
đại học là 1,2 nghìn và 61,1 nghìn người, tăng gấp 50,9 lần. Tính bình qn cho
1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm 1975 có 2769 người, tăng
gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và đại học là 2,9 người và 59
người, tăng gấp 20,3 lần. Trải qua 21 năm chiến đấu gian khổ và anh hùng, cách
mạng miền Nam từng bước lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi to lớn. Với
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã đánh bại
hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ
quốc. Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, đất nước được thống nhất,
cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba mươi năm qua kể từ khi đất nước thống
nhất là chặng đường tìm tịi, sáng tạo, thử nghiệm, tổng kết của Đảng và nhân
dân ta để xây dựng cương lĩnh cho cách mạng nước ta trong giai đoạn mới và đề
ra chiến lược phát triển kinh tế lâu dài.
Vào những năm 1976 - 1985, chúng ta bước vào xây dựng đất nước trong điều
kiện thách thức và thời cơ, khó khăn và thuận lợi đan xen. Chúng ta có thuận lợi
đất nước thống nhất, hịa bình, nhưng chúng ta cũng có nhiều khó khăn khách
quan như đất nước vừa trải qua cuộc chiến tranh lâu dài, xuất phát điểm nền
kinh tế quá thấp kém, sự chống phá của cả thế lực phản động quốc tế và cũng có
nhiều những khuyết điểm chủ quan như duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp. Những khó khăn khách quan và những khuyết điểm chủ quan
đã không thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như mong muốn mà ngược lại
vào những năm giữa thập kỷ 80, nền kinh tế đất nước đi vào khủng hoảng trầm
trọng mà biểu hiện là: (1) kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất khơng có phát
triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%,

13



bình quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8 bình
quân hàng năm chỉ tăng 3,7% trong khi dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%;
(2) khơng có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm khơng đủ ăn, thu nhập quốc
dân sản xuất chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc dân sử dụng; (3) siêu lạm phát
hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976 - 1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau
so năm trước ln tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19 - 92%. Năm
1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% và (4) đời sống nhân
dân hết sức khó khăn thiếu thốn. Trước những thách thức, khó khăn hết sức
nặng nề của khủng hoảng kinh tế tưởng chừng khó vượt qua, bằng việc đúc rút
kinh nghiệm của các bước thử nghiệm đổi mới cơ chế quản lý, Đảng cộng sản
Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới trong phát triển đất nước mà nội dung
quan trọng có tính quyết định là thực hiện dân chủ trong đời sống kinh tế;
chuyển cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường,
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới đúng
đắn, hợp quy luật phát triển tạo nên động lực to lớn đã vực dậy nền kinh tế đang
suy yếu trong khủng hoảng, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy các
tiềm năng của đất nước và thu được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trưởng
liên tục với tốc độ tăng khá cao, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Từ năm 1991 đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các
năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. So với năm 1990, năm 2000 tổng
sản phẩm trong nước tăng gấp 2,07 lần. Từ năm 2001 đến 2004 tổng sản phẩm
trong nước có nhịp tăng trưởng bình qn hàng năm 7,25%. Như vậy liên tục
trong hơn 14 năm qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao so với
các nước trong khu vực. Do nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong
nhiều năm nên tích luỹ của nền kinh tế ngày càng mở rộng. Năm 1990 tỷ lệ tích
luỹ tài sản trong sử dụng tổng sản phẩm trong nước chiếm 14,36% thì đến năm
2004 tỷ lệ này đạt 35,58%. Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ
đổi mới là phát triển sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tiêu biểu cho sự biến đổi kỳ diệu của

công cuộc đổi mới. Trước năm 1986, bảo đảm khẩu phần lương thực cho người
dân là nỗi lo toan thường xuyên của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước và toàn
14


xã hội. Mặc dù đã tập trung nhiều cho phát triển nơng nghiệp, nhưng sản lượng
lương thực có hạt chỉ xoay quanh mức 16 - 17 triệu tấn, hàng năm phải nhập
khẩu khối lượng lớn lương thực cho nhu cầu trong nước, cao nhất là năm 1979
đã nhập 1,58 triệu tấn; nhưng khi đường lối đổi mới trong nông nghiệp đi vào
cuộc sống; sản xuất lương thực đã có bước chuyển đột biến. Nếu sản lượng
lương thực có hạt năm 1990 chỉ đạt 19,90 triệu tấn thì đến năm 2004 đã tăng lên
39,32 triệu tấn. Như vậy, sau 15 năm sản lượng lương thực có hạt đã tăng thêm
19,4 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng thêm 1,29 triệu tấn. Do sản xuất lương
thực tăng nhanh, nước ta không những đã bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà còn dành khối lượng khá lớn cho xuất khẩu. Nếu năm 1989, xuất
khẩu được 1,42 triệu tấn gạo thì đến năm 2004 đạt 4,06 triệu tấn, đưa nước ta
vào hàng các nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Ngành chăn ni
cũng có bước phát triển nhanh. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2004 so
với năm 1990 tăng gấp 2,28 lần; nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt
6,06%. Sản xuất công nghiệp sôi động hơn do các thành phần kinh tế nhà nước,
kinh tế ngồi nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được khuyến khích
phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp trong cả giai đoạn luôn đạt mức tăng
trưởng cao góp phần quan trọng đóng góp cho mức tăng chung. Giá trị sản xuất
công nghiệp năm 2004 so với năm 1990 tăng gấp 6,5 lần, nhịp độ tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt 14,3%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng gấp
4,73 lần và nhịp độ tăng bình qn 11,74%; kinh tế ngồi nhà nước gấp 6,25 lần
và nhịp độ tăng bình qn 13,98%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp
13,88 lần và nhịp độ tăng bình qn 20,07%. Những sản phẩm cơng nghiệp chủ
yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả chất lượng và số
lượng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu.

Năm 2004 than khai thác đạt 26,29 triệu tấn, gấp 5,7 lần năm 1990; điện sản
xuất 46,05 tỷ kwh, gấp 5,24 lần; dầu thô khai thác 20,05 triệu tấn, gấp 7,43 lần;
xi măng 25,33 triệu tấn, gấp 10,0 lần; thép cán 2,93 triệu tấn gấp 29 lần; phân
hóa học 1,45 triệu tấn, gấp 4,1 lần; giấy bìa 78,1 vạn tấn, gấp 10 lần; vải lụa
518,2 triệu mét, gấp 1,63 lần; đường mật 1,37 triệu tấn, gấp 4,2 lần; lắp ráp ti vi
2,48 triệu chiếc, gấp 17,6 lần; quần áo may sẵn 784,05 triệu chiếc, gấp 6,26 lần;
15


xà phòng giặt 45,9 vạn tấn, gấp 8,37 lần; bia 1166,4 triệu lít, gấp 12,4 lần; ơ tơ
lắp ráp 42,65 nghìn chiếc (năm 1990 chưa có lắp ráp ơ tơ); xe máy lắp ráp 1,57
triệu chiếc (năm 1990 chưa có lắp ráp xe máy). Kinh tế đối ngoại được rộng mở
theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy với tất cả các
nước. Tính tới tháng 7 - 2000 nước ta ký Hiệp định thương mại với 61 nước,
trong đó có Mỹ, đưa tổng số nước có quan hệ ngoại thương với nước ta từ 50
nước năm 1990 lên 170 nước năm 2000. Năm 2004 tổng mức lưu chuyển ngoại
thương nước ta đạt 54,46 tỷ USD tăng gấp 11,34 lần so với mức 5,10 tỷ USD
năm 1990 trong đó xuất khẩu 26,50 tỷ USD tăng 11,02 lần; nhập khẩu 31,95 tỷ
USD, tăng gấp 11,61 lần. Nhịp độ tăng bình quân hàng năm tổng mức lưu
chuyển ngoại thương thời kỳ 1991 - 2004 đạt 18,94% trong đó xuất khẩu
18,70%; nhập khẩu 19,14%. Do kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và liên tục
nhiều năm liền nên đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của dân cư được cải
thiện rõ rệt. Sự nghiệp giáo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở
lên biết đọc, biết viết đã tăng từ 88% năm 1989 lên 91% năm 1999. Năm 2000
nước ta đã hoàn thành chương trình mục tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học. Giáo dục trung học chuyên nghiệp và đại học có bước mở rộng nhanh
về quy mơ đào tạo. Năm 1990 nước ta có 105,9 nghìn học sinh trung học
chun nghiệp, tính bình qn cho 1 vạn dân có 16 học sinh thì đến năm 2004 là
465,3 nghìn và 97 học sinh. Năm 2004 so với năm 1990, số học sinh trung học
chuyên nghiệp tăng 4,39 lần. Giáo dục đại học, cao đẳng năm 1990 có 93,04

nghìn sinh viên đại học, cao đẳng, tính bình qn 1 vạn dân có 14 sinh viên thì
đến năm 2004 là 1319,8 nghìn sinh viên và 161 sinh viên. Năm 2004 so với
năm 1990 số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 14,2 lần. Sự nghiệp y tế và
chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống y tế đã được phát triển từ
tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hình dịch vụ y tế đã tạo điều kiện cho
người dân được lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp. Năm 1990, tính bình qn 1
vạn dân có 3,5 bác sĩ, đến năm 2004 là 6,1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em
dưới 5 tuổi năm 1990 từ 51,5% đến năm 2004 còn 26,7%. Chỉ số về sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tử vong của trẻ em đã giảm xuống bằng
với mức phổ biến ở những nước có thu nhập đầu người cao gấp 2-3 lần
16


Việt Nam. Năm 2003 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi chỉ cịn 26%0. Tuổi
thọ bình qn tăng từ 64 tuổi năm 1990 lên 68 tuổi năm 2000. Cùng với thành
tựu trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc
trong xóa đói giảm nghèo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển
nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã thành cơng trong việc giải
phóng sức sản xuất của dân cư nơng thơn và khuyến khích họ tự mình phấn đấu
cải thiện cuộc sống. Tính theo chuẩn nghèo chung, tỷ lệ nghèo đã giảm từ trên
70% năm 1990 xuống còn 32% năm 2000 và 28,9% vào năm 2001 - 2002. Như
vậy so với năm 1990, năm 2000 Việt Nam đã giảm 1/2 tỷ lệ nghèo và về điều
này nước ta đã đạt được mục tiêu phát triển của Thiên niên kỷ do Quốc tế đặt ra
là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo trong giai đoạn 1990 - 2015.
60 năm qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành
lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu hết sức to lớn. Đó là
thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ
quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ
quốc, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do

Đảng đề ra và lãnh đạo đã đưa nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Từ
những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX và nhất là từ Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa ra đời đã làm cho đất nước ta "từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường
xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị trí ngày càng quan trọng
trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành
người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo
nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.”
Tư tưởng của Bác thể hiện trong câu trích :” Tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sướng và quyền
tự do” là những ngọn đuốc soi sáng cho con đường Cách Mạng. Bản Tuyên
ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi
sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung

17


trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn
Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai
mươi triệu nhân dân Việt Nam. Tôi nghe như có giọng một cơ gái trẻ tiếp nối
giọng của Người xưa đọc Tun Ngơn ở đâu đó: "Ơi, giấc mơ hịa bình độc lập
đã cháy bỏng trong lịng 30 triệu đồng bào ta từ lâu rồi. Vì nền hịa bình độc
lập ấy mà chúng ta đã hy sinh tất cả. Biết bao người đã tình nguyện hiến dâng
cả cuộc đời mình vì bốn chữ độc lập, tự do. Cả mình nữa, mình cũng đã hy sinh
cuộc sống riêng mình vì sự nghiệp vĩ đại ấy." Độc lập, tự do đã trả bằng thịt
xương của biết bao đồng bào tôi. Chúng tôi, những thế hệ của tương lai, sẽ luôn
thấu hiểu tư tưởng, sự hi sinh của thế hệ đi trước để dựng xây thế một Việt Nam
vững mạnh.

18




×