TCNCYH 38 (5) - 2005
NGHIÊN CỨU TỔN THƯƠNG XƯƠNG KHỚP DO
GÚT MẠN TÍNH
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Bộ môn Nội Tổng hợp - Trường đại học Y Hà Nội
t
)
t
:
Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gút tăng cao trong những năm gần đây, tuy nhiên ở nước ta bệnh gút vẫn
chưa được hiểu biết đầy đủ. Mục tiêu: (1) Mô ả đặc điểm lâm sàng và X quang của tổn thương xương
khớp do gút mạn tính, (2 Phát hiện các yếu tố gợi ý chẩn đoán tổn thương xươ
ng khớp do gút mạn tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang gồm 54 bệnh nhân (BN) mắc bệnh gút mạn tính được chẩn đoán xác
định bệnh gút theo tiêu chuẩn của Bennet và Wood 1968, điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp từ
3/2003 đến 6/2004. Kết quả Các triệu chứng gợi ý là viêm nhiều khớp (79,6% BN viêm từ 4 khớp trở
lên), chi dưới (khớp cổ chân, bàn ngón chân I và khớp gối (75 - 80%), đối xứng (60 - 70%) (các BN này
đều có tiền sử c
ơn gút cấp). 80% BN gút mạn tính có tổn thương trên XQ bao gồm hẹp khe khớp, hình
khuyết xương, hốc xương, hình ảnh tân tạo của xương cạnh hình khuyết xương. Các yếu tố gợi ý bệnh
xương khớp do gút mạn tính là giới nam, tuổi trung niên, sưng đau chủ yếu các khớp chi dưới, đối xứng,
sự có mặt của hạt tophi. Kết luận: Các yếu tố gợi ý và XQ xương khớp góp phần ch
ẩn đoán sớm tổn
thương xương khớp do gút mạn tính.
Từ khoá: Viêm khớp/gút mạn tính; XQ/gút mạn tính.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sydenhamn là thầy thuốc đầu tiên đã mô tả
các triệu chứng của bệnh vào năm 1717. Tuy bệnh
được biết đến từ rất lâu như vậy, song cho đến
nay, gút vẫn là một trong các bệnh khớp do rối
loạn chuyển hoá thường gặp nhất. Số người mắc
bệnh gút tăng cao trong vài thập niên gần đây ở
Mỹ và một số nước có đời sống cao khác, ngay cả
ở Việt Nam. Tỷ
lệ mắc bệnh gút là 0,27 - 0,3%
dân số các nước phát triển [dẫn theo 2] và 0,14%
dân số Việt Nam (theo nghiên cứu dịch tễ do
COPCORD (Community Oriented for the control of
Rheumatic Disease - Chương trình hướng cộng
đồng để kiểm soát các bệnh xương khớp của Tổ
Chức Y tế Thế giới và hội Thấp Khớp học Châu Á
Thái Bình Dương) tiến hành năm 2002 [3]. Có 8%
số bệnh nhân (BN) điều trị nội trú tại khoa khớp
bệnh viện (BV) Bạch Mai trong thập kỷ
1991-2000
là bệnh gút (đứng thứ 4 trong số 15 bệnh khớp
thường gặp) [6]. Mặc dầu vậy, ở nước ta bệnh gút
vẫn chưa được nhận biết đầy đủ. Ngay cả khi bệnh
đã ở giai đoạn mạn tính vẫn bị chẩn đoán nhầm,
điều trị không đúng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khả năng vận động, thậm chí đến tính mạng
c
ủa BN. Bệnh gút ở giai đoạn mạn tính thường có
tổn thương nhiều khớp. Ngoài các khớp nhỏ ở bàn
chân, giai đoạn này thường tổn thương cả các
khớp nhỏ nhỡ ở cổ bàn tay. Chính vì vậy, gút mạn
tính thường bị chẩn đoán nhầm là viêm khớp dạng
thấp (VKDT). Ngoài ra, ở giai đoạn mạn tính, hình
ảnh XQ xương khớp có dạng hốc và khuyết xương
cũng gây nhầ
m lẫn giữa 2 bệnh. Từ lâu, các tổn
thương này đã được các nhà thấp khớp học phân
lập riêng dưới tên gọi “bệnh xương khớp do gút
mạn tính”. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng nhầm
lẫn 2 bệnh vẫn khá phổ biến. Theo một nghiên
cứu tại bệnh viện 354 năm 2001, trong số 55 bệnh
nhân mắc bệnh gút thì tỉ lệ chẩn đoán đúng chỉ có
3 bệnh nhân (13,6%), số BN được chẩ
n đoán
VKDT lên tới 59,1% [7]. Do vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và X quang
của tổn thương xương khớp do gút mạn tính.
2. Phát hiện các yếu tố gợi ý chẩn đoán
tổn thương xương khớp do gút mạn tính.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 54 BN (52 nam và 2 nữ), điều trị nội trú
tại khoa Cơ Xương Khớp từ 3/2003 đến 6/2004;
không phân biệt giới, từ 16 tuổi trở lên, đáp ứng
các tiêu chuẩn chọn BN nghiên cứu dưới đây.
1.1. Tiêu chuẩn chọn BN nghiên cứu
1
TCNCYH 38 (5) - 2005
- Chẩn đoán xác định bệnh gút theo tiêu chuẩn
của Bennett và Wood 1968, bao gồm các tiêu
chuẩn sau [dẫn theo theo 2]:
a. Hoặc tìm thấy tinh thể AU trong dịch khớp
hay trong các hạt tô phi.
b. Hoặc tối thiểu có trên 2 trong các tiêu chuẩn
sau đây:
+ Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng
đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột,
đau dữ dội, và khỏi hoàn toàn trong vòng hai tuần.
+ Tiền sử hoặ
c hiện tại có sưng đau khớp bàn
ngón chân cái với các tính chất như trên.
+ Có hạt tô phi.
+ Trong tiền sử hoặc hiện tại đáp ứng tốt với
colchicin (giảm viêm, giảm đau trong 48h).
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2
yếu tố của tiêu chuẩn b.
- Chẩn đoán giai đoạn mạn tính: có hạt tô phi
[dẫn theo 2].
1.2. Tiêu chuẩn loại BN khỏi nghiên cứu
- Đạt tiêu chuẩn của Bennett và Wood 1968
song không có hạt tôphi.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
- Hỏi bệnh và khám lâm sàng, các xét nghiệm
thông thường theo mẫu thống nhất. Hỏi bệnh và
khám bệnh để xác định triệu chứng khớp tại thời
điểm nghiên cứu, khi đã xuất hiện hạt tôphi (giai
đoạn mạn tính). Hỏi tiền sử triệu chứng sớm (cơn
gút cấp đầu tiên).
- Ch
ụp XQ thường quy với các khớp tổn
thương, 2 tư thế thẳng, nghiêng. Kết quả chuyên
gia XQ đọc theo mẫu thống nhất.
- Số liệu được xử lý trên EPI 6.0 theo chương
trình thống kê y học.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
- Tổng số BN nghiên cứu: 54.
- Giới tính nhóm nghiên cứu:
Nam: 52 (96,3%); Nữ: 2 (3,7%).
- Tuổi thấp nhất: 33 tuổi, cao nhất: 79 tuổi,
trung bình: 59,8 ± 11,23.
- Nhóm tuổi thường gặp nhất là trên 50, chiếm
83,7%.
2
TCNCYH 38 (5) - 2005
2. Đặc điểm lâm sàng của tổn thương xương khớp
2.1. Số lượng khớp có biểu hiện viêm ở giai đoạn mạn tính và trong đợt gút cấp đầu tiên
Bảng 1. Số lượng khớp có biểu hiện viêm
Giai đoạn
Mạn tính (tại thời điểm nghiên cứu) Cơn gút cấp đầu tiên (hồi cứu)
Số khớp
viêm
N % N %
1 2 3,7 27 50
2 - 3 9 16,7 16 29,6
4 - 6 20 37,0 11 20,4
≥ 7
23 42,6 0 0
Nhận xét: Ở giai đoạn mạn tính, bệnh cảnh lâm sàng là đa khớp (79,6% BN viêm từ 4 khớp trở lên).
Ngược lại, trong cơn gút cấp đầu tiên, biểu hiện viêm ch ở 1 khớp duy nhất chiếm 50% BN.
ỉ
ị2.2. V trí tổn thương khớp ở giai đoạn mạn tính và trong đợt gút cấp đầu tiên (bảng 2)
Bảng 2. Vị trí tổn thương khớp ở giai đoạn mạn tính và trong đợt gút cấp đầu tiên
(Một BN có thể tổn thương 1 hoặc nhiều khớp)
Mạn tính Cấp tính
Vị trí
Một bên
N (%)
Hai bên
N (%)
Một bên
N (%)
Hai bên
N (%)
K. bàn ngón chân I 6 (11,1) 37 (68,5) 18 (33,4) 15 (27,8)
K. bàn ngón chân khác 2 (3,7) 25 (46,3) 5 (9,3) 5 (9,3)
K. cổ chân 6 (11,1) 39 (72,2) 7 (20,4) 9 (16,7)
K. gối 6 (11,1) 35 (64,8) 8 (14,8) 9 (16,7)
K. háng 0 0 0 0
K. gần ngón tay 2 (3,7) 3 (13,0) 0 0
K bàn ngón tay 2 (3,7) 12 (22,2) 0 1
K. cổ tay 4 (7,5) 16 (29,6) 0 1
K. khuỷu 2 (3,7) 12 (22,2) 0 0
K. vai 0 0 0 0
Nhận xét: Trong giai đoạn mạn tính, hầu như các khớp đều có tổn thương về lâm sàng (trừ khớp vai
và háng). Tỷ lệ các khớp thường gặp nhất là khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân I và khớp gối, đối xứng
(75 - 85%). Các khớp ở tay (cổ tay, bàn ngón và ngón gần) đối xứng cũng gặp, song với với t lệ thấp hơn
(10 - 30 %). Trong cơn gút cấp đầu tiên, biểu hiện viêm chỉ ở khớp bàn ngón chân cái chi
ếm đa số (61,1%
BN); trong đó 33,3% số BN chỉ viêm 1 bên. Không BN nào có các biểu hiện viêm ở khớp gần ngón tay,
khuỷu, vai, háng trong đợt gút cấp.
ỉ
2.3. Tiền sử cơn gút cấp
- Số BN có biểu hiện cơn gút cấp: 54 BN (100%).
- Vị trí và số lượng các khớp tổn thương: đã nêu trong bảng 1 và 2.
- Tính chất viêm khớp trong đợt cấp: Tất cả các khớp (100%) trong đợt cấp đều có tính chất cấp tính.
Khớp sưng nóng đỏ đau dữ dội và thuyên giảm hoàn toàn trong vòng 1 tuần.
3
TCNCYH 38 (5) - 2005
3. Một số đặc điểm sinh hoá, huyết học (bảng 3)
Bảng 3. Một số đặc điểm sinh hoá, huyết học ở giai đoạn mạn tính (tại thời điểm nghiên cứu)
Tăng
Các chỉ số
Bình thường
N (%)
N (%)
X
± SD
Acid Uric (µmol/l)
14 (25,9) 40 (74,1) 544,4 ± 19
Cholesterol (mmol/l) 35 (64,2) 19 (35,8) 4,32 ± 0,24
Triglycerid (mmol/l) 29 (53,7) 25 (47,2) 1,79 ± 0,13
Urê máu (mmol/l) 39 (72,2) 15 (27,8) 6,4 ± 0,2
Creatinin máu µmol/l
80 (77,8) 12 (22,2) 449 ± 28
Protein niệu 40 (74,1) 14 (25,9) 0,3 ± 0,1
Tốc độ máu lắng giờ đầu (mm) 8 (15,0) 46 (85,0) 67,4 ± 3,9
Số lượng bạch cầu (G/l) 80 (77,8) 12 (22,2) 14,5 ± 1,2
- Có 12 BN (22,2%) suy thận, trong đó 3 BN suy độ I, 7 người suy độ II và 2 BN suy độ IIIa
Nhận xét: Ngay cả trong giai đoạn mạn tính, có 25,9% số BN không tăng acid uric. Có 25,9% số BN
có tổn thương thận và 85,0% tăng tốc độ máu lắng giờ đầu.
ị
4. Đặc điểm X quang xương khớp tại thời điểm nghiên cứu (giai đoạn mạn tính)
4.1. V trí và số lượng khớp có tổn thương trên X quang của gút mạn tính
- Tổng số BN nghiên cứu: 54.
- Có 30 BN có đủ các phim XQ, chiếm 55,5% tổng số BN nghiên cứu.
- Trong số 30 BN này, số BN có tổn thương trên XQ là 24 người (80%). Các số liệu về tổn thương XQ
được nghiên cứu với 30 BN có đủ các phim XQ.
- Không tổn thương: 6 người (20%).
- Tổn thương từ 1-3 khớp: 15 người (50%); từ 4 - 9 khớp: 9 người: 30%.
- Vị trí khớp tổn thương trên XQ của gút mạn tính (bảng 4).
Bảng 4: Vị trí khớp tổn thương trên XQ của gút mạn tính
(Một BN có thể tổn thương 1 hoặc nhiều khớp)
Vị trí tổn thương
Một bên
N (%)
Hai bên
N (%)
Tổng
N (%)
K. bàn ngón chân I 6 (20,0) 8 (26,7) 14 (46,7)
K. bàn ngón chân khác 8 (26,7) 4 (13,3) 12 (40,0)
K. cổ chân 2 (6,7) 4 (13,3) 6 (20,0)
K. gối 5 (16,7) 1 (1,3) 6 (20,0)
K. gần ngón tay 3 (10,0) 3 (10,0) 6 (20,0)
K bàn ngón tay 1 (0) 2 (6,7) 3 (10,0)
K. cổ tay 0 (0) 4 (13,3) 4 (13,3)
K. khuỷu 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Nhận xét: Tỷ lệ tổn thương trên XQ cao nhất ở các khớp bàn ngón chân - ngón I hoặc các ngón chân
khác (trên 40%), có thể 1 hoặc 2 bên. Không có BN nào có tổn thương khớp khuỷu tay.
4.2. Đặc điểm tổn thương xương khớp
trên XQ của gút mạn tính
Tất cả các khớp của 30 BN (100%) đều có các
tổn thương sau:
4
TCNCYH 38 (5) - 2005
- Hẹp khe khớp.
- Hình khuyết xương, hốc xương.
- Hình ảnh tân tạo của xương cạnh hình khuyết
xương.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Trong số 54 BN nghiên cứu, có 52 nam
(96,3%), tuổi trung bình là 59,8 ± 11,23 tuổi. Các
nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất là
bệnh gút thường gặp ở nam giới tuổi trung niên
[1] , [4], [7]. Tất cả số BN gút mạn tính được phát
hiện tại bệnh viên Khánh Hoà là nam giới (100%)
[1]. Trong khi đó, đa số các BN viêm khớp dạng
thấp tuy cũng ở tuổi trung niên, song chủ yếu là
nữ giới [2]. Do vậy, giới tính là r
ất quan trọng khi
chẩn đoán.
Tuổi thấp nhất của các BN trong nghiên cứu
của chúng tôi là 33 tuổi, cao nhất là 79 tuổi. Tại
Việt Nam, lứa tuổi mắc bệnh gút thường ở khoảng
xung quanh 50 tuổi. Tuổi trung bình của các BN
gút (cả cấp và mạn) tại khoa Xương khớp bệnh
viện E năm 1996 - 1997 là 56,7 [5]. Tuổi trung
bình của các BN gút mạn tính tại khoa Xương khớp
bệnh viện Bạch Mai năm 2004 là 59,7 với 83,7%
trên 50 tuổ
i [4]. Lứa tuổi của các BN ở Khánh Hoà
cũng tương tự: cao nhất 72, thấp nhất 35 và trung
bình là 54,7 tuổi [1]. Như vậy, khi gặp BN nam giới
tuổi trung niên, nên tìm các triệu chứng của bệnh
gút trước khi nghĩ đến VKDT.
2. Đặc điểm lâm sàng và XQ về khớp ở
nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu những BN mắc bệnh gút
ở giai đoạn mạn tính. Hầu như các khớp ở giai
đoạn này đều có tổ
n thương (trừ khớp vai và
háng). Biểu hiện viêm ở các khớp nhỏ khá cao.
Theo thứ tự giảm dần là khớp cổ chân (83,3 %),
khớp bàn ngón chân I (79,6%) và khớp gối
(75,9%). Hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới,
chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT)
được dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ARC 1987.
Theo tiêu chuẩn này, cả 3 vị trí khớp trên đều
thuộc tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh VKDT. Ba khớp
này cũng có tỷ lệ t
ổn thương đối xứng cao nhất, mà
đối xứng lại là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán
bệnh VKDT. Các khớp ở tay (cổ tay, bàn ngón và
ngón gần) đối xứng ở nhóm nghiên cứu của chúng
tôi cũng gặp, song chỉ với tỷ lệ 10 - 30 %. Chính vì
vậy, đứng trước một BN nam, tổn thương ưu thế ở
các khớp cổ, bàn chân hơn là các khớp ở cổ bàn
tay, cần nghĩ
đến bệnh gút. Việc khai thác tiền sử
cơn gút cấp cũng hết sức quan trọng. Tất cả 54 BN
trong nghiên cứu của chúng tôi đều có biểu hiện
cơn gút cấp (100%). Tỷ lệ này cũng là 100% với số
BN tại BV Khánh Hoà [1]. Tuy nhiên, cần nhớ rằng
các cơn gút cấp có thể đã xảy ra từ rất lâu trong
tiền sử: thời gian ngắn nhất là 1 năm, dài nhất tới
36 năm trong nghiên cứu củ
a chúng tôi. Rất may là
tính chất của các cơn gút cấp này rất rõ rệt, do đó
BN khó quên được, vấn đề là thầy thuốc có khai
thác hay không. Đó là các đợt viêm khớp có sưng
nóng đỏ đau dữ dội và thuyên giảm hoàn toàn
trong vòng 1 tuần. 100% số BN nghiên cứu của
chúng tôi có triệu chứng này. Tỷ lệ này cũng là
100% theo Phan Hữu Chính [1]).
Trong nghiên cứu này, có 80% số BN có tổn
thương trên XQ từ 1 khớp trở lên. Tỷ lệ có tổn
thương trên XQ cao nhất ở các kh
ớp bàn ngón
chân (46,7% với khớp bàn ngón chân cái và 40%
với khớp bàn ngón chân khác; các khớp còn lại tổn
thương từ 10 - 20% )
Hình ảnh XQ điển hình của VKDT là mất chất
khoáng đầu xương, hẹp khe khớp, hình bào mòn
(khuyết xương), hốc xương [2]. Như vậy, hẹp khe
khớp, hình khuyết xương, hốc xương là các triệu
chứng XQ có thể gặp cả ở 2 bệnh. Nói chung,
trong bệnh xương khớp mạn tính do gút thường
không gặp hình ả
nh mất chất khoáng đầu xương.
Tuy nhiên các BN ở nước ta thường dùng corticoid,
gây mất chất khoáng toàn thân, nên đặc điểm này
khó phân biệt. Chỉ còn một đặc điểm khác biệt duy
nhất là ở bệnh gút là có hình ảnh tân tạo của
xương (ngay cạnh hình khuyết xương). Vì vậy,
theo chúng tôi, nếu chỉ phân tích về phương diện
XQ, ở Việt Nam, đây là đặc điểm XQ cần phải lưu
ý để tìm kiếm nh
ằm phân biệt 2 bệnh trên. Tuy
nhiên, cần phải nghiên cứu trên số lượng lớn BN
để kết luận xác đáng hơn. Do cơ chế của tổn
thương hốc, khuyết xương trên XQ của 2 bệnh là
khác nhau, nên nếu lưu ý về chi tiết, hình hốc và
hình khuyết trong bệnh VKDT và gút cũng có khác
biệt: hình hốc và khuyết ở bệnh gút rõ ràng hơn,
có độ thấu quang hơn so với bệnh VKDT. Đó là
một đặc đi
ểm rất cần thiết để phân biệt tổn
thương XQ của bệnh xương khớp mạn tính do gút.
Tuy nhiên, nếu khám kỹ BN, phát hiện hạt tôphi,
5
TCNCYH 38 (5) - 2005
thì việc chẩn đoán gút dễ dàng hơn nhiều, không
cần đến XQ để chẩn đoán.
Về triệu chứng xét nghiệm, ngay cả trong giai
đoạn mạn tính, trong nghiên cứu của chúng tôi có
25,9% số BN không tăng acid uric. Về mặt lý
thuyết, nồng độ AU thay đổi phụ thuộc nhiều yếu
tố. Ngay trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút,
nồng độ AU cũng không phải là tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh gút, mặ
c dù đây chính là nguyên nhân
dẫn đến sự tạo thành các tinh thể urat - đóng vai
trò chính trong cơ chế bệnh sinh của gút. Do vậy,
không tăng acid uric không phải là loại trừ được
bệnh gút. Lúc này, việc khai thác cơn gút cấp
trong tiền sử và tìm kiếm hạt tôphi là rất quan
trọng trong chẩn đoán bệnh gút.
i
Có 85,0% số BN trong nghiên cứu của chúng
tôi có tăng tốc độ máu lắng giờ đầu với giá trị khá
cao (67,4 mm). Nếu BN ở thể suy kiệt, thì đ
ôi khi
phải chẩn đoán phân biệt với các bện ác tính khác.
Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra.
3. Các triệu chứng sớm, đặc hiệu giúp
chẩn đoán sớm tổn thương xương khớp do
gút mạn tính
Như trên đã phân tích, khi gặp BN nam giới
tuổi trung niên, nên tìm các triệu chứng của bệnh
gút trước khi nghĩ đến VKDT.
Trong cơn gút cấp đầu tiên, biểu hiện viêm chỉ
ở khớp bàn ngón chân cái chiếm đa số
(61,1%
BN), 20% là khớp bàn ngón chân khác, 20% là
khớp gối (trong đó 33,3% số BN chỉ viêm 1 bên).
Có tới 50% số BN có biểu hiện viêm chỉ ở 1 khớp
duy nhất ở cơn gút cấp đầu tiên. Trong số tổng số
59 BN mắc bệnh gút trong nghiên cứu Đặng Ngọc
Trúc - 1989 [dẫn theo 7], có tới 55,9% BN sưng
đau khớp bàn ngón chân cái. Như vậy, rõ ràng là
có sự khác biệt rất lớn về vị trí tổn thương giữa 2
bệnh, ngay từ những đợt viêm kh
ớp đầu tiên: tổn
thương khớp do gút chủ yếu ở chi dưới, không
xứng, hoặc chỉ viêm 1 khớp.
Ở giai đoạn mạn tính, hầu như các khớp đều
có tổn thương (trừ khớp vai và háng), tỷ lệ theo
thứ tự giảm dần là khớp cổ chân (83,3 %), khớp
bàn ngón chân I (79,6%) và khớp gối (75,9%). Ba
khớp này cũng có tỉ lệ tổn thương đối xứng cao
nhất. Các khớp ở tay (c
ổ tay, bàn ngón và ngón
gần) đối xứng cũng gặp song với với tỉ lệ thấp hơn
(10 - 30 %). Rõ ràng là chỉ có một tỷ lệ thấp BN
gút có viêm các khớp ở tay (cổ tay, bàn ngón và
ngón gần) đối xứng. Trong trường hợp này, việc
khai thác tiền sử cơn gút cấp là hết sức quan
trọng. Giai đoạn này, BN thường đã xuất hiện hạt
tô phi và có thể có có biểu hiện tổn thương trên
XQ. Việc đ
ánh giá độ thấu quang của các hình hốc
và hình khuyết, và đặc điểm xương tân tạo trên
các phim XQ khớp tổn thương có thể gút xác định
chẩn đoán bệnh gút mạn tính.
Ngoài ra, acid uric máu không phải là tiêu
chuẩn chẩn đoán gút, song cũng là yếu tố tham
khảo. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng ngay cả trong
giai đoạn mạn tính, cũng có 25,9% không tăng
acid uric máu.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 54 BN mắc bệnh gút mạn tính
chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và X quang của tổn
thương xương khớp do gút mạn tính
1.1. Viêm khớp do gút có đặc đ ểm lâm
sàng rất gợi ý
- Ở giai đoạn man tính: Bệnh cảnh lâm sàng là
viêm nhiều khớp, trong đó các khớp ở chi dưới
chiếm ưu thế (khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân
I và khớp gối), có tính chất đối xứng (60 - 70%).
- Khai thác tiền sử cơn gút cấp có giá trị khẳng
định chẩn đoán: Tiền sử viêm khớp bàn ngón chân
I hoặc viêm một khớp duy nhất ở chi dưới. Tính
chất: Sưng nóng đỏ đau dữ dội và thuyên giảm
hoàn toàn trong vòng 1 tuần.
1.2.Tổn thương trên XQ của gút mạn tính
- Tổn thương XQ thường gặp nhất là các khớp
bàn ngón chân, không có BN nào có tổn thương
khớp khuỷu tay. Đó là hẹp khe khớp, hình khuyết
xương, hốc xương, hình ảnh tân tạo của xương
cạnh hình khuyết xương.
2. Các yếu tố gợi ý chẩn đoán bệnh xương
khớp do gút mạn tính
- BN nam giới , tuổi trung niên.
- Sưng đau chủ yếu các khớp chi dưới, đối
xứng.
- Cần khai thác tiền s
ử cơn gút cấp và tìm kiếm
sự có mặt của hạt tôphi.
- Nên chụp phim XQ bàn ngón - chân. Ngoài
hình ảnh hẹp khe khớp, hình khuyết xương, hốc
xương; cần tìm hình ảnh tân tạo của xương cạnh
6
TCNCYH 38 (5) - 2005
hình khuyết xương, và hình khuyết, hốc xương có
độ thấu quang cao hơn hình ảnh này gặp trong
viêm khớp dạng thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Văn Đệ (2003): “Một số đặc điểm
lâm sàng, chẩn đoán phân biệt bệnh gút và
VKDT”. Tạp chí y học thực hành, số 5; 61 - 63.
2. Hoàng Thị Phương Lan (2003): “Những
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hạt tô phi
trên bệnh gút mạn tính”. Luận văn tốt nghiệp bác
sỹ y khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
3. Nguyễn Kim Loan và cộng sự (1997):
“Nhân 25 trường hợp bệnh gút điề
u trị tại bệnh
viện E”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học
(1967 - 1997)”, Bệnh viện E Hà Nội, 100 - 106.
4. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân,
Nguyễn Thu Hiền (2002): “Đánh giá tình hình
bệnh khớp tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch
Mai trong 10 năm (1991 - 2000)”. Công trình
nghiên cứu khoa học 2001 - 2002, tập 1, Nhà xuất
bản y học, 348 - 360.
5. Phạm Hữu Chính (2004): “Bước đầu
nhận xét bệnh thống phong tại bệ
nh viện tính
Khánh Hoà”. Hội nghị khoa học chuyên đề "bệnh
thoái hoá khớp và cột sống", 140 - 143.
6. Trần Thị Minh Hoa, Darmawan, Cao Thị
Nhi, Tạ Diệu Yên, Nguyễn Văn Hùng, Vũ
Đình Chính, Trần Ngọc Ân (2002): “Tình hình
bệnh cơ xương khớp ở hai quần thể dân cư Trung
Liệt (Hà Nội) và Tân Trường (Hải Dương)”. Công
trình nghiên cứu khoa học 2001 – 2002, tập 1,
Nhà xuất bản y học, 361 – 367.
7. Vũ Hà Nga Sơn, Tô Thị An Châu (2001):
“Nhận xét những
đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, điều trị bệnh gút tại bệnh viện 354”. Các
báo cáo khoa học đại hội toàn quốc lần thứ 3 hội
thấp khớp học Việt Nam, 249.
Summary
INJURIES OF BONE AND JOINT IN THE CHRONIC GOUT
Recently, rate of patients gout increase highly but in Vietnam the knowledge of gout is not enough.
Objectives: (1) Describe clinical manifestations and X - ray of chronic gout’s bone and join injuries, (2)
Identify suggestive factors to diagnose chronic gout’s bone and join injuries. Methods: The cross - study
of 54 patients having chronic gout in the rheumatology department of Bach Mai hospital from March - 2003
to June - 2004. All of them were diagnosed gout according to the criteria of Bennett and Wood - 1968 and
they had tophi. Results: The common findings are polyarthritis (79,6%), lower limbs are involved more
common than upper limbs (75 - 80% of patients had arthritis in ankles, knees, first metatarsophalangeal
joints) and symmetric arthritis (60% to 70%). All patients had a history of acute gout. The radiology of
chronic gout occurred in 80% of patients including joint space narrowing, erosion, new bone formation at
the edge of a gradually expanding tophus. Important factors can be considered of chronic gout were male,
middle age, symmetric arthritis of lower limbs, tophi. Conclusions: Suggestion factors and X - ray of bone
and join contribute to earlier diagnose chronic gout’s bone and join injuries.
Keywords: arthritis/chronic gout; X ray/chronic gout.
7