Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bệnh trầm cảm gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.57 KB, 4 trang )




Bệnh trầm cảm gia tăng
ở lứa tuổi vị thành niên


Tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ
“Trầm cảm là loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt tuổi vị
thành niên (13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các
mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động”, ThS.BS Lê Công
Thiện cho biết.Tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ
Vị thành niên, đối tượng dễ bị tác động
Tại phòng Điều trị Chuyên biệt, viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh, BV Bạch
Mai số bệnh nhân điều trị trầm cảm ở tuổi vị thành niên gia tăng đáng kể, tỷ
lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.
Chị Tô Thị Dung (Hải Dương), mẹ của bệnh nhân Nguyễn Vũ Huy (18 tuổi)
cho biết: “Bình thường em nó rất hay nói, tính tình vui vẻ, chăm chỉ học
hành…, từ đợt thi trượt đại học đến nay (tháng 7/2010) nó đâm ra buồn
chán, trầm tính hẳn đi, đêm ít ngủ, sụt cân trông thấy. Càng về sau biểu hiện
của em nó càng lạ, thấy bất thường tôi đưa con đến viện khám mới biết con
bị trầm cảm”.
Không giống Huy, trường hợp của Phạm Quốc Minh (15 tuổi, Hải Phòng)
do bố mẹ thường xuyên cãi vã, rồi li hôn, sau đó không may mẹ em qua đời,
bố lấy vợ bé. M. sốc quá, buồn chán, ngại nói chuyện. “Đến khi cháu có ý
định tự tử gia đình mới biết cháu mắc bệnh tâm thần nên đưa vào viện”, bác
của M kể.
Trao đổi với Dân Trí, BS.ThS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị
Chuyên biệt, viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Trầm
cảm là loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, nhất là tuổi vị thành niên
(13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan


hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
bệnh trầm cảm: Do áp lực của việc học, do cha mẹ thiếu quan tâm đến con,
trẻ bị tổn thương tình cảm (người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng),
hay bố mẹ bị trầm cảm, trẻ bị khiếm khuyết cơ thể, bị miệt thị hoặc bị bỏ
rơi…”.
Dấu hiệu nhận biết
Cũng theo BS Lê Công Thiện, bệnh trầm cảm không khó nhận biết nếu
người thân chịu khó để ý, quan tâm đến những dấu hiệu bất thường của trẻ.
Người bệnh trầm cảm có những biểu hiện đặc trưng như: Buồn chán, ít nói,
tuyệt vọng, không quan tâm đến các vấn đề xung quanh, cảm thấy suy sụp,
có ý định tự sát (tuỳ từng trường hợp). Khi mắc bệnh này, người bệnh
thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, uể oải. ngại nói chuyện Một
số bệnh nhân mất ngủ, ăn kém ngon miệng…
“Người bệnh luôn có cảm giác mình là người kém cỏi, là gánh nặng cho gia
đình, họ muốn trốn tránh bạn bè, người thân không thích giao tiếp hay tham
gia các hoạt động cộng đồng…”, BS Thiện cho hay.
Cách phòng bệnh
BS Thiện khuyến cáo, để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý
tiêu cực dẫn đến mắc bệnh này, các bậc cha mẹ cần quan tâm toàn diện đến
con cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là vào những giai đoạn con cái dễ bị
tổn thơng về tâm lý như khi thi cử căng thẳng, khi trong gia đình có mâu
thuẫn. Cần hiểu và biết rõ các mối quan hệ của con, hãy là người bạn thân
thiết, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống. Tuyệt đối, không xúc
phạm con khi trẻ có lỗi, mà nên phân tích, dăn dạy để trẻ hiểu.
Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cần phát hiện sớm và đưa tới các cơ sở
chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị. Phát hiện và điều trị bệnh
sớm góp phần rất tích cực, nâng cao hiệu quả phục hồi cho người bệnh.
Phương pháp điều trị trầm cảm thường là kết hợp giữa việc dùng thuốc
chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.
(Tên nhân vật đã được thay đổi).


×